Bài 15: TÍNH CHẤT CỦA KIM LOẠI (T1)
I. MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải:
1. Kiến thức: Biết được:
- Tính chất vật lí, tính chất hóa học của kim loại: Tác dụng với phi kim.
2. Kĩ năng:
- Quan sát hiện tượng thí nghiệm cụ thể, rút ra được tính chất hóa học cụ thể của kim loại
- Quan sát mô tả thí nghiệm, nhận xét và rút ra kết luận
3. Thái độ:
- Nghiêm túc học tập bộ môn.
- Có ý thức giữ gìn và bảo vệ kim loại cẩn thận.
4. Trọng tâm:
- Tính chất vật lí và tính chất hóa học của kim loại.
5. Năng lực cần hướng tới:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
- Năng lực thực hành hóa học.
- Năng lực vận dụng kiến thức đã học vào trong cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên và học sinh:
a. Giáo viên: Dụng cụ: Búa
Hóa chất: Một đoạn dây nhôm, 1 mẫu than, giấy gói kẹo bằng nhôm
Tuần: 11 Ngày soạn: 29/10/2017 Tiết : 21 Ngày dạy : 31/10/2017 Bài 15: TÍNH CHẤT CỦA KIM LOẠI (T1) I. MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải: 1. Kiến thức: Biết được: - Tính chất vật lí, tính chất hóa học của kim loại: Tác dụng với phi kim. 2. Kĩ năng: - Quan sát hiện tượng thí nghiệm cụ thể, rút ra được tính chất hóa học cụ thể của kim loại - Quan sát mô tả thí nghiệm, nhận xét và rút ra kết luận 3. Thái độ: - Nghiêm túc học tập bộ môn. - Có ý thức giữ gìn và bảo vệ kim loại cẩn thận. 4. Trọng tâm: - Tính chất vật lí và tính chất hóa học của kim loại. 5. Năng lực cần hướng tới: - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học. - Năng lực thực hành hóa học. - Năng lực vận dụng kiến thức đã học vào trong cuộc sống. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên và học sinh: a. Giáo viên: Dụng cụ: Búa Hóa chất: Một đoạn dây nhôm, 1 mẫu than, giấy gói kẹo bằng nhôm b. Học sinh: Tìm hiểu nội dung bài học trước khi lên lớp. 2. Phương pháp: Đàm thoại, trực quan, trò chơi, hợp tác nhóm nhỏ, giải quyết vấn đề. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1.Ổn định lớp(1’): 9A1:......................................................................................................... 9A2:......................................................................................................... 2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra 3. Vào bài mới: * Giới thiệu bài:(1') Xung quanh ta có nhiều đồ vật, máy móc làm bằng kim loại. Vậy kim loại có tính chất vật lí và ứng dụng gì trong đời sống và sản xuất? Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1. Tìm hiểu tính chất vật lý của kim loại (17’). -GV: Biểu diễn thí nghiệm: Dùng búa đập vào đoạn dây nhôm . Và lấy búa đập vào mẫu than. -GV: Cho HS quan sát mẫu giấy gói kẹo làm bằng nhôm và cho HS nhận xét. -GV:Y/c HS liên hệ thực tế và nêu ứng dụng của tính chất này. -GV: Kim loại có dẫn được điện hay không? -GV: Kim loại khác nhau có khả năng dẫn điện khác nhau -GV: Chú ý: không nên sử dụng dây điện trần hoặc dây điện bị hỏng lớp bọc cách điện để tránh bị điện giật. -GV: Kim loại có khả năng dẫn nhiệt không? -GV: Kim loại khác nhau có khả năng dẫn nhiệt khác nhau. -GV: Dựa vào tính chất này người ta ứng dụng kim loại để làm gì? -GV: Quan sát đồ trang sức bằng vàng, bạc ta thấy trên bề mặt có vẻ sáng lấp lánh rất đẹp các kim loại khác cũng có vẻ sáng tương tự. -GV: Gọi HS nêu nhận xét. -GV:Yêu cầu HS nêu ứng dụng. -HS: Quan sát và nhận xét hiện tượng và giải thích hiện tượng: + Than chì vỡ vụn, do không có tính dẻo. + Dây nhôm bị dát mỏng do kim loại có tính dẻo. -HS: Quan sát và nhận xét. - HS:Nghe giảng và liên hệ thực tế. -HS: dây điện -HS: Nghe và ghi nhớ. -HS: Trả lời -HS: nghe và ghi nhớ. -HS: Làm dụng cụ nấu ăn -HS: Kim loại có ánh kim -HS: Làm đồ trang sức và các vật trang trí. I. TÍNH CHẤT VẤT LÝ: 1. Tính dẻo: Các kim loại khác nhau có tính dẻo khác nhau. Do có tính dẻo nên kim loại được rèn, kéo sợi, dát mỏng tạo nên các đồ vật khác nhau. 2. Tính dẫn điện: - Kim loại khác nhau có khả năng dẫn điện khác nhau, kim loại dẫn điện tốt nhất là Ag, sau đó đến Cu, Al, Fe, ... Do có tính dẫn điện, một số kim loại được sử dụng làm dây dẫn điện như : Cu, Al,... 3. Tính dẫn nhiệt: - Các kim loại khác nhau có khả năng dẫn nhiệt khác nhau. Kim loại nào dẫn điện tốt thường cũng dẫn nhiệt tốt. - Do có tính dẫn nhiệt và một số tính chất khác nên nhôm, thép không gỉ (inox) được dùng để làm dụng cụ nấu ăn. 4. Ánh kim: - Nhờ tính chất này, một số kim loại được dùng làm đồ trang sức và các vật dụng trang trí khác. Hoạt động 2. Tìm hiểu tính chất hóa học của kim loại: (15') -GV Biểu diễn thí nghiệm: Đốt sắt trong oxi. -GV: Yêu cầu HS quan sát, viết PTHH sảy ra. -GV: Làm thí nghiệm: Na + Cl2 " Yêu cầu HS nêu hiện tượng và viết PTHH. -GV: Ở nhiệt độ cao: Cu, Fe, Mg. tác dung với S cho các muối CuS, FeS, MgS.. - Gọi HS nêu kết luận SGK. - HS:Quan sát thí nghiệm, nêu hiện tượng quan sát: sắt cháy tạo những hạt màu nâu bám vào thành bình và viết PTHH sảy ra. 3Fe + 2O2 Fe3O4 -HS: Quan sát, nhận xét: Na cháy sáng và xuất hiện các hạt màu trắng (NaCl) bám vào thành bình và viết PTHH sảy ra. 2Na + Cl2 2 NaCl -HS: Nghe và ghi nhớ. -HS: Rút ra kết luận và ghi vở. II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC: 1. Phản ứng của kim loại với phi kim a. Tác dụng với oxi 3Fe + 2O2 Fe3O4 b. Tác dụng với phi kim khác 2Na + Cl2 2 NaCl => Kết luận: (SGK) 4. Củng cố (10’): HS đọc: “Em có biết?” GV: Hướng dẫn HS làm bài tập 3, 4 SGK/48. 5. Nhận xét và dặn dò:(1') - Nhaän xeùt thaùi ñoä hoïc taäp và đánh giá khaû naêng tieáp thu baøi cuûa hoïc sinh. - Yêu cầu HS về nhà làm bài tập: 1,2,5 SGK/48, xem trước phần còn lại. IV. RÚT KINH NGHIỆM:
Tài liệu đính kèm: