Giáo án Hóa học 12 - Tuần 4

Tiết 7: SACCAROZƠ, TINH BỘT VÀ XENLULOZƠ (tiết 1)

A. CHUẨN KIẾN THỨC – KĨ NĂNG

I. KIẾN THỨC – KĨ NĂNG

1. Kiến thức

Biết được:

- Công thức phân tử, đặc điểm cấu tạo, tính chất vật lí (trạng thái, màu, mùi, vị, độ tan), tính chất hoá học của saccarozơ (thuỷ phân trong môi trường axit), quy trình sản xuất đường trắng (saccarozơ) trong công nghiệp.

2. Kĩ năng

- Quan sát mẫu vật thật, mô hình phân tử, làm thí nghiệm rút ra nhận xét.

- Viết các pthh minh hoạ cho tính chất hoá học.

- Phân biệt các dung dịch: saccarozơ, glucozơ, glixerol bằng phương pháp hoá học.

- Tính khối lượng glucozơ thu được từ phản ứng thuỷ phân các chất tính theo hiệu suất.

3. Thái độ

 - Say mê, hứng thú học tập, yêu khoa học

 - Sử dụng hiệu quả và tiết kiệm hóa chất và thiết bị thí nghiệm.

 - Yêu cuộc sống yêu thiên nhiên con người và đất nước.

 - Nhận thức được tầm quan trọng của đường saccarozo trong thực tiễn

4. Trọng tâm

- Đặc điểm cấu tạo phân tử của saccarozơ

- Tính chất hoá học cơ bản của saccarozơ

 

doc 8 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 1098Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học 12 - Tuần 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4: Từ ngày 11/09/2016 đến ngày 16/09/2017
Ngày soạn: 08/09/2017
Tiết 7: SACCAROZƠ, TINH BỘT VÀ XENLULOZƠ (tiết 1)
A. CHUẨN KIẾN THỨC – KĨ NĂNG 
I. KIẾN THỨC – KĨ NĂNG 
1. Kiến thức
Biết được:
- Công thức phân tử, đặc điểm cấu tạo, tính chất vật lí (trạng thái, màu, mùi, vị, độ tan), tính chất hoá học của saccarozơ (thuỷ phân trong môi trường axit), quy trình sản xuất đường trắng (saccarozơ) trong công nghiệp.
2. Kĩ năng
- Quan sát mẫu vật thật, mô hình phân tử, làm thí nghiệm rút ra nhận xét.
- Viết các pthh minh hoạ cho tính chất hoá học.
- Phân biệt các dung dịch: saccarozơ, glucozơ, glixerol bằng phương pháp hoá học.
- Tính khối lượng glucozơ thu được từ phản ứng thuỷ phân các chất tính theo hiệu suất.
3. Thái độ
 - Say mê, hứng thú học tập, yêu khoa học
 - Sử dụng hiệu quả và tiết kiệm hóa chất và thiết bị thí nghiệm.
 - Yêu cuộc sống yêu thiên nhiên con người và đất nước.
 - Nhận thức được tầm quan trọng của đường saccarozo trong thực tiễn
4. Trọng tâm 
- Đặc điểm cấu tạo phân tử của saccarozơ
- Tính chất hoá học cơ bản của saccarozơ 
II. PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VÀ PHẨM CHẤT
* Các năng lực 
1. Năng lực hợp tác
2. Năng lực giao tiếp
3. Năng lực sử dung ngôn ngữ hóa học
4. Năng lực thực hành hóa học 
5. Năng lực giải quyết vấn đề thông qua hóa học 
6. Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn 
* Phẩm chất: Yêu gia đình, quê hương đất nước; Nhân ái khoan dung; Trung thực, tự trọng, chí công, vô tư; Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại; Nghĩa vụ công dân.
B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Dụng cụ: ống nghiệm, giá đựng, cặp gỗ, bật lửa, đèn cồn. 
- Hoá chất: dd NaOH 10%, CuSO4 5%, dd AgNO3/NH3, H2O, saccarozơ.
2. Học sinh: Ôn tập kiến thức về glucozơ và chuẩn bị bài mới 
C. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
 - Đàm thoại, gợi mở; hoạt động nhóm
 - Sử dụng thí nghiệm kiểm chứng, phương pháp trực quan.
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Hoạt động khởi động
1.1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục...
Lớp
12A3
12A4
12A7
12A8
12A9
Vắng
 1.2. Kiểm tra bài cũ( 5 phút)
Nêu cấu tạo phân tử dạng mạch hở và tính chất hoá học của glucozơ?Viết các phương trình phản ứng minh họa
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh -PTNL
Nội dung
Hoạt động 1. I – SACCAROZƠ
1. Tính chất vật lí
GV giới thiệu: saccarozơ là loại đường phổ biến nhất, có trong nhiều loại thực vật, có nhiều trong cây mía, củ cải đường và hoa thốt nốt
- GV chiếu các hình ảnh cho HS quan sát
- GVgt về cây thốt nốt và đường thốt nốt.
GVBS: Saccarozơ có nhiều dạng sản phẩm như đường phèn, đường kính, đường cát...
GV cho Hs quan sát mẫu đường trắng, sau đó:
- Hoà tan vào nước ở nhiệt độ thường.
- Đun nóng cốc nước đường.
?Nhận xét:
- Trạng thái.
- Màu sắc.
- Khả năng hoà tan.
Liên hệ thực tế: hiện tượng xảy ra khi đun chảy đường?
HS lắng nghe, quan sát 
HS quan sát và nhận xét, trả lời câu hỏi
Phát triển năng lực thực hành hóa học, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống
I – SACCAROZƠ 
(C12H22O11 : Đường mía)
Saccarozơ là loại đường phổ biến nhất, có trong nhiều loài thực vật, có nhiều nhất trong cây mía, củ cải đường, hoa thốt nốt.
1. Tính chất vật lí 
 - Chất rắn, kết tinh, không màu, không mùi, có vị ngọt, nóng chảy ở 1850C.
 - Tan tốt trong nước, độ tan tăng nhanh theo nhiệt độ.
Hoạt động 2: 2. Cấu tạo phân tử
GV: Để xác định CTCT của saccarozơ, người ta căn cứ vào những kết quả thí nghiệm nào ?
GV: Từ các thí nghiệm trên các em hãy rút ra CTCT của saccarozơ?
HS: Nghiên cứu SGK và trả lời
HS: nghiên cứu SGK và cho biết CTCT của saccarozơ, phân tích và rút ra đặc điểm cấu tạo đó.
2. Cấu tạo phân tử
 - Saccarozơ không có phản ứng tráng bạc, không làm mất màu nước Br2 ð phân tử saccarozơ không có nhóm –CHO.
 - Đun nóng dd saccarozơ với H2SO4 loãng thu được dd có phản ứng tráng bạc (dd này có chứa glucozơ và fructozơ).
Kết luận: Saccarozơ là một đisaccarit được cấu tạo từ một gốc glucozơ và một gốc fructozơ liên kết với nhau qua nguyên tử oxi. 
ð Trong phân tử saccarozơ không có nhóm anđehit, chỉ có các nhóm OH ancol.
Hoạt động 3: 3. Tính chất hoá học
GV: Từ đặc điểm cấu tạo, nêu tính chất hoá học của saccarozơ?
GV chia lớp thành 4 nhóm
Nhóm 1+ 3: Tác dụng với Cu(OH)2: cho vào ống nghiệm lần lượt vài giọt dung dịch CuSO4 0,5%, 1ml dd NaOH 10%. Sau khi phản ứng xảy ra, gạn bỏ phần dung dịch dư , giữ lại kết tủa Cu(OH)2. Cho thêm vào đó 2ml dd sacarozo 1%. Lắc nhẹ ống nghiệm.
- Nêu hiện tượng quan sát được, giải thích viết phương trình phản ứng xảy ra
- Kết luận
Nhóm 2+4: Tiến hành thí nghiệm cho dd saccarozo tác dụng với dd AgNO3/ NH3
Lấy 2 ống nghiệm sạch (ống 1,2), cho lần lượt vào 2 ống nghiệm 1ml dd AgNO3 1%, sau đó nhỏ từng giọt dd NH3 cho đến khi kết tủa vừa xuất hiện lại tan hết. Lấy 2 ống nghiệm khác (ống 3,4) cho vào ống 3 5ml dd sacarozo 1%, ống 4 5ml dd saccaro 1% và vài giọt dd H2SO4 loãng. Đổ ống 3 vào ống 1; đổ ống 4 vào ống 2. Đun nóng nhẹ.
- Nêu hiện tượng quan sát được, giải thích viết phương trình phản ứng xảy ra
- Kết luận
GV yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả, sau đó GV nhận xét và chốt kiến thức
HS: Tính chất của ancol đa chức và phản ứng thủy phân
HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm, sau đó thảo luận để hoàn thành nhiệm vụ
Phát triển năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tiến hành thí nghiệm, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn
3. Tính chất hoá học 
a. Phản ứng với Cu(OH)2 
2C12H22O11 + Cu(OH)2 → (C12H21O11)2Cu + 2H2O
b. Phản ứng thuỷ phân
Hoạt động 4: 4. Ứng dụng
GV: Từ thực tế và nghiên cứu SGK các em hãy cho biết các ứng dụng của saccarozơ?
HS: Tìm hiểu SGK và cho biết những ứng dụng của saccarozơ.
4. Ứng dụng
- Là thực phẩm quan trọng cho người.
- Trong công nghiệp thực phẩm, saccarozơ là nguyên liệu để sản xuất bánh kẹo, nước gải khát, đồ hộp.
 - Trong công nghiệp dược phẩm, saccarozơ là nguyên liệu dùng để pha thuốc. Saccarozơ còn là nguyên liệu để thuỷ phân thành glucozơ và fructozơ dùng trong kĩ thuật tráng gương, tráng ruột phích.
3. Hoạt động luyện tập
Câu 1: Chất thuộc loại đisaccarit là
	A. glucozơ.	 B. saccarozơ. 	C. xenlulozơ. 	D. fructozơ.
Câu 2: Saccarozơ và glucozơ đều có
A. phản ứng với AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng.
B. phản ứng với H2 (xúc tác, nhiệt độ).
C. phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường .
D. phản ứng thuỷ phân trong môi trường axit.
Câu 3: Loại đường nào có nhiều trong mía và củ cải đường ?
A. Glucozơ. B. Saccarozơ.	 C. Fructozơ. 	 D. Xenlulozơ.
Câu 4:Thủy phân 100 gam saccarozơ, sau đó tiến hành phản ứng tráng bạc. Giả thiết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng bạc (gam) tạo ra là
A. 126,32.	 B. 123,62.	 C. 63,155. D. 65,315.
Câu 5: Khi thủy phân a gam saccarozơ trong môi trường axít thu được 81 gam hỗn hợp glucozơ và fructozơ. Giá trị của a là 
A. 76,95. B. 81. C. 80. D. 79,65.
Câu 6: Thủy phân hoàn toàn 7,02 gam hỗn hợp X gồm glucozơ và saccarozơ trong môi trường axit, thu được dung dịch Y. Trung hòa axit trong dung dịch Y sau đó cho thêm lượng dư dung dịch AgNO3/NH3, đun nóng thu được 8,64 gam Ag. Phần trăm về khối lượng của glucozơ trong hỗn hợp X là
	A. 51,30%.	B. 48,70%.	C. 81,19%.	D. 18,81%.
4. Hoạt động vận dụng, mở rộng
Thảo luận câu hỏi
Khí hậu Việt Nam là khá phù hợp cho hoạt động sản xuất đường mía, tuy nhiên đường Trung Quốc, Thái Lan tràn ngập thị trường (nguồn do chúng ta nhập khẩu và cả đường buôn lậu tràn vào).
1. Có những nguyên liệu nào để sản xuất đường sacarozo?
2. Việt Nam chúng ta chủ yếu sản xuất đường từ cây gì? Cây này phù hợp với khí hậu vùng miền nào?
3. Tại sao nghành mía đường của chúng ta lại hụt hơi trên thị trường so với đường nhập khẩu, chủ yếu nhập khẩu từ Trung Quốc, Thái Lan
Tiết 8: SACCAROZƠ, TINH BỘT VÀ XENLULOZƠ(tiết 2)
Ngày soạn: 08/09/2017
A. CHUẨN KIẾN THỨC – KĨ NĂNG 
I. KIẾN THỨC – KĨ NĂNG 
1. Kiến thức
Biết được:
 - Công thức phân tử, đặc điểm cấu tạo, tính chất vật lí (trạng thái, màu, độ tan).
 - Tính chất hoá học của tinh bột: tính chất chung (thuỷ phân), tính chất riêng (phản ứng của hồ tinh bột với iot,ứng dụng.
2. Kĩ năng
 - Quan sát mẫu vật thật, mô hình phân tử, làm thí nghiệm rút ra nhận xét.
 - Viết các pthh minh hoạ cho tính chất hoá học.
- Tính khối lượng glucozơ thu được từ phản ứng thuỷ phân các chất tính theo hiệu suất.
3. Thái độ
 - Say mê, hứng thú học tập, yêu khoa học
 - Sử dụng hiệu quả và tiết kiệm hóa chất và thiết bị thí nghiệm.
 - Yêu cuộc sống yêu thiên nhiên con người và đất nước.
 - Nhận thức được tầm quan trọng của tinh bột trong đời sống
4. Trọng tâm 
- Đặc điểm cấu tạo phân tử của tinh bột 
- Tính chất hoá học cơ bản của tinh bột 
II. PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VÀ PHẨM CHẤT
* Các năng lực 
1. Năng lực hợp tác
2. Năng lực giao tiếp
3. Năng lực sử dung ngôn ngữ hóa học
4. Năng lực thực hành hóa học 
5. Năng lực giải quyết vấn đề thông qua hóa học 
6. Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn 
* Phẩm chất: Yêu gia đình, quê hương đất nước; Nhân ái khoan dung; Trung thực, tự trọng, chí công, vô tư; Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại; Nghĩa vụ công dân.
B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Dụng cụ: ống nghiệm, giá đựng, cặp gỗ, bật lửa, đèn cồn. 
- Hoá chất: H2O, tinh bột và dung dịch iot.
2. Học sinh: chuẩn bị mẫu vật tinh bột: chuối xanh, khoai lang
C. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
 - Đàm thoại, gợi mở; hoạt động nhóm
 - Sử dụng thí nghiệm kiểm chứng, phương pháp trực quan.	
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Hoạt động khởi động 
1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục...
Lớp
12A3
12A4
12A7
12A8
12A9
Vắng
1.2. Kiểm tra bài cũ( 5 phút)
 	Nêu cấu tạo phân tử dạng mạch hở và tính chất hoá học của saccarozơ?Viết các phương trình phản ứng minh họa
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh – Phát triển năng lực
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1. II Tinh bột
 1. Tính chất vật lí
?Dựa vào kiến thức thực tế, nêu trạng thái tự nhiên của tinh bột?
GV cho hs quan sát mẫu tinh bột, sau đó:
- Hoà vào nước ở nhiệt độ thường.
- Đun nóng.
?Nhận xét:
- Trạng thái.
- Màu sắc.
- Khả năng hoà tan.
GV giải thích: Trong nước nóng (> 650C) các hạt tinh bột ngậm nước trương phồng lên rồi vỡ vụn ra, quá trình tạo hồ tinh bột là bất thuận nghịch
HS quan sát, nhận xét
Phát triển năng lực thực hành hóa học, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống
II – TINH BỘT
1. Tính chất vật lí: Chất rắn, ở dạng bột, vô định hình, màu trắng, không tan trong nước lanh. Trong nước nóng, hạt tinh bột sẽ ngậm nước và trương phồng lên tạo thành dung dịch keo, gọi là hồ tinh bột.
Hoạt động 2: 2. Cấu trúc phân tử
GV chia lớp thành 3 nhóm hoàn thành các nhiệm vụ sau:
Nhóm 1: Tìm hiểu cấu trúc phân tử của tinh bột theo gợi ý sau
- Nghiên cứu tài liệu, nêu cấu trúc và đặc điểm cấu trúc của tinh bột
- Sự tạo thành tinh bột trong cây xanh
- Giải thích:
Vì sao cơm nếp lại dẻo hơn cơm tẻ?
Tại sao có sự bất cân bằng nồng độ CO2 và O2 trong khí quyển dẫn đến hiệu ứng nhà kính?
Sau khi nhóm 1 báo cáo, GV yêu cầu nhóm khác nhận xét bổ sung, GV chốt lại kiến thức và bổ sung thêm
GV: Trong mỗi hạt tinh bột amilopectin là vỏ bọc nhân amilozơ. Trong nước nóng amilopectin trương phồng lên tạo thành hồ. Tính chất này quyết định tính dẻo. Gạo nếp có chứa 98% amilopectin nên rất dẻo.
HS nghiên cứu SGK và thảo luận thống nhất viết nội dung vào giấy A0
Nhóm cử đại diện trình bày, các thành viên khác bổ sung và cả nhóm thảo luận trả lời câu hỏi của GV
Phát triển năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống
2. Cấu trúc phân tử 
+ Thuộc loại polisaccarit, phân tử gồm nhiều mắt xích α – glucozo liên kết với nhau.
CTPT : (C6H10O5)n
+ Các mắt xích liên kết với nhau tạo thành 2 dạng:
 - Amilozơ: Gồm các gốc α-glucozơ liên kết với nhau bằng lien kết α- 1,4- glicozit tạo thành mạch dài, xoắn lại có phân tử khối lớn (~200.000).
 - Amilopectin: Gồm các đoạn mạch α-glucozơ liên kết với nhau bằng liên kết α- 1,6- glicozit tạo thành mạng phân nhánh.
+ Tinh bột được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp
Hoạt động 3. 3. Tính chất hoá học
Nhóm 2: Tiến hành thí nghiệm rút ra tính chất hóa học của tinh bột
TN1: Lấy bột sắn dây hòa tan vào nước, lấy phần dung dịch (A). Cho lần lượt vào cùng một ống nghiệm sạch 1ml dd AgNO3 1%, sau đó nhỏ từng giọt dd NH3 cho đến khi kết tủa vừa xuất hiện lại tan hết. Thêm tiếp vào 1ml dd A. Đun nóng nhẹ.
TN2: Lấy phần dung dịch bột sắn, cho vài giọt dd H2SO4 loãng vào, đun nóng nhẹ được dd B. Cho lần lượt vào cùng một ống nghiệm sạch 1ml dd AgNO3 1%, sau đó nhỏ từng giọt dd NH3 cho đến khi kết tủa vừa xuất hiện lại tan hết. Thêm tiếp vào 1ml dd B. Đun nóng nhẹ.
TN3: Lấy phần dung dịch bột sắn, cho vài giọt dd H2SO4 loãng vào, đun nóng nhẹ được dd B. Cho lần lượt vào cùng một ống nghiệm sạch 1ml dd AgNO3 1%, sau đó nhỏ từng giọt dd NH3 cho đến khi kết tủa vừa xuất hiện lại tan hết. Thêm tiếp vào 1ml dd B. Đun nóng nhẹ.
TN4: 
Lấy 2 ống nghiệm, cho vào mỗi dd hồ tinh bột, ống 1 để đối trứng, ống 2 có nhỏ thêm vài giọt d d I2 loãng; nhỏ vài giọt dd I2 loãng vào mặt cắt củ khoai lang
Sauk hi tiến hành thí nghiệm xong, nhóm viết vào giấy A0 hiện tượng thí nghiệm quan sát được, và rút ra kết luận về tính chất hóa học của tinh bột
HS tiến hành thí nghiệm
Ghi lại hiện tượng quan sát được, rút ra kết luận
HS đại diện trình bày
Phát triển năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thực hành thí nghiệm hóa học
3. Tính chất hoá học 
a. Phản ứng thuỷ phân
b. Phản ứng màu với iot
Hồ tinh bột + dd I2 → hợp chất màu xanh.
→ nhận biết hồ tinh bột
Giải thích: Do cấu tạo ở dạng xoắn, có lỗ rỗng, tinh bột hấp thụ iot cho màu xanh lục.
Hoạt động 4. 4. Ứng dụng 
Nhóm 3: Ứng dụng của tinh bột
- Nêu ứng dụng của tinh bột
- Sự chuyển hóa tinh bột trong cơ thể người
HS thảo luận thống nhất các ứng dụng của tinh bột; sự chuyển tinh bột trong cơ thể người
Phát trển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống
4. Ứng dụng
 - Là chất dinh dưỡng cơ bản cho người và một số động vật.
 - Trong công nghiệp, tinh bột được dùng để sản xuất bánh kẹo và hồ dán. 
- Trong cơ thể người, tinh bột bị thuỷ phân thành glucozơ nhờ các enzim trong nước bọt và ruột non. Phần lớn glucozơ được hấp thụ trực tiếp qua thành ruột và đi vào máu nuôi cơ thể ; phần còn dư được chuyển về gan. Ở gan, glucozơ được tổng hợp lai nhờ enzim thành glicogen dự trữ cho cơ thể.
3. Hoạt động luyện tập
Câu 1: Khi thủy phân tinh bột thu được sản phẩm cuối cùng là:
A. Fluctozơ B. Glucozơ C. Saccarozơ D. Mantozơ
Câu 2: Phương trình: 6nCO2 + 5nH2O (C6H10O5)n + 6nO2, là phản ứng hoá học chính của quá trình nào sau đây? 
A. quá trình hô hấp.	B. quá trình quang hợp.
C. quá trình khử.	D. quá trình oxi hoá.
Câu 3: Nhỏ dung dịch iốt vào miếng chuối xanh cho màu xanh tím vì trong miếng chuối xanh có
A. glucozơ.	 B. fructozo.	 C. tinh bột.	D. saccarozơ.
Câu 4: Cơm cháy có vị ngọt hơn cơm không cháy, vỏ bánh mì có vị ngọt hơn ruột bánh mì là do dưới tác dụng của nhiệt và enzim làm xúc tác, một phần tinh bột đã bị thủy phân thành
A. saccarozơ.	 B. fructozơ.	C. xenlulozơ. 	 D. đectrin.
Câu 5: Thuỷ phân 324 gam tinh bột với hiệu suất phản ứng là 75%, khối lượng glucozơ thu được là:
A.360 gam B.480 gam C.270 gam D.300 gam 
Câu 6: Nếu dùng 1 tấn khoai chứa 20% tinh bột thì thu được bao nhiêu kg glucozơ? Biết hiệu suất pứ là 70%.
 A. 160,55	B. 150,64	C. 155,54	C.165,65 
Câu 7: Khi lên men 1 tấn ngô chứa 65% tinh bột thì khối lượng ancol etylic thu được là bao nhiêu? Biết hiệu suất phản ứng lên men đạt 80%.
A.290 kg	B.295,3 kg	C.300 kg	D.350 kg
Câu 8: Khối lượng của tinh bột cần dùng trong quá trình lên men để tạo thành 5 lít rượu (ancol) etylic 46º là (biết hiệu suất của cả quá trình là 72% và khối lượng riêng của rượu etylic nguyên chất là 0,8 g/ml)
A. 6,0 kg. B. 5,4 kg. C. 5,0 kg. D. 4,5 kg.
4. Hoạt động vận dụng, mở rộng
GV yêu câu HS thảo luận vấn đề sau
Tinh bột và ứng dụng
Tinh bột là một trong những chất dinh dưỡng cơ bản của con người và một số động vật. Trong cơ thể người, tinh bột bị thủy phân thành glucozo nhờ enzim trong nước bọt và ruột non. Phần lớn glucozo được hấp thụ qua màng ruột vào máu đi nuôi cơ thể, phần còn lại được chuyển về gan. Ở gan glucozo được tổng hợp lại thành glicogen dự trữ cho cơ thể. Glucozo được oxi hóa và cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể con người.
1. Em hãy tóm tắt sơ đồ chuyển hóa cơ bản của tinh bột trong cơ thể. Viết phương trình hóa học minh họa.
2. Em hãy giải thích câu ngạn ngữ “ Nhai kỹ no lâu”
3. Em hãy giải thích tại sao những người nghiện rượu thường có triệu chứng chán ăn.
4. Những người suy nhược hoặc bị bệnh thường được làm gì để thay thế con đường ăn uống?
5. Em hiểu gì về căn bệnh tiểu đường? 
Kiểm tra, ngày tháng năm

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 4.doc