Giáo án Hóa học 9 - Năm học 2017 - 2018

ÔN TẬP ĐẦU NĂM

A. Mục tiêu

1. Kiến thức

- HS nhớ lại các kiến thức cơ bản trong chương trình Hóa học 8 có liên quan đến chương trình hóa học 9:

+ Chất, nguyên tử, phân tử.

+ Nguyên tố hóa học, công thức hóa học, hóa trị.

+ Định luật bảo toàn khối lượng.

+ Mol và chuyển đổi giữa khối lượng, lượng chất và thể tích.

+ Tỉ khối của chất khí.

+ Tính chất hóa học của oxi, hiđro, nước.

+ Dung dịch, nồng độ dung dịch.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng giải BT hóa học

- Bài tập liên quan về công thức hóa học, tính toán theo phương trình hóa học.

- Bài tập liên quan đến tỉ khối, nồng độ

3. Tư duy: - Rèn khả năng diễn đạt chính xác, rõ ràng ý tưởng của bản thân và hiểu được ý tưởng của người khác.

- Rèn khả năng tư duy linh hoạt, độc lập và sáng tạo.

- Rèn khả năng khái quát hóa.

 

doc 194 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 1108Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hóa học 9 - Năm học 2017 - 2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghiên cứu trước bài
C. Phương pháp
Vấn đáp gợi mở, trực quan, thảo luận nhóm.
D. Tiến trình giờ dạy - Giáo dục
I. Ổn định lớp
Ngày giảng
Lớp
Sĩ số
9B
/20
9C
/20
II. Kiểm tra bài cũ 
Viết các PTPƯ thực hiện dãy chuyển hóa sau, chỉ ra đâu là phản ứng trao đổi? (8đ)
Mg MgCl2 MgCO3 MgSO4 Mg(OH)2 MgO 
* Đáp án - Biểu điểm
- Mỗi PT đúng (1đ)
- Phản ứng trao đổi: 2, 3, 4 (3đ)
III. Giảng bài mới
* GV hướng dẫn HS về nhà đọc thêm phần I - Những nhu cầu của cây trồng
Hoạt động học: Tìm hiểu về những loại phân bón thường dùng
- Mục tiêu: Biết được tên, thành phần hóa học và ứng dụng của một số phân bón hóa học thông dụng
- Tài liệu tham khảo và phương tiện dạy học: SGK, SGV, một số mẫu phân bón hóa học ...
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
GV: Giới thiệu
 - Phân bón hoá học có thể dùng ở dạng đơn và dạng kép. 
- Phân bón đơn chỉ chứa 1 trong 3 nguyên tố dinh dưỡng chính là đạm (N), lân (P), kali (K).
? Kể tên các loại phân đạm, phân lân, phân kali thường dùng?
HS: Trả lời
GV: Phát mẫu phân bón cho HS 
HS: Nhận mẫu vật, quan sát theo y/c
+ Trạng thái, màu sắc, nhãn mác ghi trên bao bì.
+ Công thức hoá học, hàm lượng (Thành phần %) các nguyên tố dinh dưỡng đối với cây trồng.
+ Thử tính tan của phân bón trong nước
+ Cách sử dụng.
=> Đại diện các nhóm báo cáo kết quả
GV: Chốt lại kiến thức 
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu mục 2 SGK.t38
? Phân bón kép là gì ? Người ta tạo ra phân bón kép bằng cách nào?
HS: Trả lời -> GV chốt kiến thức
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK.t38
? Phân bón vi lượng là gì? 
HS: Trả lời -> GV chốt kiến thức
GV: Hướng dẫn HS quan sát các loại phân bón kép, phân vi lượng, theo yêu cầu sau:
+ Trạng thái màu sắc, nhãn mác ghi trên bao bì.
+ Công thức hoá học, hàm lượng 
(Thành phần %) các nguyên tố dinh dưỡng đối với cây trồng.
+ Thử tính tan của phân bón trong nước.
+ Cách sử dụng.
HS: Hoạt động nhóm -> đại diện nhóm báo cáo kết quả -> HS nhóm khác nhận xét bổ sung.
GV: Lưu ý HS: Nếu dùng quá nhiều phân bón so với nhu cầu của cây trồng sẽ gây ô nhiễm nặng nề nguồn nước sông hồ, nguồn nước ngầm. Tích hợp ƯPBĐKH
II – NHỮNG PHÂN BÓN HÓA HỌC THƯỜNG DÙNG
1. Phân bón đơn
Là phân bón chỉ chứa 1 trong 3 nguyên tố dinh dưỡng chính là đạm (N), lân (P), kali (K).
a) Phân đạm
 Một số phân đạm thường dùng là:
- Ure: CO(NH2)2 : 46% N
- Amoni nitrat: NH4NO3: 35% N
- Amoni sunfat: (NH4)2SO4: 21% N
=> Các phân đạm đều tan trong nước.
b) Phân lân
 Một số phân lân thường dùng là:
 - Phốt phát tự nhiên: Thành phần chính là Ca3(PO4)2 không tan trong nước, tan chậm trong đất chua.
- Suppe phốt phát: Thành phần chính là Ca(H2PO4)2 tan được trong nước.
c. Phân kali
Thường dùng là KCl, K2SO4 đều dễ tan trong nước.
2. Phân bón kép
Có chứa 2 hoặc cả 3 nguyên tố N, P, K
3. Phân vi lượng
Có chứa một số nguyên tố hoá học dưới dạng hợp chất cần thiết cho sự phát triển của cây như bo, kẽm, mangan
IV. Củng cố 
- GV đưa nội dung bài tập -> HS hoạt động nhóm bài tập ra bảng nhóm
Bài tập 1: Tính thành phần phần trăm về khối lượng các nguyên tố trong phân đạm ure (CO(NH2)2
Bài tập 2 - SGK.t39: Nhận biết 3 mẫu phân bón sau bằng pphh: 
KCl, NH4NO3, Ca(H2PO4)2
* Đáp án
Bài tập 1
= 12 + 16 + 14 . 2 + 2 .2 = 60 (g)
%C = = 20% %O = = 26,67%
%N = = 46,67% %H = 100% - (20% + 26,67% + 46,67%) = 6,66%
Bài tập 2 
- Lấy mẫu thử, đánh STT và làm TN nhiều lần
- Hòa tan các mẫu thử vào nước, rồi lọc lấy phần nước lọc
- Lần lượt nhỏ vài giọt dd Na2CO3 vào 3 mẫu nước lọc
+ TH xh kết tủa trắng -> mẫu thử là Ca(H2PO4)2
Ca(H2PO4)2 + Na2CO3 CaCO3 + 2NaH2PO4
+ TH không có hiện tượng -> mẫu thử là NH4NO3 và KCl
- Lần lượt nhỏ vài giọt dd AgNO3 vào 2 mẫu nước lọc còn lại
+ TH xh kết tủa trắng -> mẫu thử là KCl
KCl + AgNO3 AgCl + KNO3
+ TH không có hiện tượng -> mẫu thử là NH4NO3
- Gọi 1 - 2 HS nhắc lại nội dung bài học.
- Gọi 1 - 2 HS đọc mục "Em có biết"
V. Hướng dẫn HS học bài ở nhà và chuẩn bị cho bài sau
- Học bài, làm bài tập 1, 2, 3 - SGK.t 39
- Ôn tập tính chất hóa học của oxit, axit, bazơ, muối
E. Rút kinh nghiệm:
..................................................................................................................................................................................
_______________________
Ngày soạn: 15/10/2016	 Tiết 18
 Tuần 10
THỰC HÀNH
 TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA BAZO VÀ MUỐI
A. Mục tiêu.
 1.Kiến thức: Biết được: Mục đích, các bước tiến hành , kĩ thuật thực hiện của các thí nghiệm:
+ Bazo t/ d với dd axit, d d muối
+ d d muối t/d với kim loại, với dd muối khác và với axit
2.Kỹ năng
- Sử dụng dụng cụ hoá chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên QS, mô tả, giải thích hiện tượng thí nghiệm và viết các PTHH
- Viết bản tường trình
3. Tư duy: 
- Rèn luyện khả năng quan sát, dự đoán, suy luận hợp lý và suy luận lôgic;
- Khả năng diễn đạt chính xác, rõ ràng ý tưởng của mình và hiểu được ý tưởng của người khác;
- Các phẩm chất tư duy, đặc biệt là tư duy linh hoạt, độc lập và sáng tạo;
- Các thao tác tư duy: so sánh, tương tự, khái quát hóa, đặc biệt hóa;
4. Thái độ
- Có ý thức tự học, hứng thú và tự tin trong học tập;
- Có đức tính trung thực, cần cù, vượt khó, cẩn thận, chính xác, kỉ luật, sáng tạo;
- Có ý thức hợp tác, trân trọng thành quả lao động của mình và của người khác;
- Nhận biết được tầm quan trọng, vai trò của bộ môn Hóa học trong cuộc sống 
và yêu thích môn Hóa. 
5. Phát triển năng lực:
+Năng lực chung:
 - Năng lực giao tiếp
 - Năng lực tự học
 - Năng lực hợp tác	
+Năng lực riêng:	
 - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
 - Năng lực nghiên cứu và thực hành hóa học
 - Năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống
B. Chuẩn bị của GV và HS
 1. GV 
- Dụng cụ: Giá ống nghiệm, ống nghiệm, kẹp gỗ, ống hút.
- Hoá chất: dd NaOH, dd FeCl2, dd CuSO4, HCl, BaCl2, Na2SO4, H2SO4, đinh sắt.
 2. HS.:- Ôn lại tchh của bazơ và muối.
C. Phương pháp:
 - Thí nghiệm, hoạt động nhóm, vấn đáp
D. Tiến trình giờ dạy - Giáo dục
I. Ổn định lớp
Ngày giảng
Lớp
Sĩ số
9B
/20
9C
/20
II. Kiểm tra bài cũ 
 GV: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
 III. Bài mới.
 GV: - phân phát dụng cụ thí nghiệm cho học sinh.
? Mục tiêu của bài thực hành này là gì?
- HS; Củng cố khắc sâu kiến thức về tính chất hóa học của bazo và muối
Hoạt động 1: Tiến hành thí nghiệm
HĐ của GV- HS
Nội dung
GV ? Bài thực hành có mấy thí nghiệm
? Thí nghiệm 1 nhằm mục đích gì? 
- HS: trả lời
GV: YC các nhóm nêu cách tiến hành thí nghiệm. Sau đó treo cách tiến hành thí nghiệm trên bảng phụ: : Nhỏ vài giọt dung dịch NaOH vào ống nghiệm có chứa 1ml dd FeCl3 lắc nhẹ ống nghiệm.
GV: Thí nghiệm 2 nhằm mục đích gì? 
- HS: trả lời
- Gv: YC các nhóm nêu cách tiến hành thí nghiệm. Sau đó treo cách tiến hành thí nghiệm trên bảng phụ: Cho một ít Cu(OH)2 vào đáy ống nghiệm, nhỏ vài giọt dd HCl lắc đều.
- Quan sát hiệng tượng, giải thích và viết ptpư.
- Rút ra kết luận về tính chất hoá học của bazơ.
- GV:Những điểm cần lưu ý:TN 2 phải điều chế Cu(OH)2 gạn giữ phần kết tủa ở 
I. Tiến hành thí nghiệm.
1. Tính chất hoá học của bazơ.
a. Thí nghiệm 1: NaOH tác dụng với FeCl3.
- Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ.
- Giải thích: Sản phẩm tạo thành là Fe(OH)3 kết tủa nâu đỏ
- PT: 
FeCl3 + 3NaOH -> Fe(OH)3 + 3NaCl
b. Thí nghiệm 2: Cu(OH)2 tác dụng với HCl. 
- Hiện tượng: Cu(OH)2 ở đáy ống nghiệm tan ra.
- Giải thích: Sản phẩm tạo thành là CuCl2 là muối tan.
- PT: 
 đáy ống nghiệm.
? Thí nghiệm 3 nhằm mục đích gì? 
- HS: trả lời
- Gv: YC các nhóm nêu cách tiến hành thí nghiệm. Sau đó treo cách tiến hành thí nghiệm trên bảng phụ: 
+Thí nghiệm 3: CuSO4 tác dụng với kim loại. Ngâm đinh sắt nhỏ sạch trong dd CuSO4. Quan sát hiện tượng giảI thích viết ptpư.
- GV: Lưu ý: TN3 đinh sắt phải sạch.
? Thí nghiệm 4 nhằm mục đích gì? 
- HS: trả lời
- Gv: YC các nhóm nêu cách tiến hành thí nghiệm. Sau đó treo cách tiến hành thí nghiệm trên bảng phụ
+ Thí nghiệm 4. BaCl2 tác dụng với Na2SO4. Nhỏ vài giọt dd Na2SO4 vào óng nghiệm chứa dd BaCl2. Quan sát hiện tượng giải thích viết ptpư.
? Thí nghiệm 5 nhằm mục đích gì? 
- HS: trả lời
- Gv: YC các nhóm nêu cách tiến hành thí nghiệm. Sau đó treo cách tiến hành thí nghiệm trên bảng phụ
+ Thí nghiệm 5: BaCl2 tác dụng với axit H2SO4. Nhỏ vài giọt dd BaCl2 vào óng nghiệm có chứa dd 1ml dd H2SO4. Quan sát hiện tượng giảI thích viết ptpư.
- GV: Hướng dẫn HS rút ra kết luận : Dung dịch BaCl2 là thuốc thử để nhận biết H2SO4 và muối sunfat
- HS: trả lời
GV: Y/cầu các nhóm HS tiến hành các thí nghiệm, quan sát hiện tượng và rút ra kết luận về tính chất hóa học của bazơ và muối.
Cu(OH)2 + 2HCl -> CuCl2 + H2O
2. Tính chất hoá học của muối.
a. Thí nghiệm 3: CuSO4 tác dụng với kim loại.
- Hiện tượng: đinh săt dần chuyển sang mầu nâu đỏ.
- Giải thích: Sản phẩm tạo thành là Cu đã bám vào đinh sắt.
- PT: 
CuSO4 + Fe -> FeSO4 + Cu
b. Thí nghiệm 4: BaCl2 tác dụng với Na2SO4. 
- Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa trắng.
- Giải thích: Sản phẩm tạo thành là BaSO4 kết tủa trắng.
- PT: 
BaCl2 + Na2SO4 -> BaSO4 + 2NaCl2
c. Thí nghiệm 5: BaCl2 tác dụng với axit H2SO4.
- Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa trắng.
- Giải thích: Sản phẩm tạo thành là BaSO4 kết tủa trắng.
- PT:
BaCl2 + H2SO4 -> BaSO4 + 2HCl
Hoạt động 2: Viết bản tường trình
GV: Y/ cầu HS thu dọn dụng cụ, hóa chất, vệ sinh khu thực hành
 -Hướng dẫn HS hoàn thành bản tường trình
HS: Hoàn thành tường trình 10p nộp lại cho GV
GV: Thu lại bản tường trình của HS
IV. Củng cố 
 - GV nhận xét ý thức hoạt động của các nhóm.
V. Hướng dẫn về nhà:
 - Nghiên cứu trước bài: ‘ Mối quan hệ giữa các hợp chất vô cơ”
E. Rút kinh nghiệm:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 22/10/2016	Tiết: 19
 Tuần 11
MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ
A. Mục tiêu 
1. Về kiến thức 
- Học sinh biết và chứng minh được mối quan hệ giữa: oxit, axit, bazơ ,muối. 
2. Về kỹ năng
- Lập sơ đồ mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ.
- Viết được các phương trình hóa học biểu diễn sơ đồ chuyển hóa.
- Phân biệt một số hợp chất vô cơ cụ thể.
- Tính thành phần phần trăm về khối lượng hoặc thể tích của hỗn hợp chất rắn, hỗn hợp lỏng, hỗn hợp khí. 
3. Về tư duy	
- Rèn luyện khả năng quan sát, dự đoán, suy luận hợp lí và suy luận logic
- Khả năng diễn đạt chính xác, rõ ràng ý tưởng của mình và hiểu được ý tưởng của người khác.
- Các phẩm chất tư duy, đặc biệt là tư duy linh hoạt, độc lập và sáng tạo.
- Các thao tác tư duy: So sánh, tương tự, khái quát, đặc biệt hóa
4. Về tình cảm - Thái độ
- Ý thức tự học, hứng thú và tự tin trong học tập
- Có ý thức cần cù, cẩn thận, chính xác, tỉ mỉ.
- Có ý thức hợp tác, trân trọng thành quả lao động của mình và của người khác.
- Nhận biết được tầm quan trọng, vai trò của bộ môn Hóa học trong cuộc sống và yêu thích môn Hóa. 
5. Phát triển năng lực:
+Năng lực chung:
 - Năng lực giao tiếp
 - Năng lực tự học
 - Năng lực hợp tác	
+Năng lực riêng:	
 - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
 - Năng lực nghiên cứu
 - Năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống
B. Chuẩn bị của GV và HS
- Giáo viên chuẩn bị:
+ SGK, SGV, bảng phụ
- Giáo viên hướng dẫn học sinh: Ôn tập lại tính chất hóa học của oxit, axit, bazơ, muối
C. Phương pháp
Vấn đáp, hoạt động nhóm.
D. Tiến trình giờ dạy - Giáo dục
I. Ổn định lớp
Ngày giảng
Lớp
Sĩ số
9B
/20
9C
/20
II. Kiểm tra bài cũ 
? Kể tên các loại phân bón thường dùng? Đối với mỗi loại phân bón đơn, hãy viết 1 CTHH minh họa?(8đ)
* Đáp án - Biểu điểm
- HS kể tên được 3 phân bón đơn, phân bón kép, phân vi lượng (5đ)
- Viết được 3 CTHH của phân đạm, lân, kali (3đ)
 III. Giảng bài mới 
Hoạt động 1: Mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ
- Mục tiêu: HS nắm được mối quan hệ giữa các hợp chất vô cơ và lập được sơ đồ mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ.
- Tài liệu tham khảo và phương tiện sử dụng: SGK, SGV, bảng phụ
Hoạt động của GV - HS
Nội dung 
GV: Đưa bảng phụ - nội dung sơ đồ câm.
- GV : Chúng ta đã học những loại hợp chất vô cơ nào?
- HS: trả lời--> Gv: gắn lên bảng tên các loại hợp chất vô cơ
- GV: cho Hs thảo luận nhóm hoàn thành các mũi tên biểu diễn mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ 
- GV yêu cầu hs thảo luận nhóm hoàn thành trong 3 phút.
- GV thu kết quả các nhóm.
- GV đưa ra đáp án.
- HS nghiên cứu đáp án sau đó nhận xét bổ sung cho nhau.
- GV hỏi: Để thực hiện các chuyển hoá trên thì cần phải cho các chất tác dụng với chất nào?
- GV gọi hs trả lời từng chuyển hoá, hs khác nhận xét bổ sung
I. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
(9)
Oxit bazơ
Oxit axit
MUỐI
Bazơ
Axit
Hoạt động 2: Các phản ứng minh họa
- Mục tiêu: HS viết được các phương trình hóa học biểu diễn sơ đồ chuyển hóa.
- Tài liệu tham khảo, phương tiện sử dụng: SGK, SGV
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
GV: Y/c HS các nhóm thảo luận viết các PTPƯ minh họa các chuyển hóa trong sơ đồ.
HS: Hoạt động nhóm ->Lần lượt 9 HS lên bảng mỗi HS viết 1 PTPƯ 
-> HS dưới lớp chọn chất viết PTPƯ vào vở, quan sát bài làm trên bảng 
-> nhận xét, bổ sung.
II. NHỮNG PHẢN ỨNG HÓA HỌC MINH HỌA
(1) MgO + H2SO4 MgSO4 + H2O
(2) SO3 + 2NaOH Na2SO4 + H2O
(3) Na2O + H2O 2NaOH
(4) Cu(OH)2 CuO + H2O
(5) SO2 + H2O H2SO3
(6) KOH + HCl KCl + H2O
(7) Cu(NO3)2 + 2NaOH Cu(OH)2 
 + 2NaNO3
(8) AgNO3+ HCl AgCl + HNO3
(9) HCl + NaOH NaCl + H2O
IV. Củng cố 
GV: Chia lớp làm 6 nhóm, mỗi nhóm thảo luận làm bài tập
1) Bài tập 1 - SGK.t41
2) Dẫn 5,6(l) hỗn hợp khí gồm CO2 và CO (ở đktc) đi qua dung dịch nước vôi trong dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 20(g) kết tủa trắng
a) Viết PTHH xảy ra?
b) Xác định thành phần phần trăm theo thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp đầu?
HS: Các nhóm trao đổi thảo luận làm BT 
-> đại diện lên trình bày -> HS nhóm khác nhận xét bổ sung.
* Đáp án
1) Bài tập 1 - SGK.t41
- Thuốc thử: b - dung dịch HCl
- Khi cho dd HCl lần lượt tác dụng với 2 mẫu thử 
+ TH nào xh bọt khí -> mẫu thử đó là Na2CO3 
	PTPƯ: Na2CO3 + 2HCl 2NaCl + H2O + CO2
+ TH không có hiện tượng -> mẫu thử đó là Na2SO4 
2) Bài tập chép
a) PTHH: CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O (*)
b) Xác định thành phần phần trăm theo thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp đầu
= 0,2(mol)
Theo PT (*) ta có = 0,2(mol)
Vậy = 0,2.22,4 = 4,48(l)
= = 80%
 = 100% - 80% = 20%
- Gv; Cho HS làm bài 2: ( nếu còn thời gian): Có 3 lọ không nhãn là: Na2CO3. NaCl, hỗn hợp NaCl và Na2CO3. Hãy nhận biết chất đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hóa học ( Dùng dd HCl làm thuốc thử--> không có hiện tương gì là NaCl. Dùng dd AgNO3 -> kết tủa trắng là hỗn hợp --> Còn lại là lọ đựng Na2CO3
V. Hướng dẫn HS học bài ở nhà và chuẩn bị cho bài sau
- Ôn bài, làm bài tập 1, 2, 3, 4 - SGK. 41
- Ôn lại các kiến thức về các hợp chất vô cơ đã học để chuẩn bị cho tiết luyện tập
E. Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 22/10/2016	Tiết: 20
 Tuần 11
LuyÖn tËp ch­¬ng I
C¸c lo¹i hîp chÊt v« c¬
A. Mục tiêu 
1. Về kiến thức 
Học sinh biết được mối quan hệ về tính chất hoá học giữa các loại hợp chất vô cơ với nhau
2. Về kỹ năng
Học sinh biết được mối quan hệ về tính chất hoá học giữa các loại hợp chất vô cơ với nhau, viết được PTHH biểu diễn cho sự chuyển đổi hoá học.
3. Về tư duy
- Rèn luyện khả năng quan sát, dự đoán, suy luận hợp lí và suy luận logic
- Khả năng diễn đạt chính xác, rõ ràng ý tưởng của mình và hiểu được ý tưởng của người khác.
- Các phẩm chất tư duy, đặc biệt là tư duy linh hoạt, độc lập và sáng tạo.
- Các thao tác tư duy: So sánh, tương tự, khái quát, đặc biệt hóa
4. Về tình cảm - Thái độ
- Ý thức tự học, hứng thú và tự tin trong học tập
- Có ý thức cần cù, cẩn thận, chính xác, tỉ mỉ.
- Có ý thức hợp tác, trân trọng thành quả lao động của mình và của người khác.
- Nhận biết được tầm quan trọng, vai trò của bộ môn Hóa học trong cuộc sống và yêu thích môn Hóa.
5. Phát triển năng lực:
+Năng lực chung:
 - Năng lực giao tiếp
 - Năng lực tự học
 - Năng lực hợp tác	
+Năng lực riêng:	
 - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
 - Năng lực nghiên cứu và thực hành hóa học
 - Năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống
B. Chuẩn bị của GV và HS
- Giáo viên chuẩn bị:
+ SGK, SGV, hệ thống các câu hỏi, bài tập, bảng phụ
- Giáo viên hướng dẫn học sinh: Ôn tập lại tính chất hóa học của oxit, axit, bazơ, muối
C. Phương pháp:
- Vấn đáp, thảo luận nhóm
D. Tiến trình giờ dạy - Giáo dục
I. Ổn định lớp
Ngày giảng
Lớp
Sĩ số
9B
/20
9C
/20
II. Kiểm tra bài cũ : Kết hợp trong bài
III. Giảng bài mới
Hoạt động 1: Kiến thức cần nhớ 
- Mục tiêu: Học sinh biết được mối quan hệ về tính chất hoá học giữa các loại hợp chất vô cơ với nhau
- Tài liệu tham khảo, phương tiện dạy học: SGK, SGV
Hoạt động của GV – HS
Nội dung 
GV: Treo bảng phụ: Phân loại các chất vô cơ ( sơ đồ câm)
-> Yêu cầu các nhóm thảo luận hoàn thành sơ đồ vào phiếu học tập
HS: Thảo luận hoàn thành, đại diện các nhóm lần lượt trình bày
GV: Yêu cầu HS lấy 2 ví dụ cho mỗi loại?
 Hợp chất vô cơ được phân thành mấy loại lớn?
? Mỗi loại lại được phân loại ntn? 
Các hợp chất vô cơ
Oxit
Oxit axit
Oxit bazơ
Axit
Axit có oxi
Axit không có oxi
Bazơ
Bazơ tan
Bazơ không tan
Muối
Muối axit
Muối trung hoà
I. Kiến thức cần nhớ
1. Phân loại các hợp chất vô cơ
Cho VD cụ thể của mỗi loại?
GV: Giới thiệu t/chất hoá học của các loại hợp chất qua sơ đồ (bảng phụ 2)
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm trả lời câu hỏi
? Nhìn vào sơ đồ các em hãy nhắc lại các tính chất hoá học của oxit, bazơ, axit, muối?
? Ngoài những t/chất của muối đã được trình bày trong sơ đồ, muối còn có những t/chất nào?
HS:
- Tác dụng với kim loại 
- Tác dụng với muối 
- Bị nhiệt phân huỷ 
Oxit axit
2. Tính chất hoá học của các loại hợp chất vô cơ
 Oxit bazơ
Muối
Bazơ
axit
Hoạt động 2: Bài tập
- Mục tiêu: HS viết được PTHH biểu diễn cho sự chuyển đổi hoá học.
- Tài liệu tham khảo, phương tiện dạy học: SGK, SGV
Hoạt động của GV – HS
Nội dung 
GV: Đưa nội dung các bài tập, yêu cầu các nhóm thảo luận làm bài
Bài tập 1: Chỉ dùng quỳ tím hãy trình bày phương pháp hoá học để phân biệt 5 lọ hoá chất bị mất nhãn sau: KOH, HCl, H2SO4, Ba(OH)2, KCl
GV: Hướng dẫn HS lập sơ đồ nhận biết
HS: Trình bày cách nhận biết
Bài tập 2.
- GV đưa đầu bài lên bảng phụ yêu cầu hs đọc đầu bài.
- GV hướng dẫn hs hoàn thành.
- Yêu cầu các nhóm thảo luận và ghi kết quả lên bảng phụ.
- Sau 5 phút gv thu kết quả các nhóm và đưa ra đáp án đúng.
- HS so sánh đáp án nhận xét và bổ sung.
- GV kết luận cuối cùng
Bài tập 3: ( Bài tập 3 – SGK.43)
GV: Hướng dẫn HS làm BT.
? Cho biết yêu cầu của bài toán?
? Muốn tính khối lượng chất rắn thu được sau khi nung ta phải làm như thế nào?
? Công thức tính n =? ; m = ?
HS: Khá lên bảng làm BT, HS khác làm bài, nhận xét bài làm trên bảng.
? Muốn tính khối lượng các chất tan có trong nước lọc ta làm ntn?
II. Bài tập
Bài tập 1
1) Đánh số thứ tự, lấy mẫu thử làm TN nhiều lần
- Lần lượt nhỏ các mẫu thử vào giấy quỳ tím.
+ Nếu quỳ tím chuyển sang màu xanh => mẫu thử là dd KOH và Ba(OH)2 (Nhóm I)
+ Nếu quỳ tím chuyển sang màu đỏ
 => mẫu thử là dd HCl và H2SO4 (Nhóm II)
+ Nếu quỳ tím không chuyển màu 
=> mẫu thử là dd KCl 
2) Lấy 1 trong 2 dd ở nhóm I lần lượt nhỏ vào 2 dd ở nhóm II
- Nếu xh kết tủa trắng => chất ở nhóm I là Ba(OH)2 và chất ở nhóm II là H2SO4. Chất còn lại ở nhóm I là KOH, chất còn lại ở nhóm II là HCl
- Nếu không có hiện tượng => chất ở nhóm I là KOH. Chất còn lại ở nhóm I là Ba(OH)2
+ Nhỏ Ba(OH)2 vào 1 trong 2 dd ở nhóm II
Nếu xuất hiện kết tủa trắng => dd H2SO4 => dd còn lại là HCl
Nếu không xuất hiện kết tủa trắng => dd HCl => dd còn lại là H2SO4
Bài tập 2. Cho các chất Mg(OH)2, CaCO3, HNO3, CuO, P2O5.
Gọi tên, phân loại các chất trên.
Trong các chất trên chất nào tác dụng được với HCl, Ba(OH)2, BaCl2.
+.Vẽ bảng:
Công Thức
Phân
Loại
TD HCl
TD Ba(OH)2
TD BaCl2
 + viết ptpư xẩy ra:
Bài tập 3 (Bài tập 3 – SGK.43)
a) PTPƯ
 CuCl2 + 2NaOH Cu(OH)2+ 2NaCl (1) 
Cu(OH)2 CuO + H2O (2)
b) Khối lượng chất rắn sau khi nung
nNaOH = = 0,5 (mol)
Ta có: => NaOH dư
Từ (1) và (2) ta có 
=> mCuO = 80 . 0,2 = 16 (g)
c) Khối lượng các chất tan trong nước lọc
- Trong nước lọc có hoà tan 2 chất là NaOH dư và NaCl sinh ra trong pư (1)
=> mNaOH = 40 . 0,1 = 4 (g)
mNaCl = 58,5 . 0,4 = 23,4 (g)
IV. Củng cố
- Nhắc lại những nội dung chính
- Nhận xét giờ ôn tập
V. Hướng dẫn HS học bài ở nhà và chuẩn bị cho bài sau
- Ôn bài, làm bài tập 1, 2- SGK.t43
- Nghiên cứu nội dung bài thực hành: Tính chất hoá học của bazơ và muối.
- Chuẩn bị bản tường trình 
E. Rút kinh nghiệm
................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 29/10/2016	 Tiết 22
 Tuần 12
KIỂM TRA VIẾT 
A. Mục tiêu
1. Về kiến thức
Học sinh nhớ lại và hệ thống hoá kiến thức về:
- Tính chất hoá học của bazơ, muối. 
- Một số bazơ, muối quan trọng.
- Phân bón hoá học.
- Mối quan hệ giữa các loại hoá chất vô cơ. 
2. Về kĩ năng
- Rèn luyện kỹ năng viết phương trình hoá học và kỹ năng giải bài toán hoá học.
3. Về tư duy	
- Rèn luyện khả năng quan sát, dự đoán, suy luận hợp lí và suy luận logic
- Khả năng diễn đạt chính xác, rõ ràng ý tưởng của mình 
4. Về thái độ - tình cảm
- Ý thức tự học, hứng thú và tự tin trong học tập
- Có ý thức trung thực, cần cù, vượt khó, cẩn thận, chính xác, tỉ mỉ, sáng tạo.
5. Phát triển năng lực:
+ Năng lực chung:
 - Năng lực tự học	
+Năng lực riêng:	
 - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an hoa 9_12213894.doc