Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp lớp 6

I-YÊU CẦU GIÁO DỤC

Giúp học sinh:

- Hiểu cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của đôị ngũ cán bộ lớp

- Bước đầu có ý thức xây dựng tập thể lớp, có thái độ tôn trọng đôị ngũ cán bộ lớp.

- Rèn luyện kỹ năng nhận nhiệm vụ và kỹ năng tham gia các hoạt động chung của tập thể.

II- NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG

a) Nội dung

- Thành lập các tổ, nhóm trong lớp

- Bầu đội ngũ cán bộ lớp: lớp trưởng, các lớp phó,tổ trưởng tổ phó, các cán sự chức năng, cán sự môn học.

- Xác định chức năng,nhiệm vụ của từng cán bộ lớp

- Về cách thức làm việc của đội ngũ cán bộ lớp

b) Hình thức hoạt động.

 - Kết hợp giữa giới thiệu của HS và qua sự nghiên cứu của GVCN,rồi GVCN quyết định

 -Trao đổi nhiệmm vụ cho đội ngũ cán bộ lớp.

 

doc 24 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 1205Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ừ Tiểu học .
- Chuẩn bị một số câu hỏi để thảo luận.
4.Tiến hành hoạt động 
- Giáo viên nêu lí do sinh hoạt,sau đó giới thiệu cho toàn lớp biết về cơ cấu tổ chức nhà trường bằng các câu hỏi sau.
1/ Trường ta có bao nhiêu lớp?
2/ Mỗi khối có bao nhiêu lớp?
3/ Ban giám hiệu gồm những ai?
4/ Ai là tổng phụ trách? 
5/Trường ta được thành lập năm nào và mang tên gì?
- Học sinh trình bày kết quả sưu tầm về truyền thống nhà trường .
- Học sinh có thể trao đổi xung quanh những điều mà giáo viên và các bạn vừa trình bày để hiểu rõ hơn.Chẳn hạn như:Qua những truyền thống của trường ,em học tập được gì?Em có suy nghĩ gì về hướng phấn đấu của mình để phát huy để phát huy được truyền thống đó của nhà trường?Em hãy nêu sơ lược về kế hoạch hành động của mình trong năm học mới
_-Sau khi HS thảo luân xong, GV nêu tóm tắt những ý kiến HS đã trình bày và yêu cầu các thành viên trong lớp cùng nhau thi đua để xây dựng lớp tốt.
Chương trình văn nghệ xen kẽ.
V- KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG- Nhận xét về nhận thức của HS: Học sinh nắm được những nội dung cơ bản nào? Những truyền thống nào được các em thảo luận sôi nổinhất?- Tuyên dương và góp ý phe bình đối với việc chuẩn bị và tinh thần tham gia của học sinh lớp .
Chủ điểm tháng 10 : 
 Chăm ngoan học giỏi
Tiết 3
TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM HỌC TẬP VÀ THI TÌM HIỂU TRUYỀN THỐNG PHỤ NỮ
Ngày .
1. Yêu cầu giáo dục:
Giúp HS: 
-Biết được kinh nghiệm học tập tốt. 
-Tự tin, chủ động học hỏi và vận dụng kinh nghiệm tốt để đạt kết quả cao trong học tập.
-Biết được truyền thống phụ nữ nhân ngày 20/10.
2. Nội dung và hình thức hoạt động
a) Nội dung.
Trao đổi kinh nghiệm học tập ở THCS
Nghe tư liệu về truyền thống phụ nữ
3. Chuẩn bị hoạt động 
a) Về phương tiện hoạt động 
-Bản báo cáo về kinh nghiệm học tập của các bạn.
-Các báo cáo về kinh nghiệm học tập từng bộ môn.
-Tư liệu về truyền thống phụ nữ.
-Văn nghệ.
b) Về tổ chức
-GVCN cử các em HS có kinh nghiệm học tập tốt trao đổi với lớp.
-Chi đội trưởng chuẩn bị tư liệu về ngày 20/10
- Cử người dẫn chương trình, thư ký và trang trí lớp.
4.Tiến hành hoạt động
- Hát tập thể.
- Kiều Oanh tuyên bố lí do.
-Thực hiện chương trình
+ Kiều Oanh mời báo cáo viên lên làm việc:
 - Bạn Hồng Hoa môn Toán -Bạn Thủy môn Lý -Bạn Phương môn Anh –và bạn Vân Anh môn Văn 
 -Cao Oanh đọc truyền thống phụ nữ cho lớp nghe. Sau đó mỗi tổ trả lời các câu hỏi dưới đây:
+Hãy kể tên và tiểu sử một số ( cô)chị liệt sỹ mà em biết?
+Một số bài hát nội dung về phụ nữ.
5. Kết thúc hoạt động
Đại diện lớp cảm ơn báo cáo viên, chúc sức khoẻ
GVCN nhận xét một số ưu ,khuyết điểm qua buổi sinh hoạt, công tác tuần qua và thông báo một số công tác đến.
Tiết 4
NGHE GIỚI THIỆU VỀ ĐỘI NGŨ THẦY CÔ GIÁO CỦA TRƯỜNG
Ngày ..
1-Yêu cầu giáo dục.
Giúp HS:
- Hiểu được những đặc điểm và truyền thống của đội ngũ GV trong trường như: (số lượng, tuổi đời, tuổi nghề, tinh thần, tận tụy, thành tích) 
Thông cảm,kính trọng, biết ơn các thầy giáo, cô giáo.
Chào hỏi lễ phép , chăm học và học tập đạt kết quả cao.
2-Nội dung và hình thức hoạt động.
Nội dung
HS hiểu được về biên chế, tổ chức của nhà trường.
Những đặc điểm nổi bật của đội ngũ GV trong trường
Hình thức hoạt động.
Giới thiệu
Trao đổi
Văn nghệ.
3- Chuẩn bị hoạt động
Phương tiện hoạt động
Sơ đồ tổ chức của trường để giới thiệu với HS
Những nét tiêu biểu chung và riêng của GV trong trường.
Một vài tiết mục văn nghệ về thầy cô giáo.
Về tổ chức
GVCNcùng cán bộ lớp thống nhất chương trình, kế hoạch hoạt động.
Phân công:
+ Kiều Oanh điều khiển chương trình.
+GVCN giới thiệu về đội ngũ các thầy, cô giáo trong trường
+Thanh Tâm trang trí lớp.
4- Tiến hành hoạt động
- Hát tập thể bài “Bụi Phấn”
- Tuyên bố lý do và chương trình hoạt động
 -Mời GVCN lên giới thiệu về đội ngũ của thầy giáo, cô giáo của trường.
GVCN lần lượt giới thiệu 
 + Hiệu trưởng là cô: Bùi Hà Thanh
 + Hiệu phó bao gồm: Thầy Nguyễn Công Hoan,Cô Nguyễn Thị Minh Lợi,Cô Nguyễn Thị Hiền
 +Chủ tịch công đoàn : cô Ngô Hồng Nhung
 +Bí thư chi đoàn: Cô Đào Kim Tiến
 +Tổng phụ trách: Cô Trần Thị Hoài
 +Tổ trưởng các bộ môn. 
- Đặc điểm của GV trường 
Thành tích nổi bật.
Những thuận lợi và khó khăn..
Tuổi đời ,tuổi nghề, GV dạy lâu năm nhất ở trường.
Người điều khiển đại diện cho lớp hứa: 
- Học tập nghiêm túc và có kết quả
- Giữ trật tự tốt trong các giờ học.
- Cùng chia sẻ niềm vui, nỗi buồn cùng với thầy giáo, cô giáo
5. Kết thúc hoạt động
Cảm ơn GVCN và chúc sức khoẻ
GVCN nhắc nhở một số công việc cần thiết và tuyên bố kết thúc hoạt động.
Tiết 5
LỄ ĐĂNG KÝ THI ĐUA
THÁNG HỌC TỐT TUẦN HỌC TỐT
Ngày : 
1. Yêu cầu giáo dục
Giúp HS:
-Hiểu được mục đích, ý nghĩa và nắm vững nộI dung thi đua, chỉ tiêu thi đua của “Tháng học tốt, tuần học tốt”
-Tự giác và quyết tâm học tốt để đền đáp công ơn các thầy giáo, cô giáo.
2.Nội dung và hình thức hoạt động
a) Nội dung
-Chương trình hành động của lớp trong tháng 11từ ngày 12-11đến 20-11
-Các tổ đăng ký thi đua học tốt
-Văn nghệ
b)Hình thức hoạt động
-Lễ đăng ký thi đua
-Hát ,kể chuyện.
3.Chuẩn bị hoạt động.
Về phương tiện hoạt động:
-Bản chương trình hành động của lớp.
-Bản đăng ký thi đua của tổ
-Văn nghệ do tổ chuẩn bị
Về tổ chức.
GVCN họp cán bộ lớp, xây dựng chương trình hành động của lớp như:
 *Thực hiện nền nếp học tập của lớp và các biện pháp thực hiện
 *Chỉ tiêu về văn hoá, đạo đức và các hoạt động tập thể
 -Hướng dẫn các tổ trưởng viết bảng đăng ký thi đua
 -Mỗi tổ chuẩn bị một tiết mục văn nghệ
 -Lớp trưởng trình bày trước lớp về chương trình hành động của lớp
Chi đội trưởng điều khiển chương trình chung.
Văn thể mỹ làm thư ký
Tổ trang trí lớp.
Tiến hành hoạt động
Hát tập thể
Tuyên bố lí do: Chương trình hoạt động
Từng tổ trưởng lên đọc bảng đăng ký thi đua của tổ 
Văn nghệ do mỗi tổ chuẩn bị
Lớp trưởng phát động thi đua chào mừng ngày 20-11
GVCN phát biểu ý kiến, ghi nhận quyết tâm của lớp
Cả lớp hát bài Lớp chúng ta kết đoàn.
Kết thúc hoạt động.
 Kiều Oanh tuyên bố kết thúc hoạt động
 GVCN nhắc nhở một số công việc cần thiết 
Chủ điểm tháng 11:
 CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM
TIẾT 6
SINH HOẠT NGOÀI TRỜI VÀ VĂN NGHỆ MỪNG 20-11
Ngày ..
I.Giúp học sinh:
Biết được cách sinh hoạt ngoài trời, nghi thức sinh hoạt.
Hiểu được ý nghĩa của Ngày Nhà Giáo Việt Nam 
Kính trọng biết ơn các thầy cô giáo và tôn vinh Nhà giáo.
Biết cách luyện tập các bài hát mừng Ngày 20-11
II. Nội dung và hình thức hoạt động.
Nội dung.
Nghi thức lễ, sinh hoạt ngoài trời, tập họp.
Hát các bài hát về ngày Nhà Giáo.
Hình thức hoạt động.
Tập họp đội hình, nghi thức lễ
Kiểm điểm công tác tuần qua
Văn nghệ .
III-Chuẩn bị hoạt dộng.
Phương tiện hoạt động
Các bài hát đã chuẩn bị
Bảng tổng kết tuần qua do tổ trưởng nhận xét
Về tổ chức.
Ban cán sự lớp chuẩn bị bảng tổng kết
Cho HS chuẩn bị các tiết mục văn nghệ theo tổ
IV- Tiến hành hoạt động
a) Nêu lí do
- GV nêu lído cótiết sinh hoạt ngoài trời đồng thời văn nghệ
- Cho HS phát biểu cảm nghĩ của mình
b) Sinh hoạt
- Khởi động: Hát tập thể 
- Nghi thức lễ: Đội hình hàng dọc, chạy hình chữ U, chào cờ, hát đội ca
- Nhận xét của mỗi tổ tuần qua, của BCH lớp.
- Nhận xét của GVCN
Đội hình chuyển qua đội hình vòng tròn.
Lớp phó văn thể mỹ điều khiển chương trình văn nghệ.
Yêu cầu HS tự ôn luyện cá nhân hoặc theo nhóm.
V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG.
 -Động viên HS tích cực học tập để thể hiện sự biết ơn các thầy giáo, cô giáo
 -Nhận xét buổi sinh hoạt, rút ra những điểm cần bổ khuyết
Ngày:..
Tiết 7: TỔ CHỨC KỶ NIỆM NGÀY 20-11
 1.Yêu cầu giáo dục
 Giúp học sinh:
Hiểu ý nghĩa Ngày Nhà Giáo Việt Nam 20-11
Kính trọng biềt ơn các thầy giáo, cô giáo và tôn vinh nhà giáo
Có những hành động cụ thể thể hiện sự biết ơn các thầy giáo,cô giáo và thực hiện tốt yêu cầu của nhà trường.
 2. Nội dung và hình thức hoạt động
 a) Nội dung
Ý nghĩa ngày Nhà Giáo Việt Nam 20-11
Chúc mừng và tặng hoa cho các thầy giáo,cô giáo (của học sinh )
Tâm sự về tình cảm thầy trò
Văn nghệ chào mừng ngày Nhà Giáo Việt Nam
b) Hình thức hoạt động
 Chúc mừng, tặng hoa, tâm sự,ca hát, kể chuyện, giao lưu vui vẻ, thân mật giữa giáo viên và học sinh.
 3. Chuẩn bị hoạt động 
Về phương tiện hoạt động
-Hướng dẫn cả lớp sưu tầm, học hát, ngâm thơ, kể chuyện về chủ đề công ơn của các thầy giáo cô giáo và tình cảm thầy trò.
-Mỗi học sinh chuẩn bị những kỉ niệm của mình đối với các thầy giáo,cô giáo hoặc chuẩn bịcâu hỏi để giao lưu với thầy cô.
-Lớp trưởng chuẩn bị lời chào mừng.
Về tổ chức 
 Giáo viên chủ nhiệm họp với cán bộ lớp thống nhất kế họach tiến hành gặp mặt .
-Ấn định thời gían , địa điểm buổi gặp mặt.
-Thông nhất chương trình hoạt động .
-Cử người mời đại biểu dự.người điều khiển chương trình,người đọc chào mừng
-Phân công tổ trang trí ,kê bàn ghế 
-Phân công người chuẩn bị hoa để tặng các thầy giáo,cô giáo chủ nhiệm 
-Chuẩn bị văn nghệ .
4.Tiến hành hoạt động.
-Hát tập thể .
-Tuyên bố lí do và giới thiệu đại biểu.
 -Lớp trưởng đọc lời chúc mừng
 -Cô giáo phát biểu ý kiến.
 -Giao lưu văn nghệ mỗi tổ đã chuẩn bị.
 -Kết thúc văn nghệ và hát tập thể.
5. Kết thúc hoạt động
-Cám ơn và chúc sức khoẻ các thầy cô giáo, chúc các bạn vui khoẻ học tập tốt để đền đáp công ơn các thầy giáo ,cô giáo.
Ngày:.
Chủ điểm tháng 12:
 TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG
Tiết 8: TÌM HIỂU TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG ĐỊA PHƯƠNG
1.Yêu cầu giáo dục
Giúp học sinh :
-Hiểu những nét cơ bản về truyền thống cách mạng, truyền thống bảo vệ và xây dựng quê hương mình.
-Có ý thức tự hào về quê hương, đất nước và thêm yêu Tổ quốc.
-Biết giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó.
2.Nội dung và hình thức hoạt động
a)Nội dung
Những truyền thống kiên cường bất khuất trong đấu tranh cách mạng chống ngoại xâm ,bảo vệ quê hương.
Những thành tựu trong xây dựng, đổi mới quê hương em hiện nay.
Những bài báo , bài ca,bài thơviết về quê hương.
b)Hình thức hoạt động 
Sưu tầm ,tìm hiểu và trình bày kết quả sưu tầm,tìm hiểu về “truyền thống cách mạng quê hương em”.
3.Chuẩn bị hoạt động
a)Về phương tiện hoạt động 
Những tư liệu sưu tầm được (như sách báo ,thơ ca, tranh ảnh)về truyền thống cách mạng ở quê hương .
Phấn , bảng ,giấy màu trang trí.
Một số tiết mục văn nghệ .
b)Về tổ chức.
-GVCN nêu nội dung, yêu cầu của họt động, hướng dẫn HS sưu tầm , tìm hiểu sách báo, tranh ảnh thơ ca về truyền thống quê hương qua nhiều nguồn và đặc biệt có thể tìm hiểu ở quê hương.
-Phân công các tổ trưởng nhắc nhở, và tập hợp tư liệu.
-Hội ý cán bộ lớp để thống nhất chương trình.
