Giáo án Hóa học 12 - Tuần 34

Tiết 63. LUYỆN TẬP

NHẬN BIẾT MỘT SỐ HỢP CHẤT VÔ CƠ (Tiết 2)

A. CHUẨN KIẾN THỨC – KĨ NĂNG

I. KIẾN THỨC – KĨ NĂNG

1. Kiến thức

Củng cố kiến thức nhận biết một số một số chất khí

2. Kĩ năng

Rèn luyện kĩ năng nhận biết các chất và làm thí nghiệm

3. Thái độ: Nghiêm túc và tích cực học tập

II. PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

1. Phát triển năng lực

* Các năng lực chung

1. Năng lực hợp tác

2. Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề

3. Năng lực giao tiếp

* Các năng lực chuyên biệt

1. Năng lực sử dụng ngôn ngữ

2. Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống

 

doc 7 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 1099Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học 12 - Tuần 34", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 33: Từ ngày 10/04 đến ngày 15/04/2017
Tiết 63. LUYỆN TẬP
NHẬN BIẾT MỘT SỐ HỢP CHẤT VÔ CƠ (Tiết 2)
A. CHUẨN KIẾN THỨC – KĨ NĂNG
I. KIẾN THỨC – KĨ NĂNG 
1. Kiến thức 
Củng cố kiến thức nhận biết một số một số chất khí
2. Kĩ năng	
Rèn luyện kĩ năng nhận biết các chất và làm thí nghiệm
3. Thái độ: Nghiêm túc và tích cực học tập
II. PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
1. Phát triển năng lực
* Các năng lực chung
1. Năng lực hợp tác
2. Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề
3. Năng lực giao tiếp
* Các năng lực chuyên biệt
1. Năng lực sử dụng ngôn ngữ 
2. Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống 
2. Phát triển phẩm chất
- Yêu gia đình, yêu quê hương đất nước
- Tự lập, tự tin, tự chủ
B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
2. Học sinh: chuẩn bị bài trước.
C.PHƯƠNG PHÁP – KĨ THUẬT DẠY HỌC
Thảo luận nhóm, luyện tập,
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Hoạt động khởi động
1.1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục...
Lớp
12A1
12A2
12A4
12A6
12A7
12A9
Vắng
1.2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong quá trinh luyện tập 
2. Hoạt động luyện tập và vận dụng
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS – PTNL 
NỘI DUNG
GV phát phiếu học tập 1 cho HS, chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm làm 1 câu nhận biết
Câu 1. Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các khí đựng trong các bình riêng biệt: SO2, CO2, CO 
Câu 2. Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các khí đựng trong các bình riêng biệt: H2S, CO2, CO, H2.
Câu 3. Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các khí đựng trong các bình riêng biệt: SO2, CO2, H2S, NH3.
Câu 4. Hỗn hợp khí X1 gồm CO, CO2, H2 và H2S. Hãy chứng minh trong hỗn hợp có từng khí đó.
GV tổ chức cho các nhóm thảo luận và thống nhất cách nhận biết, sau đó trình bày
GV nhận xét và chốt lại kiến thức về cách nhận biết từng khí
HS thảo luận theo nhóm, sau đó lên trình bày theo hướng dẫn của GV
Phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ hóa học, thực hành thí nghiệm.
Câu 1. Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các khí đựng trong các bình riêng biệt: SO2, CO2, CO 
HD:
- Dẫn từng khí qua dung dịch Br2 → nhận biết được khí SO2 làm nhạt màu dung dịch Br2
SO2 + Br2 + 2H2O → H2SO4 + 2HBr
- Hai khí còn lại dẫn qua ống nghiệm chứa dd Ca(OH)2 → nhận biết được khí CO2 làm đục nước vôi trong
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
- Khí còn lại là CO
Câu 2. Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các khí đựng trong các bình riêng biệt: H2S, CO2, CO, H2.
HD: 
- Chuẩn bị giấy lọc có tẩm dung dịch Pb(NO3)2 úp lên miệng ống nghiệm chứa mỗi khí → nhận biết được khí H2S làm đen giấy lọc
Pb(NO3)2 + H2S → PbS + 2HNO3
- Các khí còn lại dẫn qua dung dịch Ca(OH)2 → nhận biết được khí CO2 làm đục nước vôi trong
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
- Hai khí còn lại đốt trong oxi, sau đó cho sản phẩm thu được qua Ca(OH)2 → làm đục nước vôi trong → khí ban đâu là CO
2CO + O2 → 2CO2 
2H2 + O2 → 2H2O
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
- Khí còn lại là H2
Câu 3. Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các khí đựng trong các bình riêng biệt: SO2, CO2, H2S, NH3.
HD:
- Chuẩn bị giấy lọc có tẩm dung dịch Pb(NO3)2 úp lên miệng ống nghiệm chứa mỗi khí → nhận biết được khí H2S làm đen giấy lọc
Pb(NO3)2 + H2S → PbS + 2HNO3
- Các khí còn lại dẫn qua dung dịch Br2 → nhận biết được khí SO2 làm nhạt màu dung dịch Br2
SO2 + Br2 + 2H2O → H2SO4 + 2HBr
- Hai khí còn lại đốt trong oxi, sau đó cho sản phẩm thu được qua Ca(OH)2 → làm đục nước vôi trong → khí ban đâu là CO
2CO + O2 → 2CO2 
2H2 + O2 → 2H2O
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
- Khí còn lại là H2
Câu 4. Hỗn hợp khí X1 gồm CO, CO2, H2 và H2S. Hãy chứng minh trong hỗn hợp có từng khí đó.
HD:
- Dẫn hỗn hợp khí đi qua dung dịch Pb(NO3)2, thấy xuất hiện kết tủa đen chứng tỏ hỗn hợp có chứa khí H2S
- Khí thoát ra ngoài dẫn vào qua dung dịch Ca(OH)2 thấy vẩn đục → chứng tỏ hỗn hợp có chứa CO2
- Khí còn lại đốt trong không khí, sau đó làm lạnh thấy có nước ngưng tụ chứng tỏ hỗn hợp có chứa khí H2, sau đó cho khí còn lại sau đốt cháy qua dung dịch Ca(OH)2 thấy vẩn đục → Khí đó là CO2 , chứng tỏ hỗn hợp ban đầu có chứa CO
3. Hoạt động mở rộng
Câu 1. Dựa vào tính chất vật lý hãy phân biệt các khí chứa trong các bình mất nhãn:
a) Khí CO2, khí H2S, khí NH3.
b) Khí H2, Cl2, H2S	
c) Khí O2, Khí Cl2, khí N2.	
d) Khí NH3, O2, Cl2, CO2
Câu 2. 
Bằng phương pháp hóa học, chứng minh sự có mặt của mỗi khí trong hỗn hợp: H2S, CO2, CO, H2, SO3
Câu 3. Khí CO dùng làm chất đốt trong công nghiệp, có lẫn tạp chất khí CO2 và SO2. Làm thế nào có thể loại bỏ được các tạp chất ra khỏi CO bằng phương pháp rẻ tiền nhất? Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra.
Câu 4. Khí O2 có lẫn khí CO2, bằng phương pháp hóa học có thể tách riêng được khí O2 ra khỏi hỗn hợp.
Tiết 64. LUYỆN TẬP
NHẬN BIẾT MỘT SỐ HỢP CHẤT VÔ CƠ (Tiết 3)
A. CHUẨN KIẾN THỨC – KĨ NĂNG
I. KIẾN THỨC – KĨ NĂNG 
1. Kiến thức 
Củng cố kiến thức nhận biết một số ion trong dung dịch và một số chất khí
2. Kĩ năng	
Rèn luyện kĩ năng nhận biết các chất và làm thí nghiệm
3. Thái độ: Nghiêm túc và tích cực học tập
II. PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
1. Phát triển năng lực
* Các năng lực chung
1. Năng lực hợp tác
2. Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề
3. Năng lực giao tiếp
* Các năng lực chuyên biệt
1. Năng lực sử dụng ngôn ngữ 
2. Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống 
2. Phát triển phẩm chất
- Yêu gia đình, yêu quê hương đất nước
- Tự lập, tự tin, tự chủ
B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: hệ thống câu hỏi và phiếu học tập
2. Học sinh: chuẩn bị kiến thức về nhận biết một số chất khí
C.PHƯƠNG PHÁP – KĨ THUẬT DẠY HỌC
Thảo luận nhóm, luyện tập,
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Hoạt động khởi động
1.1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục...
Lớp
12A1
12A2
12A4
12A6
12A7
12A9
Vắng
1.2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong quá trinh luyện tập 
2. Hoạt động luyện tập và vận dụng
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS – PTNL 
NỘI DUNG
GV phát phiếu học tập 1 cho HS, chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm làm 1 câu nhận biết
Bài 1: Trình bày cách nhận biết các ion trong các dung dịch riêng rẽ sau: Ba2+, Fe3+, Cu2+.
Bài 2: Có 5 ống nghiệm không nhãn, mỗi ống nghiệm chứa một trong 5 dung dịch sau
NH4Cl, FeCl2, AlCl3, MgCl2, CuCl2. Chỉ dùng 1 thuốc thử hãy nhận biết các dung dịch trên?
Bài 3. Hãy phân biệt 2 dung dịch riêng rẽ sau(NH4)2S và (NH4)2SO4 bằng 1 thuốc thử
Bài 4. Có hỗn hợp khí gồm SO2, CO2, và H2
Hãy chứng minh trong hỗn hợp có từng khí đó. Viết phương trình hóa học của các phản ứng
GV phát phiếu học tập số 2 cho HS, yêu cầu HS làm việc cặp đôi.
Sau đó GV thu phiếu của một số HS bất kì chấm điểm
HS thảo luận theo nhóm, sau đó lên trình bày theo hướng dẫn của GV
HS thảo luận cặp đôi hoàn thành phiếu học tập số 2
Phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ hóa học, thực hành thí nghiệm.
Bài 1: Trình bày cách nhận biết các ion trong các dung dịch riêng rẽ sau: Ba2+, Fe3+, Cu2+.
Giải
Bài 2: Có 5 ống nghiệm không nhãn, mỗi ống nghiệm chứa một trong 5 dung dịch sau NH4Cl, FeCl2, AlCl3, MgCl2, CuCl2. Chỉ dùng 1 thuốc thử hãy nhận biết các dung dịch trên?
HD: 
- Dùng dung dịch NaOH để nhận biết 5 dd trên: 
+ Có khí mùi khai → nhận biết dd NH4Cl
+ Xuất hiện kết tủa trắng xanh sau đó để trong không khí chuyển màu nâu đỏ nhận biết dd FeCl2
+ Xuất hiện kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan dần nhận biết dd AlCl3 
+ Xuất hiện kết tủa trắng → nhận biết dd MgCl2
+ Xuất hiện kết tủa xanh → nhận biết dd CuCl2
1. NH4Cl + NaOH NaCl + NH3 + H2O
2. FeCl2 + 2NaOH Fe(OH)2 + 2NaCl
4Fe(OH)2 + O2+2H2O 4Fe(OH)3
3. AlCl3 + 3NaOHAl(OH)3 + 3NaCl
Al(OH)3 + NaOHNa AlO2 + 2H2O
4. MgCl2 + 2NaOH Mg(OH)2 + 2NaCl
5. CuCl2 + 2NaOH Cu(OH)2 + 2NaCl
Bài 3. Hãy phân biệt 2 dung dịch riêng rẽ sau (NH4)2S và (NH4)2SO4 bằng 1 thuốc thử
- Dùng dung dịch Ba(OH)2 để nhận biết 2 dd trên: 
+ Xuất hiện kết tủa và có khí mùi khai → nhận biết dd (NH4)2SO4
(NH4)2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 + 2NH3 + 2H2O
+ Có khí mùi khai → nhận biết dd (NH4)2S
(NH4)2S+ Ba(OH)2 → BaS + 2NH3 + 2H2O
Bài 4. Có hỗn hợp khí gồm SO2, CO2, và H2
Hãy chứng minh trong hỗn hợp có từng khí đó. Viết phương trình hóa học của các phản ứng
HD
- Dẫn hỗn hợp khí đi qua dung dịch Br2, thấy dung dịch nhạt màu dần → chứng tỏ hỗn hợp có chứa SO2
- Khí thoát ra ngoài dẫn vào qua dung dịch Ca(OH)2 thấy vẩn đục → chứng tỏ hỗn hợp có chứa CO2
- Khí còn lại đốt trong không khí, sau đó làm lạnh thấy có nước ngưng tụ chứng tỏ hỗn hợp có chứa khí H2
Phiếu học tập số 2 
Phiếu học tập số 2
Câu 1: Chỉ dùng hoá chất nào sau đây có thể nhận biết 4 kim loại: Na, Al, Mg, Ag
	A. H2O 	B. dd HCl 	C. dd NaOH 	D. dd NH3
Câu 2: Để nhận biết 3 chất rắn: Al2O3, MgO, CaCl2 có thể dùng nhóm thuốc thử nào sau đây? 
	A. H2O và HCl 	B. H2O và H2SO4	C. H2O và NaOH 	D. H2O và NaCl 
Câu 3: Có 2 dung dịch gần như không màu: FeSO4 và Fe2(SO4)3. Tất cả các chất trong dãy nào sau đây có thể dùng để phân biệt 2 chất đó? 
	A. Cu, KMnO4, NaOH, HNO3, Fe 	B. BaCl2, Cu, NaOH, Mg 
	C. BaCl2, Cu, KMnO4, NaOH, Fe 	D. Cu, KMnO4, NaOH, Mg 
Câu 4: Để phân biệt 3 axit đặc nguội: HCl, H2SO4, HNO3 đựng riêng biệt trong 3 lọ mất nhãn ta dùng thuốc thử nào sau đây? 
	A. Fe 	B. CuO 	C. Al 	D. Cu 
Câu 5: Có thể phân biệt 2 kim loại Al và Zn bằng 2 thuốc thử là: 
	A. Dung dịch NaOH và dung dịch HCl 	B. Dung dịch NH3 và dung dịch NaOH 	
	C. Dung dịch NaOH và khí CO2	D. Dung dịch HCl và dung dịch NH3. 
Câu 6: Có các thuốc thử sau: dung dịch Ba(OH)2, quỳ tím, dung dịch Na2CO3, dung dịch NaOH. Số thuốc thử có thể dùng để phân biệt 6 dung dịch mất nhãn: NH4Cl, NaOH, NaCl, H2SO4, Na2SO4, Ba(OH)2 là: 
	A. 3 	B. 4	C. 1 	D. 2 
Câu 7: Cho dãy các chất: NH4Cl, (NH4)2SO4, NaCl, MgCl2, FeCl2, AlCl3. Số chất trong dãy tác dụng với lượng dư dung dịch Ba(OH)2 tạo thành kết tủa là
	A. 4. 	B. 1. 	C. 3. 	D. 5.
Câu 8: Có 4 cốc mất nhãn đựng riêng biệt các chất sau: Nước nguyên chất, nước cứng tạm thời, nước cứng vĩnh cửu, nước cứng toàn phần. Trong số các thuốc thử sau đây: Dung dịch nước xà phòng, dd Na2CO3, dd Ca(OH)2, dd HCl, dd Na3PO4 có thể chọn ra tối thiểu bao nhiêu thuốc thử để phân biệt 4 loại nước trong 4 cốc trên?
	A. 1	B. 2	C. 3 	D. 4.
Câu 9: Trong nước tự nhiên thường có lẫn lượng nhỏ các muối Ca(NO3)2, Mg(NO3)2, Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2. Có thể dùng một hoá chất nào sau đây để loại đồng thời các muối trên ?
	A. NaOH	B. Na2CO3	C. NaHCO3	D. K2SO4
Câu 10: Có 3 mẫu hợp kim: Cu - Ag; Cu - Al; Cu - Zn. Chỉ dùng một axit và 1 dung dịch bazơ nào sau đây có thể phân biệt được 3 msẫu hợp kim trên? 
	A. HCl và NaOH 	B. HNO3 và NH3
	C. H2SO4 và NaOH 	D. H2SO4 loãng và NH3
Câu 11: Hoà tan một chất khí vào nước, lấy dung dịch thu được cho tác dụng đến dư với dung dịch ZnSO4, thấy có kết tủa trắng rồi kết tủa lại tan ra. Khí đó là:
	A. HCl	B. SO2	C. NO2	D. NH3
Câu 12: Có năm dung dịch đựng riêng biệt trong năm ống nghiệm: (NH4)2SO4, FeCl2, Cr(NO3)3, K2CO3, Al(NO3)3. Cho dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào năm dung dịch trên. 
	Sau khi phản ứng kết thúc, số ống nghiệm có kết tủa là:
	A. 3	B. 2	C. 5	D. 4
3. Hoạt động mở rộng
Câu 1. Để nhận biết ba axit đặc, nguội: HCl, H2SO4, HNO3 đựng riêng biệt trong ba lọ bị mất nhãn, ta dùng thuốc thử là
A. Al.	B. Fe.	C. CuO.	D. Cu.
Câu 2. Có thể phân biệt 3 dung dịch: KOH, HCl, H2SO4 (loãng) bằng một thuốc thử là
A. giấy quỳ tím.	B. Zn.	C. Al.	D. BaCO3.
Câu 3. Chỉ dùng dung dịch KOH để phân biệt được các chất riêng biệt trong nhóm nào sau đây?
	A. Mg, K, Na.	B. Fe, Al2O3, Mg.	C. Mg, Al2O3, Al.	D. Zn, Al2O3, Al.
Câu 4. Để phân biệt CO2 và SO2 chỉ cần dùng thuốc thử là
	A. dung dịch NaOH.	 B. nước brom.	C. CaO.	D. dung dịch Ba(OH)2.
Câu 5. Thuốc thử dùng để phân biệt dung dịch NH4NO3 với dung dịch (NH4)2SO4 là
A. đồng(II) oxit và dung dịch HCl. 	B. kim loại Cu và dung dịch HCl.
C. dung dịch NaOH và dung dịch HCl. 	D. đồng(II) oxit và dung dịch NaOH.
Câu 6. Thuốc thử dùng để phân biệt 3 dung dịch riêng biệt: NaCl, NaHSO4, HCl là
	A. BaCO3. 	B. BaCl2. 	C. (NH4)2CO3. 	D. NH4Cl.
Câu 7. Để nhận ra ion NO3− trong dung dịch Ba(NO3)2, người ta đun nóng nhẹ dung dịch đó với
A. kim loại Cu.	B. dung dịch H2SO4 loãng.
C. kim loại Cu và dung dịch Na2SO4.	D. kim loại Cu và dung dịch H2SO4 loãng.
Câu 8. Có 4 ống nghiệm được đánh số theo thứ tự 1, 2, 3, 4. Mỗi ống nghiệm chứa một trong các dung dịch AgNO3, ZnCl2, HI, Na2CO3. Biết rằng:
- Dung dịch trong ống nghiệm 2 và 3 tác dụng được với nhau sinh ra chất khí;
- Dung dịch trong ống nghiệm 2 và 4 không phản ứng được với nhau. Dung dịch trong các ống nghiệm 1, 2, 3, 4 lần lượt là:
A. ZnCl2, HI, Na2CO3, AgNO3.	B. ZnCl2, Na2CO3, HI, AgNO3.
C. AgNO3, HI, Na2CO3, ZnCl2.	D. AgNO3, Na2CO3, HI, ZnCl2.
Câu 9. Thuốc thử nào sau đây dùng để phân biệt khí H2S với khí CO2?
A. Dung dịch HCl.	B. Dung dịch Pb(NO3)2.	C. Dung dịch NaCl.	D. Dung dịch K2SO4.
Câu 10. Thuốc thử nào dưới đây phân biệt được khí O2 với khí O3 bằng phương pháp hóa học?
A. Dung dịch H2SO4.	B. Dung dịch KI + hồ tinh bột.
C. Dung dịch NaOH.	D. Dung dịch CuSO4.
Kiểm tra, ngày tháng năm

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 34- hoa 12.doc