Tiết thứ: 01
Ngày soạn: 30/10/2017
Lớp: 7, ngày dạy: 31/10/2017, Kiểm diện . .
I. MỤC TIÊU
1. Kieán thöùc: Hiểu được lố sống giản dị, ý chí kiên cường tự rèn luyện bản thân của Bác
2. Kyõ naêng: Rèn luyện lối sống tự lập; biết cách tự lập, vươn lên trong học tập, lao động
3. Thaùi ñoä: Biết phê phán lối sống dựa dẫm, phụ thuộc người khác.
4, Hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh
- Giải quyết vấn đề; Trình bày, Tự lập
II. HỆ THỐNG CÂU HỎI:
- Thế nào là sống giản dị?
III. PHƯƠNG ÁN ĐÁNH GIÁ: Nhận xét; đánh giá
IV. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Hình 44 SGK phoùng to. Phieáu hoïc taäp.
V. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Tài liệu: Sách “Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh lớp 7”, tr.5.
2. Thời gian: 90 phút
3. Địa điểm: Lớp học (Hội trường).
4. Chuẩn bị: Bút mực, bút chì, giấy A4, bài hát “Bác Hồ một tình yêu bao la” (Sáng tác: Thuận Yến).
5. Các bước tiến hành
Hoạt động 1: Khởi động (10 phút)
Trò chơi: Tôi cần, tôi cần
óm trưởng điều hành các bạn trong nhóm làm việc: Mỗi bạn trong nhóm suy nghĩ và đưa ra một cam kết sống trung thực, thật thà trong học tập và cuộc sống hằng ngày. Thống nhất ý kiến trong nhóm để lựa chọn 1 – 2 cam kết hay nhất để trình bày trên giấy A3. Các nhóm lựa chọn các vị trí trong lớp học để trưng bày sản phẩm. Các nhóm lần lượt đi quan sát các sản phẩm đã được trưng bày. GV và HS cả lớp cùng đánh giá để lựa chọn các cam kết có nội dung và hình thức trình bày hay và phù hợp nhất. Hoạt động 4: Tổng kết và đánh giá (10 phút) Tổng kết bài học: GV đặt câu hỏi: Để rèn luyện tính trung thực ở lứa tuổi HS, các em cần phải làm gì? GV gọi HS trả lời. Gợi ý trả lời: Không quay cóp, chép bài của bạn; biết nhận lỗi và khắc phục hậu quả sau khi mắc lỗi; biết phê bình và góp ý thẳng thắn cho những người mắc lỗi... Đánh giá: GV nhận xét kết quả làm việc của các nhóm. GV khen một số HS tích cực, nhắc nhở HS chưa tích cực (dựa trên kết quả đạt được của HS sau mỗi hoạt động). Gợi ý cho người sử dụng GV cho HS treo các bản cam kết lên các vị trí dễ quan sát trong lớp như bảng phụ, tường,... Sau mỗi tuần hoặc tháng sẽ đánh giá HS trong nhóm, trong lớp đã thực hiện theo các bản cam kết chưa. Bài 3 TÔI SẼ LÀM VIỆC XỨNG ĐÁNG VỚI SỰ TIN DÙNG CỦA ÔNG Tài liệu: Sách “Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh lớp 7”, tr.12. Thời gian: 90 phút Địa điểm: Lớp học (Hội trường). Chuẩn bị: Bút mực, bút chì, giấy trắng, màu A4 (cắt nhỏ thành 1/4), bảng nhóm, bài hát “Từ làng sen” (Sáng tác: Phạm Tuyên). Các bước tiến hành Hoạt động 1: Khởi động (10 phút) GV cho HS nghe bài hát “Từ làng sen”. GV hỏi 1 – 2 HS về nội dung, ý nghĩa của bài hát sau đó liên hệ, giới thiệu bài học “Tôi sẽ làm việc xứng đáng với sự tin dùng của ông”. Hoạt động 2: Đọc hiểu (35 phút) GV yêu cầu HS đọc phần Mục tiêu bài học (tr.13). GV gọi HS đọc to bài đọc “Tôi sẽ làm việc xứng đáng với sự tin dùng của ông”. HS cả lớp nghe và đọc thầm bài đọc. Hoạt động cá nhân: GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi 1, 2, 3 (tr.14). GV gọi HS chia sẻ trước lớp. Các HS khác và GV đánh giá, nhận xét. Gợi ý trả lời: Vì mong ước lớn nhất của anh Ba được ra đi tìm đường cứu nước. Trông anh Ba thư sinh, bàn tay có ngón tay thon dài, công việc làm bếp ở con tàu rất nặng nhọc. Hằng ngày phải lo những bữa ăn cho cả trăm người với nhiều khẩu phần ăn khác nhau, riêng hành khách có vé hạng nhất đã bốn mươi người. Anh đã chìa bàn tay nhiều vết chai rạn của mình cho viên thuyền trưởng xem. Ông đã cầm tay anh Ba và nói: “Anh được cả hai cái lớn: Đôi mắt và hai bàn tay”. Sau đó ông đã nhận anh Ba làm chân phụ bếp. Hoạt động nhóm: Nhiệm vụ: Thảo luận và trả lời câu hỏi 4, 5 (tr.14). Tổ chức thảo luận: GV chia lớp thành các nhóm phù hợp (mỗi nhóm từ 4 – 5 HS), quan sát và hỗ trợ khi các nhóm làm việc. Nhóm trưởng nhắc lại nhiệm vụ của nhóm và điều hành các bạn trong nhóm làm việc. Thống nhất ý kiến trong nhóm, thư kí ghi kết quả thảo luận vào giấy A4, phân vai và tập lời thoại, diễn tả hành động của anh Ba và thuyền trưởng tàu La-tu-sơ Tơ-rê-vin. Các nhóm trình bày phần đóng vai và rút ra bài học qua câu chuyện. Đánh giá và nhận xét của các nhóm khác và của GV. Gợi ý trả lời: Trong cuộc sống cần phải thể hiện sự tự tin của mình đối với những người xung quanh, thông qua việc thể hiện sự tự tin của bản thân sẽ nhận được sự tin tưởng của những người xung quanh. Hoạt động 3: Thực hành – ứng dụng (35 phút) Hoạt động cá nhân: GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1, 2 (tr.14, 15). GV gọi HS chia sẻ trước lớp. Các HS khác và GV đánh giá, nhận xét. Người tự cao là người luôn tự đánh giá cao bản thân; Người tự tin là người cố gắng phát huy được hết những khả năng của mình; là người không lệ thuộc, dựa dẫm vào người khác; Người tự ti là người luôn cảm thấy mình nhỏ bé, yếu đuối. a) Tự tin phát biểu ý kiến; tự tin nhận những trách nhiệm phù hợp với sức của mình; tự tin thuyết trình trước lớp; tự tin nói chuyện bằng tiếng Anh với bạn bè, thầy cô và người nước ngoài; tự tin tham gia các hoạt động tập thể của trường và địa phương,... b) Chủ động, tự giác học tập thật tốt; không ngừng học hỏi để phát huy tài năng của bản thân; cần khắc phục sự rụt rè, tự ti, dựa dẫm; tích cực tham gia các hoạt động của trường, lớp, đoàn thể, tự tin trong giao tiếp và dũng cảm xung phong nhận những trách nhiệm phù hợp với bản thân để thực hiện,... Hoạt động nhóm: Nhiệm vụ: Thảo luận và trả lời câu hỏi 3, 4 (tr.15). Tổ chức thảo luận: GV hướng dẫn HS làm việc nhóm theo gợi ý ở Hoạt động 2. Tìm hiểu các biện pháp để rèn luyện tính tự tin/ khắc phục tính chưa tự tin. Nhóm trưởng điều hành các bạn trong nhóm làm việc: Nhận giấy màu, phát cho các thành viên trong nhóm, yêu cầu mỗi bạn sẽ tự suy nghĩ và viết ra giấy màu: Một mặt sự tự tin/ chưa tự tin của bản thân; một mặt viết việc đã làm để rèn luyện tính tự tin hoặc khắc phục tính chưa tự tin của bản thân. Chia sẻ, thảo luận trong nhóm, thống nhất và đưa kết quả vào bảng nhóm (giấy A4). Đánh giá và nhận xét của các nhóm khác và của GV. Hoạt động 4: Tổng kết và đánh giá (10 phút) Tổng kết: GV yêu cầu HS: Hãy tìm các câu tục ngữ, ca dao nói về sự tự tin. GV gọi HS trả lời. Gợi ý trả lời: Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo; Có cứng mới đứng đầu gió,... Đánh giá: GV nhận xét kết quả làm việc của các nhóm. GV khen một số HS tích cực, nhắc nhở HS chưa tích cực (dựa trên kết quả đạt được của HS sau mỗi hoạt động). 6. Gợi ý cho người sử dụng GV nên cho tất cả các nhóm được thể hiện nhiệm vụ đóng vai trước cả lớp, có thể kéo dài thời gian của hoạt động Đọc hiểu và rút ngắn thời gian của hoạt động Thực hành – ứng dụng. GV nên nhấn mạnh đến những biểu hiện về sự tự tin/ chưa tự tin của HS trong lớp và các cách phát huy/ khắc phục. Bài 4 BÁC GẶP TÙ BINH PHÁP Tài liệu: Sách “Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh lớp 7”, tr.17. Thời gian: 90 phút Địa điểm: Lớp học (Hội trường). Chuẩn bị: Bút mực, bút chì, giấy A4. Các bước tiến hành Hoạt động 1: Khởi động (10 phút) Trò chơi: Đứng, ngồi, nằm, ngủ Quản trò cho cả lớp cùng thực hiện các động tác: Đứng (bàn tay phải nắm, giơ thẳng lên đầu); Ngồi (bàn tay phải nắm, hai cánh tay vuông góc, bàn tay giơ ngang mặt); Nằm (bàn tay phải nắm, duỗi tay thẳng phía trước); Ngủ (bàn tay phải nắm, áp má và hô: khò). Quản trò hô những tư thế, động tác theo quy định trên. Người chơi sẽ thực hiện theo: Quản trò có thể hô đúng, làm đúng hoặc hô đúng, làm sai. Người chơi phạm luật sẽ bị thua khi: Làm động tác sai với lời hô của quản trò; không nhìn vào quản trò; làm chậm, làm không rõ động tác. Giới thiệu bài học “Bác gặp tù binh Pháp”. Hoạt động 2: Đọc hiểu (35 phút) GV yêu cầu HS đọc phần Mục tiêu bài học (tr.17). GV gọi HS đọc to bài đọc “Bác gặp tù binh Pháp”. HS cả lớp nghe và đọc thầm bài đọc. Hoạt động cá nhân: GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, 4 (tr.17, 18). GV gọi HS chia sẻ trước lớp. Các HS khác và GV đánh giá, nhận xét. Gợi ý trả lời: Đồng chí liên lạc hiến kế lột giày, tất treo lên cổ tù binh là họ hết chạy trốn dọc đường. Bác bảo đồng chí phục vụ lấy một cái áo trong ba lô đem ra cho. “Sao chú cho lột giày tù binh rồi treo lên cổ họ? Đối với người phương Tây, không có giày dép họ đi lại rất khó khăn, khổ sở. Nếu sợ tù binh chạy trốn thì chí ít chú phải cho họ đi tất chứ”. Bác luôn có tấm lòng khoan dung, nhân hậu và độ lượng với những người xung quanh, kể cả đó là kẻ thù đã đầu hàng không còn vũ khí trong tay. Hoạt động nhóm: Nhiệm vụ: Thảo luận và trả lời câu hỏi 5 (tr.18). Tổ chức thảo luận: GV chia lớp thành các nhóm phù hợp (mỗi nhóm từ 4 – 5 HS), quan sát và hỗ trợ khi các nhóm làm việc. Nhóm trưởng nhắc lại nhiệm vụ của nhóm và điều hành các bạn trong nhóm làm việc: + Đóng vai người tù binh được Bác Hồ cho áo, nói chuyện với các tù binh khác để nói lên suy nghĩ và tình cảm của mình với Bác. + Cùng nhau tưởng tượng ra câu chuyện giữa người tù binh được nhận áo của Bác nói chuyện về tình cảm của mình với Bác và các tù binh khác; sau đó phân vai các bạn trong nhóm đóng vai; tập đóng vai. Các nhóm trình bày phần đóng vai trước lớp. Đánh giá và nhận xét của các nhóm khác và của GV. Hoạt động 3: Thực hành – ứng dụng (35 phút) Hoạt động cá nhân: GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1, 2 (tr.18, 19). GV gọi HS chia sẻ trước lớp. Các HS khác và GV đánh giá, nhận xét. Gợi ý trả lời: 1. (a); (c); (e); (g). 2. Ví dụ các câu chuyện về: Tha lỗi cho bạn khi bạn chẳng may mắc lỗi với mình. Bố mẹ tha lỗi cho con khi con nói dối. Thầy/cô giáo tha thứ cho HS khi mắc phải một số lỗi như: Không làm bài tập, bắt nạt bạn cùng lớp,... Hoạt động nhóm: Nhiệm vụ: Thảo luận và trả lời câu hỏi 3 (tr.19). Tổ chức thảo luận: GV hướng dẫn HS làm việc nhóm theo gợi ý ở Hoạt động 2. Lựa chọn một câu chuyện của một bạn trong nhóm thể hiện lòng độ lượng và khoan dung để đóng vai và xử lí tình huống trong câu chuyện đó. Nhóm trưởng điều hành các bạn trong nhóm làm việc. Chia sẻ thảo luận trong nhóm, thống nhất lựa chọn một câu chuyện có ý nghĩa nhất và đưa ra cách xử lí tình huống trong câu chuyện đó. Các nhóm trình bày kết quả làm việc nhóm trước lớp. Đánh giá và nhận xét của các nhóm khác và của GV. Hoạt động 4: Tổng kết và đánh giá (10 phút) Tổng kết: GV đặt câu hỏi: Người khoan dung và độ lượng đạt được điều gì trong một tập thể? GV gọi HS trả lời. Gợi ý trả lời: Giúp mọi người thay đổi suy nghĩ trở nên quan tâm đến mọi người xung quanh hơn; được mọi người tin tưởng, có mối quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh,... Đánh giá: GV nhận xét kết quả làm việc của các nhóm. GV khen một số HS tích cực, nhắc nhở HS chưa tích cực (dựa trên kết quả đạt được của HS sau mỗi hoạt động). 6. Gợi ý cho người sử dụng GV có thể thay hoạt động khởi động bằng trò chơi hoặc bài hát khác phù hợp với điều kiện của trường, lớp. Hoạt động nhóm: Trong phần Thực hành – ứng dụng, GV có thể linh động nếu thời gian không cho phép thì chỉ cần cho HS xử lí tình huống mà không cần đóng vai. Bài 5 THẾ MÀ CŨNG KHOE Tài liệu: Sách “Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh lớp 7”, tr.20. Thời gian: 90 phút Địa điểm: Lớp học (Hội trường). Chuẩn bị: Bút mực, bút chì, giấy A4, bài hát “Bác đang cùng chúng cháu hành quân” (Sáng tác: Huy Thục). Các bước tiến hành Hoạt động 1: Khởi động (10 phút) GV cho HS nghe bài hát “Bác đang cùng chúng cháu hành quân”. GV giới thiệu bài học “Thế mà cũng khoe ...”. Hoạt động 2: Đọc hiểu (35 phút) GV yêu cầu HS đọc phần Mục tiêu bài học (tr.21). GV gọi HS đọc to bài đọc “Thế mà cũng khoe...”. HS cả lớp nghe và đọc thầm bài đọc. Hoạt động cá nhân: GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, 4 (tr.21, 22). GV gọi HS chia sẻ trước lớp. Các HS khác và GV đánh giá, nhận xét. Gợi ý trả lời: Trường có nhiều thành tích về tăng gia. Tăng gia giỏi nhất toàn quân về chăn nuôi và trồng rau. Sáu, bảy đơn vị. “Chỉ biết thi đua một mình, không giúp đỡ bạn. Thế mà cũng khoe!”. Hoạt động nhóm: Nhiệm vụ: Thảo luận và trả lời câu hỏi 5, 6 (tr.22). Tổ chức thảo luận: GV chia lớp thành các nhóm phù hợp (mỗi nhóm từ 4 – 5 HS), quan sát và hỗ trợ khi các nhóm làm việc. Nhóm trưởng nhắc lại nhiệm vụ của nhóm và điều hành các bạn trong nhóm làm việc: Phân vai, tập lời thoại, diễn tả hành động của Bác và các cán bộ học viên, chiến sĩ Trường Sĩ quan Hậu cần; tập đóng vai; cùng nhau rút ra bài học qua câu chuyện. Các nhóm trình bày phần đóng vai và bài học rút ra câu chuyện trước lớp. Đánh giá và nhận xét của các nhóm khác và của GV. Gợi ý trả lời: Nhiều lúc chúng ta vì chỉ muốn gây sự chú ý, muốn khoe khoang bản thân mà quên mất không biết chia sẻ, giúp đỡ những người xung quanh. Hoạt động 3: Thực hành – ứng dụng (35 phút) Hoạt động cá nhân: GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1, 2, 3 (tr.22, 23). GV gọi HS chia sẻ trước lớp. Các HS khác và GV đánh giá, nhận xét. Gợi ý trả lời: – Người tự ti là người không tin vào năng lực, sở trường,... của mình. Người kiêu căng, tự phụ là người hay huênh hoang, phô trương; là người đề cao quá mức bản thân. Người khiêm tốn là người không tự cho mình là hơn người. Thường hay ngộ nhận về mình, có chút tài năng nào đó tự cho mình là “trung tâm của vũ trụ”; muốn người khác phải tung hô, nể phục, ca ngợi mình; muốn người khác phải đáp ứng những gì mình muốn; hay xem thường người khác; hay huênh hoang, khoác lác, hợm hĩnh; thích nói về mình, khoe khoang cái mình có, thậm chí có thể bịa đặt, thổi phồng những cái mình không hề có,... Khó có thể thành công lâu dài và ít nhận được sự ủng hộ của những người xung quanh; thường cô độc, có rất ít bạn bè,... Hoạt động nhóm: Nhiệm vụ: Thảo luận và trả lời câu hỏi 4, 5 (tr.23). Tổ chức thảo luận: GV hướng dẫn HS làm việc nhóm theo gợi ý ở Hoạt động 2. Cùng nhau xây dựng một tình huống về tính tự phụ, kiêu căng trong học tập để đóng vai xử lí tình huống: Thảo luận xây dựng tình huống, phân vai, đóng vai xử lí tình huống. Gợi ý trả lời: Không tự đề cao bản thân; biết mình biết người; khiêm tốn; chịu khó lắng nghe và học hỏi các bạn khác trong lớp, giúp đỡ những bạn học kém hơn mình; không tỏ thái độ chê bai, coi thường các bạn có thành tích trong học tập hoặc trong các lĩnh vực khác kém mình,... Hoạt động 4: Tổng kết và đánh giá (10 phút) Tổng kết: GV đặt câu hỏi: Chúng ta cần làm gì để giúp các bạn có tính tự phụ, kiêu căng sửa lỗi của mình? GV gọi HS trả lời. Gợi ý trả lời: Không xa lánh, cô lập bạn; nhẹ nhàng nói chuyện và phân tích cho bạn hiểu,... Đánh giá: GV nhận xét kết quả làm việc của các nhóm. GV khen một số HS tích cực, nhắc nhở HS chưa tích cực (dựa trên kết quả đạt được của HS sau mỗi hoạt động). 6. Gợi ý cho người sử dụng GV có thể cho HS tìm những câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về sự kiêu căng, tự phụ (nếu còn thời gian). Bài 6 “ÍT ĐỊCH NHIỀU, YẾU ĐÁNH MẠNH” Tài liệu: Sách “Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh lớp 7”, tr.25. Thời gian: 90 phút Địa điểm: Lớp học (Hội trường). Chuẩn bị: Bút mực, bút chì, giấy màu A4 (cắt nhỏ thành 1/2), bảng nhóm, khăn màu đỏ, phấn. Các bước tiến hành Hoạt động 1: Khởi động (10 phút) Trò chơi: Cướp cờ GV cho HS chơi ngoài sân (hội trường rộng). Quản trò chia lớp thành các đội chơi có số người bằng nhau (mỗi đội từ 5 – 6 người), đứng hàng ngang ở vạch xuất phát của đội mình. Đếm theo thứ tự 1, 2, 3, 4, 5,... các bạn nhớ số của mình. Quản trò gọi tới số nào thì số đó của hai đội nhanh chóng chạy đến vòng tròn ở giữa để cướp cờ. Khi quản trò gọi số nào thì số đó phải trả lời. Một lúc quản trò có thể gọi hai, ba hoặc bốn số. Khi đang cầm cờ nếu bị bạn vỗ vào người là thua cuộc. Khi lấy được cờ, chạy về vạch xuất phát của đội mình không bị đội bạn vỗ vào người là thắng cuộc. Số nào bị thua, quản trò không gọi số đó nữa. GV và quản trò tổng kết kết quả chơi của các đội. GV cho HS về lớp (nếu chơi ngoài sân) và giới thiệu bài mới “Ít địch nhiều, yếu đánh mạnh”. Hoạt động 2: Đọc hiểu (35 phút) GV yêu cầu HS đọc phần Mục tiêu bài học (tr.25). GV gọi HS đọc to bài đọc “Ít địch nhiều, yếu đánh mạnh”. HS cả lớp nghe và đọc thầm bài đọc. Hoạt động cá nhân: GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, 4 (tr.25, 26). GV gọi HS trả lời câu hỏi trước lớp. Các HS khác và GV đánh giá, nhận xét. Gợi ý trả lời: Về tương quan lực lượng giữa quân ta và quân địch. – Nước Pháp: Có một nền công nghiệp gần hai trăm năm có máy bay, xe bọc thép, súng lớn. Nước ta: Nước thuộc địa nửa phong kiến với nền nông nghiệp lạc hậu không có máy bay, xe bọc thép, súng lớn. Quân ta còn yếu hơn quân địch, muốn thắng địch ta phải vận dụng cách đánh giặc của ông cha ta “Ít địch nhiều, yếu đánh mạnh”. – Ví dụ “ít địch nhiều”: Bác cho chú Trường và chú Kháng ngồi vào trong vòng tròn coi như đó là quân địch, Bác là quân ta, như vậy quân địch đông hơn quân ta gấp đôi. Nếu đánh phía trước quân địch thì quân ta bị tiêu diệt, chỉ còn cách đánh phía sườn và phía sau lưng, nhưng chỉ đánh một, làm sao cho quân địch không ứng cứu được cho nhau. Bác đã dùng một thế võ “ít địch nhiều”, “tấn công” phía sườn phải của chú Trường, quật chú Trường ngã ngửa ra mà chú Kháng ngồi sát bên cạnh cũng không kịp đỡ. Ví dụ “yếu đánh mạnh”: Bác vật nhau với chú Kháng là một thanh niên to khoẻ, lực lưỡng. Trước khi vật, Bác nói: Bác yếu hơn chú Kháng, nếu cứ cân sức thì Bác thua, nhưng nếu Bác lợi dụng những sơ hở của chú Kháng thì Bác sẽ vật ngã chú Kháng. Bác đã làm cho chú Kháng ngã ngửa. Hoạt động nhóm: Nhiệm vụ: Thảo luận, trả lời câu hỏi 5 (tr.26). Tổ chức thảo luận: GV chia lớp thành các nhóm phù hợp (mỗi nhóm từ 4 – 5 HS), quan sát và hỗ trợ khi các nhóm làm việc. Nhóm trưởng nêu câu hỏi thảo luận và điều hành các bạn trong nhóm trả lời. Thống nhất ý kiến trong nhóm, thư kí ghi kết quả thảo luận vào giấy A4. Một số nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp. Đánh giá và nhận xét của các nhóm khác và của GV. Gợi ý trả lời: Mỗi người cần biết được những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân trong học tập và trong cuộc sống để từ đó có ý thức rèn luyện phát huy những điểm mạnh và hạn chế những điểm yếu của bản thân để thành công. Hoạt động 3: Thực hành – ứng dụng (35 phút) Hoạt động cá nhân: GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1 (tr.26, 27). Gợi ý trả lời: Điểm mạnh Cách phát huy Điểm yếu Cách hạn chế Mạnh dạn. Hăng hái phát biểu trong lớp. Sức khoẻ yếu. Tăng cường tập luyện thể dục thể thao. Có khả năng làm việc nhóm. Tích cực tham gia các hoạt động nhóm, đoàn thể,... Ngại tham gia các hoạt động chung của lớp. Mạnh dạn nhận một vị trí trong đội ngũ cán bộ lớp, Đoàn thanh niên,... Vận dụng kiến thức các môn học vào thực tiễn. Tự tạo ra các sản phẩm phục vụ cho cuộc sống hằng ngày. Không giữ được bình tĩnh, hay gây gổ với bạn bè. Tự kiềm chế bản thân mỗi khi có nói chuyện hoặc vui chơi với bạn bè. Nhanh nhẹn, tích cực. Tham gia các hoạt động đoàn thể, xã hội. Thụ động trong học tập. Tự đặt mục tiêu, kế hoạch cho bản thân, mỗi ngày (mỗi tuần). Có khả năng lãnh đạo. Tham gia vào đội ngũ cán bộ lớp, Đoàn,... Học ngoại ngữ (tiếng Anh,...) chưa tốt. Tự học thêm tiếng Anh qua bạn bè, sách báo,... Hoạt động nhóm: Nhiệm vụ: Thảo luận và trả lời câu hỏi 2, 3 (tr.27). Tổ chức thảo luận: GV hướng dẫn HS làm việc nhóm theo gợi ý ở Hoạt động 2. Gợi ý trả lời: Nhóm trưởng điều hành các bạn trong nhóm làm việc: Nhận giấy màu, phát cho các thành viên trong nhóm, yêu cầu mỗi bạn sẽ tự suy nghĩ và viết ra giấy màu: 3 điểm mạnh và 3 điểm yếu của bạn trong nhóm và một số cách rèn luyện để phát huy điểm mạnh hoặc hạn chế điểm yếu của mình. Chia sẻ, trao đổi trong nhóm, thống nhất và đưa kết quả vào bảng nhóm (giấy A4). Các nhóm trình bày kết quả làm việc nhóm trước lớp. Đánh giá và nhận xét của các nhóm khác và của GV. Hoạt động 4: Tổng kết và đánh giá (10 phút) Tổng kết: GV yêu cầu: Mỗi HS tự kể một điểm yếu/ một điểm mạnh của mình. Cách khắc phục/ phát huy? GV gọi HS trả lời. Đánh giá: GV nhận xét kết quả làm việc của các nhóm. GV khen một số HS tích cực, nhắc nhở HS chưa tích cực (dựa trên kết quả đạt được của HS sau mỗi hoạt động). 6. Gợi ý cho người sử dụng GV nên yêu cầu tất cả các HS trong nhóm mỗi bạn đều được ít nhất một bạn nhận xét về 3 điểm mạnh và 3 điểm yếu của bản thân trong phần Thực hành – ứng dụng. GV có thể sử dụng giấy trắng thay cho giấy màu. Bài 7 CHÚ ĐƯỢC THÊM MỘT QUẢ Tài liệu: Sách “Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh lớp 7”, tr.29. Thời gian: 90 phút Địa điểm: Lớp học (Hội trường). Chuẩn bị: Bút mực, bút chì, giấy A4, Từ điển Tiếng Việt, bài hát “Trồng cây lại nhớ đến Người” (Dân ca Nghệ Tĩnh; Soạn lời: Đỗ Nhuận). Các bước tiến hành Hoạt động 1: Khởi động (10 phút) GV cho HS nghe bài hát “Trồng cây lại nhớ đến Người”. GV giới thiệu bài học “Chú được thêm một quả”. Hoạt động 2: Đọc hiểu (35 phút) GV yêu cầu HS đọc phần Mục tiêu bài học (tr.29). GV gọi HS đọc to bài đọc “Chú được thêm một quả”. HS cả lớp nghe và đọc thầm bài đọc. Hoạt động cá nhân: GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, 4 (tr.30). GV gọi HS lần lượt trả lời các câu hỏi trước lớp. Các HS khác và GV đánh giá, nhận xét. Gợi ý trả lời: – Trèo lên cây xoài hái quả nhân lúc trời còn sớm, chưa ai dậy. Ngay lập tức anh đã leo thoăn thoắt lên cây và chuyền từ cành này sang cành khác kiếm quả chín. Anh đã chưa suy nghĩ kĩ trước khi hành động vì trong quân đội kỉ luật và quân lệnh rất nghiêm. – Khi nhìn thấy Bác, anh hoảng quá, đờ người ra, ngồi xuống, xoạc hai cẳng chân kẹp chặt cành xoài, hai tay bám chặt cành trước mặt và im thin thít. Lúc này chỉ cần Bác có một cử chỉ không hài lòng cũng đủ làm cho anh Cương lao từ trên cây xoài cao sáu mét xuống đường đá. Bác biết anh Cương đã rất lo sợ và Bác đã ứng xử, trấn an rất khéo léo để anh Cương trở lại bình tĩnh, không gặp nguy hiểm. Ai cũng có thể vội vàng, hấp tấp trong các quyết định của mình, tuy nhiên chúng ta phải có cách ứng xử khéo léo, vị tha để người mắc lỗi nhận ra lỗi của mình và sẽ sửa sai sau đó. Hoạt động nhóm: Nhiệm vụ: Thảo luận và trả lời câu hỏi 5 (tr. 31). Tổ chức thảo luận: GV chia lớp thành các nhóm phù hợp (mỗi nhóm từ 4 – 5 HS), quan sát và hỗ trợ khi các nhóm làm việc. Nhóm trưởng nhắc lại yêu cầu: Thảo luận và lựa chọn một số tình huống trong câu chuyện mà nhóm thích nhất để đóng vai và rút ra ý nghĩa của tình huống đó. Thống nhất ý kiến trong nhóm, lựa chọn những tình huống trong câu chuyện mà nhóm thích nhất, thư kí ghi kết quả thảo luận vào giấy A4. Phân vai, tập lời thoại, rút ra ý nghĩa của câu chuyện. Một số nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp. Đánh giá và nhận xét của các nhóm khác và của GV. Hoạt động 3: Thực hành – ứng dụng (35 phút) Hoạt động cá nhân: GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1, 2 (tr.31). GV gọi HS chia sẻ trước lớp. Các HS khác và GV đánh giá, nhận xét. Gợi ý trả lời: – nôn nóng: Muốn cho xong ngay, được ngay, không chịu được sự chờ đợi. vội vã: Tỏ ra rất vội, muốn tranh thủ thời gian một cách tối đa để cho kịp. kiên nhẫn: Có khả năng tiếp tục làm việc đã định một cách bền bỉ, không nản lòng, mặc dù thời gian kéo dà
Tài liệu đính kèm: