Tiết 49. LUYỆN TẬP TÍNH CHẤT CỦA NHÔM VÀ HỢP CHẤT CỦA NHÔM
A. CHUẨN KIẾN THỨC – KĨ NĂNG
I. KIẾN THỨC – KĨ NĂNG
1. Kiến thức
Củng cố hệ thống hoá kiến thức về nhôm và hợp chất của nhôm.
2. Kĩ năng
Rèn luyện kĩ năng giải bài tập về nhôm và hợp chất của nhôm.
3. Thái độ
Chuẩn bị bài trước khi đến lớp, học tập nghiêm túc
II. PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
* Năng lực:
1. Năng lực hợp tác
2. Năng lực giao tiếp
3. Năng lực sử dung ngôn ngữ
4. Năng lực tính toán
* Phẩm chất: Yêu gia đình, quê hương đất nước; Nhân ái khoan dung; Trung thực, tự trọng, chí công, vô tư; Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại; Nghĩa vụ công dân.
Tuần 27: Từ ngày 20/02 - 25/02/2017 Ngày soạn: 16/02/2017 Tiết 49. LUYỆN TẬP TÍNH CHẤT CỦA NHÔM VÀ HỢP CHẤT CỦA NHÔM A. CHUẨN KIẾN THỨC – KĨ NĂNG I. KIẾN THỨC – KĨ NĂNG 1. Kiến thức Củng cố hệ thống hoá kiến thức về nhôm và hợp chất của nhôm. 2. Kĩ năng Rèn luyện kĩ năng giải bài tập về nhôm và hợp chất của nhôm. 3. Thái độ Chuẩn bị bài trước khi đến lớp, học tập nghiêm túc II. PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC * Năng lực: 1. Năng lực hợp tác 2. Năng lực giao tiếp 3. Năng lực sử dung ngôn ngữ 4. Năng lực tính toán * Phẩm chất: Yêu gia đình, quê hương đất nước; Nhân ái khoan dung; Trung thực, tự trọng, chí công, vô tư; Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại; Nghĩa vụ công dân. B. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: phiếu học tập 2. Học sinh: Ôn tập về nhôm và hợp chất, làm các bài tập SGK C.PHƯƠNG PHÁP – KĨ THUẬT DẠY HỌC - dạy học theo nhóm kết hợp với đàm thoại D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 1. Hoạt động khởi động 1.1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục... Lớp 12A1 12A2 12A4 12A6 12A7 12A9 Vắng 1.2.Kiểm tra bài cũ: Viết PTHH của các phản ứng thực hiện dãy chuyển đổi sau: 2. Hoạt động luyện tập và vận dụng HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS - PTNL NỘI DUNG KIẾN THỨC Hoạt động 1: Kiến thức cần nắm vững Gv phát vấn học sinh về nội dung kiến thức đã học HS: ôn lại kiến thức cũ và trả lời Phát triển năng lực giao tiếp I. Kiến thức cần nắm vững: (SGK) Hoạt động 2: Luyện tập và vận dụng Gv phát phiếu học tập yêu cầu hs thảo luận theo nhóm Bài 1: Cho 31,2 gam hỗn hợp bột Al và Al2O3 tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 13,44 lít H2 (đkc). Khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là Bài 2: Chỉ dùng thêm một hoá chất hãy phân biệt các chất trong những dãy sau và viết phương trình hoá học để giải thích. a) các kim loại: Al, Mg, Ca, Na. b) Các dung dịch: NaCl, CaCl2, AlCl3. c) Các chất bột: CaO, MgO, Al2O3 Bài 3: Viết phương trình hoá học để giải thích các hiện tượng xảy ra khi a) cho dung dịch NH3 dư vào dung dịch AlCl3. b) cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch AlCl3. c) cho từ từ dung dịch Al2(SO4)3 vào dung dịch NaOH và ngược lại. d) sục từ từ khí đến dư khí CO2 vào dung dịch NaAlO2. e) cho từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch NaAlO2. Bài 4: Hỗn hợp X gồm hai kim loại K và Al có khối lượng 10,5g. Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X trong nước thu được dung dịch A. Thêm từ từ dung dịch HCl 1M vào dung dịch A: lúc đầu không có kết tủa, khi thêm được 100 ml dung dịch HCl 1M thì bắt đầu có kết tủa. Tính % số mol mỗi kim loại trong X. - Gv hỗ trợ HS, gợi ý cách làm khi cần - Gv: Chấm phiếu học tập của một số hs - Gv gọi 4 hs bất kỳ của các nhóm lên bảng, hs khác nhận xét, bổ sung - Gv nhận xét, đánh giá Hs: thảo luận nhóm hoàn thành 1 trong 4 bài tập trong phiếu (Mỗi học sinh 1 phiếu) Hs: đại diện lên bảng trình bày, hs nhóm khác nhận xét, bổ xung Phát triển năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp Phát triển năng lực tính toán Bài 1: 2Al + 2NaOH + 2H2O 2NaAlO2+ 3H2 0,4mol 0,6mol mAl =27.0,4 = 10,8g mAl2O3 =31,2-10,8=20,4g Bài 2: a) H2O b) dd Na2CO3 hoặc dd NaOH c) H2O Bài 3: a. Có kết tủa xuất hiện và không tan trong dung dịch NH3 dư AlCl3 + 3NH3 + 3H2O -> Al(OH)3¯ + 3NH4Cl b. Có kết tủa xuất hiện rồi tan trong dung dịch NaOH dư AlCl3 + 3NaOH -> Al(OH)3¯ + 3NaCl Al(OH)3 + NaOH -> NaAlO2 + H2O c. Cho từ từ dung dịch Al2(SO4)3 vào dung dịch NaOH và ngược lại . có kết tủa xuất hiện, lắc dung dịch kết tủa sẽ tan.Tiếp tục cho ddịch Al2(SO4)3 vào đến dư thì lại có kết tủa. Ngược lại cho từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch Al2(SO4)3 có kết tủa xuất hiện, kết tủa tăng dần sau đó tan do NaOH dư. 6NaOH + Al2(SO4)3 -> 2Al(OH)3¯ + 3Na2SO4 Al(OH)3 + NaOH -> NaAlO2 + 2H2O d. Có kết tủa xuất hiện và không tan khi sục khí CO2 do H2CO3 là axit rất yếu, không hoà tan đựơc Al(OH)3 NaAlO2+ H2O + CO2 -> Al(OH)3¯ + NaHCO3 e. Có kết tủa xuất hiện rồi tan trong HCL dư vì HCl là axit mạnh nên hoà tan được với Al(OH)3 NaAlO2+ HCl -> Al(OH)3¯ NaCl + H2O Al(OH)3¯ + 3HCl -> AlCl3 + 3H2O Bài 4: Gọi x và y lần lượt là số mol của K và Al. ð 39x + 27y = 10,5 (a) 2K + 2H2O ® 2KOH + H2 (1) x® x 2Al + 2KOH + 2H2O ® 2KAlO2 + 3H2 (2) y® y Do X tan hết nên Al hết, KOH dư sau phản ứng (2). Khi thêm HCl ban đầu chưa có kết tủa vì: HCl + KOHdư ® HCl + H2O (3) x – y ®x – y Khi HCl trung hoà hết KOH dư thì bắt đầu có kết tủa. KAlO2 + HCl + H2O ® Al(OH)3¯ + KCl (4) Vậy để trung hoà KOH dư cần 100 ml dung dịch HCl 1M. Ta co: nHCl = nKOH(dư sau pứ (2)) = x – y = 0,1.1 = 0,1 (b) Từ (a) và (b): x = 0,2, y = 0,1. %nK = .100 = 66,67% ð %nAl = 33,33% 3. Hoạt động mở rộng Câu 1: Hỗn hợp X gồm Na và Al hòa tan hết trong lượng nước dư thu được a mol H2 và dung dịch Y gồm NaAlO2 và NaOH dư. Cho Y tác dụng hết với dung dịch HCl, thì số HCl phản ứng tối đa là b mol. Tỉ lệ a:b có giá trị là: A. 1:4. B. 1:2. C. 1:3. D. 1:1. Câu 2: Cho m gam Al vào dung dịch HNO3 loãng dư thu được 1,792 lít hỗn hợp khí X (ở đktc) gồm hai khí không màu, trong đó có một khí hoá nâu trong không khí, tỷ khối hơi của X so với hiđro bằng 20,25. Biết dung dịch sau phản ứng không chứa muối amoni. Giá trị của m là: A. 4,83 B. 4,86 C. 5,40 D. 8,10 Câu 3. Cho m gam hỗn hợp X gồm Mg và Al (có tỷ lệ mol tương ứng là 3 : 4) vào dung dịch chứa HNO3 loãng dư, sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch có chứa 8,2m gam muối. Biết rằng có 0,3 mol N+5 trong HNO3 đã bị khử. Số mol HNO3 đã phản ứng là: A. 2,1. B. 2,4. C. 4,0. D. 3,0. Câu 4: Hòa tan m gam hỗn hợp Al, Na vào nước thu được 4,48 lít khí (đktc). Mặt khác hòa tan m gam hỗn hợp trên vào 100 ml dd NaOH 4M (dư) thì thu được 7,84 lít khí (đktc) và dung dịch X. Thể tích dung dịch 2 axit (HCl 0,5M và H2SO4 0,25M) đủ phản ứng với dung dịch X để được kết tủa lớn nhất là: A. 500ml B. 400 ml C. 300ml D. 250ml Câu 5: Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch hỗn hợp gồm a mol Ba(OH)2 và b mol Ba(AlO2)2 kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau: Vậy tỉ lệ a : b là A. 1 : 3. B. 1 : 4. C. 2 : 3. D. 3 : 1. Tiết 50. THỰC HÀNH TÍNH CHẤT CỦA NATRI, MAGIE, NHÔM VÀ HỢP CHẤT CỦA CHÚNG A. CHUẨN KIẾN THỨC – KĨ NĂNG I. KIẾN THỨC – KĨ NĂNG 1. Kiến thức Biết được : Mục đích, cách tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm : - So sánh khả năng phản ứng của Na, Mg và Al với nước. - Nhôm phản ứng với dung dịch kiềm. - Phản ứng của nhôm hiđroxit với dung dịch NaOH và với dung dịch H2SO4 loãng. 2. Kĩ năng - Sử dụng dụng cụ hoá chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên. - Quan sát, nêu hiện tượng thí nghiệm, giải thích và viết các phương trình hoá học. Rút ra nhận xét. - Viết tường trình thí nghiệm 3. Thái độ: Tích cực và hứng thú yêu thích học hóa học II. PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC * Năng lực: 1. Năng lực hợp tác 2. Năng lực giao tiếp 3. Năng lực sử dung ngôn ngữ 4. Năng lực thực hành hóa học * Phẩm chất: Yêu gia đình, quê hương đất nước; Nhân ái khoan dung; Trung thực, tự trọng, chí công, vô tư; Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại; Nghĩa vụ công dân. B. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Chuẩn bị dụng cụ, hóa chất để tiến hành thí nghiệm Dụng cụ: Ống ngiệm + giá để ống nghiệm + cốc thuỷ tinh + đèn cồn. Hoá chất: Các kim loại: Na, Mg, Al; các dung dịch: NaOH, AlCl3, NH3, phenolphtalein. 2. Học sinh: chuẩn bị bài trước. C.PHƯƠNG PHÁP – KĨ THUẬT DẠY HỌC - Dạy học theo nhóm, HS tiến hành thí nghiệm dưới sự hướng dẫn của giáo viên. D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 1. Hoạt động khởi động 1.1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục... Lớp 12A1 12A2 12A4 12A6 12A7 12A9 Vắng 1.2.Kiểm tra bài cũ: Không 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS – PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NỘI DUNG KIẾN THỨC Hoạt động 1: Công việc đầu bước thực hành. - GV: Nêu mục tiêu, yêu cầu của tiết thực hành, những lưu ý cần thiết, thí dụ như phản ứng giữa Na với nước, không được dùng nhiều Na, dùng ống nghiệm chứa gần đầy nước. - GV có thể tiến hành một số tính chất mẫu cho HS quan sát. - HS lắng nghe và quan sát Hoạt động 2 : Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm chuyên gia, phân công nhiệm vụ: mỗi nhóm tiến hành một thí nghiệm. Bàn giao hóa chất, dụng cụ cho các nhóm Hoạt động 3: Nội dung thí nghiệm Gv phát vấn học sinh về nội dung từng thí nghiệm, dự đoán hiện tượng, nhấn mạnh những nội dung, thao tác cần lưu ý Hs trả lời HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm phân công. Phát triển năng lực thực hành thí nghiệm, năng lực quan sát cho học sinh, năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học Thí nghiệm 1: So sánh khả năng phản ứng của Na, Mg, Al với H2O. - Rót nước vào ống nghiệm thứ nhất (khoảng ¾ ống), thêm vài giọt dd phenolphtalein, đặt vào giá ống nghiệm rồi bỏ vào đó một mẫu natri bằng hạt gạo. - Rót vào ống nghiệm thứ hai và thứ ba khoảng 5 ml nước, thêm vài giọt dd phenolphtalein, sau đó đặt vào giá ống nghiệm, rồi bỏ vào ống nghiệm thứ 2 một mẫu kim loại Mg và mẫu thứ ba một mẫu kim loại Al vùa cạo bỏ lớp vỏ oxit. Hiện tượng xảy ra: - Ống 1: dd chuyển sang màu hồng 2Na + 2H2O 2NaOH+H2 - Ống 2 : ở nhiệt độ thường dung dịch không đổi màu, khi đun nóng dung dịch chuyển sang màu hồng. Mg + 2H2O Mg(OH)2 + H2 Ống 3 : không có màu hồng ngay khi đun nóng Thí nghiệm 2: Nhôm tác dụng với dung dịch kiềm. - Rót 2 – 3 ml dung dịch NaOH loãng vào ống nghiệm và bỏ vào đó một mẫu Al. Đun nóng nhẹ để phản ứng xảy ra mạnh hơn. * Hiện tương : - Lớp vỏ phủ bên ngoài tác dụng với NaOH trước. Al2O3 + 2NaOH 2NaAlO2+ H2O. Sau đó: 2Al + 6H2O 2Al(OH)3 + 3H2 Al(OH)3 + NaOH NaAlO2 + 2H2O Thí nghiệm 3: Tính chất lưỡng tính của Al(OH)3. - Rót vào 2 ống nghiệm mỗi ống khoảng 3 ml dd AlCl3 rồi nhỏ dd NH3 dư vào sẽ thu được kết tủa Al(OH)3 Nhỏ dd H2SO4 loãng vào một ống, lắc nhẹ. Quan saùt hieän töôïng. Nhỏ dd NaOH vào ống kia, lắc nhẹ. * Hiện tượng: Cả 2 ống nghiệm kết tủa đều tan. Chứng tỏ Al(OH)3 lưỡng tính. Phương trình: Al(OH)3 + NaOH NaAlO2 + 2H2O 2Al(OH)3 + 3H2SO4 Al2(SO4)3+ 6H2O Hoạt động 3: đổi chỗ học sinh trong cá nhóm chuyên gia để thành nhóm mảnh ghép cùng về nhà hoàn thiện báo cáo thí nghiệm cho nhóm mình, những lưu ý gì khi tiến hành từng thí nghiệm. Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh Kiểm tra, ngày tháng năm
Tài liệu đính kèm: