Giáo án Học sinh giỏi môn Sử 7 - Trường THCS Cảnh Hóa

Nội dung 1: Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á:

 Giáo viên giúp học sinh nắm được:

- Sự hình thành các vương quốc cổ Đông Nam Á: Đông Nam Á là khu vực rộng lớn có nhiều đảo, bán đảo, có những điều kiện tự nhiên thuận lợi giống nhau.Trong khoảng 10 thế kỷ TCN đã hình thành hang loạt các quốc gia cổ đại ĐNA.

- Sự hình thành và phát triển của các quốc gia phong kiến ĐNA: Từ nửa sau thế kỷ X- XVIII là thời kỳ phát triển thịnh vượng của các quốc gia phong kiến ĐNA, biểu hiện:

+ Về kinh tế: Hình thành những vùng kinh tế quan trọng, cung cấp lương thực, thực phẩm lớn.

+ Về chính trị: Tổ chức bộ máy chặt chẽ, kiện toàn từ TƯ đến địa phương.

+ Về văn hóa: xây dựng nền văn hóa riêng của mình mang nét bản sắc riêng của khu vực.

- Vương quốc Cam- pu- chia:

 

doc 24 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1400Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Học sinh giỏi môn Sử 7 - Trường THCS Cảnh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g và phương Tây.
* Giao bài tập về nhà:
1. Lập niên biểu các giai đoạn phát triển chính của vương quốc Cam- pu- chia và vương quốc Lào thời Phong kiến.
2. Đặc điểm cơ bản của xã hội phong kiến là gì?
 Ký duyệt ngày 23/9/2015
 Tổ phó:
 Nguyễn Thị Thái
Ngày soạn: 27/9/2015 Ngày dạy:30/9/2015
 ÔN TẬP CHUYÊN ĐỀ 1
 Học sinh ôn tập chuyên đề 1 thông qua hệ thống câu hỏi và bài tập sau:
Câu 1. Xã hội phong kiến ở châu Âu được hình thành n hư thế nào? Trong xã hội phong kiến ở châu Âu trung đai có những giai cấp chính nào?
Trả lời: - Xã hội phong kiến ở châu Âu hình thành
+ Cuối thế kỷ V bộ tộc Giéc- man từ phương Bắc tràn xuống xâm chiếm các quốc gia cổ đại phương Tây. Khi vào Rô-ma họ lập nên nhiều vương quốc mới
+ Người Giéc-man chiếm ruộng đất của chủ nô Rô-ma cũ rồi chia cho các tướng lĩnh quân sự và quý tộc, đồng thời phong chức tước cho họ.
+ Tướng lĩnh quân sự và quý tộc có nhiều ruộng đất trở thành lãnh chúa phong kiến còn nông dân và nô lệ biến thành nông nô
-Các giai cấp chính trong xã hội phong kiến châu Âu trung đại: Lãnh chúa phong kiến và nông nô
Câu 2. Lãnh địa phong kiến là gì? Đời sống kinh tế và chính trị trong các lãnh địa như thế nào?
Câu 3. Nêu nguồn gốc và vai trò của các thành thị trung đại ở châu Âu?
Câu 4. Nền kinh tế trong các thành thị trung đại có gì khác so với nền kinh tế lãnh địa?
Câu 5. Nêu nguyên nhân và điều kiện của các cuộc phát kiến địa lý?
Câu 6. Trình bày những cuộc phát kiến lớn về địa lý?
Các cuộc phát kiến địa lý có tác động như thế nào đến xã hội châu Âu?
Câu 7. Vì sao trong thời kỳ trung đại ở châu Âu, giai cấp Tư sản đứng lên đấu tranh chống lại quý tộc phong kiến? Có những phong trào lớn nào?
Câu 8. Xã hội phong kiến Trung Quốc hình thành như thế nào?
Câu 9. Lập bảng thống kê các giai đoạn phát triển của lịch sử Ấn độ thời phong kiến?
Câu 10. Quá trình hình thành, phát triển, suy vong của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á có những điểm chung gì?
