Giáo án Hình học lớp 6 - Tiết học 12: Trung điểm của đoạn thẳng

1. MỤC TIÊU:

1.1. Kiến thức:

- HS biết khái niệm trung điểm của một đoạn thẳng , biết các cách vẽ trung điểm của một đoạn thẳng

- HS hiểu M là trung điểm của đoạn thẳng AB  M thỏa cả hai điều kiện nằm giữa và cách đều A, B.

1.2. Kĩ năng:

- HS thực hiện được: Vận dụng được định nghĩa để nhận biết khái niệm trung điểm của đoạn thẳng.

- HS thực hiện thành thạo: tính được độ dài đoạn thẳng, vẽ trung điểm của đoạn thẳng

 1.3. Thái độ

 - Thói quen: cẩn thận vẽ hình

 - Tính cách: chính xác

 

doc 3 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 625Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học lớp 6 - Tiết học 12: Trung điểm của đoạn thẳng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12, Tiết 12
Ngày dạy: 
TRUNG ĐIỂM CỦA ĐOẠN THẲNG
1. MỤC TIÊU:
Kiến thức: 
 HS biết khái niệm trung điểm của một đoạn thẳng , biết các cách vẽ trung điểm của một đoạn thẳng
 HS hiểu M là trung điểm của đoạn thẳng AB Û M thỏa cả hai điều kiện nằm giữa và cách đều A, B.
Kĩ năng: 
HS thực hiện được: Vận dụng được định nghĩa để nhận biết khái niệm trung điểm của đoạn thẳng.
HS thực hiện thành thạo: tính được độ dài đoạn thẳng, vẽ trung điểm của đoạn thẳng
 1.3. Thái độ
 - Thói quen: cẩn thận vẽ hình
 - Tính cách: chính xác
2. NỘI DUNG HỌC TẬP:
Trung điểm của đoạn thẳng
Cách vẽ trung điểm của đoạn thẳng.
3. CHUẨN BỊ:
GV: Thước thẳng có chia khoảng, máy chiếu, giấy trong.
HS: Thước, compa
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: (1p)
	6a1..	6a2..6a3..	6a4..
 4.2. Kiểm tra miệng: (5p)
 Trên tia Ax, vẽ hai điểm M và B sao cho AM = 2cm, AB = 4cm.
Điểm M có nằm giữa hai điểm A và B không ? Vì sao ?
Tính AB. So sánh AM và MB.
Đáp án:
 a) Trên tia Ax, AM < AB (2cm < 4cm) nên M nằm giữa A và B
 	 b)Vì M nằm giữa hai điểm A và B nên ta có:
 AM + MB = AB
 2 + MB = 4
 MB = 4 – 2 
 MB = 2 (cm)
 Vậy AM = MB
 Biểu điểm: vẽ hình đúng, tính và so sánh đúng 10 điểm
 4.3. Tiến trình bài học: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
 Hoạt động 1: (12p) Trung điểm của đoạn thẳng:
*Mục tiêu : 
- KT : HS biết thế nào là trung điểm đoạn thẳng
- KN : HS vẽ được trung điểm đoạn thẳng
GV: Nhắc lại M là trung điểm của đoạn thẳng AB và hỏi: M là trung điểm của đoạn thẳng AB thì M phải thoả mãn điều kiện gì?
HS: M nằm giữa hai điểm A; B và M cách đều A,B
GV: Cho HS phát biểu định nghĩa
GV: Một đoạn thẳng có mấy trung điểm ?
Có mấy điểm nằm giữa hai mút của nó?
GV: Vậy để vẽ trung điểm của đoạn thẳng ta làm như thế nào?
Hoạt động 2 (20p) Cách vẽ trung điểm của đoạn thẳng:
*Mục tiêu : 
- KT : HS biết thế nào là trung điểm đoạn thẳng
- KN : HS vẽ được trung điểm đoạn thẳng
GV: M là trung điểm của đoạn thẳng AB thì M phải thỏa mãn những điều kiện nào?
 MA + MB = AB (1)
 MA = MB (2)
GV: từ 1 và 2 hãy tính MA và MB thông qua AB?
Từ (1) và (2) => MA = MB = AB /2 = 2,5cm
GV: Chốt nếu M là trung điểm của đoạn thẳng AB thì : MA = MB = AB/2
GV: Đưa ra ví dụ: Đoạn thẳng AB = 5cm. Hãy vẽ trung điểm M của đoạn thẳng ấy.
GV:Vậy để vẽ trung điểm M của đoạn thẳng AB ta làm như thế nào?
HS : Đề xuất cách 1
GV: Một đoạn thẳng có mấy trung điểm ?
Có mấy điểm nằm giữa hai mút của nó?
HS : Trả lời ?
GV : Chốt lại. Cho HS quan sát thêm một số hình ảnh trung điểm của đoạn thẳng trong đời sống
Cho HS thảo luận theo nhóm rồi trả lời miệng bài tập 63/SGK
1/ Trung điểm của đoạn thẳng:
a) Định nghĩa: (SGK- 124)
M là trung điểm của đoạn thẳng AB
 M nằm giữa A và B (MA+MB = AB)
 M cách đều A và B (MA = MB)
b) Chú ý: Trung điểm của đoạn thẳng AB còn gọi là điểm chính giữa của đoạn thẳng AB.
Chú ý: Một đoạn thẳng chỉ có 1 trung điểm nhưng có vô số điểm nằm giữa hai mút của nó.
2/ Cách vẽ trung điểm của đoạn thẳng:
* Bài tập 2:
Vì M là trung điểm của đoạn thẳng AB nên:
 MA + MB = AB (1)
 Và MA = MB (2)
Từ (1) và (2) => MA = MB = AB /2 = 2,5cm
*Ví dụ: Đoạn thẳng AB = 5cm. Hãy vẽ trung điểm M của đoạn thẳng ấy.
Giải:
Cách 1: 
Trên tia AB vẽ điểm M sao cho AM = 2,5 cm
* Chú ý: Một đoạn thẳng chỉ có 1 trung điểm nhưng có vô số điểm nằm giữa hai mút của nó.
Cách 2: Gấp giấy:
Vẽ đoạn thẳng AB trên giấy. Gấp giấy sao cho điểm B trùng với điểm A. Nếp gấp cắt đoạn thẳng AB tại trung điểm M cần xác đinh.
 Cách 3: 
?
 Dùng sợi dây xác định chiều dài của thanh gỗ:
 Gấp đoạn dây sao cho 2 đầu mút trùng nhau. Nếp gấp của dây giúp xác định trung điểm của thanh gỗ.
Bài 63/SGK/126
Sai
Sai
đúng 
đúng 
 4.4. Tổng kết: (5p)
 Câu 1: Cho M là trung điểm của đoạn thẳng AB, biết AB = 40 cm. 
Hỏi độ dài đoạn AM = ? (20cm)
Câu 2: Cho I là trung điểm của 
đoạn thẳng HK. Biết HI = 5,5 cm. 
Hỏi độ dài đoạn HK = ? (11 cm)
Câu 3 - Bài 61 (SGK/T126) Cho hai tia đối nhau Ox và Ox’. Trên tia Ox vẽ điểm A: OA = 2 cm. 
Trên tia Ox’ vẽ điểm B : OB = 2 cm.
 Hỏi O có là trung điểm của đoạn thẳng AB không ? Vì sao ?
 Bài tập 61/SGK/126
Vì O nằm giữa hai điểm A và B và OA = OB nên O là trung điểm của đoạn thẳng AB
 4.5. Hướng dẫn học tập: (2p)
Đ/v bài học ở tiết này:
- Học thuộc định nghĩa trung điểm đoạn thẳng
- Xem kĩ các bài tập đă giải 
- Làm các bài tập 62; 64 65;(SGK-118)
Đ/v bài học ở tiết tiếp theo:
- Ôn tập , trả lời các câu hỏi , bài tập trang 124 SGK để tiết sau ôn tập chương.
- Chuẩn bị các bài tập 4, 5, 6, 7, 8 Sgk/ 127
- Tiết sau ôn tập chuẩn bị kiểm tra chương I
5. PHỤ LỤC: SGK + SGV + SBT

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET12.doc