Giáo án Hóa học 8 - Tiết 29 Bài 20 - Tỉ khối của chất khí

Bài 20: TỈ KHỐI CỦA CHẤT KHÍ

I. MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải:

1. Kiến thức: Biết được:

 - Biểu thức tính tỉ khối của khí A đối với khí B và đối với không khí.

2. Kĩ năng:

 - Tính được tỉ khối của khí A đối với khí B, tỉ khối của khí A đối với không khí.

3. Thái độ:

 - Tích cực học tập và vận dụng kiến thức vào các dạng bài tập cụ thể.

4. Trọng tâm:

 - Biết cách sử dụng tỉ khối để so sanh khối lượng các khí.

5. Năng lực cần hướng tới:

 - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.

 - Năng lực tính toán hóa học.

II. CHUẨN BỊ:

 1. Giáo viên và học sinh:

a. Giáo viên: Các bài tập vận dụng.

b. Học sinh: Tìm hiểu nội dung bài học trước khi lên lớp.

2. Phương pháp:

 - Hỏi đáp, làm việc nhóm, làm việc cá nhân.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

1. Ổn định lớp(1’): 8A1:.

 8A2:.

2. Kiểm tra bài cũ(5’):

 HS1: Tính thể tích của 0,5 mol khí CO2 (đktc).

 HS2: Tính số mol của 11.2 lít khí SO2 (đktc).

3. Vào bài mới:

* Giới thiệu bài:(1') Người ta bơm khí nào vào bóng bay, để bóng có thể bay lên? ( Khí H2). Tại sao chúng ta thổi vào bong bóng, bong bóng không bay lên? ( Trong hơi thở của chúng ta có khí O2 và CO2. Khí H2 nhẹ hơn không khí ( nên bóng bay ) còn khí O2, CO2 nặng hơn không khí ( nên bóng không bay được ). Để biết được khí này nặng hay nhẹ hơn khí kia như thế nào, hôm nay chúng ta học bài tỉ khối của chất khí .

 

doc 2 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 730Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học 8 - Tiết 29 Bài 20 - Tỉ khối của chất khí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 15 Ngày soạn: 25/11/2017
Tiết : 29 Ngày dạy : 27/11/2017
Bài 20: TỈ KHỐI CỦA CHẤT KHÍ
I. MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải:
1. Kiến thức: Biết được:
 - Biểu thức tính tỉ khối của khí A đối với khí B và đối với không khí.
2. Kĩ năng:
 - Tính được tỉ khối của khí A đối với khí B, tỉ khối của khí A đối với không khí.
3. Thái độ:
 - Tích cực học tập và vận dụng kiến thức vào các dạng bài tập cụ thể.
4. Trọng tâm:
 - Biết cách sử dụng tỉ khối để so sanh khối lượng các khí.
5. Năng lực cần hướng tới:
 - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
 - Năng lực tính toán hóa học.
II. CHUẨN BỊ:
 1. Giáo viên và học sinh:
a. Giáo viên: Các bài tập vận dụng.
b. Học sinh: Tìm hiểu nội dung bài học trước khi lên lớp.
2. Phương pháp:
 - Hỏi đáp, làm việc nhóm, làm việc cá nhân.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Ổn định lớp(1’): 8A1:.........................................................................................................
 8A2:......................................................................................................... 
2. Kiểm tra bài cũ(5’):
 HS1: Tính thể tích của 0,5 mol khí CO2 (đktc).
 HS2: Tính số mol của 11.2 lít khí SO2 (đktc).
3. Vào bài mới: 
* Giới thiệu bài:(1') Người ta bơm khí nào vào bóng bay, để bóng có thể bay lên? ( Khí H2). Tại sao chúng ta thổi vào bong bóng, bong bóng không bay lên? ( Trong hơi thở của chúng ta có khí O2 và CO2. Khí H2 nhẹ hơn không khí ( nên bóng bay ) còn khí O2, CO2 nặng hơn không khí ( nên bóng không bay được ). Để biết được khí này nặng hay nhẹ hơn khí kia như thế nào, hôm nay chúng ta học bài tỉ khối của chất khí .
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1. Bằng cách nào có thể biết được khí A nặng hay nhẹ hơn khí B?(13’)
- GV: Hướng dẫn cho HS làm ví dụ : Hãy cho biết khí H2 nặng hay nhẹ hơn khí O2 bao nhiêu lần? 
-GV: Hướng dẫn các bước lập công thức tính tỉ khối của chất khí.
Ví dụ 1: Khí CO2 nặng hay nhẹ hơn khí H2 bao nhiêu lần ? 
-GV: Hướng dẫn các bước tiến hành làm bài tập.
Ví dụ 2: Tính khối lượng của khí A có tỉ khối so với oxi là 1,375.
-GV: Hướng dẫn HS làm bài tập.
GV: Hãy chuyển đổi công thức tính MA và MB từ công thức trên.
-HS: Làm theo các bước hướng dẫn của GV.
Vậy, O2 nặng hơn H2 16 lần.
-HS: Nghe giảng và ghi nhớ để lập công thức: 
-HS: Làm bài tập:
 Vậy khí CO2 nặng hơn khí H2 là 22 lần 
-HS: Làm bài tập:
HS: MA = MB x d A/B
I. BẰNG CÁCH NÀO ĐỂ BIẾT ĐƯỢC KHÍ A NẶNG HAY NHẸ HƠN KHÍ B? 
- Để biết được khí A nặng hay nhẹ hơn khí B bao nhiêu lần, ta so sánh khối lượng mol của khí A (MA) với khối lượng mol của khí B ( MB)
Suy ra:
MA = MB x d A/B
dA/B: Tỉ khối của khí A đối với khí B
MA, MB : Khối lượng mol của phân tử khí A, khí B .
Hoạt động 2. Bằng cách nào có thể biết được khí A ngặng hay nhẹ hơn không khí?(15’)
-GV: Hướng dẫn HS cách tính khối lượng mol của không khí.
-GV: Vậy làm cách nào để biết được khí A nặng hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần ? 
Ví dụ 1: Hãy tính xem khí SO2 nặng hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần ? 
+ Tại sao lại lấy con số 29 làm khối lượng mol của không khí?
Ví dụ 2: Tính khối lượng của khí A có tỉ khối so với không khí là 2,207.
-GV: Hướng dẫn HS cách thực hiện bài tập.
GV: Suy ra công thức tính MA
-HS: Nghe giảng và ghi nhớ.
 -HS:
-HS: Làm ví dụ:
Vậy khí SO2 nặng hơn không khí 2,2 lần. 
HS: Vì trong không khí tồn tại hai khí là Nitơ chiếm 80% và oxi chiếm 2% nên 
Mkk = 0,8 . 28 + 0,2 . 32 = 29
-HS: Suy nghĩ và làm bài tập: 
II. BẰNG CÁCH NÀO CÓ THỂ BIẾT KHÍ A NẶNG HAY NHẸ HƠN KHÔNG KHÍ?
Suy ra:
MA = dA/KK x 29
: Là tỉ khối khí A so với không khí.
MA: Khối lượng mol của khí A
4. Củng cố (9’): - Nhắc lại nội dung chính và hướng dẫn HS làm bài tập 1, 2 SGK/69.
5. Nhận xét và dặn dò:(1')
 - Nhận xét khả năng tiếp thu bài và vận dụng kiến thức vào bài tập của học sinh.
 - Về nhà học bài, làm bài tập 3 SGK/69, chuẩn bị bài: “Tính theo công thức hoá học”.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 15 Hoa 8 Tiet 29_12247664.doc