Trả lời: Từ đầu công nguyên, cư dân ở khu vực này đã biết sử dụng đồ sắt. Các quốc gia đầu tiên đã xuất hiện. Sau khoảng 10 thế kỷ đầu sau Công nguyên hàng loạt quốc gia nhỏ được hình thành và phát triển
-Khoảng nữa thế kỷ X đến đầu thế kỷ XVIII là thời kỳ phát triển thịnh vượng của các quốc gia này
-Từ nữa sau thế kỷ XVIII, các quốc gia phong kiến Đông Nam Á bước vào giai đoạn suy yếu, dần trở thành phụ thuộc hay thuộc đị của phương Tây.
Ký duyệt ngày 28/9/2015
 Tổ phó:
 Nguyễn Thị Thái
Ngày soạn: 04/10/2015 Ngày dạy:06/10/2015
 PHẦN HAI:
 LỊCH SỬ VIỆT NAM
Chuyên đề 1: BUỔI ĐẦU ĐỘC LẬP THỜI NGÔ- ĐINH- TIỀN LÊ
Nội dung 1:Nước ta buổi đầu độc lập:
 Giáo viên giúp học sinh nắm được:
Ngô Quyền dựng nền độc lập:
- Sau chiến thắng Bạch Đằng vĩ đại năm 938, người anh hung Ngô Quyền quyết định xưng vương (939)- Ông xóa bỏ hệ thống chính quyền cũ, xây dựng nhà nước mới (bỏ chức tiết độ sứ), đóng đô ở Cổ Loa.
- Đất nước bước đầu được ổn định, các tướng lĩnh được giao cai quản các địa phươn.
 b) Tình hình chính trị cuối thời Ngô:
- Năm 944, Ngô Vương mất, các con của ông không đủ uy tín giữ vững chính quyền, nội bộ lục đục chia rẽ.
- Các hào trưởng địa phương nhân đó chiếm giữ vùng đất của mình, không thần phục triều đình, đem quân đánh lẫn nhau gây ra loạn 12 sứ quân. Đất nước rơi vào cảnh chia cắt.
 c) Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước:
- Đất nước trong tình trạng rối ren
- Nhà Tống có âm mưu xâm lược nước ta.
- Trong tình hình đó, Ở vùng Hoa Lư (Ninh Bình) Đinh Bộ Lĩnh đã lien kết với một số sứ quân, xây dựng lực lượng, quyết tâm đánh dẹp các sứ quân lập lại nền thống nhất đất nước.
*Trọng tâm
- Ý thức độc lập của Ngô Quyền.
- Công lao của Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh đối với đất nước ta.
 * Hệ thống câu hỏi thường gặp
1. Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước ở nước ta thời Ngô Quyền. Nêu nhận xét về tổ chức bộ máy nhà nước đó?
2. Vì sao diễn ra loạn 12 sứ quân. Kể tên một số sứ quân mà sau này Đinh Bộ Lĩnh liên kết?
Trả lời: 
Nguyên nhân:
+ Năm 965 Ngô Xương Văn chết, triều đình rơi vào tình trạng hỗn loạn
+ Cuộc tranh chấp giữa các thế lực cát cứ, thổ hào địa phương tiếp diễn trở lại.
+ Bộ máy nhà nước không còn thống nhất từ Trung ương đến địa phương.
Một số sứ quân nổi loạn mà sau này Đinh Bộ Lĩnh đã lien kết:
+ Trần Lãm giữ Bố hải Khẩu (thị xã Thái Nguyên ngày nay)
+ Phạm Bạch Hổ giữ Đằng Châu (Kim Động- Hưng Nguyên ngày nay).
3. Nêu những công lao tiêu biểu của Ngô Quyền và Đinh Bộ Lĩnh:
- Ngô Quyền:
 + Là người có công chấm dứt thời kỳ Bắc thuộc kéo dài hơn 10 thế kỷ, đặt nền móng xây dựng chính quyền độc lập và khẳng định chủ quyền của dân tộc.
 + Đinh Bộ Lĩnh là người có công chấm dứt tình trạng cát cứ “loạn 12 sứ quân” đưa đất nước trở lại bình yên, thống nhất.
* Giao bài tập về nhà:
1. Những biểu hiện nào thể hiện ý thức độc lập, tự chủ của Ngô Quyền?
2. Hậu quả của “Loạn 12 sứ quân “ là gì?
Ký duyệt ngày 05/10/2015
 Tổ phó:
Nguyễn Thị Thái
Ngày soạn: 11/10/2015 Ngày dạy:14/10/2015
 PHẦN HAI:
 LỊCH SỬ VIỆT NAM
Chuyên đề 2: NƯỚC ĐAI CỒ VIỆT THỜI ĐINH- TIỀN LÊ
Nội dung I:Tình hình chính trị, quân sự:	
 Giáo viên giúp học sinh nắm được:
1.Nhà Đinh xây dựng đất nước:
- Năm 968, sau khi dẹp loạn 12 sứ quân, thong nhất đất nước, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế, Đặt tên nước là Đại Cồ Việt, định đô ở Hoa Lư (Ninh Bình).
- Mùa xuân năm 970 vua Đinh đặt niên hiệu là Thái Bình, sai sứ sang giao hảo với nhà Tống.
- Đinh Bộ Lĩnh phong Vương cho các con, các tướng lĩnh than cận, nắm giữ các chức vụ quan trọng chủ chốt, ông cho xây dựng cung điện, đúc tiền...
- Tất cả các việc làm đó khẳng định nền độc lập, tự chủ của nước ta trong quan hệ với nhà Tống.
 2. Tổ chức chính quyền tời Tiền Lê:
- Cuối năm 979 vua Đinh Tiên Hoàng bị ám hại , vua mới còn nhỏ nên triều đình phải cử 1 tướng giỏi trong triều là Lê Hoàn lên giúp vua.
- Lúc này, nội bộ triều đình bất hòa, nhân cơ hội đó, nhà Tống đưa quân sang xâm lược nước ta. Trước tình hình đó quần thần đã tôn Lê Hoàn lên làm vua, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến. Nhà Tiền Lê thành lập
- Để giữ vững nền thống trị, bảo vệ sự thống nhất đất nước , hai triều đai Đinh- Tiền Lê đã nối tiếp nhau xây dựng một chính quyền khá hoàn chỉnh:
 + Triều đình trung ương do vua đứng đầu, nắm mọi quyền hành về quân sự và dân sự. Giúp vua có thái sư, đại sư, quan văn, quan võ...
 + Cả nước được chia thành 10 lộ, do ác tướng hay con cháu cai quản. Quân đội được thành lập bao gồm 10 đao và 2 bộ phận là cấm quân và quân địa phương.
3. Cuộc kháng chiến chống Tống của Lê Hoàn:
- Năm 980, được tin triều đình nhà Đinh gặp khó khăn, vua Tống cho quân sang xâm lược nước ta.
- Năm 981, quân Tống tiến vào nước ta. Quân dân Đại Việt đã chiến đấu anh dũng, đánh bại quân xâm lược nhà Tống ngay trên vùng Đông Bắc. Vua Tống không còn dám nghĩ đến việc xâm lược Đại Việt. Nước ta củng cố vững chắc nền độc lập.
- Đây là cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của chính quyền độc lập còn non trẻ. Thắng lợi này không chỉ biểu hiện ý chí quyết tâm chống ngoại xâm mà còn chứng tỏ một bước phát triển của đất nước và khả năng bảo vệ độc lập của Đại Việt
*Trọng tâm
- Ý thức độc lập của nhà Đinh- Tiền Lê thông qua sơ đồ tổ chức nhà nước. Vẽ sơ đồ nhà nước thờif Tiền lê.
- Diễn biến, kết quả, ý nghĩa cuộc kháng chiến chống Tống của Lê Hoàn năm 981..
 * Hệ thống câu hỏi thường gặp
1. Vẽ sơ đồ tổ chức nhà nước thời Tiền Lê?
 2. Tóm tắt diễn biến, kết quả, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Tống của Lê Hoàn năm 981 
* Giao bài tập về nhà:
. Vẽ sơ đồ tổ chức nhà nước thời Tiền Lê? Nêu nhạn xét của em?
Ký duyệt ngày 11/10/2015
 Tổ phó:
Nguyễn Thị Thái
Ngày soạn: 18/10/2015 Ngày dạy:21/10/2015
 PHẦN HAI:
 LỊCH SỬ VIỆT NAM
Chuyên đề 2: NƯỚC ĐAI CỒ VIỆT THỜI ĐINH- TIỀN LÊ
Nội dung II: Sự phát triển kinh tế và văn hóa:
 Giáo viên giúp học sinh nắm được:
1.Bước đầu xây dựng nền kinh tế tự chủ:
- Nông nghiệp là cơ sở kinh tế chủ yếu của nước ta. Sau nhiều năm khó khăn do xung đột, chiến tranh, các nhà nước Đinh- Tiền Lê đã ra sức cùng nhân dân khôi phục và phát triển sản xuất, khai hoang, mở rộng diện tích canh tác, nạo vét kênh mương.
- Hằng năm vua Lê Đại Hànhđã làm lễ cày tịch điền để khuyến khích nhân dân sản xuất.
- Nhà Đinh- Tiền Lê đã xây dựng nhiều xưởng đuacs tiền, rèn vũ khí, đóng thuyền, chế tạo các sản phẩm phục vụ quan lại.
- Kinh đô Hoa Lư được xây dựng tráng lệ.
Thủ công, thương nghiệp từng bước phát triển.
 2. Đời sống xã hội và văn hóa:
- Xã hội chia thành 2 bộ phận: 
+ Vua, quan và 1 số ít địa chủ là bộ phận thống trị
+ Nông dân và thợ thủ công là bộ phận bị trị,dưới cùng là nô tì. 
-Giáo dục chưa phát triển. Các nhà sư giỏi Nho học mở một số lớp dạy dân. Chùa chiền được xây dựng nhiều nơi, các nhà sư được nhà nước trọng dung, đao Phật được truyền bá rộng rãi.
- Nhiều loại hình văn hóa dân gian đã tồn tại như: ca, hát, nhảy múa, đau thuyền, đấu vật...
*Trọng tâm
- Ý thức độc lập, tự chủ của nhà Đinh- Tiền Lê thông qua việc xây dựng nền kinh tế.
- Những nét cơ bản trong việc xây dựng nền văn hóa dân tộc.
 * Hệ thống câu hỏi thường gặp
1. Lập biểu đồ thể hiện sự phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa dưới thời Đinh- Tiền Lê?
 2. Tại sao gọi nền kinh tế thời kỳ này là nền kinh tế tự chủ?
* Giao bài tập về nhà:
 1. Lập biểu đồ thể hiện sự phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa dưới thời Đinh- Tiền Lê?
2. Vẽ sơ đồ tổ chức nhà nước thời Tiền Lê? Nêu nhận xét của em?
Ký duyệt ngày 19/10/2015
 Tổ phó:
Nguyễn Thị Thái
Ngày soạn: 25/10/2015 Ngày dạy:28/10/2015
 PHẦN HAI:
 LỊCH SỬ VIỆT NAM
Chuyên đề 2 : NƯỚC ĐAI CỒ VIỆT THỜI ĐINH- TIỀN LÊ
Nội dung : ÔN TẬP CHUYÊN ĐỀ 2.
Câu 1.Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời Ngô quyền và nêu nhận xét?
Nhận xét
-Bộ máy nhà nước thống nhát từ TƯ đến địa phương, tuy nhiên còn sơ khsi đơn giản
-Vua nắm trong tay mọi quyền hành
Câu 2. Vì sao xảy ra loạn 12 sứ quân?
Trả lời: 
-Năm 965, Ngô Xương Văn chết, triều đình rơi vào tình trạng hỗn loạn
-Cuộc tranh chấp giữa các thế lực, cát cứ, thổ hào ở địa phương tiếp diễn
-Bộ máy nhà nước không còn thống nhất từ TƯ đến địa phương.
Câu 3. Nêu công lao tiêu biểu của Ngo Quyền và Đinh Bộ Lĩnh?
Trả lời:
- Ngô Quyền:
 + Là người có công chấm dứt thời kỳ Bắc thuộc kéo dài hơn 10 thế kỷ, đặt nền móng xây dựng chính quyền độc lập và khẳng định chủ quyền của dân tộc.
-Đinh Bộ Lĩnh:
 + Đinh Bộ Lĩnh là người có công chấm dứt tình trạng cát cứ “loạn 12 sứ quân” đưa đất nước trở lại bình yên, thống nhất.
Câu 4.Trình bày diễn biến chính và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Tống của Lê Hoàn?
Trả lời:
- Năm 980, được tin triều đình nhà Đinh gặp khó khăn, vua Tống cho quân sang xâm lược nước ta.
- Năm 981, quân Tống tiến vào nước ta. Quân dân Đại Việt đã chiến đấu anh dũng, đánh bại quân xâm lược nhà Tống ngay trên vùng Đông Bắc. Vua Tống không còn dám nghĩ đến việc xâm lược Đại Việt. Nước ta củng cố vững chắc nền độc lập.
- Đây là cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của chính quyền độc lập còn non trẻ. Thắng lợi này không chỉ biểu hiện ý chí quyết tâm chống ngoại xâm mà còn chứng tỏ một bước phát triển của đất nước và khả năng bảo vệ độc lập của Đại Việt
Câu 5: Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời Tiền Lê?
Ký duyệt ngày 26/10/2015
 Tổ phó:
Nguyễn Thị Thái
Ngày soạn: 01/11/2015 Ngày dạy:04/11/2015 
	LÀM BÀI KHẢO SÁT ĐỢT I
 I. ĐỀ BÀI
Câu 1: (2 đ)Phân tích nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Bạch Đằng năm 938 ?
Câu 2: (2đ)
Trình bày những thành tựu văn hóa Trung Quốc thời phong kiến? Ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc đến Việt Nam ?
Câu 3: (2đ) Hãy nêu nhận xét của em về công lao của Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh và Lê Hoàn? 
Câu 4: (2đ) Hãy phân biệt sự khác nhau giữa lãnh địa phong kiến và thành thị trung đại về thành phần cư dân và đặc điểm kinh tế?
Câu 5 (2đ) : Đinh Bộ Lĩnh đã áp dụng những biện pháp gì để xây dựng đất nước?
II. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM
1. Hướng dẫn chấm:
- Điểm toàn bài tính theo thang điểm 10, làm tròn số đến 0,25 điểm.
- Cho điểm tối đa khi học sinh trình bày đủ các ý và làm bài sạch đẹp.
- Lưu ý: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng đảm bảo nội dung cơ bản theo đáp án thì vẫn cho điểm tối đa. 
2. Đáp án – biểu điểm
Câu
Đáp án
Điểm
1
- Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 do sức mạnh đoàn kết một lòng chiến đấu chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta.
- Do tài mưu lược cùa Ngô Quyền - lãnh đạo và chỉ huy trận đánh ở sông Bạch Đằng, đâp tan âm mưu xâm lược của quân Nam Hán.
- Ý chí quyết tâm bảo vệ thành quả đấu tranh của nhân dân ta giai đoạn trước.
- Xác lập vững chắc nền độc lập tự chủ cho nước ta. Kết thúc vĩnh viễn ách đô hộ của phong kiến Trung Quốc, mở ra thời kì mới thời kì độc lập tự chủ lâu dài của dân tộc ta.
- Đánh dấu sự trưởng thành của dân tộc và kết thúc hoàn toàn sự đấu tranh giành lại độc lập hàng thế kỉ.
0,5đ
0,5đ
0,25đ
0,5đ
0,25đ
2
- Tư tưởng: Nho giáo thành hệ tư tưởng và đạo đức của giai cấp phong kiến.
-Văn học: Xuất hiện nhiều nhà thơ nổi tiếng như Lý Bạch, Đổ Phủ,. Đến nhà Minh xuất hiện những tiểu thuyết có giá trị: Tam quốc diễn nghĩa, Tây du kí
- Sử học có các bộ sử kí của (Tư Mã Thiên), Hán thư, Đường thư, Minh sử
- Nghệ thuật, kiến trúc : Với nhiều công trình độc đáo như cố cung, những bức tượng phật sinh động
- Ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc đến Việt Nam:
+ Tiếp thu có chọn lọc những giá trị văn hóa đặc sắc của người Trung Quốc.
+ Ảnh hưởng trên các lĩnh vực: tư tưởng, chữ viết, văn học, một số phong tục tập quán.
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,5đ
0,5đ
3
- Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn là những vị anh hùng có công lao to lớn đối với dân tộc. 
+ Ngô Quyền: làm nên chiến thắng Bạch Đằng (938), kết thúc ách thống trị hơn một nghìn năm của phong kiến phương Bắc đối với nước ta, mở ra kỉ nguyên độc lập, tự chủ. 
+ Đinh Bộ Lĩnh: dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước; tiến thêm một bước trong việc xây dựng chính quyền độc lập, tự chủ; khẳng định chủ quyền quốc gia. 
+ Lê Hoàn: tổ chức và lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Tống giành thắng lợi, có ý nghĩa lịch sử to lớn. 
 Trả lời
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
4
Lãnh địa phong kiến
Thành thị trung đại
Cư dân
Lãnh chúa, nông nô
Thợ thủ công, thương nhân
Kinh tế
Nông nghiệp, đóng kín, tự cung tự cấp.
Kinh tế hàng hóa, buôn bán
1đ
1đ
5
 - Đinh Bộ Lĩnh phong vương cho các con, cử các tướng lĩnh thân cận như Đinh Điền , Nguyễn Bặc, Phạm Hạc, Lê Hoàn... nắm giữ các chức vụ chủ chốt . 
 - Ông cho xây dựng cung điện ,đúc tiền để tiêu dùng trong nước .
- Đối với những kẻ phạm tội, thì dùng những hình phạt khắt nghiệt như ném vào vạc dầu sôi, hay vứt vào chuồng hổ... 
1,0đ
0,5đ
0,5đ
3. Thu bài,nhận xét và dặn dò bài học hôm sau.
Ký duyệt ngày 02/11/2015
 Tổ phó:
Nguyễn Thị Thái
Ngày soạn: 08/11/2015 Ngày dạy:11/11/2015 
Nội dung : NHẬN XÉT BÀI LÀM VÀ BỔ SUNG CHO HS TRONG BÀI KHẢO SÁT ĐỢT I.
Về kiến thức: 
Đáp án – biểu điểm
Câu
Đáp án
Điểm
1
- Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 do sức mạnh đoàn kết một lòng chiến đấu chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta.
- Do tài mưu lược cùa Ngô Quyền - lãnh đạo và chỉ huy trận đánh ở sông Bạch Đằng, đâp tan âm mưu xâm lược của quân Nam Hán.
- Ý chí quyết tâm bảo vệ thành quả đấu tranh của nhân dân ta giai đoạn trước.
- Xác lập vững chắc nền độc lập tự chủ cho nước ta. Kết thúc vĩnh viễn ách đô hộ của phong kiến Trung Quốc, mở ra thời kì mới thời kì độc lập tự chủ lâu dài của dân tộc ta.
- Đánh dấu sự trưởng thành của dân tộc và kết thúc hoàn toàn sự đấu tranh giành lại độc lập hàng thế kỉ.
0,5đ
0,5đ
0,25đ
0,5đ
0,25đ
2
- Tư tưởng: Nho giáo thành hệ tư tưởng và đạo đức của giai cấp phong kiến.
-Văn học: Xuất hiện nhiều nhà thơ nổi tiếng như Lý Bạch, Đổ Phủ,. Đến nhà Minh xuất hiện những tiểu thuyết có giá trị: Tam quốc diễn nghĩa, Tây du kí
- Sử học có các bộ sử kí của (Tư Mã Thiên), Hán thư, Đường thư, Minh sử
- Nghệ thuật, kiến trúc : Với nhiều công trình độc đáo như cố cung, những bức tượng phật sinh động
- Ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc đến Việt Nam:
+ Tiếp thu có chọn lọc những giá trị văn hóa đặc sắc của người Trung Quốc.
+ Ảnh hưởng trên các lĩnh vực: tư tưởng, chữ viết, văn học, một số phong tục tập quán.
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,5đ
0,5đ
3
- Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn là những vị anh hùng có công lao to lớn đối với dân tộc. 
+ Ngô Quyền: làm nên chiến thắng Bạch Đằng (938), kết thúc ách thống trị hơn một nghìn năm của phong kiến phương Bắc đối với nước ta, mở ra kỉ nguyên độc lập, tự chủ. 
+ Đinh Bộ Lĩnh: dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước; tiến thêm một bước trong việc xây dựng chính quyền độc lập, tự chủ; khẳng định chủ quyền quốc gia. 
+ Lê Hoàn: tổ chức và lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Tống giành thắng lợi, có ý nghĩa lịch sử to lớn. 
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
4
Lãnh địa phong kiến
Thành thị trung đại
Cư dân
Lãnh chúa, nông nô
Thợ thủ công, thương nhân
Kinh tế
Nông nghiệp, đóng kín, tự cung tự cấp.
Kinh tế hàng hóa, buôn bán
1đ
1đ
5
 - Đinh Bộ Lĩnh phong vương cho các con, cử các tướng lĩnh thân cận như Đinh Điền , Nguyễn Bặc, Phạm Hạc, Lê Hoàn... nắm giữ các chức vụ chủ chốt . 
 - Ông cho xây dựng cung điện ,đúc tiền để tiêu dùng trong nước .
- Đối với những kẻ phạm tội, thì dùng những hình phạt khắt nghiệt như ném vào vạc dầu sôi, hay vứt vào chuồng hổ... 
1,0đ
0,5đ
0,5đ
*Nhận xét: Về kiến thức:
 -Em Hoàng Trung Trực nắm kiến thức tương đối tốt, hoàn thành bài làm đúng tiến độ thời gian, làm bài sát với câu hỏi, không xa đề...
 - Em Hồ Thị Minh Oanh nắm bài chưa thật sự chắc chắn, nhiều kiến thức còn lẫn lộn, chắp vá...
Về kỹ năng trình bày bài:
Em Hoàng Trung Trực chữ viết còn xấu, chữ hơi to, trình bày bài chưa khoa học, chưa thành 1 bài lịch sử, còn gạch đầu dòng... cần cố gắng nhiều.
Em Hồ Thị Minh Oanh: Chữ viết tương đối được, tuy nhiên cần nắn nót đẹp hơn; trình bày bài kiểm tra chưa khoa học , chưa ra 1 bài lịch sử, còn gạch đầu dòng...cần khắc phục.
*Giáo viên nhận xét, bổ sung những thiếu sót trong bài làm cho HS
* Nhắc nhở những nội dung học tập ở tiết sau.
Ký duyệt ngày 09/11/2015
 Tổ phó:
Nguyễn Thị Thái
Ngày soạn: 15/11/2015 Ngày dạy:18/11/2015
 PHẦN HAI:
 LỊCH SỬ VIỆT NAM
Chuyên đề : NƯỚC ĐAI VIỆT THỜI LÝ
Nội dung I: Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước.
Sự thành lập nhà Lý.
Năm 1009, Lê Long Đĩnh mất, triều thần chán ghét nhà Tiền Lê nên quần thần tôn Lý Công Uẩn lên ngôi vua, lập ra nhà Lý
Năm 1010 Lý Công Uẩn đặt niên hiệu là Thuận Thiên và quyết định dời đô về Đại La, đổi tên thành Thăng Long.
Năm 1054, vua Lý Thánh Tông đổi tên nước thành Đại Việt, khẳng định them một bước sự vươn lên của đất nước( Đai Việt trở thành quốc hiệu của nước ta từ đây đến thế kỷ XVIII).
Vua đứng đầu mọi việc, nắm giữ quyền hành. Giúp vua có các đại thần, quan văn, quan võ.
Triều đình TƯ được tổ chức khá hoàn chỉnh, cả nước chia thành 24 lộ,phủ; dưới lộ, phủ là huyện, hương, xã
Luật pháp và quân đội
Năm 1042, nhà Lý ban hành bộ luật Hình thư- bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta, đánh dấu bước tiến mới trong quản lý nhà nước.
Quân đội được tổ chức khá hoàn chỉnh, gồm 2 bộ phận: cấm quân và quân địa phương; có các binh chủng: bộ, thủy; thực hiện theo chính sách “ngụ binh ư nông”.
Với ý thức thống nhất và dân tộc sâu sắc, nhà Lý có chính sách đoàn kết với các tộc người trên đất nước, thực hiện chính sách về ngoại giao vừa mềm dẻo, vùa cứng rắn.
 *Trọng tâm
Ý thức vươn lên của đát nước ta dưới thời Lý, thể hiên ở việc dời đô về Đại La, đặt tên nước là Đại Việt, tổ chức bộ máy nhà nước hoàn chỉnh từ trung ương đến địa phương.
 * Hệ thống câu hỏi thường gặp
1. Nhà Lý ra đời trong hoàn cảnh nào? Vì sao nhà Lý dời đô về Thăng Long?
2. Nhà Lý làm gì để củng cố quốc gia thống nhất?
 * Giao bài tập về nhà:
3. Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời Lý?
4. Luật pháp và quân đội nhà Lý có điểm gì đáng lưu ý?
Ký duyệt ngày 16/11/2015
 Tổ phó:
Nguyễn Thị Thái
Ngày soạn: 22/11/2015 Ngày dạy:25/11/2015
 PHẦN HAI:
 LỊCH SỬ VIỆT NAM
Chuyên đề : NƯỚC ĐAI VIỆT THỜI LÝ
Nội dung II: Cuộc kháng chiến chống xâm lược Tống (1075-1077)
Giai đoạn thứ nhất (1075).
a.Nhà Tống âm mưu xâm lược nước ta.
- Giữa thế kỷ XI, nhà Tống ở TQ lâm vào tình trạng khó khăn: ngân khố cạn kiệt, nhân dân đói khổ,phía Bắc các nước Liêu và Hạ quấy nhiễu...nhà Tống âm mưu xl nước ta để giải quyết khó khăn trên.
- Nhà Tống xúi giục vua Cham pa đánh lên phía nam Đại Việt, ngăn cản việc qua lại mua bán giữa 2 nước...
b. Nhà Lý chủ động tiến công để tự vệ
- Nhà Lý phong cho thái úy Lý Thường Kiệ làm tổng chỉ huy cuộc kháng chiến
- Cho quân đội ngày đêm luyện tập võ nghệ, chuẩn bị vũ khí sẵn sang chiến đấu với quân giặc.
- Phong chức tước cho các tù trưởng dân tọc ít người.
- Lý Thường Kiệt chủ trương: “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn thế mạnh của giặc”. Là một chủ trương sang tạo, độc đáo, rất chủ động của quân dân ta.
Được sự ủng hộ của nhân dân, tháng 10-1075 quân dân Đại Việt đã đánh tan các lực lượng quân sự chuẩn bị của nhà Tống.
Giai đoạn thứ hai (1077).
Kháng chiến bùng nổ.
Sauk hi rút quân về nước, Lý Thường Kiệt nhanh chóng cho quân sĩ chẩn bị mọi điều kiện để chuẩn bị kháng chiến:
+ Các tù trưởng dân tộc bố trí lực lượng chẩn bịn sẵn sang chiến đấu;
+ Cử 1 thủy binh mạnh đóng ở vùng ven biển Đông Bắc, chuẩn bị đánh thủy quân của giặc;
+ Xây dựng phòng tuyến sông Như Nguyệt vững chắc.
Tháng 7-1077 hơn 30 vạn quân Tống tràn xuống xl nước ta. Sau nhiều trận tấn công bị quân ta đẩy lùi quân Tống bị chặn lại ở bờ bắc song Như nguyệt.
b. Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến song Như Nguyệt.
- Sau nhiều lần vượt song thất bại, quân Tống rơi vào thế tuyệt vọng, Quách Quỳ hạ lệnh “ai bàn đánh sẽ bị chém.!”
- Lý Thường Kiệt cho quân sĩ đang đêm vào miếu thờ bên song ngâm vang bài thơ thần “Nam quốc sơn hà”
- Cuối mùa xuân 1077, khi thời cơ đến, Lý Thường Kiệt hạ lệnh tổng tấn công vào doanh trại giặc, quân Tống thua to.
- Với tinh thần khoan dung và ý thức về quan hệ giữa 2 nước, Lý Thường Kiệt cho người sang giảng hòa, cho quân rút về nước yên ổn. Cuộc kháng chiến chống Tống thắng lợi hoàn toàn.
*Trọng tâm
- Âm mưu xâm lược Đại Việt của quân Tống.
- Sự chủ động, sáng tạo và độc đáo tron

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoc_sinh_gioi_su_7.doc