Giáo án Hóa học 12 - Tuần 13

Chương 5: ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI

Tiết 26: VỊ TRÍ CỦA KIM LOẠI TRONG BẢNG TUẦN HOÀN

VÀ CẤU TẠO CỦA KIM LOẠI

Ngày soạn: 10/11/2017

A. CHUẨN KIẾN THỨC – KĨ NĂNG

I. KIẾN THỨC – KĨ NĂNG

1. Kiến thức

Biết được :

Vị trí, đặc điểm cấu hình electron lớp ngoài cùng, một số mạng tinh thể phổ biến, liên kết kim loại.

 2. Kỹ năng

- So sánh bản chất của liên kết kim loại với liên kết ion và cộng hoá trị.

- Quan sát mô hình cấu tạo mạng tinh thể kim loại, rút ra được nhận xét.

3. Trọng tâm: Đặc điểm cấu tạo nguyên tử kim loại và cấu tạo mạng tinh thể kim loại.

 4. Thái độ

 Thông qua việc rèn luyện tư duy biện chứng trong việc xét mối quan hệ giữa cấu tạo và tính chất của chất, làm cho HS hứng thú học tập và yêu thích môn Hoá học hơn.

 

doc 6 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 1043Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học 12 - Tuần 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13:Từ ngày 13/11- 18/11/2017
Ngày soạn: 10/11/2017
Tiết 25. KIỂM TRA 1 TIẾT - LẦN 2
(Có ma trận và đề kèm theo)
Chương 5: ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI
Tiết 26: VỊ TRÍ CỦA KIM LOẠI TRONG BẢNG TUẦN HOÀN
VÀ CẤU TẠO CỦA KIM LOẠI
Ngày soạn: 10/11/2017
A. CHUẨN KIẾN THỨC – KĨ NĂNG
I. KIẾN THỨC – KĨ NĂNG
1. Kiến thức 
Biết được : 
Vị trí, đặc điểm cấu hình electron lớp ngoài cùng, một số mạng tinh thể phổ biến, liên kết kim loại.
 2. Kỹ năng
- So sánh bản chất của liên kết kim loại với liên kết ion và cộng hoá trị.
- Quan sát mô hình cấu tạo mạng tinh thể kim loại, rút ra được nhận xét.
3. Trọng tâm: Đặc điểm cấu tạo nguyên tử kim loại và cấu tạo mạng tinh thể kim loại.
 4. Thái độ 
 Thông qua việc rèn luyện tư duy biện chứng trong việc xét mối quan hệ giữa cấu tạo và tính chất của chất, làm cho HS hứng thú học tập và yêu thích môn Hoá học hơn.
II. PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VÀ PHẨM CHẤT
1. Phát triển năng lực
* Các năng lực chung
1. Năng lực tự học
2. Năng lực hợp tác
3. Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề
4. Năng lực giao tiếp
* Các năng lực chuyên biệt
1. Năng lực sử dung ngôn ngữ 
2. Năng lực tính toán
3. Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống 
2. Phát triển phẩm chất
- Yêu gia đình, yêu quê hương đất nước
- Tự lập, tự tin, tự chủ
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: 
 - Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học.
 - Bảng phụ vẽ sơ đồ cấu tạo nguyên tử (có ghi bán kính nguyên tử) của các nguyên tố thuộc chu kì 2.
 - Tranh vẽ 3 kiểu mạng tinh thể và mô hình tinh thể kim loại (mạng tinh thể lục phương, lập phương tâm diện, lập phương tâm khối).
 2. Học sinh: Đọc bài trước khi đến lớp
C. PHƯƠNG PHÁP
	Kết hợp khéo léo giữa đàm thoại, nêu vấn đề và hoạt động nhóm 
D. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1. Hoạt động khởi động
1.1. Ổn định tổ chức: 
Lớp
12A3
12A4
12A7
12A8
12A9
Vắng
1.2. Kiểm tra bài cũ: 
	Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố 11Na, 20Ca, 13Al. Xác định số electron ở lớp ngoài cùng và cho biết đó là nguyên tố kim loại hay phi kim ?
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
Hoạt động của Giáo viên 
Hoạt động của Học sinh - PTNL
Nội dung ghi bảng
GV chia lớp thành 4 nhóm 
+ Nhóm 1, 2: Tìm hiểu vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn và cấu tạo của nguyên tử kim loại 
- Dùng bảng tuần hoàn và yêu cầu HS xác định vị trí của các nguyên tố kim loại trong bảng tuần hoàn.
- Viết cấu hình electron nguyên tử của các kim loại Na, Mg, Al, Ca, Fe. Xác định số e lớp ngoài cùng
- Nhận xét về bán kính nguyên tử và điện tích hạt nhan của kim loại so với phi kim cùng chu kì
+ Nhóm 3,4: Tìm hiểu cấu tạo tinh thể kim loại và liên kết trong kim loại
- Trạng thái của kim loại
- Cấu tạo tinh thể như thế nào?
- Liên kết kim loại là gì? So sánh lien kết kim loại với LK cộng hóa trị và lien kết ion
.Gv tổ chức cho các nhóm thảo luận, trình bày, nhận xét
GV chốt lại kiến thức chính của bài.
GV: dùng mô hình thông báo 3 kiểu mạng tinh thể của kim loại để HS tham khảo vì đây là ND giảm tải:
a) Mạng tinh thể lục phương 
 - Các nguyên tử, ion kim loại nằm trên các đỉnh và tâm các mặt của hình lục giác đứng và ba nguyên tử, ion nằm phía trong của hình lục giác.
 - Trong tinh thể, thể tích của các nguyên tử và ion kim loại chiếm 74%, còn lại 26% là không gian trống.
Ví dụ: Be, Mg, Zn.
b) Mạng tinh thể lập phương tâm diện 
 - Các nguyên tử, ion kim loại nằm trên các đỉnh và tâm các mặt của hình lập phương.
 - Trong tinh thể, thể tích của các nguyên tử và ion kim loại chiếm 74%, còn lại 26% là không gian trống.
Ví dụ: Cu, Ag, Au, Al,
c) Mạng tinh thể lập phương tâm khối
 - Các nguyên tử,ion kim loại nằm trên các đỉnh và tâm của hình lập phương.
 - Trong tinh thể, thể tích của các nguyên tử và ion kim loại chiếm 68%, còn lại 32% là không gian trống.
Ví dụ: Li, Na, K, V, Mo,
- GV: thông báo về liên kết kim loại và yêu cầu HS so sánh liên kết kim loại với liên kết cộng hoá trị và liên kết ion.
- Hs thảo luận nhóm.
- HS trình bày
- HS các nhóm nhận xét bổ sung
HS: Về nhà nghiên cứu thêm
Phát triển năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực giải quyết vấn đề.
I – VỊ TRÍ CỦA KIM LOẠI TRONG BẢNG TUẦN HOÀN
 - Nhóm IA (trừ H), nhóm IIA (trừ B) và một phần của các nhóm IVA, VA, VIA.
 - Các nhóm B (từ IB đến VIIIB).
 - Họ lantan và actini.
II – CẤU TẠO CỦA KIM LOẠI
1. Cấu tạo nguyên tử 
 - Nguyên tử của hầu hết các nguyên tố kim loại đều có ít electron ở lớp ngoài cùng (1, 2 hoặc 3e).
Thí dụ: 
Na: [Ne]3s1 Mg: [Ne]3s2 Al: [Ne]3s23p1
