Giáo án Lịch sử 10 - Tiết 12 - Bài 9: Vương quốc Cam - pu - chia và vương quốc Lào

Tiết 12 - Bài 9

VƯƠNG QUỐC CAM-PU-CHIA VÀ VƯƠNG QUỐC LÀO

I. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức: - Nắm được vị trí địa lý của những nước láng giềng gần gũi với Việt Nam.

- Những giai đoạn phát triển lịch sử của hai vương quốc Lào và Cam-pu-chia.

- Về ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ và việc xây dựng nền văn hóa dân tộc của CPC và Lào.

 2. Kỹ năng: - Giúp các em hiểu rõ được mối quan hệ mật thiết của ba nước ta từ xa xưa, từ đó hiểu rõ việc xây dựng quan hệ láng giềng tốt, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau là cơ sở từ trong lịch sử và cần thiết cho cả ba nước, ba dân tộc trên bán đảo Đông Dương.

 3. Thái độ: - Kĩ năng tổng hợp, phân tích, lập bảng niên biểu các giai đoạn phát triển của vương quốc Lào và Cam-pu-chia.

 4. Năng lực cần đạt - Năng lực chung: Tự học, hợp tác, giải quyết vấn đề sáng tạo, sử dụng ngôn ngữ

- Năng lực chuyên biệt: Xác định và giải quyết mối liên hệ, ảnh hưởng, tác động giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử với nhau; Thực hành với đồ dùng trực quan; Nhận xét, đánh giá rút ra bài học lịch sử; Thể hiện thái độ, cảm xúc, hành vi.

 

docx 7 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 1353Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 10 - Tiết 12 - Bài 9: Vương quốc Cam - pu - chia và vương quốc Lào", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 3/11/2017
Ngày dạy:
7/11/2017 Dạy lớp 10 
Tiết 12 - Bài 9 
VƯƠNG QUỐC CAM-PU-CHIA VÀ VƯƠNG QUỐC LÀO
I. MỤC TIÊU
 1. Kiến thức:
- Nắm được vị trí địa lý của những nước láng giềng gần gũi với Việt Nam.
- Những giai đoạn phát triển lịch sử của hai vương quốc Lào và Cam-pu-chia.
- Về ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ và việc xây dựng nền văn hóa dân tộc của CPC và Lào. 
 2. Kỹ năng:
- Giúp các em hiểu rõ được mối quan hệ mật thiết của ba nước ta từ xa xưa, từ đó hiểu rõ việc xây dựng quan hệ láng giềng tốt, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau là cơ sở từ trong lịch sử và cần thiết cho cả ba nước, ba dân tộc trên bán đảo Đông Dương.
 3. Thái độ:
- Kĩ năng tổng hợp, phân tích, lập bảng niên biểu các giai đoạn phát triển của vương quốc Lào và Cam-pu-chia.
 4. Năng lực cần đạt
- Năng lực chung: Tự học, hợp tác, giải quyết vấn đề sáng tạo, sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực chuyên biệt: Xác định và giải quyết mối liên hệ, ảnh hưởng, tác động giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử với nhau; Thực hành với đồ dùng trực quan; Nhận xét, đánh giá rút ra bài học lịch sử; Thể hiện thái độ, cảm xúc, hành vi.
II. CHUẨN BỊ
 1. Chuẩn bị của Gv:
+ Kế hoạch bài học
+ Học liệu SGK, SGV, tư liệu lịch sử
+ Bản đồ hành chính khu vực Đông Nam Á.
+ Tranh ảnh 1 số công trình kiến trúc, văn hóa Lào và Cam-pu-chia
+ Thiết bị máy chiếu, bảng phụ 
 2. Chuẩn bị của HS:
+ Chuẩn bị các nội dung liên quan đến bài học theo sự hướng dẫn của Gv 
III. QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
 1. Các hoạt động đầu giờ 
 a. Ổn định tổ chức
b. Kiểm tra bài cũ (Không kiểm tra)
c. Hoạt động khởi động (3’)
- Mục tiêu: chuẩn bị tâm thế, tạo hứng thú cho học sinh tiếp nhận kiến thức mới.
- Phương pháp/kĩ thuật: Đàm thoại, nêu vấn đề
- Hình thức tổ chức: Cá nhân, cả lớp 
- Phương tiện: Máy tính, máy chiếu
- Tiến trình thực hiện:
+ Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Gv chiếu 2 Video yêu cầu h/s quan sát và yêu cầu h/s trả lời câu hỏi:
? Đây là 2 điệu múa nổi tiếng của 2 quốc gia nào? 
+ Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ: H/s quan sát video, trả lời câu hỏi 
+ Bước 3: Báo cáo kết quả 
Dự kiến câu trả lời: Múa Khơ-me của nước Cam-pu-chia và múa Lào của nước Lào. 
+ Bước 4: Gv dẫn dắt vào bài mới: Múa Khơ-me và múa Lào đó là những thành tựu văn hóa nổi tiếng của 2 vương quốc Cam-pu-chia và Lào vậy để biết rõ được các giai đoạn phát triển và những thành tựu văn hóa của 2 quốc gia này chúng ta cùng đi tìm hiểu bài hôm nay. 
2. Nội dung bài học
Hoạt động 1: Các giai đoạn phát triển lịch sử của Cam-pu-chia và Lào (25’)
- Mục tiêu: 
 + Trình bày được các quá trình hình thành, phát triển thịnh vượng và biểu hiện, thời kì suy thoái của vương quốc Cam-pu-chia và Lào. 
 + Lí giải được nguyên nhân vì sao hai vương quốc này lại suy thoái 
- Phương pháp/kĩ thuật: nhóm, thuyết trình, đàm thoại.
- Hình thức tổ chức hoạt động : Nhóm, cá nhân
- Phương tiện dạy học: Máy tính, máy chiếu
- Tiến trình thực hiện
- Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
Gv chia lớp làm 8 nhóm. Thời gian hoạt động các nhóm 5 phút thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Nhóm 1,2: Trình bày quá trình hình thành của vương quốc Campuchia và Lào ? (dân cư, địa bàn, thời gian)
+ Nhóm 3,4: Cam-pu-chia phát triển thịnh đạt vào thời gian nào ? Biểu hiện của sự phát triển ? 
+ Nhóm 5,6 : Lào phát triển thịnh đạt vào thời gian nào ? Biểu hiện của sự phát triển ? 
+ Nhóm 7,8 : Campuchia và Lào suy vong thời gian nào? Nguyên nhân dẫn đến sự suy vong đó?
- Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
 Học sinh trao đổi, thảo luận, thống nhất và hoàn thành phiếu học tập
- Bước 3. Báo cáo kết quả thảo luận 
 Đại diện học sinh lên trình bày sản phẩm của nhóm
 Dự kiến sản phẩm của các nhóm 
- Nhóm 1,2: 
 + Cam-pu-chia: 
 Điều kiện tự nhiên: được ví như một lòng chảo khổng lồ 
 Dân cư: chủ yếu là người Khơ me
 Đến thế kỉ VI, vương quốc Cam-pu-chia được thành lập
+ Lào: 
 Điều kiện tự nhiên: gắn liền với sông Mê Công
 Dân cư: cư dân cổ là người Lào Thơng, thế kỉ XIII một nhóm người Thái di cư đến, sống hòa hợp với người Lào Thơng gọi là người Lào Lùm. Tổ chức xã hội sơ khai là các Mường cổ. Năm 1353, Pha Ngừm thống nhất các Mường Lào, thành lập vương quốc Lan Xang (Triệu Voi) 
- Nhóm 3,4: 
+ Thời kỳ Ăng-co (802 - 1432) là thời kỳ phát triển nhất (Kinh đô Ăng-co).
+ Biểu hiện:
 Về kinh tế: nông nghiệp, ngư nghiệp, thủ công nghiệp đều phát triển.
 Về đối ngoại: Tăng cường mở rộng thế lực ra bên ngoài 
-> trở thành một trong những vương quốc mạnh và ham chiến trận nhất ĐNA.
- Nhóm 5,6: 
+ Từ thế kỷ XV - thế kỷ XVII, bước vào giai đoạn phát triển thịnh vượng. 
+ Biểu hiện:
 Đối nội: 
 Chính trị: Các vua Lan Xang chia đất nước thành các mường, đặt quan cai trị, xây dựng quân đội mạnh.
 Kinh tế: Đất nước có nhiều sản vật quí như cánh kiến, ngà voi, thổ cẩm Buôn bán trao đổi với cả người châu Âu. 
 Đối ngoại: Giữ quan hệ hòa hiếu với Cam-pu-chia và Đại Việt, kiên quyết chống quân xâm lược Miến Điện.
- Nhóm 7,8: 
+ Thế kỉ XIII, CPC bắt đầu suy yếu -> vì vương quốc Thái thành lập gây chiến với Cam-pu-chia, tàn phá thành Ăng – co. tạo cơ hội cho Pháp xâm lược vào năm 1863
+ Đầu thế kỉ XVIII, Lan Xang suy yếu. Vì những cuộc chanh chấp ngôi báu trong hoàng tộc. 
- Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
Gv yêu cầu các nhóm bổ sung và hoàn thiện sản phẩm của nhóm 
Gv nhận xét, sửa chữa sản phẩm các nhóm và chính xác hóa kiến thức vào bảng kiến thức chuẩn. 
1. Các giai đoạn phát triển lịch sử của Cam-pu-chia và Lào (25’)
Các giai đoạn phát triển
Cam-pu-chia
Lào
Sự hình thành 
- Dân cư: chủ yếu là người Khơ me cư trú ở phía Bắc.
- Đến thế kỷ VI, vương quốc Cam-pu-chia được thành lập.
- Dân cư:
+ Cư dân cổ là người Lào Thơng.
+ Thế kỷ XIII, một nhóm người Thái di cư đến, sống hòa hợp với người Lào Thơng, gọi là Lào Lùm. 
- Tổ chức xã hội sơ khai của người Lào là các Mường cổ.
- 1353, Pha Ngừm thống nhất các Mường Lào, thành lập vương quốc Lan Xang (Triệu Voi).
Giai đoạn phát triển thịnh vượng nhất và biểu hiện của sự phát triển 
- Thời kỳ Ăng-co (802 - 1432) là thời kỳ phát triển nhất (Kinh đô Ăng-co).
- Biểu hiện:
+ Về kinh tế: nông nghiệp, ngư nghiệp, thủ công nghiệp đều phát triển.
+ Về đối ngoại: Tăng cường mở rộng thế lực ra bên ngoài 
-> trở thành một trong những vương quốc mạnh và ham chiến trận nhất ĐNA.
- Từ thế kỷ XV - thế kỷ XVII, bước vào giai đoạn phát triển thịnh vượng. 
Biểu hiện:
+ Đối nội: 
 Chính trị: Các vua Lan Xang chia đất nước thành các mường, đặt quan cai trị, xây dựng quân đội mạnh.
 Kinh tế: có nhiều sản vật quí như cánh kiến, ngà voi, thổ cẩm Buôn bán trao đổi với cả người châu Âu. 
+ Đối ngoại: Giữ quan hệ hòa hiếu với Cam-pu-chia và Đại Việt, kiên quyết chống quân xâm lược Miến Điện.
Thời gian suy thoái 
- Thế kỉ XIII, CPC bắt đầu suy yếu -> tạo cơ hội cho Pháp xâm lược vào năm 1863
- Đầu thế kỉ XVIII, Lan Xang suy yếu.
Hoạt động 2: Những thành tựu văn hóa của Cam-pu-chia và Lào (12’)
- Mục tiêu: 
 + Trình bày được những nét tiêu biểu của văn hóa về chữ viết, kiến trúc điêu khắc của Cam-pu-chia và Lào.
 + Nhận xét nền văn hóa truyền thống của CPC và Lào.
- Phương pháp/kĩ thuật: nhóm, thuyết trình, đàm thoại.
- Hình thức tổ chức hoạt động : Nhóm, cá nhân
- Phương tiện dạy học: Máy tính, máy chiếu
- Tiến trình thực hiện
- Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
Gv chia lớp làm 4 nhóm. Thời gian hoạt động các nhóm 3 phút thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Nhóm 1,2: Tìm hiểu về những thành tựu văn hóa của Cam-pu-chia
