Giáo án Hóa học 12 - Tuần 26

Tiết 47. NHÔM VÀ HỢP CHẤT CỦA NHÔM (TIẾT 2)

A. CHUẨN KIẾN THỨC – KĨ NĂNG

I. KIẾN THỨC – KĨ NĂNG

1. Kiến thức

- Trình bày được những ứng dụng quan trọng của nhôm

- Nêu được nguyên tắc và sản xuất nhôm bằng phương pháp điện phân oxit nóng chảy

- Hiểu được quá trình điện phân nhôm oxit nóng chảy

2. Kĩ năng

- Viết được các phản ứng xảy ra trên bề mặt các điện cực, pt điện phân khi điện phân nhôm oxit nóng chảy

 Tính % khối lượng nhôm trong hỗn hợp kim loại đem phản ứng.

 Tính khối lượng boxit để sản xuất lượng nhôm xác định theo hiệu suất phản ứng;

3. Thái độ

 Sử dụng và bảo quản hợp lý các đồ dùng bằng nhôm.

- Tích cực và hứng thú với môn học

 

doc 8 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 1180Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học 12 - Tuần 26", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26: Từ ngày 13/02 - 18/02/2017
Ngày soạn: 9/02/2017
Tiết 47. NHÔM VÀ HỢP CHẤT CỦA NHÔM (TIẾT 2)
A. CHUẨN KIẾN THỨC – KĨ NĂNG
I. KIẾN THỨC – KĨ NĂNG
1. Kiến thức
- Trình bày được những ứng dụng quan trọng của nhôm
- Nêu được nguyên tắc và sản xuất nhôm bằng phương pháp điện phân oxit nóng chảy
- Hiểu được quá trình điện phân nhôm oxit nóng chảy
2. Kĩ năng
- Viết được các phản ứng xảy ra trên bề mặt các điện cực, pt điện phân khi điện phân nhôm oxit nóng chảy
- Tính % khối lượng nhôm trong hỗn hợp kim loại đem phản ứng.
- Tính khối lượng boxit để sản xuất lượng nhôm xác định theo hiệu suất phản ứng; 
3. Thái độ
- Sử dụng và bảo quản hợp lý các đồ dùng bằng nhôm.
- Tích cực và hứng thú với môn học
II. PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
* Năng lực:
1. Năng lực hợp tác
2. Năng lực giao tiếp
3. Năng lực sử dung ngôn ngữ 
4. Năng lực giải quyết vấn đề thông qua hóa học 
5. Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống 
* Phẩm chất: Yêu gia đình, quê hương đất nước; Nhân ái khoan dung; Trung thực, tự trọng, chí công, vô tư; Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại; Nghĩa vụ công dân.
B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Một số hình ảnh: quặng boxit, sơ đồ thùng điện phân Al2O3 nóng chảy.
2. Học sinh: chuẩn bị bài trước.
C.PHƯƠNG PHÁP – KĨ THUẬT DẠY HỌC
- dạy học theo nhóm kết hợp với đàm thoại
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Hoạt động khởi động
1.1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục...
Lớp
12A1
12A2
12A4
12A6
12A7
12A9
Vắng
1.2.Kiểm tra bài cũ: 
Tổ chức cho HS tham gia vào trò chơi mở mảnh ghép: mỗi mảnh ghép là một câu hỏi kiểm tra bài cũ về nhôm, mở hết mảnh ghép là toàn bộ hình ảnh về quặng boxit → Vào bài
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS – PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
NỘI DUNG KIẾN THỨC
GV chia lớp thành 4 nhóm hoàn thành các nhiệm vụ sau:
NV1: Tìm hiểu ứng dụng và trạng thái tự nhiên
- Nêu những ứng dụng của nhôm? Cho biết những ứng dụng đó dựa trên tính chất vật lý nào của nhôm?
- Trong tự nhiên nhôm tồn tại ở dạng nào?Kể tên các hợp chất của nhôm có trong tự nhiên
NV 2: Tìm hiểu về sản xuất nhôm
- Trong công nghiệp Al được sản xuất theo phương pháp nào?
- Nguyên liệu được sử dụng để sản xuất Al là gì ? Nước ta có sẵn nguồn nguyên liệu đó hay không
- Vai trò của criolit?
- Quá trình điện phân Al2O3? 
GV cho các nhóm thảo luận và sau đó gọi HS bất kì trong nhóm lên trình bày nội dung của nhóm
GV đặt câu hỏi cho mỗi nnóm, nhận xét và chốt lại kiến thức
HS thảo luận theo nhóm nôi dung được giao, sau đó tổng hợp lại các ý kiến chung
HS lên trình bày theo yêu cầu của GV
HS thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi của 
Phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác, năng lực sử dung ngôn ngữ hóa học, giải quyết vấn đề.
IV. ỨNG DỤNG VÀ TRẠNG THÁI THIÊN NHIÊN
1. Ứng dụng
 - Dùng làm vật liệu chế tạo ô tô, máy bay, tên lửa, tàu vũ trụ.
 - Dùng trong xây dựng nhà cửa, trang trí nội thất.
 - Dùng làm dây dẫn điện, dùng làm dụng cụ nhà bếp.
- Hỗn hợp tecmit (Al + FexOy) để thực hiện phản ứng nhiệt nhôm dùng hàn đường ray.
2.Trạng thái tự nhiên:
Trong tự nhiên Al chỉ tồn tại dạng hợp chất như:
 + Đất sét : Al2O3.2SiO2.2H2O 
 + Mica : K2O.Al2O3.6SiO2.2H2O
 + Quặng boxit : Al2O3 . nH2O 
 + Criolit : 3NaF.AlF3
V. SẢN XUẤT NHÔM
Trong công nghiệp, nhôm được sản xuất bằng phương pháp điện phân Al2O3 nóng chảy. 
1. Nguyên liệu: Quặng boxit Al2O3.2H2O có lẫn tạp chất là Fe2O3 và SiO2. Loại bỏ tạp chất bằng phương pháp hoá học Al2O3 gần như nguyên chất.
2. Điện phân nhôm oxit nóng chảy 
v Chuẩn bị chất điện li nóng chảy: Hoà tan Al2O3 trong criolit nóng chảy nhằm hạ nhiệt độ nóng chảy của hỗn hợp xuống 9000 C và dẫn điện tốt, khối lượng riêng nhỏ.
v Quá trình điện phân 
Al2O3 2Al3+ + 3O2-
P Khí oxi ở nhiệt độ cao đã đốt cháy cực dương là cacbon, sinh ra hỗn hợp khí CO và CO2. Do vậy trong quá trình điện phân phải hạ thấp dần dần cực dương.
3. Hoạt động luyện tập và vận dụng
Câu 1. Độ dẫn điện của nhôm bằng 
A. 1/3 so với độ dẫn điện của đồng.	 B. 2/3 so với độ dẫn điện của đồng.
C. 3/3 so với độ dẫn điện của đồng.	 D. 4/3 so với độ dẫn điện của đồng.
Câu 2. Cấu hình electron ngoài cùng của Al và Al3+ tương ứng lần lượt là:
A. 3s2 3p1 ; 3s2 3p4.	B. 2s2 2p6 , 3s2 3p1 .	C. 3s2 3p1 ; 3s2 . D. 3s2 3p1 ; 2s2 2p6 .
Câu 3. Nhôm có thể phản ứng được với tất cả các chất nào sau đây?
A. dd HCl, dd H2SO4 đặc nguội, dd NaOH.	B. dd H2SO4loãng, dd AgNO3, dd Ba(OH)2.
C. dd Mg(NO3)2, dd CuSO4, dd KOH.	D. dd ZnSO4, dd NaAlO2, dd NH3
Câu 4. Vai trò của criolit (Na3AlF6) trong sản xuất nhôm bằng phương pháp điện phân Al2O3 là
	1. Tạo hỗn hợp có nhiệt độ nóng chảy thấp	2. Làm tăng độ dẫn điện
	3. Tạo lớp chất điện li rắn che đậy cho nhôm nóng chảy khỏi bị oxi hóa
	A. 1, 2	B. 1, 3	C. 2, 3	D. 1, 2, 3
Câu 5. Cho phản ứng hoá học : 
 Al + HNO3 → Al(NO3)3 + NO + H2O
Số phân tử HNO3 bị Al khử và số phân tử HNO3 tạo muối nitrat trong phản ứng là :
A. 1 và 3.	B. 3 và 2.	C. 4 và 3. D. 3 và 4
Câu 5. Trong thương mại, để chuyên chở axit nitric đặc hoặc axit sunfuric đặc, người ta có thể dùng các thùng bằng 
A. thuỷ tinh. 	B. thuỷ tinh hữu cơ. 	C. Nhôm.	D. Chì.
Câu 6. Chỉ ra đâu là phản ứng nhiệt nhôm :
A. 4Al + 3O2 2Al2O3	B. Al + 4HNO3 Al(NO3)3 + NO + 2H2O
C. 2Al + 2NaOH + 2H2O 2NaAlO2 + 3H2 D. 2Al + Fe2O3 2Fe + Al2O3
Câu 7. Khi hoà tan một vật bằng nhôm vào dung dịch NaOH, phản ứng đầu tiên xảy ra sẽ là :
A. 2Al + 6H2O 2Al(OH)3 + 3H2 B. 2Al + 2NaOH + 2H2O 2NaAlO2 + 3H2
C. Al2O3 + 2NaOH 2NaAlO2 + H2O D. Al(OH)3 + NaOH NaAlO2 + 2H2O
Câu 8. Khi cho nhôm vào nước thì
A. Lúc đầu Al có phản ứng với nước sau đó dừng lại, nên coi như nhôm không có phản ứng với nước
B. Nhôm có lớp Al2O3 bảo vệ, làm sạch lớp oxit này thì nhôm có tác dụng với nước tạo ra Al(OH)3 bảo vệ nên phản ứng dừng lại 
C. Nhôm phản ứng với nước tạo ra Al2O3 nên phản ứng dừng lại
D. Nhôm phản ứng với nước tạo thành Al(OH)3
Câu 9. Chọn câu sai trong các câu sau đây:
A. Al không tác dụng với nước vì có lớp Al2O3 bảo vệ	
B. Al là kim loại có tính dẫn điện, dẫn nhiệt và có ánh kim
C. Dùng giấy nhôm để gói kẹo vì nhôm dẻo và không độc hại cho con người
D. Al(OH)3 là bazo lưỡng tính
Câu 10. Có 3 chất rắn : Mg , Al , Al2O3 đựng trong 3 lọ riêng biệt. Thuốc thử duy nhất có thể dùng để nhận biết mỗi chất là chất nào sau đây :
A. HCl đặc . 	 B. H2SO4 đặc nguội. C. Dung dịch NaOH. D. dung dịch ammoniac.
Câu 11. Hòa tan 7,8g hỗn hợp Al và Mg bằng dung dịch HCl dư. Sau phản ứng khối lượng dung dịch tăng lên 7g. Khối lượng Al và khối lượng Mg trong hỗn hợp đầu là :
 	A. 2,7 và 1,2. 	B. 5,4 và 2.4.	C. 2,7 và 2,4 	D. 2,7 và 4,8 
Câu 12. Cho 5,75 g hỗn hợp Mg, Al và Cu tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, dư, thu được 1,12 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm NO và N2O (đktc). Tỉ khối của X đối với khí H2 là 20,6. Khối lượng muối nitrat sinh ra trong dung dịch là :
	A. 27,45g.	B. 13,13g.	C. 58,91g.	D. 17,45g.
Câu 13. Hoà tan hoàn toàn 8,862 gam hỗn hợp gồm Al và Mg vào dung dịch HNO3 loãng, thu được dung dịch X và 3,136 lít (ở đktc) hỗn hợp Y gồm hai khí không màu, trong đó có một khí hoá nâu trong không khí. Khối lượng của Y là 5,18 gam. Cho dung dịch NaOH (dư) vào X và đun nóng, không có khí mùi khai thoát ra. Phần trăm khối lượng của Al trong hỗn hợp ban đầu là 
A. 12,80% 	B. 19,53% 	C. 15,25% 	D. 10,52%
4. Hoạt động mở rộng
Câu 14. Cho m1 gam Al vào 100 ml dung dịch gồm Cu(NO3)2 0,3M và AgNO3 0,3M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được m2 gam chất rắn X. Nếu cho m2 gam X tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thì thu được 0,336 lít khí (ở đktc). Giá trị của m1 và m2 lần lượt là: 
 A. 8,10 và 5,43. 	B. 1,08 và 5,43. 	C. 0,54 và 5,16. 	D. 1,08 và 5,16.
Câu 15. Cho hỗn hợp bột gồm 2,7 gam Al và 5,6 gam Fe vào 550 ml dung dịch AgNO3 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là: 
 A. 32,4. 	B. 64,8. 	C. 59,4. 	D. 54,0.
Câu 16 (ĐH 2011-Khối A). Chia hỗn hợp X gồm K, Al và Fe thành hai phần bằng nhau. 
- Cho phần 1 vào dung dịch KOH (dư) thu được 0,784 lít khí H2 (đktc). 
- Cho phần 2 vào một lượng dư H2O, thu được 0,448 lít khí H2 (đktc) và m gam hỗn hợp kim loại Y. Hoà tan hoàn toàn Y vào dung dịch HCl (dư) thu được 0,56 lít khí H2 (đktc). Khối lượng (tính theo gam) của K, Al, Fe trong mỗi phần hỗn hợp X lần lượt là: 
A. 0,39; 0,54; 1,40. 	B. 0,78; 1,08; 0,56. 	C. 0,39; 0,54; 0,56. 	D. 0,78; 0,54; 1,12.
Câu 17. Cho hỗn hợp kim loại gồm Ba và Al theo tỉ lệ mol tương ứng là 1:3 hòa tan vào một lượng nước dư. Sau phản ứng thu được 2,7 gam chất rắn không tan và V lít khí H2 (ở đktc). Giá trị của V là:
	A. 2,24 lít	B. 4,48 lít	C. 6,72 lít	D. 8,96 lít
Câu 18. Hòa tan 21,6 gam Al trong 400 mL dung dịch hỗn hợp gồm NaNO3 1M và NaOH 1,25 M (đun nóng). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được V lít khí (ở đktc). Giá trị của V là?
	A. 10,752 lít	B. 5,376 lít	C. 6,72 lít	D. 8,96 lít
Tiết 48. NHÔM VÀ HỢP CHẤT CỦA NHÔM (TIẾT 3)
A. CHUẨN KIẾN THỨC – KĨ NĂNG
I. KIẾN THỨC – KĨ NĂNG
1. Kiến thức
Nêu được:
- Tính chất vật lí và ứng dụng của một số hợp chất: Al2O3, Al(OH)3 , muối nhôm.
- Tính chất lưỡng tính của Al2O3, Al(OH)3 : vừa tác dụng với axit mạnh, vừa tác dụng với bazơ mạnh; 
- Cách nhận biết ion nhôm trong dung dịch. 
2. Kĩ năng
- Quan sát mẫu vật, thí nghiệm, rút ra kết luận về tính chất hóa học và nhận biết ion nhôm 
- Viết các PTHH minh hoạ tính chất hoá học của nhôm.
- Dự đoán, kiểm tra bằng thí nghiệm và kết luận được tính chất hóa học của nhôm, nhận biết ion nhôm 
- Viết các PTHH phân tử và ion rút gọn (nếu có) minh hoạ tính chất hoá học của hợp chất nhôm.
3. Thái độ: Tích cực và hứng thú yêu thích học hóa học
II. PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
* Năng lực:
1. Năng lực hợp tác
2. Năng lực giao tiếp
3. Năng lực sử dung ngôn ngữ 
4. Năng lực thực hành hóa học
5. Năng lực giải quyết vấn đề thông qua hóa học 
6. Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống 
* Phẩm chất: Yêu gia đình, quê hương đất nước; Nhân ái khoan dung; Trung thực, tự trọng, chí công, vô tư; Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại; Nghĩa vụ công dân.
B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Chuẩn bị dụng cụ, hóa chất để tiến hành thí nghiệm
+ Hóa chất: dd Al2(SO4)3, dd NH3, HCl, NaOH
+ Dụng cụ: Ống nghiệm, kẹp ống nghiệm, giá ống nghiệm, đèn cồn.... 
2. Học sinh: chuẩn bị bài trước.
C.PHƯƠNG PHÁP – KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề và giải quyết vấn đề
- Thảo luận nhóm.
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Hoạt động khởi động
1.1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục...
Lớp
12A1
12A2
12A4
12A6
12A7
12A9
Vắng
1.2.Kiểm tra bài cũ: Không
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS – PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
NỘI DUNG KIẾN THỨC
GV chia lớp thành 4 nhóm hoàn thành các nhiệm vụ sau:
NV1: Tìm hiểu Nhôm oxit
- Nêu tính chất vật lý, ứng dụng của nhôm oxit?
- Trình bày tính chất hóa học? Viết các phương trình phản ứng minh họa?
NV 2: Tìm hiểu về Nhôm hiđroxit
- Tiến hành TN điều chế Nhôm hiđroxit từ dd muối nhôm và dd amoniac
→ tính chất vật lý của Nhôm hiđroxit?
- Tiến hành TN cho Al(OH)3 tác dụng với dd HCl và dung dịch NaOH
→ kết luận về tính chất hoá học của Nhôm hiđroxit?
NV 3: Tìm hiểu về nhôm sunfat, cách nhận biết ion Al3+ trong dd
- Nêu các ứng dụng của nhôm sufat?
- Trên sơ sở tính chất của một số hợp chất của nhôm, theo em để chứng minh sự có mặt của ion Al3+ trong một dung dịch nào đó thì ta có thể làm như thế nào ?
GV cho các nhóm thảo luận và sau đó gọi HS bất kì trong nhóm lên trình bày nội dung của nhóm
GV đặt câu hỏi cho mỗi nnóm, nhận xét và chốt lại kiến thức
HS thảo luận theo nhóm nôi dung được giao, sau đó tổng hợp lại các ý kiến chung
HS lên trình bày theo yêu cầu của GV
HS thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi của 
Phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác, năng lực sử dung ngôn ngữ hóa học, giải quyết vấn đề, năng lực thực hành hóa học
B. MỘT SỐ HỢP CHẤT QUAN TRỌNG CỦA NHÔM
I – NHÔM OXIT
1. Tính chất
v Tính chất vật lí: Chất rắn, màu trắng, không tan trong nước và không tác dụng với nước, tnc > 20500C.
v Tính chất hoá học: Là oxit lưỡng tính.
 * Tác dụng với dung dịch axit
Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O
Al2O3 + 6H+ → 2Al3+ + 3H2O
 * Tác dụng với dung dịch kiềm
Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O
 natri aluminat
Al2O3 + 2OH- → 2AlO2- + H2O
2. Ứng dụng: Nhôm oxit tồn tại dưới dạng ngậm nước và dạng khan.
v Dạng ngậm nước là thành phần của yếu của quặng boxit (Al2O3.2H2O) dung để sản xuất nhôm.
v Dạng oxit khan, có cấu tạo tinh thể đá quý, hay gặp là:
 - Corinđon: Dạng tinh thể trong suốt, không màu, rất rắn, được dùng để chế tạo đá mài, giấy nhám,...
 - Trong tinh thể Al2O3, nếu một số ion Al3+ được thay bằng ion Cr3+ ta có hồng ngọc dùng làm đồ trang sức, chân kính đồng hồ, dùng trong kĩ thuật laze.
 - Tinh thể Al2O3 có lẫn tạp chất Fe2+, Fe3+ và Ti4+ ta có saphia dùng làm đồ trang sức.
 - Bột nhôm oxit dùng trong công nghiệp sản xuất chất xúc tác cho tổng hợp hữu cơ.
II. NHÔM HIĐROXIT
v Tính chất vật lí: Chất rắn, màu trắng, kết tủa ở dạng keo.
v Tính chất hoá học: Là hiđroxit lưỡng tính.
* Tác dụng với dung dịch axit
Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2O
Al(OH)3 + 3H+ → Al3+ + 3H2O
 * Tác dụng với dung dịch kiềm
Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O
 natri aluminat
Al(OH)3 + OH- → AlO2- + 2H2O 
III – NHÔM SUNFAT
 - Muối nhôm sunfat khan tan trong nước và làm dung dịch nóng lên do bị hiđrat hoá.
 - Phèn chua: K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O hay KAl(SO4)2.12H2O được dùng trong ngành thuộc da, công nghiệp giấy, chất cầm màu trong công nghiệp nhuộm vải, chất làm trong nước,...
- Phèn nhôm: M2SO4.Al2(SO4)3.24H2O (M+ là Na+; Li+, NH4+)
IV – CÁCH NHẬN BIẾT ION Al3+ TRONG DUNG DỊCH 
Cho từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch thí nghiệm, nếu thấy kết tủa keo xuất hiện rồi tan trong NaOH dư chứng tỏ có ion Al3+.
Al3+ + 3OH- → Al(OH)3¯
Al(OH)3 + OH- (dư) → AlO2- + 2H2O
3. Hoạt động luyện tập và vận dụng
Câu 1: Chọn phát biểu không đúng?
A. Nhôm oxit và nhôm hiđroxit là những chất lưỡng tính
B. Hợp chất K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O được gọi là phèn chua
C. Các hợp chất của nhôm đều có tính chất lưỡng tính
D. Nhôm có thể khử các oxit kim loại yếu hơn ở nhiệt độ cao
Câu 2: Nhôm hiđroxit không bị hòa tan trong dung dịch nào sau đây?
A. dung dịch HCl	B. dung dịch NaOH	C. dung dịch NaHSO4	 D. dung dịch NH3
Câu 3: Thí nghiệm nào sau đây khi kết thúc thu được kết tủa?
A. Thêm từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch chứa AlCl3
B. Sục từ từ đến dư khí NH3 vào dung dịch chứa Al(NO3)3
C. Sục từ từ đến dư khí CO2 vào dung dịch chứa Ba(OH)2
D. Thêm từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch chứa NaAlO2
Câu 4: Dung dịch X chứa: Cu2+, Fe2+, Al3+, NO3-, Cl-. Thêm từ từ đến dư dung dịch NaOH vào X, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được kết tủa Y và dung dịch Z. Lọc tách Y rồi đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn G. Thành phần của G gôm?
A. Al2O3, Fe2O3, CuO	 B. CuO, FeO	C. Fe2O3, CuO	 D. Cu, Fe2O3
Câu 5: Cho sơ đồ phản ứng sau: . X và Y lần lượt là:
A. AlCl3 và Al(OH)3	B. AlCl3 và Al2(CO3)3	
C. AlCl3 và Al2O3	D AlCl3 và NaAlO2
Câu 6: Để nhận biết các dung dịch không màu: AlCl3, Al2(SO4)3, (NH4)2CO3, HCl. Chỉ cần dùng 1 thuốc thử là:
A. dd NaOH	B. dd Na2CO3	C. dd Ba(OH)2	D. dd BaCl2
Câu 7: Cho dung dịch Ba(OH)2 dư lần lượt vào các dung dịch sau: Al(NO3)3, Al2(SO4)3, (NH4)2SO4, NH4Cl, CuCl2, MgSO4. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Có bao nhiêu thí nghiệm tạo ra kết tủa?
A. 3	B. 4	C. 5	D. 6
Câu 8: Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3. Hiện tượng xảy ra là 
A. có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan. 	B. chỉ có kết tủa keo trắng. 
C. có kết tủa keo trắng và có khí bay lên. 	D. không có kết tủa, có khí bay lên.
Câu 9. (ĐH 2007-Khối B): Để thu được Al2O3 từ hỗn hợp Al2O3 và Fe2O3, người ta lần lượt: 
A. dùng khí H2 ở nhiệt độ cao, dung dịch NaOH (dư). 
B. dùng khí CO ở nhiệt độ cao, dung dịch HCl (dư). 
C. dùng dung dịch NaOH (dư), dung dịch HCl (dư), rồi nung nóng. 
D. dùng dung dịch NaOH (dư), khí CO2 (dư), rồi nung nóng.
Câu 10 (ĐH 2011-Khối B): Cho dãy các chất sau: Al, NaHCO3, (NH4)2CO3, NH4Cl, Al2O3, Zn, K2CO3, K2SO4. Có bao nhiêu chất trong dãy vừa tác dụng được với dung dịch HCl, vừa tác dụng được với dung dịch NaOH? 
A. 3. 	B. 5. 	C. 2. 	D. 4
Câu 11 (ĐH 2011-Khối A): Phèn chua được dùng trong ngành công nghiệp thuộc da, công nghiệp giấy, chất cầm màu trong ngành nhuộm vải, chất làm trong nước. Công thức hoá học của phèn chua là 
A. Na2SO4.Al2(SO4)3.24H2O. 	 B. K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O. 
C. (NH4)2SO4.Al2(SO4)3.24H2O. 	D. Li2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.
4. Hoạt động mở rộng
Câu 12 (ĐH 2010-Khối B). Cho 150 ml dung dịch KOH 1,2M tác dụng với 100 ml dung dịch AlCl3 nồng độ x mol/l, thu được dung dịch Y và 4,68 gam kết tủa. Loại bỏ kết tủa, thêm tiếp 175 ml dung dịch KOH 1,2M vào Y, thu được 2,34 gam kết tủa. Giá trị của x là 
A. 1,2. 	B. 0,8. 	C. 0,9. 	D. 1,0.
Câu 13. Hòa tan hoàn toàn m gam Al2(SO4)3 vào nước được dung dịch X. Nếu cho 500 ml dung dịch NaOH 2M vào X thì thu được 2a gam kết tủa. Mặt khác nếu cho 550 ml dung dịch NaOH 2M vào X thì thu được a gam kết tủa. Giá trị của m là: 
 A. 51,30. 	B. 59,85. 	C. 34,20. 	D. 68,4.
Kiểm tra, ngày tháng năm

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 26 - hoa 12.doc