Giáo án Hóa học 12 - Tuần 7

CHƯƠNG 3. AMIN, AMINOAXIT VÀ PROTEIN

Tiết 13,14: AMIN

A. CHUẨN KIẾN THỨC – KĨ NĂNG

I. KIẾN THỨC – KĨ NĂNG

1. Kiến thức

Biết được:

- Khái niệm, phân loại, cách gọi tên (theo danh pháp thay thế và gốc - chức).

- Đặc điểm, cấu tạo phân tử, tính chất vật lí (trạng thái, màu, mùi, độ tan) của amin.

 Hiểu được.

 - Tính chất hoá học điển hình của amin là tính bazơ, anilin có phản ứng thế với brom

2. Kĩ năng

- Viết công thức cấu tạo của các amin đơn chức, xác định được bậc amin theo công thức cấu tạo.

- Quan sát mô hình, thí nghiệm . rút ra nhận xét về cấu tạo và tính chất.

- Dự đoán được tính chất hoá học của amin và anilin.

-Viết các PTHH minh họa tính chất. Phân biệt anilin và phenol

- Xác định được công thức phân tử theo số liệu đã cho

 

doc 4 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 895Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học 12 - Tuần 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7: Từ ngày 03/10- 08/10/2016
Ngày soạn : 01/10/2016
CHƯƠNG 3. AMIN, AMINOAXIT VÀ PROTEIN
Tiết 13,14: AMIN
A. CHUẨN KIẾN THỨC – KĨ NĂNG 
I. KIẾN THỨC – KĨ NĂNG 
1. Kiến thức
Biết được:
- Khái niệm, phân loại, cách gọi tên (theo danh pháp thay thế và gốc - chức).
- Đặc điểm, cấu tạo phân tử, tính chất vật lí (trạng thái, màu, mùi, độ tan) của amin.
 Hiểu được.
 - Tính chất hoá học điển hình của amin là tính bazơ, anilin có phản ứng thế với brom
2. Kĩ năng
- Viết công thức cấu tạo của các amin đơn chức, xác định được bậc amin theo công thức cấu tạo.
- Quan sát mô hình, thí nghiệm .. rút ra nhận xét về cấu tạo và tính chất.
- Dự đoán được tính chất hoá học của amin và anilin.
-Viết các PTHH minh họa tính chất. Phân biệt anilin và phenol
- Xác định được công thức phân tử theo số liệu đã cho
3. Trọng tâm
- Cấu tạo phân tử và cách gọi tên (theo danh pháp thay thế và gốc - chức).
- Tính chất hoá học điển hình: tính bazơ và phản ứng thế brom vào nhân thơm 
II. PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
* Các năng lực chung
1. Năng lực tự học
2. Năng lực hợp tác
3. Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề
4. Năng lực giao tiếp
* Các năng lực chuyên biệt
1. Năng lực sử dung ngôn ngữ 
2. Năng lực thực hành hóa học
3. Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống 
B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: dụng cụ: mô hình phân tử amoniac, etyl amin
 Học sinh: ôn lại cấu tạo tính chất amoniac 
2. Học sinh :Bài tường trình, đọc hiểu các thí nghiệm
C. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề.
- phương tiện trực quan 
- Trực quan.
- Đàm thoại.
- Thảo luận nhóm.
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
 1. Hoạt động khởi động
 Chiếu một số hình ảnh cho học sinh quan sát
 GV: Cá là nguồn thực phẩm giàu protein – một hợp phần chính trong thức ăn của con người và động vật. 
 Từ cá chúng ta có thể chế biến ra rất nhiều loại món ăn ngon, bổ dưỡng. Trước khi chế biến các món ăn đó chúng ta phải khử mùi tanh của cá. 
 ? Tại sao cá lại có mui tanh?
 Mùi tanh của cá là do hỗn hợp một số amin. Amin là gì? Cấu tạo và tính chất như thế nào?
 2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của Học sinh- Phát triển năng lực
Nội dung
Hoạt động 1: Tính bazơ
- Nêu đặc điểm cấu tạo của amin (so sánh với NH3). Hãy dự đoán tính chất hóa học của amin?
GV tiến hành thí nghiệm: Nhúng quỳ tím vào dung dịch CH3NH2; C2H5NH2 dung dịch C6H5-NH2, 
GV tiến hành thí nghiệm 2: Phản ứng giữa amin với axit.
Anilin có tính bazơ không?
GV nhấn mạnh: Anilin là bazơ yếu, có thể thu hồi khi cho muối + NaOH
GV: Dấu hiệu dd anilin có 2 lớp (trên là nước, dưới là anilin) khi cho tác dụng với HCl thì tạo ra phenylaminoclorua tan trong nước nên tạo dung dịch đồng nhất: nhận biết dd anilin
GV giới thiệu: Thứ tự tính bazơ:
CH3 - NH2 > NH3 > C6H5NH2
- HS trả lời
- HS quan sát nhận xét
Dung dịch CH3NH2; C2H5NH2 làm quỳ tím đổi màu xanh, phenolphtalein đổi màu hồng.
Dung dịch 
C6H5-NH2 không làm quỳ tím, phenolphtalein không đổi màu.
Rút ra nhận xét?
HS quan sát và nhận xét, trả lời:
Phát triển năng lực thực hành hóa học, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề
2.Tính chất hóa học 
NX- Phân tử các amin đều có nguyên tử nitơ giống như trong phân tử NH3 nên 
- amin có tính bazơ. 
- Ngoài ra amin còn có tính chất của gốc hiđrocacbon.
a.Tính bazơ 
nx: Dung dịch CH3NH2; C2H5NH2 có tính bazơ.
.
Anilin có tính bazơ yếu hơn CH3NH2; C2H5NH2
C6H5NH2 + HCl [C6H5NH3]+Cl-
 phenylamoni clorua
(ít tan trong nước) (tan trong nước)
R-NH2 + HCl R- NH3Cl 
So sánh tính bazơ
- Nhóm đẩy e sẽ làm tăng sự linh động của đôi e tự do trên N ® tính bazơ tăng. 
- Nhóm hút e sẽ làm giảm sự linh động của đôi e tự do trên N ® tính bazơ giảm.
Hoạt động 2: Phản ứng thế ở nhân thơm của anilin
GV tiến hành thí nghiệm: nhỏ vài giọt dd Br2 vào ống nghiệm đựng sẵn 1ml anilin.
GV nhấn mạnh: Đây là phản ứng đặc trưng nhận biết anilin (tương tự phenol).
? Giải thích tại sao khi kho cá cần phải cho chua?
HS nhận xét, giải thích và viết phương trình phản ứng?
HS nhận xét: XH kết tủa trắng.
- HS trả lời
- Phát triển năng lực thực hành hóa học, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống, năng lực sử dụng ngôn ngữ
b. Phản ứng thế ở nhân thơm của anilin PTPƯ
NH2
NH2
Br
Br
Br
 + 3Br2 ®	 + 3HBr
 2,4,6 - tribromanilin 
 (kết tủa trắng)
Do ảnh hưởng của nhóm -NH2, ba nguyên tử H ở các vị trí ortho và para so với nhóm -NH2 trong nhân thơm của anilin dễ bị thay thế bởi ba nguyên tử brom
3. Hoạt động luyện tập 
Câu 1: So sánh tính bazo của các chất sau: etylamin, propylamin, amoniac, phenylamin?
Câu 2: Trình bày phương pháp hóa học để nhận biết các chất sau: axit axetic, metylamin, phenylamin?
4. Hoạt động vận dụng
Câu 1: Dung dịch chất nào dưới đây không làm đổi màu quỳ tím?
A. C6H5NH2	B. NH3
C. CH3CH2NH2	D. CH3NHCH2CH3
Câu 2: Tính bazơ của các chất tăng dần theo thứ tự:
	A. C6H5NH2; NH3; CH3NH2; (CH3)2NH	
	B. NH3; CH3NH2; (CH3)2NH; C6H5NH2	
	C. (CH3)2NH; CH3NH2; NH3; C6H5NH2
	D. NH3; C6H5NH2; (CH3)2NH; CH3NH2
Câu 3: Hãy sắp xếp các chất sau đây theo trật tự tăng dần tính bazơ : (1) amoniac ; (2) anilin ; (3) etylamin; (4) đietylamin; (5) Kalihiđroxit.
	 A. (2)<(1)<(3)<(4)<(5).	B. (1)<(5)<(2)<(3)<(4). C. (1)<(2)<(4)<(3)<(5). D. (2)<(5)<(4)<(3)< (1)
Câu 4: Công thức chung của amin no, đơn chức, mạch hở là
	A. CnH2n-1N (n 2) B. CnH2n-5N (n 6) C. CnH2n+1N (n 2) D. CnH2n+3N (n 1)
Câu 5: Đốt cháy một hỗn hợp amin A cần V lít O2 (đktc) thu được N2 và 31,68 gam CO2 và 7,56 gam H2O. Giá trị V là: A. 25,536.	B. 20,16.	C. 20,832.	D. 26,88.
Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn 5,9 gam một hợp chất hữu cơ đơn chức X thu được 6,72 lít CO2; 1,12 lít N2 (các thể tích đo ở đktc) và 8,1 gam nước. Công thức của X là:
A. C3H6N.	B. C3H5NO3.	C. C3H9N.	D. C3H7NO2.
5. Hoạt động mở rộng
Câu 1: Cho 29,8 gam hỗn hợp 2 amin đơn chức kế tiếp tác dụng hết với dung dịch HCl, làm khô dung dịch thu được 51,7 gam muối khan. Công thức phân tử 2 amin là
	A. C2H5N và C3H7N B. CH5N và C2H7N C. C3H9N và C4H11N D. C2H7N và C3H9N
Câu 2: Cho 3,04g hỗn hợp A gồm 2 amin no đơn chức tác dụng vừa đủ với 400 ml dd HCl 0,2M thu được a gam muối. Tìm thể tích N2 (đktc) sinh ra khi đốt cháy hết hỗn hợp A ở trên
	A. 0,224 lit	B. 0,448 lit	C. 0,672 lit	D. 0,896 lit
 Câu 3: Muối C6H5N2+Cl- (phenylđiazoni clorua) được sinh ra khi cho C6H5-NH2 (anilin) tác dụng với NaNO2 trong dung dịch HCl ở nhiệt độ thấp (0-5oC). Để điều chế được 14,05 gam C6H5N2+Cl- (với hiệu suất 100%), lượng C6H5-NH2 và NaNO2 cần dùng vừa đủ là
	A. 0,1 mol và 0,4 mol. B. 0,1 mol và 0,2 mol. C. 0,1 mol và 0,1 mol. D. 0,1 mol và 0,3 mol.
 Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn 100ml hỗn hợp gồm đimetylamin và 2 hiđrocacbon là đồng đẳng kế tiếp thu được 140ml CO2 và 250ml hơi nước (các khí đo ở cùng điều kiện). CTPT của 2 hiđrocacbon?
	A. C2H4 và C3H6 B. C2H2 và C3H4 C. CH4 và C2H6 D. C2H6 và C3H8
Kiểm tra, ngày tháng năm 

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 7.doc