+ Nhóm 3,4: Tìm hiểu về những thành tựu văn hóa của Lào
- Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
 Học sinh trao đổi, thảo luận, thống nhất và hoàn thành phiếu học tập
- Bước 3. Báo cáo kết quả thảo luận 
 Đại diện học sinh lên trình bày sản phẩm của nhóm
 Dự kiến sản phẩm của các nhóm 
- Nhóm 1,2: 
- Cam-pu-chia:
+ Chữ viết: Sáng tạo chữ viết riêng của mình (Chữ Khơ Me cổ), trên cơ sở chữ Phạn 
+ Văn học viết và văn học dân gian với những câu chuyện có giá trị nghệ thuật 
+ Kiến trúc và điêu khắc: Ăng Co Vát và Ăng Co Thom đặc sắc, độc đáo 
- Nhóm 3,4: 
- Lào 
+ Có hệ thống chữ viết riêng được xây dựng một cách sáng tạo trên cơ sở vận dụng nét chữ cong của Campuchia và Myanma 
+ Đời sống văn hóa của người Lào rất phong phú, hồn nhiên.
+ Kiến trúc: Kiến Trúc Phật Giáo được người Lào tiếp thu và sáng tạo nó ra theo đường lối riêng biệt độc đáo . 
- Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
Gv yêu cầu các nhóm bổ sung và hoàn thiện sản phẩm của nhóm 
Gv nhận xét, sửa chữa sản phẩm các nhóm và chính xác hóa kiến thức vào bảng kiến thức chuẩn. 
Gv đặt thêm câu hỏi
- Nhận xét nền văn hóa truyền thống của CPC và Lào? 
- Dự kiến sản phẩm 
+ CPC và Lào là 2 quốc gia có truyền thống lịch sử lâu đời 
+ Đều chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độsong tiếp thu có chọn lọc xây dựng nền văn hóa riêng đậm đà bản sắc dân tộc.
2. Những thành tựu văn hóa của Cam-pu-chia và Lào (12’)
Văn hóa 
Cam-pu-chia
Lào
+ Chữ viết: Sáng tạo chữ viết riêng của mình (Chữ Khơ Me cổ), trên cơ sở chữ Phạn 
+ Văn học viết và văn học dân gian với những câu chuyện có giá trị nghệ thuật 
+ Kiến trúc và điêu khắc: Ăng Co Vát và Ăng Co Thom đặc sắc, độc đáo 
+ Chữ viết: Có hệ thống chữ viết riêng được xây dựng một cách sáng tạo trên cơ sở vận dụng nét chữ cong của Campuchia và Myanma 
+ Đời sống văn hóa của người Lào rất phong phú, hồn nhiên.
+ Kiến trúc: Xây dựng một số công trình kiến trúc Phật giáo điển hình là Thạt Luổng.
3. Củng cố luyện tập (2’)
	- Mục tiêu: Nhằm củng cố, khái quát lại những kiến thức cơ bản của bài học 
	- Phương thức thực hiện: Gv giao nhiệm vụ cho h/s trả lời các câu hỏi sau: 
Câu 1: Đặc điểm tự nhiên nổi bật của Campuchia là 
A. nằm trên một cao nguyên rộng lớn.
nằm trọn trong đồng bằng ở hạ lưu sông Mê Công.
C. địa hình Campuchia giống như một lòng chảo khổng lồ.
D. cả A, B, C đều đúng.
Câu 2: Đặc điểm tự nhiên nào ảnh hưởng rất sâu sắc nhất đến sự hình thành và phát triển của vương quốc Lào ?
Một dải đồng bằng tuy hẹp nhưng vô cùng màu mỡ.
Dãy Trường Sơn hùng vĩ ở phía biên giới đông.
Dòng sông Mê Công chảy qua nước Lào.
Địa hình đất nước chia làm hai miền : miền đồi núi và miền đồng bằng thấp.
Câu 3: Nguyên nhân quan trọng nhất khiến vương quốc Lào suy yếu
mâu thuẫn trong hoàng tộc, đất nước bị phân liệt thành ba tiểu quốc đối nghịch nhau.
phải đương đầu với sự xâm lược của người Xiêm.
pháp gây chiến tranh xâm lược Lào.
đó là tình trạng chung của các vương quốc trong khu vực.
Câu 4: Nét nổi bật nhất của văn hoá Lào, Campuchia là 
đều chịu ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ.
đều có hệ thống chữ viết riêng.
biết tiếp thu sáng tạo những thành tựu văn hoá từ bên ngoài, kết hợp với nét truyền thống của văn hoá bản địa để xây dựng nền văn hoá riêng rất đặc sắc.
có nhiều kiến trúc đền, tháp rất nổi tiếng.
4. Hoạt động vận dụng (1’) 
 - Mục tiêu: Vận dụng được các kiến thức của bài học đối với bản thân 
 - Phương thức thực hiện: Gv giao nhiệm vụ cho học sinh 
 Viết bài miêu tả về đền Ăng-co Vát và cảnh sinh hoạt trên các bức phù điêu
5. Hoạt động tìm tòi mở rộng (1’) 
 - Mục tiêu: Vận dụng tìm tòi kiến thức mới mà h/s tìm tòi giải quyết vấn đề mới trong học tập và thực tiễn
 - Phương thức thực hiện: Gv giao nhiệm vụ cho học sinh 
 Sưu tầm tranh ảnh, tài liệu về đền Ăng-co Vát, tháp Thạt Luổng 

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai 9 Vuong quoc Campuchia va Vuong quoc Lao_12252757.docx