Giáo án Hóa học 9 - Tiết 29 Bài 23 - Thực hành tính chất hoá học của nhôm và sắt

Bài 23: THỰC HÀNH

TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA NHÔM VÀ SẮT

I. MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải:

1. Kiến thức: Biết được:

 Mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm:

- Nhôm tác dụng với oxi.

- Sắt tác dụng với lưu huỳnh.

- Nhận biết kim loại nhôm và sắt.

2. Kĩ năng:

 - Sử dụng dụng cụ và hoá chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên.

 - Quan sát, mô tả, giải thích hiện tượng thí nghiệm và viết được các phương trình hoá học.

 - Viết tường trình thí nghiệm.

3. Thái độ:

 - Rèn tính cẩn thận khi làm thí nghiệm.

4. Trọng tâm:

 - Phản ứng của nhôm với oxi.

 - Phản ứng của sắt với lưu huỳnh.

 - Nhận biết nhôm và sắt.

5. Năng lực cần hướng tới:

 - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.

 - Năng lực thực hành hóa học.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên và học sinh:

a. Giáo viên:

 - Hoá chất: bột nhôm, Fe bột, S, dung dịch NaOH.

 - Dụng cụ: Bìa cứng, ống nghiệm, đèn cồn.

 

doc 3 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 842Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học 9 - Tiết 29 Bài 23 - Thực hành tính chất hoá học của nhôm và sắt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 15 Ngày soạn: 26/11/2017
Tiết : 29 Ngày dạy : 28/11/2017
Bài 23: THỰC HÀNH
TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA NHÔM VÀ SẮT
I. MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải:
1. Kiến thức: Biết được: 
 Mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm:
- Nhôm tác dụng với oxi.
- Sắt tác dụng với lưu huỳnh.
- Nhận biết kim loại nhôm và sắt.
2. Kĩ năng: 
 - Sử dụng dụng cụ và hoá chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên.
 - Quan sát, mô tả, giải thích hiện tượng thí nghiệm và viết được các phương trình hoá học.
 - Viết tường trình thí nghiệm.
3. Thái độ:
 - Rèn tính cẩn thận khi làm thí nghiệm. 
4. Trọng tâm:
 - Phản ứng của nhôm với oxi. 
 - Phản ứng của sắt với lưu huỳnh.
 - Nhận biết nhôm và sắt.
5. Năng lực cần hướng tới:
 - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
 - Năng lực thực hành hóa học.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên và học sinh:
a. Giáo viên:
 - Hoá chất: bột nhôm, Fe bột, S, dung dịch NaOH.
 - Dụng cụ: Bìa cứng, ống nghiệm, đèn cồn.
b. Học sinh: Mẫu bài thu hoạch
 BÀI THU HOẠCH SỐ:.........................................................................
 TÊN BÀI:...........................................................................................................
 TÊN HS(NHÓM):..............................................................................................
 LỚP:...................................................................................................................
STT
Tên thí nghiệm
Hóa chất – dụng cụ
Tiến hành
Hiện tượng
Kết quả thí nghiệm
01
02
03
2. Phương pháp:
 - Hỏi đáp, thí nghiệm thực hành, trực quan, làm việc nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Ổn định lớp(1’): 9A1:............................................................................................................
 9A2:............................................................................................................ 
2. Kiểm tra bài cũ(5’): GV kiểm tra chuẩn bị bài học của HS.
3. Vào bài mới: 
* Giới thiệu bài:(1') Các em sẽ thực hiện một số phản ứng hoá học của nhôm và sắt với các 
chất khác nhau. Từ đó khắc sâu thêm kiến thức về tính chất của nhôm và sắt.
Hoạt động của GV
Hoạt đông của HS
Hoạt động 1. Hướng dẫn thực hành(10’).
-GV: Thực hiện mẫu các thao tác từng thí nghiệm cho học sinh quan sát.
-GV: Nêu một số lưu ý trong quá trình thực hành để đảm bảo an toàn và kết quả thật chính xác nhất.
-HS: Quan sát các thao tác thí nghiệm của GV, ghi nhớ các thao tác chuẩn bị thực hành.
-HS: Nghe và ghi nhớ những lưu ý của GV.
Hoạt động 2. Thực hành của học sinh(15’).
-GV: Chia nhóm HS chuẩn bị thực hành.
-GV: Theo dõi các nhóm thực hành.
 Nhắc nhở, sữa sai, uốn nắn các nhóm thực hành.
-HS: Chia nhóm theo phân công của GV.
 Bầu nhóm trưởng, thư kí của nhóm.
 Đại diện các nhóm nhận dụng cụ thực hành về cho nhóm.
- HS: Các nhóm tiến hành thực hành theo nhóm và ghi lại các hiện tượng sảy ra trong quá trình thực hành, viết các phương trình hóa học xảy ra trong các thí nghiệm.
Hoạt động 3. Công việc cuối buổi(10’).
-GV: Yêu cầu các nhóm thu dọn dụng cụ, hóa chất gọn gàng, vệ sinh nơi làm việc sạch sẽ.
-GV: Yêu cầu các nhóm lên báo cáo kết quả thí nghiệm của nhóm mình.
-GV: Yêu cầu các nhóm lên bảng viết PTHH các thí nghiệm.
-HS: Tiến hành thu gom dụng cụ, hóa chất và vệ sinh nơi làm việc của nhóm.
-HS: Các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm của nhóm mình.
Các nhóm khác lắng nghe và bổ sung nếu có.
-HS: Lên bảng viết các PTHH trong các thí nghiệm.
4. Củng cố - Dặn dò(3’): 
 Nhận xét buổi thực hành, nhận xét tinh thần làm việc của các nhóm trong buổi thực hành.
 Dặn các em chuẩn bị bài mới tính chất của phi kim. 
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
Bản tường trình
STT
Tên thí nghiệm
Hóa chất – dụng cụ
Tiến hành
Hiện tượng
Kết quả thí nghiệm
01
Tác dụng của nhôm với oxi
DC: Đèn cồn, quẹt.
HC: Bột nhôm
Rắc nhẹ Al trên ngọn lửa đèn cồn
Nhôm cháy sáng tạo thành chất rắn màu trắng
Al tác dụng với Oxi tạo thành nhôm oxit.
4Al + 3O2 2Al2O3
02
Tác dụng của sắt với oxi
DC: Ống nghiệm, đèn cồn, quẹt, kẹp gỗ.
HC: Bột sắt, bột lưu huỳnh
Trộn Fe và S theo tỷ lệ 7 : 4 cho vào ống nghiệm và đun nóng
- Sắt màu đen, S màu vàng, hỗn hợp màu nâu
- Hỗn hợp nóng sáng lên và chuyển dần thành chất rắn màu sám
Fe tác dụng với S tạo thành sắt (II) sunfua
Fe + S FeS
03
Nhận biết kim loại Al, Fe
DC: 2 ống nghiệm, kẹp gỗ.
HC: Al, Fe, NaOH.
Nhỏ 4 -5 giọt dd NaOH lần lượt vào ống nghiệm (1) đựng Al và ống nghiệm (2) đựng Fe
- Ống nghiệm (1) có khí không màu thoát ra, Al tan dần.
- Ống nghiệm (2) không có hiện tượng gì.
Al tác dụng với NaOH tạo thành muối và khí hiđro
2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2
 Fe không tác dụng với NaOH

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 15 Hoa 9 Tiet 29_12247713.doc