Giáo án Hóa học 8 - Tiết 41 Bài 27: Điều chế oxi - Phản ứng phân huỷ

Bài 27: ĐIỀU CHẾ OXI - PHẢN ỨNG PHÂN HUỶ

I. MỤC TIÊU Sau bài này HS phải:

1. Kiến thức: Biết được:

 - Phương pháp điều chế O xi trong phòng thí nghiệm ( hai cách thu khí oxi).

 - Khái niệm phản ứng phân hủy

2. Kĩ năng:

 - Viết được phương trình điều chế khí O2 từ KClO3 và KMnO4

 - Tính được thể tích khí oxi ở điều kiện chuẩn được điều chế từ phòng thí nghiệm

 - Nhận biết được một số phản ứng cụ thể là phản ứng phân hủy hay hóa hợp.

3. Thái độ:

 Giúp HS thích học tập bộ môn, say mê tìm hiểu.

4. Trọng tâm:

 - Cách điều chế oxi trong phòng thí nghiệm.

 - Khái niệm phản ứng phân hủy.

5. Năng lực cần hướng tới:

 - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.

 - Năng lực thực hành hóa học.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên và học sinh:

a. Giáo viên: Thí nghiệm điều chế khí O2

b.Học sinh: Xem trước bài học ở nhà.

 

doc 2 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 1167Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học 8 - Tiết 41 Bài 27: Điều chế oxi - Phản ứng phân huỷ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 21 Ngày soạn : 14/01/2018
Tiết : 41 Ngày dạy : 16/01/2018
Bài 27: ĐIỀU CHẾ OXI - PHẢN ỨNG PHÂN HUỶ
I. MỤC TIÊU Sau bài này HS phải:
1. Kiến thức: Biết được:
 - Phương pháp điều chế O xi trong phòng thí nghiệm ( hai cách thu khí oxi). 
 - Khái niệm phản ứng phân hủy 
2. Kĩ năng:
 - Viết được phương trình điều chế khí O2 từ KClO3 và KMnO4 
 - Tính được thể tích khí oxi ở điều kiện chuẩn được điều chế từ phòng thí nghiệm
 - Nhận biết được một số phản ứng cụ thể là phản ứng phân hủy hay hóa hợp. 
3. Thái độ:
 Giúp HS thích học tập bộ môn, say mê tìm hiểu.
4. Trọng tâm:
 - Cách điều chế oxi trong phòng thí nghiệm. 
 - Khái niệm phản ứng phân hủy. 
5. Năng lực cần hướng tới:
 - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
 - Năng lực thực hành hóa học.
II. CHUẨN BỊ 
1. Giáo viên và học sinh:
a. Giáo viên: Thí nghiệm điều chế khí O2
b.Học sinh: Xem trước bài học ở nhà.
2. Phương pháp:
 - Trực quan, thí nghiệm nghiên cứu, hỏi đáp, làm việc nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định lớp(1’): 8A1:........................................................................................................... 
 8A2:........................................................................................................... 
2. Kiểm tra bài cũ(8’):
HS1: Nêu định nghĩa oxit? Phân loại oxit? Cho ví dụ mỗi loại?
HS2: Sữa bài tập 4 SGK/91.
3. Vào bài mới: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1. Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm (15’)
- GV: Giới thiệu cách điều chế oxi trong phòng thí nghiệm. 
- GV: Có thể thu khí bằng mấy cách? Đó là những cách nào? 
- GV: Khi thu oxi bằng cách đẩy không khí ta phải đặt ống nghiệm hoặc lọ thu khí như thế nào? Vì sao?
- GV: Có thể thu khí oxi bằng cách đẩy nước ? Vì sao?
- GV: Hãy viết phương trình điều chế khí oxi?
- HS: Nghe giảng
- HS: Thu khí oxi bằng 2 cách là đẩy không khí và đẩy nước
- HS: Thu khí oxi bằng cách đẩy không khí ta phải để ngửa bình vì oxi nặng hơn không khí 
-HS: Đẩy nước vì oxi là chất khí tan được trong nước.
- HS: Viết PTHH
2KClO3 2KCl + 3O2
2KMnO K2MnO4 + MnO2 + O2
I. ĐIỀU CHẾ OXI TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM: 
- Trong phòng thí nghiệm khí oxi được điều chế bằng cách đun nóng những hợp chất giàu oxi và dễ bị phân huỷ ở nhiệt độ cao như KMnO4, KClO3 
2KClO3 2KCl + 3O2
2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2
Hoạt động 2. Sản xuất khí oxi trong công nghiệp (5’)
- GV hướng dẫn HS đọc thông tin SGK 
- HS: tự đọc SGK
II. SẢN XUẤT KHÍ OXI TRONG CÔNG NGHIỆP:
(SGK) 
Hoạt động 3. Phản ứng phân huỷ (8’)
- GV: Treo bảng phụ về các phản ứng. Cho HS nhận xét và điền vào bảng
- GV: Nhận xét và kết luận những phản ứng trên gọi là phản ứng phân huỷ
- GV: Em hãy rút ra định nghĩa phản ứng phân huỷ là gì? 
- HS: Làm BT. 
- HS: Nghe giảng 
- HS: Phản ứng phân huỷ là phản ứng hoá học trong đó có 1 chất sinh ra 2 hay nhiều chất mới. 
III. PHẢN ỨNG PHÂN HUỶ: 
Định nghĩa: Phản ứng phân huỷ là phản ứng hoá học trong đó có 1 chất sinh ra 2 hay nhiều chất mới
2KClO3 2KCl + 3O2
2KMnO4K2MnO4 + MnO2 + O2
CaCO 3 CaO + CO 2
4. Củng cố (7’): Cân bằng các phương trình phản ứng sau và cho biết trong các phản ứng đó thuộc loại phản ứng nào?
 1. FeCl2 + Cl2 FeCl3 
 2. KNO3 KNO2 + O2. 
 3. CH4 + O2 CO2 + H2O
 4. CuO + H2 Cu + H2O 
 5. Fe(OH)3Fe2O3 + H2O
5. Nhận xét và dặn dò:(1')
 - Nhận xét khả năng tiếp thu bài và đánh giá khả năng vận dụng kiến thức vào bài tập.
 - Làm bài tập 1, 3, 4, 5 / 94 SGK, học bài và xem trước bài “ Không khí và sự cháy ”. 
IV. RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 21 Hoa 8 Tiet 41_12294760.doc