Giáo án Hóa học 9 - Tiết 36 - Thi học kỳ I

THI HỌC KỲ I

I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA:

1. Kiến thức :

 Chủ đề 1: Tính chất hóa học của bazơ, một số bazơ quan trọng.

 Chủ đề 2: Tính chất hóa học của muối; một số muối quan trọng.

 Chủ đề 3: Phân bón hóa học.

 Chủ đề 4: Mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ.

 Chủ đề 5: Tổng hợp các nội dung trên.

2. Kĩ năng:

 a) Giải câu hỏi trắc nghiệm khách quan.

 b) Viết phương trình hóa học và giải thích.

 c) Tính thành phần phần trăm theo khối lượng và tính toán hóa học.

3. Thái độ:

 a) Xây dựng lòng tin và tính quyết đoán của học sinh khi giải quyết vấn đề.

 b) Rèn luyện tính cẩn thận, nghiêm túc trong khoa học

4. Năng lực cần hướng tới:

a) Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học

b) Năng lực tính toán hóa học.

c) Năng lực giải quyết vấn đề thong qua môn hóa học.

II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA:

Kết hợp cả hai hình thức TNKQ (30%) v TNTL (70%)

 

doc 6 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 734Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học 9 - Tiết 36 - Thi học kỳ I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 18 Ngày soạn: 05/12/2017
Tiết : 36 Ngày dạy : 13/12/2017
THI HỌC KỲ I
I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA: 
1. Kiến thức : 
 Chủ đề 1: Tính chất hóa học của bazơ, một số bazơ quan trọng.
 Chủ đề 2: Tính chất hóa học của muối; một số muối quan trọng.
 Chủ đề 3: Phân bón hóa học.
 Chủ đề 4: Mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ.
 Chủ đề 5: Tổng hợp các nội dung trên.
2. Kĩ năng:
 a) Giải câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
 b) Viết phương trình hóa học và giải thích.
 c) Tính thành phần phần trăm theo khối lượng và tính toán hóa học.
3. Thái độ:
 a) Xây dựng lòng tin và tính quyết đoán của học sinh khi giải quyết vấn đề.
 b) Rèn luyện tính cẩn thận, nghiêm túc trong khoa học
4. Năng lực cần hướng tới: 
Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
Năng lực tính toán hóa học.
Năng lực giải quyết vấn đề thong qua môn hóa học.
II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA:
Kết hợp cả hai hình thức TNKQ (30%) v TNTL (70%) 	
III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA:
Nội dung kiến thức
Mức độ nhận thức
Cộng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng ở
mức cao hơn
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
1. OXIT
- Viết được PTHH của axit.
- Biết phương pháp điều chế oxit trong phòng thí nghiệm.
Số câu 
1(10)
1
Số điểm
0.25
0.25
2. AXIT 
- Viết được PTHH của axit.
- Xác định khả năng phản ứng của dung dịch axit.
Số câu
3(5,8,12)
3
Số điểm
0.75
0.75
3. BAZƠ
- Viết được PTHH của bazơ.
- Nhận biết dung dịch bazơ bằng thuốc thử và khả năng phản ứng của bazơ
Số câu 
3(1,4,9)
3
Số điểm
0.75
0.75
4. MUỐI
- Nhận biết được muối dựa vào điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi
Số câu 
1(7)
1
Số điểm
0.25
0.25
5. PHÂN BÓN HÓA HỌC
- Xác định được các nguyên tố dinh dưỡng và thành phần phần trăm các nguyên tố chứa trong phân bón. 
Số câu 
2(2,3)
2
Số điểm
0.5
0.5
6. KIM LOẠI
- Biết được một số biện pháp để bảo vệ kim loại không bị ăn mòn.
- Biết được dãy hoạt động hóa học của kim loại
- Trình bày được hiện tượng xảy ra và viết PTHH khi cho hai chất tác dụng với nhau
- Xác định nguyên tố kim loại chứa trong muối
Số câu 
2(6,11)
1(15)
1(16)
4
Số điểm
0.5
1.0
2.0
3.5
7. TỔNG HỢP CÁC NỘI DUNG TRÊN
- Nhận biết được kim loại
- Viết được PTHH thực hiện chuỗi biến hóa 
Số câu 
1(14)
1(13)
2
Số điểm
2.0
2.0
4.0
Tổng số câu
13
2
1
16
Tổng số điểm 
Tỷ lệ %
5.0
(50%)
3.0
(30%)
2.0
(20%
10.0 
(100%)
IV. ĐỀ KIỂM TRA:
A. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN :(3.0)
Hãy khoanh tròn vào đầu chữ cái (A,B,C,D) đứng trước câu trả lời đúng: 
Câu 1. Dung dịch bazơ làm cho quỳ tím chuyển thành màu:
A. Xanh; B. Đỏ; C. Vàng; D. Nâu.
Câu 2: Tyû leä % cuûa nguyeân toá N coù trong loaïi phaân boùn (NH4)SO4 H2H laø:
A. 20,21%;	 B. 21,21%;	 C. 30,31%; 	 D. 31%.
Câu 3. Trong phân bón (NH4)2HPO4 có bao nhiêu nguyên tố dinh dưỡng?
A. 1.	B. 2. C. 3. 	D. 4.
Câu 4. Trong caùc kim loại sau, kim loại nào tác dụng được với dung dịch NaOH tạo thành khí hiđro?
A. Cu;	 B.Fe;	 C. Mg;	 D. Al.
Caâu 5. Phaûn öùng giữa axit vớiø bazơ thuộc loại phản ứng 
A. Thủy phân. B. Trao đổi; C. Trung hòa; D. Nhiệt phân.
Câu 6: Con dao làm bằng thép không bị gỉ nếu:
A. cắt chanh rồi không rửa. B. ngâm trong nước tự nhiên hoặc nước máy lâu ngày. 
C. ngâm trong nước muối một thời gian. D. Sau khi dùng rửa sạch, lau khô..
Caâu 7. Chọn dung dịch nào sau đây có thể dùng để nhận biết muối Na2SO4 và Na2CO3?
A. NaOH; B. AgNO3; C. HCl; D. ZnCl2. 
Caâu 8. Dung dịch Axit sunfuric H2SO4đ,n tác dụng với kim loại đồng (Cu) sinh ra khí nào sau đây?
A. H2; B. NO2 ; C. CO2; D. SO2 .
Câu 9. Dung dịch NaOH có phản ứng với tất cả các chất trong dãy chất nào sau đây?
A. FeCl3, MgCl2, CuO, HNO3; B. H2SO4, SO2, CO2, FeCl2; 
C. HNO3, HCl, CuSO4, KNO3; D. Al, MgO, H3PO4, BaCl2.
Câu 10. Nguyên liệu chính để sản xuất canxi oxit CaO là gì?
A. CaCO3; B. CaCl2; C. CaSO4; D. Ca(NO3)2. 
Câu 11. Dãy các kim loại nào sau đây được sắp xếp đúng theo chiều hoạt động hóa học tăng dần?
A. K, Mg, Cu, Zn; B. Cu, Fe, Mg, K; C. Mg, K, Fe, Al; D. Zn, K, Mg, Al.
Câu 12. Axit H2SO4 loãng phản ứng với tất cả các chất trong dãy chất nào dưới đây?
A. FeCl3, MgO, Cu, Ca(OH)2; B. NaOH, CuO, Ag, Zn; 
C. Mg(OH)2, CaO, K2SO3, NaCl; D. Al, Al2O3, Fe(OH)2, BaCl2.
 II. TỰ LUẬN(7.0)
 Câu 13: (2.0)Hãy hòan thành chuỗi phản ứng sau và ghi rõ điều kiện (nếu có):
 FeCl3 Fe(OH)3 Fe2O3 Fe Fe3O4
Câu 14: (2.0) Có 3 kim loại là nhôm, bạc, sắt. Hãy nêu phương pháp hóa học để nhận biết từng kim loại đựng trong mỗi lọ. Các dụng cụ hóa chất coi như có đủ. Viết các phương trình hóa học để nhận biết.
Câu 15. (1.0đ) Hãy cho biết hiện tượng xảy ra khi cho:
a. Kẽm vào dung dịch magie clorua.
b. Đồng vào dung dịch bạc nitrat.
c. Sắt vào dung dịch magie clorua.
d. Nhôm vào dung dịch đồng(II)sunfat
Viết các phương trình hóa học xảy ra(nếu có).
Câu 16. (2.0đ) Cho 9,2 gam một kim loại A phản ứng với khí clo dư tạo thành 23,4 gam muối. Hãy xác định kim loại A, biết A có hóa trị I.
(Biết Cl = 35,5; Na = 23)
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
A.Trắc nghiệm:
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Tổng
Đáp án
A
B
B
D
C
D
C
D
B
A
B
D
3.0
Mỗi câu đúng được 0,25 đ
B. Tự luận:
Phần/ câu
Đáp án chi tiết
	Biểu điểm
Câu 13
(1) FeCl3 + 3NaOH Fe(OH)3 + 3NaCl
(2) 2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O
(3) Fe2O3 + 3CO 2Fe + 3CO2
(4) 3Fe + 2O2 Fe3O4 
2.0đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
Câu 14
- Trích mỗi lọ một ít hóa chất làm thuốc thử
- Nhỏ 4 – 5giọt dung dịch NaOH vào mỗi lọ đựng kim loại trên.
+ Nếu thấy xuất hiện khí không màu và kim loại tan dần trong dung dịch thì lọ ban đầu là kim loại Nhôm 
 2Al + 2NaOH + 2H2O 2NaAlO2 + 3H2
+ Nếu không có hiện tượng gì thì lọ ban đầu đựng sắt và bạc.
- Cho 1ml dung dịch HCl vào hai kim loại còn lại
+ Nếu thấy xuất hiện khí không màu và kim loại tan dần trong dung dịch thì lọ ban đầu là kim loại sắt. 
 Fe + 2HCl FeCl2 + H2
+ Lọ còn lại không có hiện tượng gì là kim loại là bạc.
2.0đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
Câu 15
a. Không hiện tượng.
b. Hiện tượng: Có kim loại màu xám bám vào dây Cu, dung dịch chuyển dần thành màu xanh, Cu tan dần.
 Cu + 2AgNO3 Cu(NO3)2 + 2Ag
c. Không hiện tượng.
d. Hiện tượng: Al tan dần, có kim loại màu đỏ bám vào dây nhôm, dung dịch nhạt màu dần.
2Al + 3CuSO4 Al2(SO4)3+ 3Cu
1.0đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
Câu 16
2A + Cl2 2ACl
2mol 1mol 2mol
Khối lượng của Cl2 tham gia phản ứng:
mCl2 = mACl2 - m A = 23,4 - 9,2 = 14,2 (gam)
số mol của Cl2 tham gia phản ứng là:
 m Cl2 14,2
n Cl2 = = = 0,2mol
 M Cl2 71
Theo PTHH ta có: 1 mol Cl2 tham gia phản ứng cần có 2mol A
 0,2 mol Cl2 tham gia phản ứng cần có 0,4mol A
 Khối lượng mol của A là:
 mA 9,2
MA = = = 23(g/mol)
 nA 0,4
=> A là kim loại natri : (Na)
(Học sinh làm theo cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa)
Gọi A là kí hiệu hóa học và khối lượng mol của nguyên tố A.
 2A + 3Cl2 2ACl3
 9,2 23,4
nA = nACl3 = 
 A A+106,5
 Theo PTHH: nA = nACl
 9,2 23,4
 => = 
 A A+106,5
 23,4A = 9,2(A + 106,5) => A = 23(g)
=> A là kim loại natri : (Na)
2.0đ
0.5đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.5
0.5
0.25
0.25
0.25
0.25
Thống kê chất lượng:
LỚP
TỔNG SỐ
8, 9, 10
ĐIỂM >5
ĐIỂM < 5
0, 1, 2, 3
9A1
9A2
VI. RÚT KINH NGHIỆM:
....

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 18 Hoa 9 Tiet 36_12247747.doc