Giáo án Hóa học 12 - Tuần 33

Tiết 62 - BÀI 42: LUYỆN TẬP

NHẬN BIẾT MỘT SỐ HỢP CHẤT VÔ CƠ (Tiết 1)

A. CHUẨN KIẾN THỨC – KĨ NĂNG

I. KIẾN THỨC – KĨ NĂNG

1. Kiến thức

Củng cố kiến thức nhận biết một số ion trong dung dịch và một số chất khí

2. Kĩ năng

Rèn luyện kĩ năng nhận biết các chất và làm thí nghiệm

3. Thái độ: Nghiêm túc và tích cực học tập

II. PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

* Năng lực:

1. Năng lực hợp tác

2. Năng lực giao tiếp

3. Năng lực sử dụng ngôn ngữ

4. Năng lực giải quyết vấn đề

B. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên

2. Học sinh: chuẩn bị bài trước.

 

doc 4 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 963Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học 12 - Tuần 33", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 33: Từ ngày 03/04 đến ngày 08/04/2017
Tiết 61. KIỂM TRA MỘT TIẾT- LẦN 4
CHƯƠNG 8. PHÂN BIỆT MỘT SỐ HỢP CHẤT VÔ CƠ
Tiết 62 - BÀI 42: LUYỆN TẬP
NHẬN BIẾT MỘT SỐ HỢP CHẤT VÔ CƠ (Tiết 1)
A. CHUẨN KIẾN THỨC – KĨ NĂNG
I. KIẾN THỨC – KĨ NĂNG 
1. Kiến thức 
Củng cố kiến thức nhận biết một số ion trong dung dịch và một số chất khí
2. Kĩ năng	
Rèn luyện kĩ năng nhận biết các chất và làm thí nghiệm
3. Thái độ: Nghiêm túc và tích cực học tập
II. PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
* Năng lực:
1. Năng lực hợp tác
2. Năng lực giao tiếp
3. Năng lực sử dụng ngôn ngữ 
4. Năng lực giải quyết vấn đề
B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
2. Học sinh: chuẩn bị bài trước.
C.PHƯƠNG PHÁP – KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Dạy học theo nhóm, HS tiến hành thí nghiệm dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Hoạt động khởi động
1.1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục...
Lớp
12A1
12A2
12A4
12A6
12A7
12A9
Vắng
1.2.Kiểm tra bài cũ: không
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
Hoạt động 1: Ôn tập lí thuyết về nhận biết
- Học sinh thực hiện dự án trước ở nhà điền vào bảng giáo viên cho sẵn chia thành 3 nhóm
- Các nhóm hoạt động báo các kết quả hoạt động và các nhóm nhận xét kết quả của nhau 
- Phát triển năng lực tự học, năng lực hợp tác, phát hiện và giải quyết vấn đề
a. Nhận biết các cation
Cation
Thuốc thử
Hiện tượng
Giải thích
Ba2+
H2SO4 loãng
¯ trắng không tan trong axit mạnh
Ba2+ + SO42- ®BaSO4
Fe2+
Kiềm hoặc NH3
¯ trắng hơi xanh, sau đó chuyển thành nâu đỏ khi để trong không khí
Fe2+ + 2OH- ® Fe(OH)2 trắng xanh
 4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O ® 4Fe(OH)3 
 nâu đỏ
Fe3+
Kiềm hoặc NH3
¯ nâu đỏ
Fe3+ + 3OH- ® Fe(OH)3 nâu đỏ
Al3+
Kiềm dư
¯ keo trắng, tan trong thuốc thử dư
Al3+ + 3OH- ® Al(OH)3¯ 
Al(OH)3 + OH- ® AlO2- + 2H2O
Cu2+
NH3 dư
¯ xanh, tan trong NH3 thành dung dịch xanh lam đậm.
Cu2+ + 2NH3 + 2H2O ® Cu(OH)2¯ + NH4+
Cu(OH)2 + 4NH3 ® [Cu(NH3)4]2+ + 2OH-
b. Nhận biết các anion
Anion
Thuốc thử
Hiện tượng
Giải thích
NO3-
Vụn Cu + H2SO4 loãng
Dungdịch màu xanh, khí thoát ra không màu hóa nâu trong KK
3Cu+8H++2NO3-3Cu2++2NO+4H2O
SO42-
BaCl2 (trong muôi trường axit loãng)
¯ trắng không tan trong axit mạnh
Ba2+ + SO42- ®BaSO4
CO32-
HCl ( dung dịch axit)
Sủi bọt khí không màu, không mùi
CO32- + 2H+ ® CO2­ + H2O 
Cl-
AgNO3
(môi trường axit loãng)
¯ trắng không tan trong axit mạnh
	Ag+ + Cl- ® AgCl¯
b. Nhận biết các chất khí
Chất khí
Phương pháp vật lí
Phương pháp hóa học
SO2
Khí không màu, mùi hắc
Làm đục nước vôi, làm mất màu nước Brôm hoặc dung dịch thuốc tím
CO2
Khí không màu, không mùi
Làm đục nước vôi, không làm mất màu nước Brôm 
NH3
Khí không màu, mùi khai
làm quỳ tím ẩm chuyển xanh; phenolphtalein chuyển hồng
H2S
Khí không màu mùi trứng thối
Làm đen giấy tẩm dungdịch chứa Cu2+, Pb2+.
Hoạt động 2: Luyện tập và vận dụng
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh, Phát triển năng lực
Nội dung
GV hướng dẫn HS làm bài tập sgk
HS hoàn thành bài tập
 Phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán
Bài tập 1 sgk: Hướng dẫn HS lập bảng nháp để xác định các chất:
NH4Cl
FeCl2
 AlCl3
 MgCl2
CuCl2
NaOH
mùi khai 
trắng hơi xanhnâu đỏ 
keo trắng sau đó tan ra
 trắng
xanh lam
HS viết 5PTHH từ đó chọn đáp án D
1. NH4Cl + NaOH NaCl + NH3 + H2O
2. FeCl2 + 2NaOH Fe(OH)2 + 2NaCl
4Fe(OH)2 + O2+2H2O 4Fe(OH)3
3. AlCl3 + 3NaOHAl(OH)3 + 3NaCl
Al(OH)3 + NaOHNa AlO2 + 2H2O
4. MgCl2 + 2NaOH Mg(OH)2 + 2NaCl
5. CuCl2 + 2NaOH Cu(OH)2 + 2NaCl
Bài tập 3 sgk. Hướng dẫn HS lập bảng nháp để xác định các chất:
	NaCl	Na2CO3	NaHSO4	CH3NH2
Quỳ tím	Không đổi màu	Xanh	đỏ	Xanh
Theo như câu hỏi của SGK: Đáp án B
Bài tập 5: 
(SO2, CO2, H2)(CO2, H2) H2 (đốt cháy và lấy sản phẩm cho đi qua CuSO4 khan)
3. Hoạt động mở rộng
Câu 1. Có 5 lọ mất nhãn đựng các dung dịch : NaNO3, CuCl2, FeCl2, AlCl3, NH4Cl. Để nhận biết các dung dịch trên có thể dùng dung dịch
	A. NaOH B. AgNO3	C. H2SO4	D. Na2CO3
Câu 2. Có các dung dịch : AlCl3, ZnSO4, FeSO4. Chỉ cần dùng thuốc thử nào sau đây có thể phân biệt được các dung dịch trên ?
	A. Quỳ tím	B. Dung dịch NH3
	C. Dung dịch NaOH	D. Dung dịch BaCl2
Câu 3. Cho các ion : Na+, K+, , Ba2+, Al3+, Ca2+. Số ion có thể nhận biết bằng cách thử màu ngọn lửa là 
	A. 2	B. 3	C. 4	D. 5
Câu 4. Để phân biệt các khí riêng biệt : NH3, CO2, H2S, O2 có thể dùng 
	A. nước và giấy quỳ tím.
	B. dung dịch Ca(OH)2 và giấy quỳ tím.
	C. giấy quỳ tím ẩm và tàn đóm cháy dở.
	D. giấy quỳ tím và giấy tẩm dung dịch Pb(NO3)2.
Câu 5. Có 4 dung dịch riêng biệt : AlCl3, KNO3, Na2CO3, NH4Cl. Để nhận biết các dung dịch trên có thể dùng dung dịch
	A. Ba(OH)2	B. qùi tím 	C. H2SO4	D. NH3
Câu 6. Để nhận biết các dung dịch axit : HCl, HNO3, H2SO4 và H3PO4 có thể dùng 
	A. bột Cu	B. dung dịch AgNO3
	C. bột Cu và dung dịch AgNO3	D. Cu và dung dịch CaCl2
Câu 7. Có các dung dịch NH4Cl, NaOH, NaCl, H2SO4, Na2SO4, Ba(OH)2. Chỉ dùng thêm quỳ tím thì số lượng dung dịch có thể phân biệt được là 
	A. 6.	B. 4.	C. 2.	D. 3.
Kiểm tra, ngày tháng năm

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 33- hoa 12.doc