-Phân công cho lớp trưởng chuẩn bị và Chi Đội Trưởng điều khiển chương trình.
-Bảo Châu chuẩn bị cho chương trình văn nghệ.
-Phân công nhóm trang trí.
4.Tiến hành hoạt động
Khởi động 
Hát tập thể bài Màu áo chú bộ đội (nhạc và lời Nguyễn Văn Tý ).
Tuyên bố lí do 
Và giới thiệu đại biểu .
Báo cáo kết quả tìm hiểu truyền thống cách mạng quê hương em .
Người dẩn chương trình lần lượt mời các tổ (hoặc các tổ xung phong) lên trình bày .
Đại diện tổ trình bày khái quát kết quả sưu tầm ,tìm hiểu được (về số lượng tư liệu ,tranh ảnh và nội dung ).Sau đó các tổ viên sẻ trình bày cụ thể từng vấn đề (ví dụ :Kể một câu chuyện về gương hi sinh dũng cảm hoặc gương lao động sản xuất giỏi bảo vệ ,xây dựng quê hương ; đọc một bài thơ ;hát một bài hát ;giới thiệu tranh ảnh ;các số liệu về thành tích mà quê hương em đạt được )
Khi một vấn đề được trình bày ,báo cáo người dẫn chương trình khéo léo gợi mở , động viên các học sinh khác trong lớp có ý kiến bổ sung ,phát triển thêm
Các tổ khác lên trinh bày ;tránh nhắc lại các tư liệu mà bạn đã nêu chỉ nêu những gì còn thiếu .
Sau khi các tổ báo cáo xong ,người dẫn chương trình có thể tóm tắt khái quát “Truyền thống cách mạng quê hương”.
Mời đại biểu phát biểu ý kiến.
Chương trình văn nghệ.
Mỗi tổ lên biểu diễn văn nghệ.
5. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG
GVCN nhận xét kết quả buổi hoạt động, nêu một số công tác đến.
Ngày:
Tiết 9: NGHE NÓI CHUYỆN VỀ NGÀY 22-12
1.Yêucầu giáo dục.
Giúp HS:
-Hiểu ý nghĩa về ngày thành lậpQĐND Việt Nam
- Biết ơn và tự hào về sự trưởng thành của quân đội ta.
2. Nội dung và hình thức hoạt động.
a)Nội dung
-Nội dung và ý nghĩa ngày thành lập QĐND (22 – 12)
-Các chặng đường lịch sử vẻ vang của quân đội ta.
b)Hình thức hoạtđộng
-Nghe nói chuyện.
-Hỏi và trao đổi.
-Văn nghệ.
3.Chuẩn bị hoạt động
a)Về phương tiện hoạt động
-Các tư liệu về truyền thống quân đội.
-Các tranh ảnh có liên quan.
-Trang trí tiêu đề.
b)Về tổ chức.
-GVCN nêu chủ đề hoạt động, yêu cầu mọi HS tìm đọc trước các tư liệu về truyền thống quân đội.
-Phân công người điều khiển chương trình.
-Thanh Tâm chuẩn bị văn nghệ.
4.Tiến hành hoạt động.
-Hát tập thể,
-Tuyên bố lý do.
a) Nghe nói chuyện và hỏi trao đổi.
-Kiều Oanh đọc ý nghĩa về ngày thành lập QĐND
b)Văn nghệ.
Mỗi tổ thể hiện một tiết mục văn nghệ nói về ngày QĐND.
5.Kết thúc hoạt động.
GVCN lên phát biểu ý kiến.
Nhận xét buổi hoạt động.Nêu công tác tuần đến.
Ngày:
Chủ điểm tháng 1+2:
 QUÊ HƯƠNG
Tiết 10: TÌM HIỂU NHỮNG GƯƠNG SÁNG ĐẢNG VIÊN Ở QUÊ HƯƠNG 
1.Yêu cầu giáo dục:
Giúp học sinh:
_ Tìm hiểu về cuộc đời, phẩm chất và thành tích của những đảng viên ưu tú trong sự nghiệp cách mạng xây dựng và bảo vệ quê hương.
_ Có lòng tự hào, cảm phục và yêu mến các đảng viên ưu tú.
2.Nội dung và hình thức hoạt động:
a) Nội dung:
Truyền thống cách mạng xây dựng và bảo vệ quê hương
Gương các đảng viên ưu tú
b)Hình thức hoạt động:
Nghe nói chuyện và thảo luận
Học sinh có thể sưu tầm, tìm hiểu và trình bàykết quả tìm hiểu được.
Dưới đây là gợi ý hình thức nghe nói chuyện
3.Chuẩn bị hoạt động:
a)Về phương tiện hoạt động:
Các tư liệu về truyền thống cách mạng, truyền thống xây dựng và bảo vệ quê hương.
 Các tư liệu về những đảng viên ưu túcó nhiều đóng gópcho sự nghiệp cách mạng ở quê hương.
Các câu hỏi thảo luận như:Những truyền thống nổi bật ở quê hương? Đảng viên X đã dũng cảm hi sinh như thế nào? Tại sao? Bạn học tập được gì ở tấm gương đảng viên X?
b)Về tổ chức:
Giáo viên chủ nhiệm thông báo cho học sinh về nội dung, hình thức hoạt động “Nghe nói chuyện về đảng viên ưu tú ở địa phương”
Yêu cầu mọi học sinh đều tham gia thảo luận sau khi nghe nói chuyện
Dự kiến mời báo cáo viên là đảng viên lão thành hoặc cán bộ lãnh đạo địa phương.
Cử lớp trưởng hoặc chi đội trưởngđiều khiển.
Cán sự văn nghệ chuẩn bị chương trình văn nghệ.
Mời đại biểu .
Phân công kẻ tiêu đề ,trang trí ;chuẩn bị hoa và khăn bàn.
4. Tiến hành hoạt động
 a)Khởi động
	-Hát tập thể bài Đảng đã cho ta một mùa xuân
	-Tuyên bố lí do và giới thiệu đại biểu
	-Giới thiệu báo cáo viên
	b)Nghe nói chuyện và thảo luận
	-Người điều khiển mời báo cáo viên lên nói chuyện với lớp
	-Báo cáo viên nói chuyện về tình hình địa phương, về truyền thống cách mạng và các đảng viên ưu tú
	-Sau khi nghe báo cáo viên nói chuyện ,người điều khiển lần lượt nêu các câu hỏi: ( có thể chỉ định hoặc lấy tinh thần xung phong phát biểu ý kiến ).Sau khi mỗi câu hỏi được thảo luận , người điều khiển chốt lại các ý chính.
	c)Chương trình văn nghệ
	-Người điều khiển chương trình văn nghệ tổ chức cho lớp chơi trò chơivăn nghệ như “ hát nối”,“ hát liên khúc”
5.Kết thúc hoạt động 
GVCN phát biếu ý kiến, nhận xét ưu khuyết điểm.
Ngày:.
Tiết 11:TỔ CHỨC TIẾT SINH HOẠT ĐỘI NGOÀI TRỜI LỒNG CHƯƠNG TRÌNH CA MÚA MỪNG ĐẢNG, MỪNG XUÂN
I.Giúp học sinh:
Biết được cách sinh hoạt ngoài trời, nghi thức sinh hoạt.
Củng cố cho HS niềm tin yêu Đảng , niềm tự hào về quê hương
Kính trọng biết ơn các dân tộc.
Biễu diễn các bài hát mừng Đảng, mừng Xuân
II. Nội dung và hình thức hoạt động.
a)Nội dung.
Nghi thức lễ, sinh hoạt ngoài trời, tập họp.
Hát các bài hát mừng Đảng, mừng xuân.
 b)Hình thức hoạt động.
Tập họp đội hình, nghi thức lễ
Kiểm điểm công tác tuần qua
Văn nghệ .
III.Chuẩn bị hoạt động.
a)Phương tiện hoạt động
Các bài hát đã chuẩn bị
Bảng tổng kết tuần qua do tổ trưởng nhận xét
b)Về tổ chức.
Ban cán sự lớp chuẩn bị bảng tổng kết
Cho HS chuẩn bị các tiết mục văn nghệ theo tổ
IV- Tiến hành hoạt động
a) Nêu lí do
- GV nêu nội dung sinh hoạt đồng thời văn nghệ
- Cho HS phát biểu cảm nghĩ của mình
b) Sinh hoạt
- Khởi động: Hát tập thể 
- Nghi thức lễ: Đội hình hàng dọc, chạy hình chữ U, chào cờ, hát đội ca
- Nhận xét của mỗi tổ tuần qua, của BCH lớp.
- Nhận xét của GVCN
Đội hình chuyển qua đội hình vòng tròn.
Cả lớp hát bài “Em là mầm non của Đảng”
Lớp phó văn thể mỹ điều khiển chương trình văn nghệ.
Yêu cầu HS biểu diễn cá nhân hoặc theo tổ
V. Kết thúc hoạt động.
 -Động viên HS tích cực học tập để thể hiện sự biết ơn của Đảng, của nhân dân.
 -Nhận xét buổi sinh hoạt, rút ra những điểm cần bổ khuyết.
Ngày:
Tiết 12: TRÌNH BÀY KẾT QUẢ SƯU TẦM VỀ CA DAO TỤC NGỮ VÀ NÉT ĐẸP TRUYỀN THỐNG QUÊ HƯƠNG
I.Yêu cầu giáo dục:
Giúp HS biết một số bài hát , ca dao, tục ngữ ca ngợi về quê hương.
Tự hào về quê hương.
Góp phần phát triển năng khiếu: Hát , ngâm thơ, đọc diễn cảm. 
II. Nội dung và hình thức hoạt động:
1.Nội dung
Ca ngợi về quê hương đất nước
Ca ngợi Đảng, Bác Hồ
2. Hình thức hoạt động
Sinh hoạt văn nghệ với các loại hình cụ thể.
Thi hát cá nhân 
Thi đọc thơ
3.Chuẩn bị hoạt động
a.Phương tiện hoạt động.
Phổ biến cho HS một số bài thơ có chủ đề ca ngợi quê hương.
Ca ngợi Tổ Quốc (Hoàng Vân)
Mùa xuân nho nhỏ(Thanh Hải)
Qua miền Tây Bắc(Nguyễn Thanh)
Chuẩn bị nội dung thi: 
Hái hoa dân chủ : 3 bông hoa màu đỏ (thi hát cá nhân)
* Bạn hãy hát bài hát:” Qua miền Tây Bắc” và nêu cảm nghĩ về bài hát đó
* 	: Ca ngợi về quê hương Quảng Nam mà bạn biết.
*	: Ca ngợi Tổ Quốc Việt Nam 
 3 bông hoa màu hồng (Đố vui)
	3 bông hoa màu vàng (Đố lịch sử )
b. Tổ chức 
-Lớp trưởng tổ chức cho lớp thảo luận thống nhất chương trình hoạt động
-Chi đội trưởng dẫn chương trình.
-Mỗi cá nhân chuẩn bị cho mình để dự thi. 
4. Kết thúc hoạt động
GVCN phát biểu ý kiến ,phát thưởng cho các cá nhân xuất sắc.
Nêu công tác tuần sau.
Ngày:
Chủ điểm tháng 3:
CHÀO MỪNG NGÀY THÀNH LẬP ĐOÀN
TIẾT 13: NGHE GIỚI THIỆU VỀ Ý NGHIÃ NGÀY THÀNH LẬP ĐOÀN
1.Yêucầu giáo dục.
Giúp HS:
-Hiểu ý nghĩa về ngày thành lập Đoàn (26-3-1931) và những nét lớn về chặng đường lịch sử vẻ vang của Đoàn.
- Có lòng tự hào về truyền thống vẻ vang của Đoàn, tôn trọng tổ chức Đoàn.
2. Nội dung và hình thức hoạt động.
a)Nội dung
-Lịch sử ý nghĩa ngày thành lập Đoàn
-Các truyền thống vẻ vang của Đoàn, các gương Đoàn viên tiêu biểu.
b)Hình thức hoạtđộng
-Nghe nói chuyện.
-Hỏi và trao đổi.
-Văn nghệ.
3.Chuẩn bị hoạt động
a)Về phương tiện hoạt động
-Các tư liệu về truyền thống Đoàn.
-Các tranh ảnh có liên quan.
-Trang trí tiêu đề, văn nghệ.
b)Về tổ chức.
-GVCN nêu chủ đề hoạt động
-Phân công Hồng Hoa điều khiển chương trình.
-Thu Phương đọc ý nghĩa ngày thành lập Đoàn
-Thanh Tâm chuẩn bị văn nghệ.
4.Tiến hành hoạt động.
a)Khởi động
-Hát tập thể,
-Tuyên bố lý do.
b) Nghe nói chuyện và hỏi trao đổi.
-Hồng Hoa đọc ý nghĩa về ngày thành lập Đoàn.
b)Văn nghệ.
Mỗi tổ thể hiện một tiết mục văn nghệ nói về Đoàn.
5.Kết thúc hoạt động.
GVCN lên phát biểu ý kiến.
Nhận xét buổi hoạt động.Nêu công tác tuần đến.
Ngày:
Tiết 14: TÌM HIỂU GƯƠNG ANH CHỊ ĐOÀN VIÊN TIÊU BIỂU
1.Yêucầu giáo dục.
Giúp HS:
-Hiểu những nét tiêu biểu về lịch sử, truyền thống vẻ vang của Đoàn.Tự hào và tin yêu Đoàn , yêu mến các anh chị Đoàn viên.
-Học tập, rèn luyện theo các gương sáng Đoàn viên. 
2. Nội dung và hình thức hoạt động.
a)Nội dung
-Các gương sáng Đoàn viên gắn với các trang đấu tranh giải phóng dân tộc.
-. Các gương sáng Đoàn viên trong học tập, lao động,biết vượt khó vươn lên.
-Các gương sáng Đoàn viên trong trường và ở địa phương.
-Các gương sáng Đoàn viên qua các bài thơ, bài hát.
b)Hình thức hoạt động
-Thi kể chuyện gương sáng đoàn viên giữa các tổ bằng nhiều hình thức như đọc thơ, hát, kể chuyện hay những chuyện có thật ở thực tiễn mà em biết.
-Văn nghệ.
3.Chuẩn bị hoạt động
a)Về phương tiện hoạt động
-Các tư liệu như câu chuyện, tranh ảnh, thơ ca..mà học sinh sưu tầm, tìm hiểu được gương sáng đoàn viên.
-Các tranh ảnh có liên quan.
-Phần thưởng cho các tổ và cá nhân đạt điểm cao.
- Văn nghệ xen kẽ.
b)Về tổ chức.
-GVCN họp với cả lớp:
Thông báo chủ đề hoạt động về nội dung và hình thức tiến hành, yêu cầu mọi HS tìm đọc trước các tư liệu cho hoạt động.
-Phân công Kim Oanh điều khiển chương trình.
-Cử ban giám khảo.
- Trần Thế chuẩn bị phần thưởng.
-Hồng chuẩn bị văn nghệ.
4.Tiến hành hoạt động.
a) Khởi động
-Hát tập thể bài “Cùng nhau ta đi lên” nhạc và lời Phong Nhã.
-Tuyên bố lý do.
-Giới thiệu ban giám khảo.
-Nêu hình thức và thể lệ cuộc thi, cách chấm điểm của giám khảo.
b) Cuộc thi
-Mỗi tổ đại diện người lên bốc thăm
-HS sẽ đọc lên số qua đó Kim Oanh đọc câu hỏi để HS đó trình bày.
-BGK chấm điểm và ghi lên bảng.
c)Văn nghệ.
Mỗi tổ thể hiện một tiết mục văn nghệ nói về gương sáng của anh chị đoàn viên.
5.Kết thúc hoạt động. 
BGK công bố điểm của từng tổ, cá nhân xuất sắc.
GVCN phát phần thưởng .
Nhận xét buổi hoạt động.Nêu công tác tuần đến.
Ngày:.
Chủ điểm tháng 4:
 THẦY CÔ VÀ CHA MẸ
TIẾT 15: SINH HOẠT ĐỘI LỒNG CA MÚA VỀ MẸ, VỀ CÔ, VỀ ĐOÀN.
 Ngll-NTKC
I.Giúp học sinh:
Biết được cách sinh hoạt ngoài trời, nghi thức sinh hoạt.
Củng cố cho HS niềm tin yêu Đoàn , niềm tự hào về quê hương
Biễu diễn các bài hát mừng mẹ, mừng cô là những lời gởi gắm tình cảm, sự biết ơn lòng kính trọng với bà, với mẹ, với cô giáo của các em.
II. Nội dung và hình thức hoạt động.
a)Nội dung.
Nghi thức lễ, sinh hoạt ngoài trời, tập họp.
Hát các bài hát về mẹ ,về cô giáo
 b)Hình thức hoạt động.
Tập họp đội hình, nghi thức lễ
Kiểm điểm công tác tuần qua
Văn nghệ .
III.Chuẩn bị hoạt động.
a)Phương tiện hoạt động
Các bài hát đã chuẩn bị
Bảng tổng kết tuần qua do tổ trưởng nhận xét
b)Về tổ chức.
Ban cán sự lớp chuẩn bị bảng tổng kết
Cho HS chuẩn bị các tiết mục văn nghệ theo tổ
IV- Tiến hành hoạt động
a) Nêu lí do
- GV nêu nội dung sinh hoạt đồng thời văn nghệ
- Cho HS phát biểu cảm nghĩ của mình
b) Sinh hoạt
- Khởi động: Hát tập thể 
- Nghi thức lễ: Đội hình hàng dọc, chạy hình chữ U, chào cờ, hát đội ca
- Nhận xét của mỗi tổ tuần qua, của BCH lớp.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao_an_ngoai_gio_len_lop_6.doc