 - Trong chu kì, nguyên tử của nguyên tố kim loại có bán kính nguyên tử lớn hơn và điện tích hạt nhân nhỏ hơn so với các nguyên tử của nguyên tố phi kim.
Thí dụ:
11Na
12Mg
13Al
14Si
15P
16S
17Cl
0,157
0,136
0,125
0,117
0,110
0,104
0,099
2. Cấu tạo tinh thể
 - Ở nhiệt độ thường, trừ Hg ở thể lỏng, còn các kim loại khác ở thể rắn và có cấu tạo tinh thể.
 - Trong tinh thể kim loại, nguyên tử và ion kim loại nằm ở những nút của mạng tinh thể. Các electron hoá trị liên kết yếu với hạt nhân nên dễ tách khỏi nguyên tử và chuyển động tự do trong mạng tinh thể.
a) Mạng tinh thể lục phương 
(Giảm tải)
b) Mạng tinh thể lập phương tâm diện 
 (Giảm tải)
c) Mạng tinh thể lập phương tâm khối
 (Giảm tải)
3. Liên kết kim loại 
Liên kết kim loại là liên kết được hình thành giữa các nguyên tử và ion kim loại trong mạng tinh thể do có sự tham gia của các electron tự do.
3. Hoạt động luyện tập 
Câu 1: Trong bảng hệ thống tuần hoàn, phân nhóm chính của phân nhóm nào sau đây chỉ gồm toàn kim loại:
A. Nhóm I ( trừ hidro ), II và III                            B. Nhóm I ( trừ hidro )
C. Nhóm I ( trừ hidro ) Và II                                 D. Nhóm I ( trừ hidro ), II, III và IV.
Câu 2: Cho Na (Z=11). Cấu hình electron của nguyên tử Na là:
A. 1s22s22p63s33p5.        B. 1s22s22p63s1.              C. 1s22s32p6.                   D. 1s22s22p53s3
Câu 3: Fe có Z =26. Cấu hình electron của ion Fe2+ là:
A. 1s22s22p63s23p63d44s2.          B. 1s22s22p63s23p63d6. 
C. 1s22s22p63s23p63d54s1.          D. Kết quả khác.
Câu 4: Cho cấu hình electron: 1s22s22p63s23p6. Dãy gồm các nguyên tử và ion có cấu hình electron trên là:
A. Ca2+, Cl, Ar.	 B. Ca2+, F, Ar. C. K+, Cl, Ar. D. K+, Cl-, Ar.
Câu 5: Trong các phát biểu sau, phát biểu đúng là:
A. Bản chất của liên kết kim loại là lực hút tĩnh điện.
B. Một chất oxi hoá gặp một chất khử nhất thiết phải xảy ra phản ứng hoá học.
C. Với một kim loại, chỉ có thể có một cặp oxi hoá – khử tương ứng.
D. Đã là kim loại phải có nhiệt độ nóng chảy cao.
Câu 6: Liên kết kim loại là
	A. liên kết sinh ra bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion dương và các electron tự do.
	B. liên kết sinh ra bởi lực hút tĩnh điện giữa ion dương và các ion âm.
	C. liên kết giữa các nguyên tử bằng các cặp electron dùng chung.
	D. liên kết sinh ra bởi lực hút tĩnh điện giữa nguyên tử H tích điện dương và nguyên tử O tích điện âm.
Câu 7: Trong mạng tinh thể kim loại có
A. các nguyên tử kim loại. 	
B. các electron tự do.
C. các ion dương kim loại và các electron tự do.	
D. ion âm phi kim và ion dương kim loại.
Câu 8: Các ion Ca2+, Cl-, K+, P3-, S2- đều có chung cấu hình electron là:
A. 1s22s22p63s23p64s2	B. 1s22s22p63s23p5
C. 1s22s22p63s2	D. 1s22s22p63s23p6
Câu 9: Cation M3+ của kim loại M có cấu hình electron là 1s22s22p63s23p63d5. M là kim loại:
A. Al	B. Fe	C. Cr	D. Mn
Câu 10: Trong số các kim loại Na, Ba, K, Li. Kim loại dễ nhường electron nhất là:
A. Li	B. Ba	C. K	D. Na
Câu 11: Cấu hình electron của nguyên tố Cr (Z=24) là cấu hình nào trong các cấu hình sau:
A. 1s22s22p63s23p63d54s1	B. 1s22s22p63s23p64s13d5	
C. 1s22s22p63s23d63d54s1	D. 1s22s22p63s23p63d44s2	 
Câu 12: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, nguyên tố X ở nhóm IIA, nguyên tố Y ở nhóm VA. Công thức của hợp chất tạo thành từ 2 nguyên tố trên có dạng là 
A. X2Y3. 	B. X2Y5. 	C. X5Y2. 	D. X3Y2.
Câu 13: Cấu hình electron của ion X+2 là 1s22s22p63s23d63d6. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, nguyên tố X thuộc 
A. chu kì 4, nhóm VIIIB. 	B. chu kì 4, nhóm VIIIA. 
C. chu kì 3, nhóm VIB. 	D. chu kì 4, nhóm IIA.
Câu 14: Cho các nguyên tố: K (Z = 19), N (Z = 7), Si (Z = 14), Mg (Z = 12). Dãy gồm các nguyên tố được sắp xếp theo chiều giảm dần bán kính nguyên tử từ trái sang phải là: 
A. K, Mg, N, Si. 	B. N, Si, Mg, K. 	C. K, Mg, Si, N. 	D. Mg, K, Si, N.
4.Hoạt động vận dụng, và mở rộng
Nguy hiểm khi hít phải thủy ngân từ cặp nhiệt độ vỡ
Cặp nhiệt độ thủy ngân là vật dụng y tế có mặt ở hầu hết các gia đình có trẻ nhỏ. Thế nhưng sự nguy hiểm của nó thì ít ai biết đến.
Hiểm họa trong nhà
Khoa cấp cứu (Bệnh viện Nhi Trung ương) và Khoa Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai- Hà Nội) là nơi cấp cứu những trường hợp bệnh nhân bị ngộ độc thủy ngân do cặp nhiệt độ vỡ, trong đó trẻ em chiếm số đông. Có những trường hợp trẻ nuốt toàn bộ thủy ngân vào bụng vì nghịch cắn cặp nhiệt độ. Cũng có trường hợp trẻ uống phải sữa lẫn thủy ngân do bố mẹ chủ quan khi đo nhiệt độ nước pha sữa cho bé. Khi cặp nhiệt độ vỡ mà không biết hoặc biết nhưng thu dọn không đúng cách thì nó sẽ trở thành hiểm họa cho cả gia đình. Khi cặp nhiệt độ bị vỡ, thủy ngân trong nhiệt kế sẽ trào ra, hình thành rất nhiều hạt Mercury phân li lăn tròn trên mặt đất. Những "hạt trân châu" rất đẹp này phải nhanh chóng xử lí ngay nếu không nó sẽ "hòa tan" trong không khí, biến thành hơi Mercury rất độc hại và dễ xâm nhập vào cơ thể con người bằng con đường hô hấp, kể cả thấm qua da theo các tuyến thể, chân lông.
Nếu hít phải thủy ngân có thể gây bệnh phổi nặng cấp tính, khiến nạn nhân bị ho, khó thở, đau tức ngực và có cảm giác đau rát ở phổi. Ngoài ra, nó gây mất trí nhớ, viêm miệng, lơ mơ, co giật, nôn ói và viêm ruột. Trong một số trường hợp, có thể gây ra ngộ độc cấp tính, suy hô hấp, thậm chí tử vong nếu tiếp xúc lượng thủy ngân nhiều. Thủy ngân là một loại hóa chất rất độc, khi đã vào trong cơ thể người, chúng có thể dễ dàng liên kết với các chất béo trong máu và mô gây độc cho các cơ quan nội tạng và hệ thần kinh. Nếu phụ nữ mang thai hít phải thủy ngân phát tán trong không khí, chúng có thể xuyên qua cuống nhau để lọt vào tử cung, gây hại cho cả thai nhi.
Kiểm tra, ngày tháng năm

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 13 -hóa 12.doc