1. MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức:
- HS biết được củng cố độ đài đoạn thẳng, so sánh hai đoạn thẳng.
- HS hiểu các dạng bài tập.
1.2. Kĩ năng:
- HS thực hiện được: vận dụng kiến thức đã học để tính được độ dài đoạn thẳng
- HS thực hiện thành thạo bài tập
1.3.Thái độ:
- Thói quen: trình bày rõ ràng
- Tính cách: cẩn thận, chính xác
2. NỘI DUNG HỌC TẬP:
Vận dụng tính chất “ Khi điểm M nằm giữa 2 điêm A và B thì AM + MB = AB” tính độ dài đoạn thẳng, so sánh hai đoạn thẳng, xác định một điểm nằm giữa hay không nằm giữa hai điểm khác
Tuần 11, tiết 10 Ngày dạy: LUYỆN TẬP 1. MỤC TIÊU: 1.1. Kiến thức: - HS biết được củng cố độ đài đoạn thẳng, so sánh hai đoạn thẳng. - HS hiểu các dạng bài tập. 1.2. Kĩ năng: - HS thực hiện được: vận dụng kiến thức đã học để tính được độ dài đoạn thẳng - HS thực hiện thành thạo bài tập 1.3.Thái độ: - Thói quen: trình bày rõ ràng - Tính cách: cẩn thận, chính xác 2. NỘI DUNG HỌC TẬP: Vận dụng tính chất “ Khi điểm M nằm giữa 2 điêm A và B thì AM + MB = AB” tính độ dài đoạn thẳng, so sánh hai đoạn thẳng, xác định một điểm nằm giữa hay không nằm giữa hai điểm khác 3. CHUẨN BỊ: GV: Thước thẳng, bảng phụ HS: Thước thẳng, học bài, làm BTVN 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: (1p) 6a2 6a4 4.2. Kiểm tra miệng: (5p) Câu 1: Khi nào thì AM + MB = AB? (4đ) Câu 2: Nếu CD + DE = CE, thì điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại? (6đ) Đáp án: Câu 1: Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM + MB = AB và ngược lại Câu 2: Nếu CD + DE = CE, thì điểm D nằm giữa hai điểm C và E. 4.3. Tiến trình bài học HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1: (20 phút) Bài tập cũ Mục tiêu: - KT: HS được củng cố so sánh hai đoạn thẳng - KN: HS thực hiện thành thạo bài tập GV: Cho HS nhắc lại cách so sánh hai đoạn thẳng. HS: Để so sánh hai đoạn thẳng, ta có thể so sánh độ dài của chúng. GV: Gọi 1 HS lên bảng trình bày. Cả lớp cùng nhận xét, sủa sai. GV: Chốt lại lời giải. Cho điểm. GV: Tiếp tục cho HS đọc bài tập 49/SGK/121 GV: Vẽ hình. Đặt tên cho trường hợp này HS: + Lần lượt tính AM và BN + Nhận xét, sửa sai. GV: + Chốt lại, đưa thêm vào lời giải dữ kiện: AN = BM GV: Tổng hợp 3 kết quả trên ta có nhận xét gì về AN và BM? HS: AN = BM. GV: Đưa ra hình vẽ trường hợp 2 HS: Đặt tên trường hợp này. GV: Cho HS về nhà làm tương tự t/h 1 Hoạt động 2: (15 phút) Luyện tập Mục tiêu: - KT: HS được củng cố xác định điểm nằm giữa - KN: HS thực hiện thành thạo bài tập GV: Đưa ra bài tập 47 tr.102 SBT: Cho ba điểm A; B; C thẳng hàng. Hỏi điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại nếu: a/ AC + CB = AB b/ AB + BC = AC c/ BA + AC = BC HS: Trả lời miệng GV: Chốt lại, ghi bảng GV: Gọi HS đọc đề bài 51/SGK GV: Yêu cầu học sinh nhận xét quan hệ giữa TA với AV và TV. HS: Nhận xét. GV: Nhận xét lại, sửa sai (nếu có). HS: Suy ra điểm nằm giữa hai điểm còn lại Qua bài tập trên các em rút ra điều gì? Bài tập cũ Dạng 1: So sánh hai đoạn thẳng BT47/SGK/121: M EF nên M, E, F thẳng hàng. Do đó: EM + MF = EF Hay: 4 + MF = 8 A M B N MF = 8 – 4 = 4 (cm). Vậy EM = MF BT49/SGK/121: A M N B * Trường hợp 1: M nằm giữa A và N Vì M AB nên A, M, B thẳng hàng. Do đó: AM + MB = AB AM = AB – BM (1) Tương tự: BN = AB – AN (2) mà AN = BM (3) Từ (1), (2), (3) ta có AM = BN HS làm tương tự trường hợp 2: A M B N * Trường hợp 2: N nằm giữa A và M Luyện tập Dạng 2: Xác định điểm nằm giữa hai điểm: Bài 47 tr.102 SBT a/ Điểm C nằm giữa hai điểm A; B b/ Điểm B nằm giữa 2 điểm A; C c/ Điểm A nằm giữa 2 điểm B; C. Bài 51 SGK: Ta có : TA + AV = TV (vì 1 + 2 = 3) A nằm giữa T và V T A V Bài học kinh nghiệm Nếu 3 điểm A, B, C thẳng hàng ta chỉ cần đo hai đoạn rồi tính độ dài đoạn thứ ba. 4.4. Tổng kết: (2p) GV: Nếu 3 điểm A, B, C thẳng hàng ta có mấy đoạn thẳng? HS: 3 đoạn thẳng. GV: Khi đó chỉ cần đo mấy đoạn để biết được độ dài cả ba đoạn thẳng? HS: Đo hai đoạn. 4.5. Hướng dẫn học tập: (2p) Đ/v bài học ở tiết này: Ôn kĩ lí thuyết Làm các bài tập: 44, 45, 46, 49, 50, 51 SBT. Đ/v bài học ở tiết tới: Xem trước bài 9: Chú ý cách vẽ đoạn thẳng trên tia Ox. 5. PHỤ LỤC: SGK + SGV + SBT
Tài liệu đính kèm: