Giáo án Khối 3 - Tuần 16

 Chào cờ Tiết 16: Tuần 16

Toán Tiết 76: Luyện tập chung

I. Mục tiêu.

- Củng cố kĩ năng thực hiện tính nhân, chia số có ba chữ số cho số có một chữ số. Tìm thừa số chưa biết trong phép nhân

- Vận dụng tìm một trong các phần bằng nhau vào giải bài toán bằng hai phép tính. Gấp một số lên nhiều lần, giảm một số đi nhiều lần.

- HS yêu thích môn học

II. Đồ dùng dạy học. - GV: bảng phụ HS: Bảng con

 

doc 22 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 638Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 3 - Tuần 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bảng sửa bài
- GV cùng cả lớp nhận xét
- Học sinh làm vào vở. 
- 3HS lên bảng làm bài, cả lớp theo dõi 
- 3HS đọc lại lời giải đúng: bảo nhau - cơn bão ; vẽ - vẻ mặt ; uống sữa - sửa soạn.
- HS nhận xét 
4. Củng cố: - Nhận xét tiết học.
- HS lắng nghe
5. Dặn dò: Giao bài tập về nhà cho HS.
Tập viết	Tiết 16:	 Ôn chữ hoa M
I. Mục tiêu.
- Viết đúng chữ hoa M, T, B; viết đúng tên riêng Mạc Thị Bưởi và câu ứng dụng bằng chữ cỡ nhỏ:
“Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
- Viết rõ ràng, đều nét và thẳng hàng; viết đúng khoảng cách các chữ trong từng cụm từ
- GDHS rèn chữ viết đúng đẹp, biết giữ vở sạch. 	
II. Đồ dùng dạy học. - GV: Mẫu chữ cái M, T, B - HS: Bảng con.
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức: hát
- HS hát
2. Kiểm tra bài cũ : Gọi HS lên bảng viết từ: Lê Lợi - GV nhận xét
- HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài.
- Hôm nay chúng ta sẽ ôn lại cách viết chữ viết hoa M và một số chữ hoa khác có trong từ và câu ứng dụng, qua bài: “Ôn chữ hoa M”
- GV gọi HS nhắc tựa bài
- HS lắng nghe
- HS nhắc tựa bài
3.2. Hướng dẫn viết chữ hoa.
- Trong tên riêng và câu ứng dụng có chữ hoa nào?
- Treo bảng các chữ.
- Giáo viên viết mẫu cho học sinh quan sát và kết hợp nhắc quy trình.
- M, T, B
- Học sinh theo dõi, quan sát.
- Cho HS tập viết bảng con
- HS viết trên bảng con ( 2 lần )
- Nhận xét, uốn nắn HS, nhắc lại quy trình viết.
3.3. Hướng dẫn viết từ ứng dụng.
- Giới thiệu từ ứng dụng
- GV giới thiệu: Mạc Tị Bưởi quê ở Hải Dương, là một nữ du kích hoạt động ở vùng địch tạm chiếm trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp bị địch bắt, tra tấn dã man, chị vẫn không khai. Bọn giặc tàn ác đã cắt cổ chị.
 - Từ ứng dụng gồm mấy chữ, là những chữ nào?
- Trong từ ứng dụng, các chữ cái có chiều cao như thế nào?
- Khoảng cách giữa các con chữ như thế nào?
- Cho HS viết từ ứng dụng vào bảng con
3.4. Hướng dẫn viết từ ứng dụng.
- Gọi HS đọc câu ứng dụng
- Câu tục ngữ khuyên con người phải đoàn kết, đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh
- HS đọc câu từ ứng dụng: Mạc Thị Bưởi
- HS lắng nghe
- Gồm 3 chữ: Mạc, Thị, Bưởi
- Chữ hoa M, T, B, h cao 2 ô li rưỡi, chữ còn lại cao 1 ô li
- Bằng khoảng cách viết 1 con chữ o
- HS viết bảng con
- HS đọc
- HS lắng nghe
- Cho HS nhận xét câu ứng dụng:
- HS quan sát nhận xét:
+ Những chữ có độ cao 2,5 ô li ?
+ Chữ nào có độ cao 1 ô li rưỡi? 
+ Các chữ cái: M, B, y, l, h, g 
+ Chữ t cao 1,5 li
+ Những chữ còn lại cao bao nhiêu ô li?
+ Khoảng cách giữa các chữ là bao nhiêu?
+ Những chữ còn lại cao 1 ô li
+ Bằng khoảng cách viết chữ cái o
- GV viết mẫu chữ “Một”
- HS quan sát
- Cho HS tập viết
-HS viết vào bảng con : Một
- GV theo dõi, sửa sai cho HS
 * Hướng dẫn HS viết vào vở Tập viết.
- GV uốn nắn tư thế ngồi và nhắc nhở HS trong khi viết.
- HS bài vào vở Tập viết viết theo yêu cầu của GV.
* Chấm chữa bài:
- GV chấm bài 5 - 7 bài nhận xét
- HS lắng nghe
4. Củng cố: Nhận xét giờ. 
- HS lắng nghe
5. Dặn dò:Giao bài về nhà cho HS.
- Luyện viết bài ở nhà.
	`	
Thứ tư ngày 13 tháng 12 năm 2017
Toán	 Tiết 78:	 Tính giá trị biểu thức
I. Mục tiêu.
- Biết thực hiện tính giá trị biểu thức chỉ có các phép tính cộng, trừ hoặc chỉ có các phép tính nhân, chia
- Áp dụng tính giá trị biểu thức để giải các bài toán có liên quan.
 - HS yêu thích môn học
II. Đồ dùng dạy học.
- GV: bảng phụ HS: Bảng con
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức: hát
- HS hát
2.Kiểm tra bài cũ. – Gọi HS lên bảng thực hiện tìm giá trị các biểu thức 145+15 123-13
- GV nhận xét
- 2 HS lên bảng làm bài
- HS nhận xét
3. Bài mới:
3.1.Giới thiệu bài
- Để giúp các em biết thực hiện tính giá trị biểu thức chỉ có các phép tính cộng, trừ hoặc chỉ có các phép tính nhân, chia. Áp dụng tính giá trị biểu thức để giải các bài toán có liên quan, chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua bài học hôm nay: “Tính giá trị biểu thức”
- Gọi HS nhắc tựa bài
- HS lắng nghe
- HS nhắc tựa bài
3.2.Hướng dẫn tính giá trị biểu thức chỉ có tính cộng trừ:
- GV viết bảng: 60 + 20 – 5 yêu cầu HS đọc biểu thức
- Yêu cầu HS suy nghĩ để tính: 60 + 20 – 5
- Nêu: Cả hai cách tính trên đều cho kết quả đúng, tuy nhiên để thuận tiện và tránh nhầm lẫn, đặc biệt là khi tính giá trị của các biểu thức có nhiều dấu tính cộng, trừ, người ta quy ước: Khi tính giá trị của các biểu thức chỉ có các phép tính cộng, trừ thì ta thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải.
- Biểu thức trên ta tính như sau: 60 cộng 20 bằng 80, 80 trừ 5 bằng 75.
*Hướng dẫn tính giá trị của các biểu thức chỉ có các phép tính nhân, chia:
- Viết lên bảng 49 : 7 x 5 và yêu cầu Học sinh đọc biểu thức này.
- Yêu cầu học sinh suy nghĩ để tính 49 : 7 x 5, biết tính tương tự như biểu thức chỉ có các phép tính nhân, chia.
- Nêu: Khi tính giá trị của các biểu thức chỉ có các phép tính nhân, chia thì ta thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải.
- Biểu thức trên ta tính như sau: 49 chia 7 bằng 7, 7 nhân 5 bằng 35. Giá trị của biểu thức 49 : 7 x 5 là 35. 
3.3.Thực hành:
Bài 1.Tính giá trị biểu thức:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài toán
- Yêu cầu 1 học sinh lên bảng làm mẫu biểu thức 205 + 60 + 3.
- Yêu cầu học sinh nhắc lại cách làm của mình.
- Yêu cầu học sinh làm tiếp các phần còn lại của bài, gọi HS lên bảng sửa bài
- GV nhận xét
- Học sinh đọc biểu thức.
- Học sinh tính giá trị của biểu thức.
- Học sinh nhắc lại quy tắc.
- Nhắc lại cách tính giá trị biểu thức 60 + 20 – 5.
- Học sinh đọc biểu thức.
- Học sinh tính giá trị của biểu thức.
- Học sinh nhắc lại quy tắc.
- Học sinh nhắc lại cách tính giá trị biểu thức 49 : 7 x 5.
- HS đọc
- 1 học sinh lên bảng thực hiện.
- Học sinh nhắc lại cách làm.
- 3 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào vở.
a) 268 – 68 + 17 = 200 + 17
 = 217
b) 462 – 40 + 7 = 422 + 7
 = 429
 387 – 7 – 80 = 380 – 80 
 = 300
- HS nhận xét
Bài 2.Tính giá trị của biểu thức
- Gọi HS đọc yêu cầu bài toán
- Yêu cầu 1 học sinh lên bảng làm mẫu biểu thức 
15 × 3 × 2
- Yêu cầu học sinh nhắc lại cách làm của mình.
- Yêu cầu học sinh làm tiếp các phần còn lại của bài, gọi HS lên bảng sửa bài
- GV nhận xét 
Bài 3.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài toán
- Viết lên bảng 55 : 5 x 3 32 hỏi: Làm thế nào để so sánh được 55 : 5 x 3 với 32.
- Yêu cầu học sinh tính giá trị của biểu thức 55 : 5 x 3.
- So sánh 33 với 32?
- Vậy giá trị biểu thức 55 : 5 x 3 như thế nào so với 32.
- Điền dấu gì vào chỗ chấm?
- Yêu cầu 2 học sinh vừa lên bảng giải thích cách làm của mình.
- GV nhận xét
- HS đọc
- 1 học sinh lên bảng thực hiện.
- Học sinh nhắc lại cách làm.
- 3 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào vở.
a) 48 : 2 : 6 = 24 : 6
 = 4
b) 8 × 5 : 2 = 40 : 2
 = 20
 81 : 9 × 7 = 9 × 7
 = 63
- HS nhận xét
- HS đọc
- Học sinh trả lời.
- Học sinh tính ra nháp.
- 33 lớn hơn 32.
- Lớn hơn.
- Điền dấu lớn hơn (>).
- 2 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
- HS nhận xét
4. Củng cố, dặn dò: Giao bài về nhà cho HS.
Tập đọc	 Tiết 48:	 Về quê ngoại
I. Mục tiêu.
- Đọc đúng, đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các kiểu câu. Hiểu nội dung của bài: Bạn nhỏ về thăm quê ngoại, thấy yêu thêm cảnh đẹp ở quê, yêu thêm những người nông dân làm ra lúa gạo.
 - Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và nắm được nghĩa của các từ mới - GDBVMT
- HS yêu thích môn học
II. Đồ dùng dạy học. - GV: Bảng phụ ghi câu văn hướng dẫn đọc. 
III. Các hoạt động dạy học.
 Hoạt động của GV 
 Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức. Hát
- HS hát
2.Kiểm tra bài cũ: Gọi HS đọc bài: Đôi bạn
1.Thành và Mến kết bạn với nhau vào dịp nào?
2. Mến thấy thị xã có gì lạ?
- 2 HS đọc và trả lời câu hỏi theo nội dung bài.
- Thành và Mến kết bạn từ ngày còn nhỏ, khi giặc Mĩ ném bom miền Bắc gia đình Thành từ thị xã phải sơ tán về quê Mến ở nông thôn.
- Thị xã có nhiều phố, nhà ngói san sát, cái cao cái thấp không giống nhà ở quê, xe cộ đi lại nườm nượp, đèn điện lấp lánh như sao sa.
- GV nhận xét
- HS nhận xét
3. Bài mới.
3.1. Giới thiệu bài:
- Trong tiết học hôm nay các em sẽ được biết một kiểu nhà của các dân tộc anh em ở Tây Nguyên – nhà rông. Nhà rông là nhà công cộng của buôn làng. Mỗi buôn làng thường có một ngôi nhà rông để làm nơi thờ cúng, hội họp, vui chơi. Các em hãy đọc bài văn để tìm hiểu đặc điểm nhà rông ở Tây Nguyên và mở rộng hiểu biết văn hóa.
- Gọi HS nhắc tựa bài
- HS lắng nghe
- HS nhắc tựa bài
3.2. Luyện đọc:
a. GV đọc mẫu, tóm tắt nội dung, hướng dẫn giọng đọc: giọng tha thiết, tình cảm, chú ý nhấn giọng ở các từ ngữ gợi cảm : sen nở, mê, trăng, gió, ríu rít, rực màu phơi , êm đềm, chân đất thật thà.
- HS nghe.
b. Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
+ Đọc câu: Cho HS đọc nối tiếp câu kết hợp sửa lỗi phát âm cho HS.
- Cho HS đọc từ khó: ríu rít, rực màu rơm phơi, mát rợp, vầng trăng, thuyền trôi,...
- HS nối tiếp đọc từng câu. Kết hợp luyện đọc tiếng, từ khó
+ Đọc từng đoạn trước lớp. 
- Cho HS chia đoạn
- Có 2 đoạn:
+ Đoạn 1: 6 dòng đầu
+ Đoạn 2: 4 dòng còn lại
- Cho HS đọc. 
- GV nhận xét
- GV gắn bảng phụ hướng dẫn HS đọc ngắt nghỉ hơi 
- HS nối tiếp đọc 2 đoạn trong bài (1lần)
- HS nhận xét
- HS lắng nghe, luyện đọc
Em về quê ngoại /nghỉ hè/
Gặp đầm sen nở/mà mê hương trời//
Gặp bà/ tuổi đã tám mươi/
Quên quên/ nhớ nhớ/những lời ngày xưa.//
- GV đọc – Gọi HS đọc
- Gọi HS đọc phần giải nghĩa từ: hương trời, chân đất
- GV giải nghĩa thêm từ quê ngoại: quê của mẹ; bất ngờ: việc xảy ra ngoài ý định, ngoài dự kiến, gây bất ngờ.
- HS nối tiếp đọc từng đoạn (lần 2)
- HS đọc
- HS lắng nghe
+ Đọc trong nhóm: Cho HS đọc, theo dõi, giúp đỡ các nhóm đọc bài.
- HS đọc theo nhóm 2
+ Thi đọc giữa các nhóm : Cho HS thi đọc đoạn
- Yêu cầu HS nhận xét, GV khen ngợi các nhóm đọc tốt.
- HS thi đọc
- Đại diện các nhóm thi đọc (đoạn, cả bài) 
- HS nhận xét
3.3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi.
- Bạn nhỏ ở đâu về thăm quê? Câu thơ nào cho em biết điều đó?
- Bạn nhỏ ở thành phố về thăm quê, vậy quê bạn nhỏ ở đâu?
- Về quê, bạn nhỏ thấy những gì lạ?
- Gv nói: Ở quê điện không sáng bằng ở thành phố nên ta đễ dàng cảm nhận được ánh trăng sáng trong.
- Bạn nhỏ nghĩ gì về những người làm ra hạt gạo?
- Sau chuyến về thăm quê, bạn nhỏ có gì thay đổi?
- GV chốt: Bạn nhỏ về thăm quê ngoại, thấy yêu thêm cảnh đẹp ở quê, yêu thêm những người nông dân làm ra lúa gạo.
HS đọc và trả lời các câu hỏi.
Bạn nhỏ ở thành phố về thăm quê. Câu: Ở trong phố chẳng bao giờ có đâu.
- HS trả lời: Quê bạn nhỏ ở nông thôn.
- đầm sen nở, gặp trăng gặp gió bất ngờ, côn đường đất rực màu rơm phơi, bóng tre mát rợp vai người, vầng trăng như lá thuyền trôi êm đềm. 
- HS lắng nghe
- Bạn ăn hạt gạo đã lâu, nay mới gặp những người làm ra hạt gạo. họ rất thật thà. Bạn thương họ như thương bà ngoại mình.
- Sau chuyến về thăm quê, bạn thêm yêu cuộc sống, yêu thêm con người.
3.4. Luyện đọc lại:
- GV nhắc lại cách đọc, giọng đọc.
Hướng dẫn HS học thuộc lòng 10 dòng thơ đầu. 
+ Gọi HS thi đọc bài theo nhóm
- Yêu cầu HS nhận xét, GV nhận xét, tuyên dương
- HS nghe 
- HS học thuộc lòng
- HS thi đọc
- HS nhận xét
4. Củng cố:GDBVMT: - Để quê hương luôn sạch đẹp chúng ta cần làm gì?
- Nhận xét giờ học.
- HS nêu
- HS lắng nghe
5. Dặn dò . Giao bài về nhà cho HS. 
Tự nhiên và xã hội	 Tiết 31: Hoạt động công nghiệp, thương mại 
I. Mục tiêu.
- Kể tên một số hoạt động công nghiệp, thương mại mà em biết .
- Nêu ích lợi của hoạt động công nghiệp, thương mại. GDBVMT. KNS: tìm kiếm và xử lí thông tin; trình bày suy nghĩ, ý tưởng
- HS yêu thích môn học
II. Đồ dùng - dạy học. Hình SGK, bảng nhóm
III. Các Hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức: hát
- HS hát
2. Kiểm tra bài cũ: - Hãy kể tên 1 số hoạt động nông nghiệp mà em biết?
- GV nhận xét
- HS nêu
- HS nhận xét
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài:
- GV: để giúp các em kể tên một số hoạt động công nghiệp, thương mại mà em biết. Nêu ích lợi của hoạt động công nghiệp, thương mại, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay: “Hoạt động công nghiệp, thương mại.”
- Gọi HS nhắc tựa bài
3.2.Các hoạt động:
- HS lắng nghe
- HS nhắc tựa bài
*Hoạt động 1: Làm việc theo cặp. 
* Tiến hành:
- Yêu cầu các cặp kể cho nhau nghe về hoạt động công nghiệp ở nơi các em đang sống?
- Mời một số cặp lên hỏi và trả lời trước lớp.
- GV: Giới thiệu thêm các hoạt động như khai thác quặng kim loại, luyện thép, lắp ráp ô tô, xe máy .. đều gọi là hoạt động công nghiệp.
*Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm.
KNS: tìm kiếm và xử lí thông tin
- Yêu cầu từng em quan sát các hình trong SGK.
- Mời mỗi em nêu tên một hoạt động công nghiệp đã quan sát được trong hình.
- Yêu cầu các nhóm thảo luận câu hỏi sau:
+ Em hãy nêu ích lợi của các hoạt động công nghiệp ?
- Mời đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- KL: Các hoạt động như khai thác than, dầu khí, dệt ... gọi là hoạt động công nghiệp.
* Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm.
KNS: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng
- Chia lớp thành 4 nhóm.
- Yêu cầu các nhóm thảo luận các câu hỏi sau:
+ Những hoạt động mua bán như hình 4, 5 - SGK thường gọi là hoạt động gì?
+ Hoạt động đó các em nhìn thấy ở đâu?
+ Hãy kể tên 1 số chợ, siêu thị, cửa hàng ở quê em?
- Mời 1 số nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- KL: Các hoạt động mua bán được gọi là hoạt động thương mại. 
* Hoạt động 4: Trò chơi bán hàng.
* Tiến hành:
- Hướng dẫn chơi trò chơi "Bán hàng"
- Yêu cầu các nhóm thực hiện trò chơi. 
* Mục tiêu: Biết được những hoạt động công nghiệp ở tỉnh, nơi các em đang sống.
- HS làm việc theo cặp.
- Một số cặp lên trình bày trước lớp.
- Các cặp khác theo dõi bổ sung.
* Mục tiêu: Biết được các hoạt động công nghiệp và ích lợi của hoạt động đó.
- Từng cá nhân quan sát các bức tranh .
- Lần lượt từng em nêu tên một hoạt động công nghiệp trong tranh. 
- HS thảo luận.
- Ích lợi của các hoạt động công nghiệp:
+ Khoan dầu khí cung cấp chất đốt và nhiên liệu để chạy máy.
+ Khai thác than cung cấp nhiên liệu cho các nhà máy, chất đốt sinh hoạt.
+ Dệt cung cấp vải, lụa, ...
* Mục tiêu: Kể được tên một số chợ, siêu thị, siêu thị, cửa hàng và một số mặt hàng được mua bán ở đó. 
- Các nhóm tiến hành thảo luận.
- Đại diện từng nhóm lên trình bày trước lớp.
- Các nhóm khác bổ sung.
+ Hoạt động mua bán còn gọi là Thương mại. Nêu ra một số tên chợ, siêu thị và các hoạt động công nghiệp.
* Mục tiêu: Giúp HS làm quen với HĐ mua bán.
- Các nhóm tiến hành phân vai người mua và người bán lên đóng vai diễn trước lớp.
- Lớp quan sát nhận xét tinh thần thái độ của các bạn khi tham gia chơi TC.
4. Củng cố: GDBVMT: Các hoạt động công nghiệp, thương mại gây ảnh hưởng gì đến môi trường xung quanh? Chúng ta cầ làm gì để khắc phục những hạn chế đó?
- Nhận xét đánh giá tiết học. 
- HS nêu
- HS lắng nghe
5. Dặn dò. Giao bài về nhà cho HS.
Thủ công	 Tiết 16:	 Cắt, dán chữ E
I. Mục tiêu.
- Biết cách kẻ, cắt, dán chữ E.
- Kẻ, cắt, dán được chữ E. Các nét chữ tương đối thẳng và đều nhau. Chữ dán tương đối phẳng - GDTKNL
- HS yêu thích sản phẩm của mình, yêu quý lao động
II. Đồ dùng dạy học. – GV, HS: kéo, giấy màu, keo 
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức: hát
- HS hát
2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra dụng cụ của HS
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài:
- GV: Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau bước vào tiết 2 cắt,dán chữ, qua bài:“Cắt, dán chữ E”
- Gọi HS nhắc tựa bài
3.2.Các hoạt động:
- HS lắng nghe
- HS nhắc tựa bài
* Hoạt động 1: Hướng dẫn quan sát và nhận xét. 
- Cho quan sát mẫu chữ E đã cắt rời.
- Yêu cầu nhận xét về chiều rộng, kích thước của mỗi chữ.
* Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn mẫu:
Bước 1: Kẻ chữ E
- Cắt 1HCN có chiều dài 5ô, rộng 2ô rưỡi.
- Chấm các điểm đánh dấu hình chữ E vào HCN, Sau đó kẻ chữ E theo các điểm đã đánh dấu.
Bước 2: Cắt chữ E.
- Gấp đôi HCN đã kẻ chữ E theo đường dấu giữa. Sau đó, cắt theo đường kẻ nửa chữ E. Mở ra được chữ E.
Bước 3: Dán chữ E.
Cách dán như dán các chữ đã học.
+ Sau khi hướng dẫn xong cho học sinh tập kẻ , cắt và dán chữ E vào giấy nháp.
* Hoạt động 3: thực hành.
- Gọi HS nhắc lại cách kẻ, cắt, dán chữ E.
- Yêu cầu HS thực hành kẻ, cắt chữ E trên giấy màu.
- Theo dõi giúp đỡ những HS còn lúng túng.
- Cho HS trình bày sản phẩm theo nhóm.
- Nhận xét và đánh giá sản phẩm của HS.
4. Củng cố: GDTKNL: các sản phẩm mình vừa hoàn thành chúng ta cần phải biết giữ gìn cẩn thận vì đó là những sản phẩm do chính mình tạo ra, có thể sử dụng lại những phần giấy cắt dư ở những tiết trước để dùng cắt chữ E
+ Giáo viên nhận xét giờ – tuyên dương. 
- Cả lớp quan sát mẫu chữ E và đưa ra nhận xét:
- Các kích thước về chiều rộng, chiều cao, của từng con chữ.
- Lớp tiếp tục quan sát mẫu lắng nghe giáo viên để nắm về các bước và quy trình kẻ, cắt, dán các con chữ. 
- Tiến hành tập kẻ, cắt và dán chữ E trên giấy nháp .
- HS nêu
- Cả lớp thực hành cắt, dán chữ E trên giấy thủ công.
- Các nhóm trưng bày sản phẩm, nhận xét đánh giá sản phẩm của nhau.
5. Dặn dò. Giao bài về nhà cho HS.
Thứ năm ngày 14 tháng 12 năm 2017
Toán	Tiết 79: 	 Tính giá trị của biểu thức (tiếp theo)
I. Mục tiêu:
- Biết cách tính các giá trị biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia.
- Áp dụng được cách tính giá trị của biểu thức để xác định giá trị đúng, sai của biểu thức.
 - HS yêu thích môn học
II. Đồ dùng dạy học.
- GV: bảng phụ HS: Bảng con
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức: hát
- HS hát
2.Kiểm tra bài cũ. – Gọi HS Tính giá trị của biểu thức sau: 462 - 40 + 7 81 : 9 6
- GV nhận xét
- 2 HS thực hiện
- HS nhận xét
3. Bài mới:
3.1.Giới thiệu bài
- Để giúp các em biết cách tính các giá trị biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia. Áp dụng được cách tính giá trị của biểu thức để xác định giá trị đúng, sai của biểu thức, chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua bài hôm nay:“Tính giá trị của biểu thức (tiếp theo)”
- Gọi HS nhắc tựa bài
- HS lắng nghe
- HS nhắc tựa bài
3.2. Giới thiệu quy tắc:
- Viết lên bảng 60 + 35 : 5 và yêu cầu HS đọc biểu thức này. 
- Yêu cầu HS suy nghĩ để tính giá tại của biểu thức trên. 
- Nêu: Khi tính giá trị của các biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì ta thực hiện phép tính nhân chia trước, thực hiện phép tính cộng trừ sau.
 - Vậy trong hai cách trên, cách thứ nhất làm phép tính theo thứ tự từ trái sang phải là sai, cách thứ hai thực hiện phép chia trước rồi mới thực hiện phép cộng là đúng.
- Yêu cầu HS nêu cách tính giá trị của biểu thức trên. 
- Y/c HS áp dụng qui tắc vừa học để tính giá trị của biểu thức 86 - 10 x 4
 - Y/c HS nhắc lại cách tính của mình.
3.3.Thực hành:
Bài 1.Tính giá trị của biểu thức:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài toán
- Mời 1HS làm mẫu biểu thức đầu.
- Yêu cầu HS tự làm các biểu thức còn lại.
- Gọi 3HS lên bảng chữa bài.
- Nhận xét, chốt lại bài làm đúng.
- Biểu thức 60 cộng 35 chia 5.
 - HS có thể tính: 60 + 35 : 5 = 95 : 5 = 19 60 + 35 : 5 = 60 + 7 = 67
 - Nhắc lại qui tắc. 
- 60 cộng 35 chia 5 bằng 60 cộng 7 bằng 67. 
- 1 em lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào bảng con. 86 - 10 x 4 = 86 - 40 = 46
- HS đọc
- Cả lớp làm chung một bài mẫu.
- Cả lớp thực hiện làm vào vở.
- 3 học sinh thực hiện trên bảng, lớp bổ sung: 
 253 + 10 4 = 253 + 40
 = 293
 41 5 - 100 = 205 - 100
 = 105
 93 - 48 : 8 = 93 - 6
 = 87
- HS nhận xét
Bài 2. Đúng ghi Đ, sai ghi S
- Gọi HS đọc yêu cầu bài toán
- GV hướng dẫn HS làm bài, gọi HS nêu kết quả
- GV nhận xét 
Bài 3.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài toán
- GV hướng dẫn HS phân tích, tóm tắt bài toán
 + Bài toán hỏi gì? 
- Để biết mỗi hộp có bao nhiêu quả táo ta phải biết được điều gì?
- Sau đó làm tiếp như thế nào?
- Cho HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng sửa bài
- GV nhận xét
- HS đọc
- HS nêu
37 - 5 5 = 12 Đ 13 3 - 2 = 13 S
180 : 6 + 30 = 60 Đ 180 + 30 : 6 = 35 S
282 - 100 : 2 = 91 S 282 - 100: 2 = 232 Đ
- HS nhận xét
- HS đọc
- HS nêu:
- Hỏi mỗi hộp có bao nhiêu quả táo.
- Phải biết được cả mẹ và chị hái được bao nhiêu quả táo. 
- Sau đó lấy tổng số táo chia cho số hộp 
- HS làm bài vào vở, 1 HS làm bảng phụ:
Bài giải
Số quả táo chị và mẹ hái được là:
60 + 35 = 95 (quả)
Số quả táo mỗi đĩa có là:
95 : 5 = 19 (quả)
 Đ/S: 19 quả táo
- HS nhận xét - HS nhận xét
4. Củng cố, dặn dò: Giao bài về nhà cho HS.
Chính tả	 Tiết 32:	 (Nghe viết) Về quê ngoại
.I. Mục tiêu.
- Nghe - viết đúng bài Về quê ngoại; trình bày sạch sẽ và đúng yêu cầu
- Làm đúng BT tìm từ phân biệt thanh hỏi/ thanh ngã
- HS có ý thức viết cẩn thận nắn nót.
 II. Đồ dùng dạy học. - GV: Bảng phụ. - HS: Bảng con
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức
- Hát
2. Kiểm tra bài cũ: - Cho HS viết bảng: cơn bão, vẻ mặt, sửa soạn  
- Nhận xét, chữa bài.
- HS viết bảng con
- HS nhận xét bạn
 3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài:
- Tiết chính tả hôm nay các em sẽ nghe - viết đúng bài Về quê ngoại; trình bày sạch sẽ và đúng hình thức bài. Làm đúng BT tìm từ phân biệt thanh hỏi/ thanh ngã
- Gọi HS nhắc tựa bài
- HS lắng nghe
- HS nhắc tựa bài
3.2. Hướng dẫn nghe - viết:
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị bài:
- Đọc 10 dòng thơ đầu.
- Yêu cầu 2 em đọc thuộc lòng lại.
- Nội dung bài thơ?
- Nêu cách trình bày đoạn thơ viết theo thể thơ lục bát?
- Những từ nào trong bài chính tả hay viết sai và từ nào cần viết hoa ?
- Cả lớp theo dõi giáo viên đọc bài.
- 2HS đọc thuộc lòng đoạn thơ.
- HS nêu ý kiến.
- Câu 6 chữ lùi vào 2ô, so với lề vở, câu 8 chữ lùi vào 1ô.
- Chữ cái đầu câu danh từ riêng trong bài. 
- GV cho HS viết từ khó
b. Đọc cho HS viết bài
- GV theo dõi nhắc nhở HS viết bài
- HS nêu: quê ngoại, đầm sen, hương trời, bất ngờ, ríu rít, ...
- HS viết bảng con từ khó
- HS viết bài vào vở
- Đọc cho HS soát lỗi.
- HS đổi vở soát lỗi, ghi ra lề vở.
c. Chấm chữa bài.
- GV chấm 6 bài nhận xét. 
- HS lắng nghe
3.3. Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 2. Đặt dấu hỏi hay dấu ngã trên các chữ in đậm? Giải câu đố?
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Giáo viên giúp học sinh hi

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Tuan 16 Lop 3_12227038.doc