Giáo án Hóa học 8 - Tiết 22 Bài 16 - Phương trình hoá học (t1)

Bài 16: PHƯƠNG TRÌNH HOÁ HỌC(T1)

I. MỤC TIÊU: Sau tiết này HS phải:

1. Kiến thức: Biết được:

 - Phương trình hoá học biểu diễn phản ứng hoá học.

 - Các bước lập phương trình hoá học.

2. Kĩ năng:

 - Biết lập phương trình hoá học khi biết các chất phản ứng (tham gia) và sản phẩm.

3. Thái độ:

 - Yêu thích môn học và có tinh thàn tưong tác nhóm.

4. Trọng tâm:

 - Biết cách lập phương trình hóa học.

5. Năng lực cần hướng tới:

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học

- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên và học sinh:

a.Giáo viên: Hình 2.5/ 48 SGK.

 Bảng phụ ghi một số sơ đồ phản ứng.

b. Học sinh: Tìm hiểu nội dung bài học trước khi lên lớp.

2. Phương pháp: Vấn đáp, hợp tánc nhóm nhỏ.

 

doc 3 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 1164Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học 8 - Tiết 22 Bài 16 - Phương trình hoá học (t1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 11 Ngày soạn: 30/10/2017
Tiết : 22 Ngày dạy : 01/11/2017
Bài 16: PHƯƠNG TRÌNH HOÁ HỌC(T1)
I. MỤC TIÊU: Sau tiết này HS phải:
1. Kiến thức: Biết được: 
 - Phương trình hoá học biểu diễn phản ứng hoá học.
 - Các bước lập phương trình hoá học.
2. Kĩ năng: 
 - Biết lập phương trình hoá học khi biết các chất phản ứng (tham gia) và sản phẩm. 
3. Thái độ: 
 - Yêu thích môn học và có tinh thàn tưong tác nhóm. 
4. Trọng tâm:
 - Biết cách lập phương trình hóa học.
5. Năng lực cần hướng tới:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên và học sinh:
a.Giáo viên: Hình 2.5/ 48 SGK.
 Bảng phụ ghi một số sơ đồ phản ứng. 
b. Học sinh: Tìm hiểu nội dung bài học trước khi lên lớp.
2. Phương pháp: Vấn đáp, hợp tánc nhóm nhỏ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Ổn định lớp (1’): 8A1:............................................................................................................
 8A2:............................................................................................................. 
2. Kiểm tra bài cũ(10’):
 HS1: Phát biểu nội dung định luật bảo toàn khối lượng và viết biểu thức của định luật.
 HS2: Cho phản ứng: Khí Ôxi + Khí Hiđrô Nước
 Biết khối lượng Ôxi là 7g, khối lượng nước là 13g
a. Viết công thức về khối lượng của phản ứng trên.
 b.Tính khối lượng khí Hyđrô tham gia phản ứng.
3. Vào bài mới:
* Giới thiệu bài:(1') Làm cách nào để biểu diễn một phản ứng hoá học? Cách biểu diễn ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1. Tìm hiểu về phương trình hoá học(10’).
-GV: Từ phương trình chữ ở phần kiểm tra bài cũ
-GV: Treo hình 2.5 SGK và yêu cầu HS viết phương trình phản ứng giữa H và O 
-GV: Yêu cầu HS so sánh số nguyên tử của mỗi nguyên tố ở hai vế trong PT trên
-GV: Hướng dẫn HS cách để cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố.
-GV: Yêu cầu HS so sánh tiếp.
-GV:Hướng dẫn HS cân bằng H.
-GV: Số nguyên tử của mỗi nguyên tố đã bằng nhau Phương trình đã lập đúng 
-HS: Viết PTHH theo hướng dẫn của GV:
 H2 + O2 .......> H2O
-HS: Dựa vào PTHH để so sánh.
-HS: Thực hiện cân bằng theo hướng dẫn của GV:
 H2 + O2.......> 2H2O
-HS: Oxi bằng nhau
 Hiđrô không bằng nhau.
-HS: Thực hiện:
 2H2 + O2 2H2O
-HS: Nghe giảng và ghi nhớ.
I. LẬP PHƯƠNG TRÌNH HOÁ HỌC:
1. Phương trình hoá học:
Ví dụ:
Hidro + Oxi " nướC
Sơ đồ phản ứng:
H2 + O2 .......> H2O
Thêm 2 trước phân tử H2O
H2 + O2 .......>2 H2O
Thêm 2 trước phân tử H2
2H2 + O2.......>2 H2O
phương trình hóa học
 2H2 + O2 2H2O
KL: PTHH biểu diễn ngắn gọn pưhh
Hoạt động 2: Tìm hiểu các bước lập phương trình hoá học(12’).
-GV: Đưa ví dụ : Biết nhôm tác dụng với oxi tạo ra nhôm oxit. Hãy lập phương trình hoá học của phản 
ứng.
-GV: Qua 2 ví dụ trên các nhóm hãy thảo luận và cho biết các bước lập phương trình hoá học?
GV cho HS thảo luận 5'
Áp dụng: Cho sơ đồ phản ứng
 2Na + O2 .......> 2Na2O
HgO .......> Hg + O2
Lập PTHH của phản ứng trên. 
GV:Chú ý: + không được thay đổi chỉ số trong những công thức hóa học đã viết đúng.
+ Viết hệ số cao bằng kí hiệu hóa học
+ Đối với nhóm nguyên tử thì coi như một đơn vị để cân bằng.
HS: Thảo luận và làm:
 Al + O2 .......> Al2O3
 4Al + 3O2 2Al2O3
-HS: Các bước lập phương trình hoá học:
B1: Viết sơ đồ phản ứng
B2: Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố
B3: Viết phương trình hoá học 
HS: Thảo luận và làm:
2Na + O2 2Na2O
2HgO 2Hg + O2 
2. Các bước lập phương trình hoá học:
ví dụ: nhôm + oxi nhôm oxit 
* Viết sơ đồ phản ứng:
Al + O2 .......> Al2O3
* Cân băng số nguyên tử mỗi nguyên tố 
Al + 3O2 .......> 2Al2O3
4Al + 3O2 .......> 2Al2O3
* Phương trình hóa học.
 4Al + 3O2 2Al2O3
3 bước lập phương trình hóa học
B1: Viết sơ đồ phản ứng
B2: Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố
B3: Viết PTHH
3. Áp dụng:
2Na + O2 2Na2O
2HgO 2Hg + O2 
* Chú ý: (SGK)
4. Củng cố:(10’) Lập phương trình hóa học sau:
a Fe + Cl2 -----> FeCl3 b. SO2 + O2 -----> SO3 c.Na2SO4 + BaCl2 -----> NaCl + BaSO4.
5. Nhận xét và dặn dò:(1')
 - Nhận xét khả năng tiếp thu bài và vận dụng kiến thức vào bài tập
 - Về nhà học bài, làm bài tập 2,3,4,5,7SGK/ 57, chuẩn bị phần tiếp theo của bài.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 10 Hoa 8 Tiet 22_12190863.doc