Tiết 23. LUYỆN TẬP: POLIME VÀ VẬT LIỆU POLIME
A. CHUẨN KIẾN THỨC – KĨ NĂNG
I. KIẾN THỨC – KĨ NĂNG
1. Kiến thức:
- Củng cố những hiểu biết về các phương pháp điều chế polime.
- Củng cố kiến thức về cấu tạo mạch polime.
2. Kỹ năng:
- So sánh hai phản ứng trùng hợp và trùng ngưng để điều chế polime (định nghĩa, sản phẩm, điều kiện).
- Giải các bài tập về hợp chất polime.
3. Trọng tâm: Giải các bài tập về hợp chất polime.
4. Tư tưởng: HS khẳng định tầm quan trọng của hợp chất polime trong cuộc sống, sản xuất và biết áp dụng sự hiểu biết về các hợp chất polime trong thực tế
II. PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VÀ PHẨM CHẤT
1. Phát triển năng lực
* Các năng lực chung
1. Năng lực tự học
2. Năng lực hợp tác
3. Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề
4. Năng lực giao tiếp
* Các năng lực chuyên biệt
1. Năng lực sử dung ngôn ngữ
2. Năng lực tính toán
3. Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống
Tuần 12:Từ ngày 6/11- 11/11/2017 Ngày soạn: 4/11/2017 Tiết 23. LUYỆN TẬP: POLIME VÀ VẬT LIỆU POLIME A. CHUẨN KIẾN THỨC – KĨ NĂNG I. KIẾN THỨC – KĨ NĂNG 1. Kiến thức: - Củng cố những hiểu biết về các phương pháp điều chế polime. - Củng cố kiến thức về cấu tạo mạch polime. 2. Kỹ năng: - So sánh hai phản ứng trùng hợp và trùng ngưng để điều chế polime (định nghĩa, sản phẩm, điều kiện). - Giải các bài tập về hợp chất polime. 3. Trọng tâm: Giải các bài tập về hợp chất polime. 4. Tư tưởng: HS khẳng định tầm quan trọng của hợp chất polime trong cuộc sống, sản xuất và biết áp dụng sự hiểu biết về các hợp chất polime trong thực tế II. PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VÀ PHẨM CHẤT 1. Phát triển năng lực * Các năng lực chung 1. Năng lực tự học 2. Năng lực hợp tác 3. Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề 4. Năng lực giao tiếp * Các năng lực chuyên biệt 1. Năng lực sử dung ngôn ngữ 2. Năng lực tính toán 3. Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống 2. Phát triển phẩm chất: Trung thực, tự trọng, chí công, vô tư; Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại. B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên: Hệ thống câu hỏi về lí thuyết và chọn các bài tập tiêu biểu cho bài học. 2. Học sinh: Học bài cũ và làm BTVN trước khi đến lớp C. PHƯƠNG PHÁP Kết hợp khéo léo giữa đàm thoại, nêu vấn đề và hoạt động nhóm D. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG 1. Hoạt động khởi động 1.1. Ổn định tổ chức: Lớp 12A3 12A4 12A7 12A8 12A9 Vắng 1.2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp kiểm tra trong quá trình luyện tập 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới và hoạt động luyện tập Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh - PTNL Nội dung ghi bảng * Hoạt động 1: GV chia lớp thành 4 nhóm (chuẩn bị trước ở nhà) + nhóm 1 và 3 hệ thống hóa kiến thức về polime (khái niệm, tên gọi, phân loại, cấu tạo và các phương pháp tổng hợp) + nhóm 2 và 4 hệ thống hóa kiến thức về vật liệu polime (chất dẻo, tơ và cao su) - GV tổ chức cho HS trình bày - GV: Nhận xét và bổ sung HS: trình bày theo hướng dẫn của GV, bổ sung nhận xét Phát triển năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ (SGK - trang 75, 76) 1. Polime: - KN: - Cấu tạo mạch PLM: - Các pp tổng hợp PLM: So sánh pư trùng hợp và pư trùng ngưng (Bảng ss trang 76) 2. Vật liệu PLM - KN: - Các vật liệu PLM thường gặp: + Chất dẻo + Tơ + Cao su * Hoạt động 2: Gv phát phiếu học tập yêu cầu hs thảo luận theo nhóm Bài 1: Phát biểu nào sau đây không đúng ? A. Polime là hợp chất có phân tử khối lớn do nhiều mắt xích liên kết với nhau tạo nên. B. Những phân tử nhỏ có liên kết đôi hoặc vòng kém bền gọi là monome. C. Hệ số n mắt xích trong công thức polime gọi là hệ số trùng hợp. D. Polime tổng hợp được tạo thành nhờ phản ứng trùng hợp hoặc phản ứng trùng ngưng. Bài 2: Cho biết các monome được dùng để điều chế các polime sau: Bài 3: Trình bày cách phân biệt các mẫu vật liệu sau: a) PVC (làm giả da) và da thật. b) Tơ tằm và tơ axetat Bài 4: a) Viết các PTHH của phản ứng điều chế các chất theo sơ đồ sau: - Stiren → polistiren - Axit -aminoenantoic (H2N-[CH2]6-COOH) → polienantamit (nilon-7) b) Để điều chế 1 tấn mỗi loại polime trên cần bao nhiêu tấn monome mỗi loại, biết rằng hiệu suất của cả 2 quá trình điều chế là 90%. - Gv: Chấm phiếu học tập của một số hs - Gv gọi 4 hs bất kỳ của các nhóm lên bảng, hs khác nhận xét, bổ sung - Gv nhận xét, đánh giá Hs: thảo luận nhóm Hs: đại diện lên bảng trình bày, hs nhóm khác nhận xét, bổ xung Phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng ngôn ngữ Phát triển năng lực tính toán, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề Phát triển năng lực tính toán II. BÀI TẬP Bài 1: Phát biểu nào sau đây không đúng ? A. Polime là hợp chất có phân tử khối lớn do nhiều mắt xích liên kết với nhau tạo nên. B. Những phân tử nhỏ có liên kết đôi hoặc vòng kém bền gọi là monome. P C. Hệ số n mắt xích trong công thức polime gọi là hệ số trùng hợp. D. Polime tổng hợp được tạo thành nhờ phản ứng trùng hợp hoặc phản ứng trùng ngưng. Bài 2: Cho biết các monome được dùng để điều chế các polime sau: Giải a) CH2=CH−Cl b) CF2=CF2 c) CH2=C(CH3)−CH=CH2 d) H2N-[CH2]6-COOH Bài 3: Trình bày cách phân biệt các mẫu vật liệu sau: a) PVC (làm giả da) và da thật. b) Tơ tằm và tơ axetat. Giải Trong cả hai trường hợp (a), (b), lấy một ít mẫu đốt, nếu có mùi khét đó là da thật hoặc tơ tằm. Bài 4: a) Viết các PTHH của phản ứng điều chế các chất theo sơ đồ sau: - Stiren → polistiren - Axit -aminoenantoic (H2N-[CH2]6-COOH) → polienantamit (nilon-7) b) Để điều chế 1 tấn mỗi loại polime trên cần bao nhiêu tấn monome mỗi loại, biết rằng hiệu suất của cả 2 quá trình điều chế là 90%. Giải a) PTHH b) Khối lượng monome mỗi loại Theo (1), muốn điều chế 1 tấn polistiren cần (tấn) stiren (H = 90%) Theo (2), 145 tấn H2N-[CH2]-COOH điều chế 127 tấn polime. mH2N[CH2]6COOH = Vì H=90%→ mH2N[CH2]6COOH thực tế =1,14. 3. Hoạt động vận dụng, mở rộng Câu 1. Điền từ thích hợp vào các chỗ trống trong định nghĩa về polime: "Polime là những hợp chất có phân tử khối , do nhiều đơn vị nhỏ gọi là liên kết với nhau tạo nên. A. (1) trung bình và (2) monome B. (1) rất lớn và (2) mắt xích C. (1) rất lớn và (2) monome D. (1) trung bình và (2) mắt xích Câu 2. Tơ nilon – 6,6 có công thức là Câu 3. Không nên ủi (là) quá nóng quần áo bằng nilon; len; tơ tằm, vì: A. Len, tơ tằm, tơ nilon kém bền với nhiệt. B. Len, tơ tằm, tơ nilon có các nhóm (- CO - NH -) trong phân tử kém bền với nhiệt. C. Len, tơ tằm, tơ nilon mềm mại. D. Len, tơ tằm, tơ nilon dễ cháy. Câu 4. Cao su buna – S có công thức là Câu 5. Tên của polime có công thức sau là A. nhựa phenolfomandehit. B. nhựa bakelit. C. nhựa dẻo. D. polistiren. Câu 6. Tơ enang thuộc loại A. tơ axetat. B. tơ poliamit. C. tơ polieste. D. tơ tằm. Câu 7. Nhận xét về tính chất vật lí chung của polime nào dưới đây không đúng? A. Hầu hết là những chất rắn, không bay hơi. B. Đa số nóng chảy ở một khoảng nhiệt độ rộng, hoặc không nóng chảy mà bị phân hủy khi đun nóng C. Đa số không tan trong các dung môi thông thường, một số tan trong dung môi thích hợp tạo dung dịch nhớt. D. Hầu hết polime đều đồng thời có tính dẻo, tính đàn hồi và có thể kéo thành sợi dai, bền. Câu 8. Những phân tử nào sau đây có thể tham gia phản ứng trùng hợp ? CH2=CH2(1); CHCH(2); CH2=CH–Cl(3); CH3–CH3(4) A. (1), (3). B. (3), (2). C. (1), (2), (3), (4). D. (1), (2), (3). Câu 9. Khi H2SO4 đậm đặc rơi vào quần áo bằng vải sợi bông, chỗ vải đó bị đen lại do có sản phẩm tạo thành là A. cacbon. B. S. C. PbS. D. H2S. Câu 10. Tính chất nào dưới đây không phải là tính chất của cao su tự nhiên? A. Tính đàn hồi B. Không dẫn điện và nhiệt C. Không thấm khí và nước D. Không tan trong xăng và benzen Câu 11. Khi clo hoá PVC ta thu được 1 loại tơ clorin chứa 66,78 % clo về khối lượng. Hỏi trung bình số mắt xích PVC kết hợp với 1 ptử Cl2 là bao nhiêu: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Vì một phân tử Clo => x=1 Thay x=1 vào pt tính %mCl ta tính được n=2. Câu 12. Để tổng hợp 120 kg poli(metyl metacrylat) với hiệu suất của quá trình hoá este là 60% và quá trình trùng hợp là 80% thì cần các lượng axit và rượu là A. 170 kg axit và 80 kg rượu C. 85 kg axit và 40 kg rượu B. 172 kg axit và 84 kg rượu D. 86 kg axit và 42 kg rượu Câu 13. Da nhân tạo (PVC) được điều chế từ khí thiên nhiên (CH4). Nếu hiệu suất của toàn bộ quá trình là 20% thì để điều chế PVC phải cần một thể tích metan là A. 3500 m3 C. 3584 m3 B. 3560 m3 D. 5500 m3 Tiết 24- THỰC HÀNH MỘT SỐ TÍNH CHẤT CỦA POLIME VÀ VẬT LIỆU POLIME A. CHUẨN KIẾN THỨC – KĨ NĂNG I. KIẾN THỨC – KĨ NĂNG 1. Kiến thức: - Củng cố những tính chất đặc trưng của protein và vật liệu polime. - Tiến hành một số thí nghiệm. + Sự đông tụ của protein khi đun nóng. + Phản ứng màu của protein (phản ứng biure). + Tính chất của PE, PVC, sợi len, sợi xenlulozơ khi đun nóng (tính chất của một vài vật liệu polime khi đun nóng). + Phản ứng của PE, PVC, sợi len, sợi xenlulozơ với kiềm (phản ứng của vật liệu polime với kiềm). 2. Kỹ năng: Sử dụng dụng cụ, hoá chất để tiến hành thành công một số thí nghiệm về tính chất của polime và vật liệu polime thường gặp. 3. Trọng tâm: Cách sử dụng một số dụng cụ thí nghiệm. 4. Tư tưởng: Biết được tính chất của polime để bảo vệ các vật liệu polime trong cuộc sống II. PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VÀ PHẨM CHẤT 1. Phát triển năng lực * Các năng lực chung 1. Năng lực hợp tác 2. Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề 3. Năng lực giao tiếp * Các năng lực chuyên biệt 1. Năng lực sử dung ngôn ngữ 2. Năng lực thực hành hóa học 2. Phát triển phẩm chất: Trung thực, tự trọng, chí công, vô tư; Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại. B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên: a. Dụng cụ: Ống nghiệm, ống nhỏ giọt, đèn cồn, kẹp gỗ, giá để ống nghiệm, kẹp sắt (hoặc panh sắt). b. Hoá chất: Dung dịch protein (lòng trắng trứng) 10%, dung dịch NaOH 30%, CuSO4 2%, AgNO3 1%, HNO3 20%, mẫu nhỏ PVC, PE, sợi len, sợi xenlulozơ (hoặc sợi bông). Dụng cụ, hoá chất đủ cho HS thực hiện thí nghiệm theo nhóm hoặc cá nhân. 2. Học sinh: Học bài cũ và làm BTVN trước khi đến lớp C. PHƯƠNG PHÁP Thực hành theo nhóm D. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG 1. Hoạt động khởi động 1.1. Ổn định tổ chức: Lớp 12A3 12A4 12A7 12A8 12A9 Vắng 1.2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra Đặt vấn đề: Chúng ta đã nghiên cứu tìm hiểu một số tính chất của protein, vật liệu polime à Chúng ta sẽ kiểm chứng một bằng một số thí nghiệm 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh - PTNL Nội dung ghi bảng * Hoạt động 1. Công việc đầu buổi thực hành. - GV: Nêu mục tiêu, yêu cầu, nhấn mạnh những lưu ý trong buổi thực hành: + Nhấn mạnh yêu cầu an toàn trong khi làm thí nghiệm với dd axit, dd xút. + Ôn tập một số kiến thức cơ bản về protein và polime. + Hướng dẫn một số thao tác như dùng kẹp sắt (hoặc panh sắt) kẹp các mẫu PE, PVC, sợi tơ gần ngọn lửa đèn cồn, quan sát hiện tượng. Sau đó mới đốt các vật liệu trên để quan sát. HS: Theo dõi, lắng nghe. Phát triển năng lực thực hành hóa học Hoạt động 2: Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm chuyên gia, phân công nhiệm vụ: mỗi nhóm tiến hành một thí nghiệm. Bàn giao hóa chất, dụng cụ cho các nhóm Hoạt động 3: Nội dung thí nghiệm - GV: Quan sát, hướng dẫn HS thực hiện thí nghiệm, quan sát sự đông tụ của protein khi đun nóng. HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm phân công. - HS: Tiến hành thí nghiệm như hướng dẫn của SGK. - HS: Tiến hành thí nghiệm với từng vật liệu polime. + Hơ nóng gần ngọn lửa đèn cồn: PE, PVC, sợi xenlulozơ. + Đốt các vật liệu trên ngọn lửa. Quan sát hiện tượng xảy ra, giải thích. Phát triển năng lực thực hành thí nghiệm, năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học I. NỘI DUNG THÍ NGHIỆM VÀ CÁCH TIẾN HÀNH 1. Thí nghiệm 1: Sự đông tụ của protein khi đun nóng - Cách TH: SGK - Hiện tượng: Lòng trắng trứng gà đông tụ - Giải thích: Lòng trắng trứng gà chứa protein là abumin nên đông tụ khi đun nóng - GV: Hướng dẫn HS giải thích. Cu(OH)2 tạo thành theo phản ứng: CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2↓ + Na2SO4 Có phản ứng giữa Cu(OH)2 với các nhóm peptit −CO−NH− tạo sản phẩm màu tím. 2. Thí nghiệm 2: Phản ứng màu biure - Cách TH: SGK - Hiện tượng: Dung dịch màu tím xuất hiện - Giải thích: Do sự tạo phức của protein với Cu(OH)2 trong moi trường kiềm tạo hợp chất có màu tím - GV: Theo dõi, hướng dẫn HS quan sát để phân biệt hiện tượng khi hơ nóng các vật liệu gần ngọn lửa đèn cồn và khi đốt cháy các vật liệu đó. Từ đó có nhận xét chính xác về các hiện tượng xảy ra. 3. Thí nghiệm 3: Tính chất của một vài vật liệu polime khi đun nóng - Cách TH: SGK - Hiện tượng: Mỗi 1 vật liệu polime đều cháy và có mùi khét khác nhau - Giải thích: Do cấu nguồn gốc và cấu trúc khác nhau nên các vật liệu polime có sự cháy và mùi khét khác nhau. Hoạt động 3: đổi chỗ học sinh trong cá nhóm chuyên gia để thành nhóm mảnh ghép hoàn thiện báo cáo thí nghiệm cho nhóm mình, những lưu ý gì khi tiến hành từng thí nghiệm. Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh Kiểm tra, ngày tháng năm
Tài liệu đính kèm: