Giáo án Khối 4 - Tuần 2

ĐẠO ĐỨC

TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP

I. MỤC TIÊU:

- Nêu được một số biểu hiện của trung thực trong học tập.

- Biết được: Trung thực trong học tập giúp em học tập tiến bộ, được mọi người yêu mến.

- Hiểu được trung thực trong học tập là trách nhiệm của học sinh.

- Có thái độ và hành vi trung thực trong học tập. Biết quý trọng những bạn trung thực trong học tập và không bao che cho những hành vi thiếu trung thực trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 - GV: SGK, các mẫu chuyện, tấm gư¬ơng về sự trung thực trong học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

*HĐ1 (1’) : Giới thiệu bài trực tiếp

*HĐ2(10’): Xử lí tình huống

 a) Mục tiêu: HS biết chọn cách giải quyết tình huống phù hợp thể hiện tính trung thực trong học tập.

 b) Cách tiến hành:

 - GV yêu cầu HS xem tranh trong SGK và đọc nội dung tình huống.

 - GV liệt kê các cách giải quyết có thể của bạn Long trong tình huống.

 - GV tóm tắt thành mấy cách giải quyết chính:

 + Mư¬ợn tranh, ảnh của bạn để đưa cho cô giáo xem.

 + Nói dối cô là đã s¬ưu tầm nh¬ưng quên ở nhà.

 + Nhận lỗi và hứa với cô sẽ s¬ưu tầm nộp sau.

 - GV hỏi: Nếu em là Long, em sẽ chọn cách giải quyết nào?

 + GV căn cứ vào số HS giơ tay theo từng cách giải quyết để chia HS vào mỗi nhóm. Từng nhóm thảo luận xem vì sao chọn cách giải quyết đó.

 

doc 27 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 577Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ết luận câu trả lời đúng.
 *HĐ4 (24 phút) : Luyện tập thực hành
 Bài 1: Luyện k/n đọc, viết số và phân tích các hàng, lớp.
 - YC HS tự làm bài vào phiếu. 3 HS tiếp nối lên bảng làm bài trên bảng phụ.
 - HS nhận xét, bổ sung. GV đặt câu hỏi củng cố:
KL: Củng cố kiến thức về cách đọc số, viết số và nêu được các chữ số của số đó thuộc hàng nào? lớp nào?
 Bài 2: Củng cố k/n đọc số và cho biết giá trị của chữ số 3 thuộc hàng nào? lớp nào? 
 - GV tổ chức cho HS hoạt động theo bàn:
+ Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài tập 2 và đọc số cho nhau nghe.
+ Yêu cầu các nhóm thảo luận làm bài trong thời gian 2 phút.
+ Các nhóm đọc to các số và trả lời câu hỏi.
+ Các nhóm khác nhận xét, GV nhận xét chung.
KL: Củng cố kiến thức nhận biết các chữ số của các số thuộc hàng nào? lớp nào?
b) HS làm bài vào phiếu rồi nối tiếp nhau nêu giá trị của chữ số 7
 Bài 3: Củng cố k/n viết số thành tổng các số trong chục, trăm, 
 - HS nêu yêu cầu BT, HS tự làm bài vào vở. 3 HS lên bảng làm bài tập. - HS nhận xét kết quả trên bảng. GV chốt kết quả đúng.
KL: Củng cố kiến thức về giá trị của các chữ số ở các hàng. 
* GV khuyến khích HS khá, giỏi làm các bài còn lại.
3*HĐ4 (2 phút). Củng cố - dặn dò: Nhận xét chung tiết học..
 Thứ năm ngày 28 tháng 8 năm 2014
THỂ DỤC
ĐỘNG TÁC QUAY SAU
TRÒ CHƠI: “NHẢY ĐÚNG, NHẢY NHANH”
I. MỤC TIÊU:
- Bước đầu biết cách quay sau và đi đều đúng nhịp.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Chuẩn bị : 1 còi; Kẻ sẵn sân chơi trò chơi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HĐ1(7'): Phần mở đầu	
 1. Tập hợp lớp- lớp trưởng báo cáo và thực hiên thủ tục lên lớp.
- Lớp tập trung 3 hàng dọc
 2. Kiểm tra bài cũ:Kiểm tra quay phải, quay trái. Tổ chức kiểm tra 1 vài học sinh
 3. Phổ biến bài mới:(2’ ) Phổ biến nội dung: Học động tác quay sau
Trò chơi: Nhảy đúng, nhảy nhanh”
 Lớp tập trung 3 hàng dọc- nhắc lại tên bài học
 4. Khởi động: (3’-4’): Cho cả lớp khởi động xoay các khớp chân, tay
Tổ chức trò chơi ” Diệt các con vật có hại”. Đội hình vòng tròn
HĐ2(20')Phần cơ bản	
 1. Nội dung:
 -Ôn tập : quay phải, quay trái, đi đều
- Học động tác kỹ thuật: quay sau
- GV điều khiển tập 1-2 lần có nhận xét sửa sai 
 Chia tổ tập luyện- GV quan sát sửa chữa sai sót cho các tổ 
- GV làm mẫu động tác 2 lần: lần 1 làm chậm, lần 2 vừa làm mẫu vừa giảng giải yếu lĩnh động tác. Sau đó, cho 3 học sinh ra tập thử, GV nhận xét sửa sai cho HS, cuối cùng cho cả lớp tập theo khẩu lệnh của GV 
- Chia tổ luyện tập, GV quan sát, nhận xét, sửa chữa sai sót cho HS
 2. Trò chơi :“ Nhảy đúng, nhảy nhanh” 
 GV tập hợp học sinh theo đội hình chơi, nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và luật chơi. GV hoặc một nhóm HS làm mẫu cách nhảy ròi cho 1 tổ chơi thử, sau đó cho cả lớp chơi 1-2 lần. Cuối cùng cho cảc lớp thi đua chơi 2-3 lần. GV quan sát, nhận xét biểu dương tổ thắng cuộc
HĐ3(8')Phần kết thúc: 
- GV cùng HS hệ thống lại bài
- GV nhận xét và đánh giá giờ học và giao bài về nhà
 2. Hồi tĩnh : Cho HS tập các động tác thả lỏng.
GV cho học sinh : hát một bài và vỗ tay theo nhịp: Đội hình 1 vòng tròn.
TOÁN
SO SÁNH CÁC SỐ CÓ NHIỀU CHỮ SỐ
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
 - So sánh được các số có nhiều chữ số.
 - Biết sắp xếp 4 số tự nhiên có không quá 6 chữ số theo thứ tự từ bé đến lớn. 
Bài tập cần làm bài 1,2,3 
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
*HĐ1: Bài cũ: (3 phút): GV viết bảng bài tập sau: So sánh các số sau:1234 và 1324; 4567 và 45761
 + Yêu cầu 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu của bài tập, dưới lớp làm vào vở nháp.
 - GV nhận xét và .
*HĐ2: Giới thiệu bài (1 phút): GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài.
*HĐ3: Hướng dẫn HS so sánh các số có nhiều chữ số ( 10 phút)
 a) So sánh các số có chữ số khác nhau
 - GV viết bảng: 99 578 và 100000, yêu cầu HS so sánh 2 số này.
 - GV: Khi so sánh các số có nhiều chữ số với nhau, ta thấy số nào có nhiều chữ số hơn thì số đó lớn hơn và ngược lại.
 - GV lấy ví dụ yêu cầu HS so sánh.
 b) So sánh các số có số chữ số khác nhau
 - GV viết lên bảng số 693 251 và 693 500, yêu cầu HS so sánh.
 - GV: Khi so sánh 2 số có nhiều chữ số ta làm thế nào?
 - GV lấy ví dụ cho một số HS so sánh
 - GV: Khi so sánh các số tự nhiên có nhiều chữ số ta làm thế nào? (HS trả lời, GV nhận xét và bổ sung)
*HĐ4: Luyện tập, thực hành ( 24 phút)
- HS nêu số lượng bài tập và đọc yêu cầu của bài tập
 Bài 1: Luyện k/n so sánh các số có nhiều chữ số
 - Làm việc cá nhân - ? BT này yêu cầu chúng ta làm gì?
 - HS tự làm bài vào vở sau đó yêu cầu 6 HS lên bảng trình bày kết quả.
 - HS và GV thống nhất kết quả đúng. GV yêu cầu HS nhắc lại cách so sánh số.
 Bài 2: Luyện k/n xác định số lớn nhất
 - GV gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
 - Làm việc cá nhân. HS so sánh và tìm số lớn nhất, nêu miệng và giải thích.
 - HS nhận xét, nêu kết quả miệng. GV thống nhất kết quả đúng.
KL : Củng cố cách tìm số lớn nhất một nhóm các số.
 Bài 3: Luyện k/n sắp xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn
- HS nêu y/c và làm bài vào vở. -1 HS làm bài vào bảng phụ, trình bày kết quả. 
GV theo dõi HD thêm cho HS yếu và chấm bài. 
KL : Củng cố kiến thức về so sánh các số có nhiều chữ số để viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn.
*HĐ5(2’)Củng cố - dặn dò: Nhận xét chung tiết học.
 Thứ sáu ngày 29 tháng 8 năm 2014
TẬP LÀM VĂN
TẢ NGOẠI HÌNH CỦA NHÂN VẬT TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN
I. MỤC TIÊU	
	1- HS hiểu: Trong bài văn kể chuyện, việc tả ngoại hình của nhân vật là cần thiết để thể hiện tính cách của nhân vật (ND ghi nhớ).
	2- Biết dựa vào đặc điểm ngoại hình để xác định tính cách của nhân vật(BT1 mục III); kể lại được một đoạn câu chuyện Nàng tiên ốc có kết hợp tả ngoại hình bà lão hoặc nàng tiên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:- Bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
HĐ1: KTBC ( 4’): Kiểm tra 2 HS
HS 1: Tính cách của nhân vật thường biểu hiện qua những phương diện nào? (Biểu hiện qua hình dáng, qua hành động, qua lời nói và ý nghĩ của nhân vật.)
HS2: Khi kể chuyện ta cần chú ý những gì? (Chọn kể hành động tiêu biểu của nhân vật.)
-Thông thường, nếu hành động xảy ra trước thì kể trước, hành động xảy ra sau thì kể sau. GV nhận xét .
HĐ2(1’) :Giới thiệu bài: GV giới thiêu nêu mục tiêu bài
HĐ 3: (10’)Phần nhận xét:(2 câu)
*Làm câu 1 
- Cho HS đọc đoạn văn + yêu cầu của câu 1.
- GV giao việc: BT cho đoạn văn trích trong truyện Dế Mèn phiêu lưu kí của nhà văn Tô Hoài.Các em phải đọc đoạn văn và phải ghi vắn tắt vào vở những đặc điểm của chị Nhà Trò về mặt ngoại hình.
- Cho HS làm bài. Cho HS trình bày. GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng: Chị Nhà Trò có những đặc điểm về ngoại hình:
+ Sức vóc: gầy yếu như mới lột.
 + Thân mình: bé nhỏ.
+ Cánh: mỏng như cánh bướm non; ngắn chùn chùn; rất yếu; chưa quen mở.
+ Trang phục: người bự phấn, mặc áo thâm dài, đôi chỗ chấm điểm vàng.
 - HS làm bài cá nhân, ghi ra giấy. Một số HS trình bày trước lớp. Lớp nhận xét. 
*Làm câu 2
- Cho HS đọc yêu cầu của câu 2.
- GV giao việc:Qua ngoại hình của Nhà Trò,các em phải chỉ ra được ngoại hình đó nói lên điều gì về tính cách của Nhà Trò.
- Cho HS làm bài. Cho HS trình bày. GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng: Ngoại hình của Nhà Trò thể hiện tính cách yếu đuối, thân phận tội nghiệp đáng thương, dễ bị ăn hiếp bắt nạt
- 1 HS đọc to, lớp lắng nghe. HS làm bài cá nhân.
- Một số HS trình bày bài. Lớp nhận xét.
HĐ4 : Ghi nhớ (2’): Cho HS đọc phần ghi nhớ trong SGK. GV chốt lại phần ghi nhớ.
Một số HS đọc, cả lớp lắng nghe.
	HĐ5: Phần luyện tập (20’)
*Làm BT1: Cho HS đọc yêu cầu của BT1 + đọc đoạn văn.
GV giao việc: Các em đọc đoạn văn và chỉ rõ những từ ngữ, hình ảnh nào miêu tả ngoại hình của chú bé liên lạc.
Cho HS trình bày.GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng. 
Những từ ngữ gạch chân là: gầy,tóc húi ngắn, hai túi áo trễ xuống tận đùi, quần ngắn tới gần đầu gối, đôi bắp chân nhỏ luôn luôn động đậy, đôi mắt, sáng và xếch.
H:Những chi tiết miêu tả đó nói lên điều gì về chú bé? Cho thấy chú bé là con một nông dân nghèo, quen chịu đựng vất vả.
-Chú rất nhanh nhẹn, hiếu động,thông minh, thật thà.
-1 HS đọc to, lớp lắng nghe(hoặc đọc thầm).-HS làm vào trong SGK, dùng viết chì gạch dưới những từ ngữ miêu tả ngoại hình của chú bé liên lạc.
-1 HS lên bảng gạch chân những từ ngữ trên bảng phụ...-Lớp nhận xét.
*Làm BT2 : Cho HS đọc yêu cầu BT2 + đọc bài thơ Nàng tiên Ốc.
GV giao việc: Khi kể lại câu chuyện Nàng tiên Ốc bằng văn xuôi, các em nhớ kết hợp tả ngoại hình nàng tiên Ốc, ngoại hình của bà lão.
Cho HS làm việc. Cho HS trình bày.GV nhận xét, khen những nhóm biết kết hợp kể chuyện với tả ngoại hình của các nhân vật.
HĐ6: Củng cố, dặn dò (3’): Muốn tả ngoại hình nhân vật ta cần tả những gì? Cần tả hình dáng, vóc người, khuôn mặt, đầu tóc, quần áo
GV nhận xét tiết học.Yêu cầu HS về nhà HTL phần ghi nhớ.
TOÁN
TRIỆU VÀ LỚP TRIỆU
I. MỤC TIÊU: Giúp HS: 
 - Nhận biết hàng triệu, hàng chục triệu, hàng trăm triệu và lớp triệu. 
 - Biết viết các số đến lớp triệu.
Bài tập cần làm bài 1, 2, bài 3: cột 2
II.ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC: Bảng các lớp, hàng kẻ sẵn bài trong SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:
HĐ1(5’): Bài cũ: GV hỏi HS về các lớp đã học và các hàng trong mỗi lớp. 1-2 HS trả lời, HS và GV nhận xét.
HĐ2(1): *Gthiệu: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài.
HĐ3(7’): Gthiệu hàng triệu, chục triệu, trăm triệu, lớp triệu:
- Hỏi: Hãy kể các hàng đã học theo thứ tự từ nhỏ đến lớn. - Hàng đvị, chục, trăm, nghìn, chục nghìn, trăm nghìn.
- Hãy kể tên các lớp đã học. - Lớp đvị, lớp nghìn
-Y/c:Cả lớp viết số theo lời đọc:1 trăm, 1 nghìn, 10 nghìn, 1trăm nghìn, 10 trăm nghìn.
- Gthiệu: 10 trăm nghìn còn được gọi là 1 triệu.
- Hỏi: 1 triệu bằng mấy trăm nghìn?
- Số 1 triệu có mấy chữ số, đó là những chữ số nào?
- Ai có thể viết được số 10 triệu?
- Số 10 triệu có mấy chữ số, đó là những chữ số nào?
- Gthiệu: 10 triệu còn được gọi là 1 chục triệu. y/c HS viết số.
- Gthiệu: 10 chục triệu còn được gọi là 100 triệu.
- 1 trăm triệu có mấy chữ số, đó là những chữ số nào?
- Gthiệu: Các hàng triệu, chục triệu, trăm triệu tạo thành lớp triệu. 
- Lớp triệu gồm mấy hàng, đó là những hàng nào?
- Kể tên các hàng, lớp đã học?
HĐ4(7’): Các số tròn triệu từ 1 000 000 đến 10 000 000 (BT1):
- Hỏi: 1 triệu thêm 1 triệu là mấy triệu?
- 2 triệu thêm 1 triệu là mấy triệu?
- Y/c HS: Đếm thêm 1 triệu từ 1triệu đến 10 triệu. 
- GV: Chỉ các số trên không theo thứ tự cho HS đọc.
* Các số tròn chục triệu từ 10 000 000 đến 100 000 000 (BT2):
- 1 chục triệu, thêm 1 chục triệu là bn chục triệu?
- 1 chục triệu, thêm 1 chục triệu là bn chục triệu?
- Hãy đếm thêm 1 chục triệu từ 1 chục triệu đến 10 chục triệu.
- 1 chục triệu còn gọi là gì?
- 2 chục triệu còn gọi là gì?
- Hãy đọc các số từ 1 chục triệu đến 10 chục triệu theo cách khác. y/c HS viết số.
- GV: Chỉ bảng cho HS đọc lại các số trên.
HĐ5(18’): Luyện tập-thực hành:
Bài 1: Luyện k/n đếm thêm 1 triệu từ 1 triệu đến 10 triệu
- HS nêu y/c bài tập.
- HS nối tiếp đếm thêm, cả lớp theo dõi nhận xét. GV nhận xét chốt ý.
Bài 2: Luyện k/n viết số tròn chục triệu, trăm triệu.
- HS nêu y/c. GV cho HD mẫu và cho HS làm bài vào vở.
- GV yêu cầu Hs chữa bài, GV chốt ý và cho HS đổi vở và soát bài cho nhau, nhận xét. GV nhận xét chung.
Bài 3(cột 2): Luyện k/n viết các số đến lớp triệu.
- HS nêu y/c và làm bài vào vở, GV chấm bài nhận xét.
- Y/c 2HS lên viết số chỉ vào từng số mình đã viết, đọc số & nêu số chữ số 0 có trong số đó. GV: Nxét chốt chung.
- GV khuyến khích HS khá giỏi làm các bài còn lại
HĐ6(2’): Củng cố-dặn dò: GV: T/kết giờ học.
KỂ CHUYỆN
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. MỤC TIÊU:
- Hiểu câu chuyện thơ Nàng tiên ốc, kể lại đủ ý bằng lời của mình.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Con người cần yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV: Tranh minh hoạ SGK, bảng phụ chép sẳn các tiêu chí nhận xét một người kể chuyện
 - HS: Chuẩn bị bài ở nhà
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
* Bài cũ (5 phút): Gọi 1 HS kể lại câu chuyện: Sự tích Hồ Ba Bể. GV nxét.
* Bài mới: Giới thiệu bài (1 phút): Giới thiệu bằng tranh, nêu mục tiêu bài.
 *HĐ1: Tìm hiểu câu chuyện
 - GV đọc diễn cảm bài thơ, 1 HS đọc bài thơ. Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
	+ Bà lão nghèo làm nghề gì để sống?
	+ Con ốc bà lão bắt được có gì lạ?
	+ Bà lão làm gì khi bắt được ốc?
 - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi:
	+ Từ khi có ốc, bà lão thấy trong nhà có gì lạ?
 - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn cuối và trả lời câu hỏi sau:
	+ Khi rình xem, bà lão thấy có điều gì lạ?
	+ Khi đó bà lão đã làm gì?
 HĐ2: Hướng dẫn kể chuyện
 a) Kể theo đoạn: - Thế nào là câu chuyện được kể bằng lời em? (HS trả lời, GV chốt lại: Kể lại câu chuyện bằng lời của em là đóng vai người kể chuyện kể lại câu chuyện. Với câu chuyện cổ tích bằng thơ này các dựa vào nội dung truyện thơ kể lại chứ không phải là đọc lại từng câu thơ.)
 - HS giỏi kể mẫu đoạn 1, HS cả lớp theo dõi.
 - GV chia lớp thành các nhóm (nhóm 2) dựa vào câu hỏi tìm hiểu từng đoạn và tranh minh hoạ SGK kể lại từng đoạn cho nhau nghe.
 - HS kể trước lớp, HS nhận xét sau mỗi lần kể.
 b) Kể toàn bộ câu chuyện
 - HS kể toàn bộ câu chuyện theo nhóm.
 - Tổ chức cho HS thi kể trước lớp
 - HS nghe nhận xét theo tiêu chí và tìm ra bạn có giọng kể hay nhất và tuyên dương.
 c) Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện
 - HS thảo luận cặp đôi về ý nghĩa câu chuyện. HS phát biểu, Gv nhận xét.
3. Củng cố- dặn dò: Nhận xét chung tiết học, dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
KHOA HỌC
TRAO ĐỔI CHẤT Ở NGƯỜI
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS có khả năng:
 - Kể tên được một số cơ quan trực tiếp tham gia vào quá trình trao đổi chất ở người: Tiêu hoá, hô hấp, tuần hoàn, bài tiết.
- Biết được 1 trong các cơ quan trên ngừng hoạt động, cơ thể sẽ chết.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV, HS: hình trang 8, 9 sgk, VBT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HĐ1(4’).Bài cũ: HS lên bảng vẽ sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường.
2.Bài mới : giới thiệu bài (bằng lời )
HĐ2(13’): Xác định những cơ quan trực tiếp tham gia vào quá trình trao đổi chất ở người
 a) Mục tiêu: -Kể tên được một số cơ quan trực tiếp tham gia vào quá trình trao đổi chất ở người: Tiêu hoá, hô hấp, tuần hoàn, bài tiết.
- Nêu được vai trò của cơ quan tuần hoàn trong quá trình trao đổi chất xảy ra ở bên trong cơ thể.
 b) Cách tiến hành :
 Bước1: GV giao nhiệm vụ cho HS quan sát H 8, SGK và thảo luận theo cặp
 - Trước hết, chỉ vào từng hình ở trang 8 SGK nói tên và chức năng của từng cơ quan.
 - Từ chức năng của cơ quan tiêu hoá, hô hấp, tuần hoàn, bài tiết, HS biết thảo luận để trả lời câu hỏi: Trong số những cơ quan có ở H8 SGK, cơ quan nào trực tiếp thực hiện quá trình trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường bên ngoài?
Bước 2: Làm việc theo cặp
 - HS thực hiện nhiệm vụ GV đã giao ở trên cùng với bạn.
 - Trong khi thảo luận GV kiểm tra và giúp đỡ các nhóm.
 Bước 3: Làm việc cả lớp: Đại diện một vài cặp trình bày trước lớp, GV ghi tóm tắt những gì HS trình bày lên bảng.
 - GV giảng về vai trò của cơ quan tuần hoàn trong việc thực hiện quá trình trao đổi chất diễn ra ở bên trong cơ thể.
 KL: (SGV, Tr 32)
HĐ3(13’): Tìm hiểu mối quan hệ giữa các cơ quan trong việc thực hiện sự trao đổi chất ở người
 a) Mục tiêu: Trình bày được sự phối hợp hoạt động của các cơ quan tiêu hoá, hô hấp, tuần hoàn, bài tiết trong việc thực hiện sự trao đổi chất ở bên trong cơ thể và giữa cơ thể với môi trường.
 b) Cách tiến hành: 
 Bước 1: Làm việc cá nhân
 - GV yêu cầu HS xem sơ đồ trang 9 (H5, SGK) để tìm ra từ còn thiếu cần bổ sung vào sơ đồ cho hoàn chỉnh và tập trình bày mối quan hệ mối liên hệ giữa các cơ quan: tiêu hoá, hô hấp, tuần hoàn, bài tiết trong quá trình trao đổi chất ở người.
 Bước 2: Làm việc theo cặp
 - Yêu cầu 2 HS quay lại với nhau, tập kiểm tra chéo xem bạn bổ sung các từ còn thiếu đúng hay sai. Sau đó, hai bạn lần lượt nói với nhau về mối quan hệ giữa các quan trong quá trình thực hiện trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường.
 Bước 3: Làm việc cả lớp
 - HS phát biểu nói về vai trò của từng cơ quan trong quá trình trao đổi chất.
 - Trước khi kết thúc tiết học, Gv yêu cầu HS suy nghĩ trả lời các câu hỏi sau:
	+ Hằng ngày cơ thể lấy những gì từ môi trường và thải ra môi trường những gì?
	+ Nhờ cơ quan nào mà quá trình trao đổi chất ở bên trong cơ thể được thực hiện?
	+ Điều gì xảy ra nếu một trong nếu một trong các cơ quan tham gia vào quá trình trao đổi chất ngừng hoạt động?
KL: - Nhờ có cơ quan tuần hoàn mà quá trình trao đổi chất diễn ra ở bên trong cơ thể được thực hiện.
 - Nếu một trong các cơ quan hô hấp, bài tiết, tuần hoàn, tiêu hoá ngừng hoạt động, sự trao đổi chất sẽ ngừng và cơ thể sẽ chết.
HĐ(5’) Củng cố - dặn dò: Nhận xét chung tiết học. 
Thứ tư ngày 29 tháng 8 năm 2012
LUYỆN TỪ VÀ CÂU 
MỞ RỘNG VỐN TỪ: NHÂN HẬU - ĐOÀN KẾT
I. MỤC TIÊU
- Biết thêm một số từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ từ Hán Việt thông dụng) về chủ điểm Thương người như thể thương thân(BT1,4); Nắm được cách dùng một số từ có tiếng “nhân” theo 2 nghĩa khác nhau: người, lòng thương người.(BT2,3)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
 - GV: Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 1, BT 2, BT3, BT4 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HĐ1 Kiểm tra bài cũ( 4 phút): Gọi 2 HS lên bảng, cả lớp viết vào vở nháp những tiếng chỉ người trong gia đình mà phần âm có 1 âm, 2 âm.
 - HS nhận xét, kết quả trên bảng, GV nhận xét chung.
HDD: Giới thiệu bài (1 phút) : Giới thiệu trực tiếp bằng lời, nêu mục tiêu bài.
HĐ3(33’) Hướng dẫn luyện tập
 Bài 1: - GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm (3 nhóm)
 - GV treo bảng phụ đã chép sẵn nội dung BT, gọi 1 HS đọc to yêu cầu của bài tâp 1.
 - HS các nhóm thảo luận và làm bài tập.
 - Đại diện ba nhóm lên báo cáo kết quả. GV nhận xét, thống nhất kết quả.
Bài 2: - Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài tập.
 - HS trao đổi theo cặp, làm vào vở
 - 2 HS lên bảng làm bài tập trên bảng phụ. GV chốt lại lời giải đúng.
 Bài 3: - Gọi HS đọc yêu cầu làm bài tập.
 - HS tự làm bài tập vào vở. Một số HS trình bày kết quả học tập trước lớp.
 - HS cùng GV nhận xét và thống nhất kết quả đúng.
 Bài 4:- Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm (mỗi nhóm 4 em):
	+ Đại diện một nhóm đọc yêu cầu.
	+ Các nhóm thảo luận về yêu cầu của bài tập.
	+ Đại diện các nhóm trình bày kquả trước lớp. GV nxét chốt câu trả lời đúng.
HĐ4. (2’)Củng cố - dặn dò : 1 HS nhắc lại nội dung phần ghi nhớ. Nhận xét chung tiết học 
TẬP LÀM VĂN
KỂ LẠI HÀNH ĐỘNG CỦA NHẬN VẬT
I. MỤC TIÊU
 - Hiểu được hành động của nhân vật thể hiện tính cách của nhân vật.
 - Nắm được cách hành động nhân vật (ND ghi nhớ).
 - Biết biết dựa vào tính cách để xác định hành động của từng nhân vật(chim Sẻ, chim Chích).Bước đầu biết sắp xếp các hành động theo thứ tự trước - sau để thành câu chuyện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 HĐ1 Bài cũ (3 phút)
 - Thế nào là kể chuyện? Những điều gì thể hiện tính cách của nhân vật trong truyện?
HĐ2 (1’) Giới thiệu bài trực tiếp.
HĐ3(15’) Phần nhận xét 
 Yêu cầu 1: GV y/c HS đọc truyện.
Yêu cầu 2: Làm việc theo nhóm đôi
 - HS thảo luận và hoàn thành bài tập 1 ở phần nhận xét.
 - Các nhóm báo cáo kết quả. GV chốt lời giải đúng.
 - GV: Qua mỗi hành động của cậu bé, ai có thể kể lại câu chuyện? (2 HS kể)
 Yêu cầu 3: ? Các hành động của cậu bé được kể theo thứ tự nào?
 ? Em có nhận xét gì về thứ tự kể các hành động của nhân vật trên?
 ? Kể lại hành động của nhận vật cần chú ý điều gì? (HS trả lời, GV chốt ý)
 Ghi nhớ: HS đọc phần ghi nhớ trong SGK
HĐ4(19’) Luyện tập
 a) Bài tập 1: Gọi 1 HS đọc to yêu cầu của bài tập.
 - HS thảo luận cặp đôi, làm bài tập
 - HS nêu kết quả. HS và GV thống nhất kết quả đúng.
HĐ5(2’). Củng cố - Dặn dò: Nhận xét chung tiết học.
LỊCH SỬ 
LÀM QUEN VỚI BẢN ĐỒ (tiếp)
I- MỤC TIÊU: Học xong bài này HS: 
- Nêu được các bước sử dụng bản đồ: đọc tên bản đồ, xem bảng chú giải, tìm đối tượng lịch sử hay địa lí trên bản đồ.
- Biết đọc bản đồ ở mức độ đơn giản: nhận biết vị trí, đặc điểm của đối tượng trên bản đồ; dựa vào kí hiệu màu sắc phân biệt độ cao, nhận biết núi, cao nguyên, đồng bằng, vùng biển.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV: Bản đồ địa lí VN, bản đồ hành chính VN 
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HĐ1(1’): Giới thiệu bài ( bằng lời ) 
 * Cách sử dụng bản đồ
 HĐ2(10’): Làm việc cả lớp
 Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức của bài học trước, trả lời các câu hỏi sau:
	+ Tên bản đồ cho ta biết điều gì?
	+ Dựa vào bảng chú giải H3 bài2 để đọc các kí hiệu của một số đối tượng địa lí.
	+ Chỉ đường biên giới phần đất liền của VN đối với các nước láng giềng trên hình 3 và giải thích tại sao lại biết đó là biên giới quốc gia (căn cứ vào kí hiệu ở bảng chú giải).
 Bước 2: Đại diện một số HS trả lời các câu hỏi trên và chỉ đường biên giới phần đất liền của VN trên bản đồ Địa lý tự nhiên VN.
 Bước 3: GV giúp HS nêu được các bước sử dụng bản đồ (như SGK đã nêu)
 - Giới thiệu vị trí địa lí của đất nớc ta và các dân c ở mỗi vùng.
 - HS trình bày lại và xác định trên bản đồ hành chính VN vị trí tỉnh mà em đang sống.
 * Bài tập
 HĐ3(10’): Làm việc theo nhóm
 Bước 1: HS trong nhóm lần lượt làm các bài tập a, b trong SGK.
 Bước 2: Đại diện các nhóm trình bày trước lớp kết quả làm việc của nhóm.
 - HS các nhóm khác sửa chữa bổ sung, nếu thấy câu trả lời của bạn chưa đầy đủ và chính xác.
 - GV hoàn thiện câu trả lời của các nhóm.
 HĐ4(10’): Làm việc cả lớp
 - GV treo bản đồ hành chính Việt Nam lên bảng.
 - GV nêu yêu cầu:+ Một số HS lên bảng đọc tên bản đồ và chỉ các hướng Bắc, Nam, Đông, Tây trên bản đồ.
+ Một số HS lên chỉ vị trí tỉnh mình đang sống trên bản đồ.
+ Một số HS nêu tên những tỉnh, thành phố giáp với tỉnh mình đang sống.
HĐ5(4’). Củng cố - dặn dò: Nhận xét chung tiết học. Dặn HS về nhà học bài.
 Thứ năm ngày 30 tháng 8 năm 2012
THỂ DỤC
ĐỘNG TÁC QUAY SAU
TRÒ CHƠI: “NHẢY ĐÚNG, NHẢY NHANH”
I. MỤC TIÊU :
- Bước đầu biết cách quay sau và đi đều đúng nhịp.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Chuẩn bị : 1 còi; Kẻ sẵn sân chơi trò chơi
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
HĐ1(7'): Phần mở đầu	
 1. Tập hợp lớp- lớp trưởng báo cáo và thực hiên thủ tục lên lớp.
- Lớp tập trung 3 hàng dọc
 2. Kiểm tra bài cũ:Kiểm tra quay phải, quay trái. Tổ chức kiểm tra 1 vài học s

Tài liệu đính kèm:

  • docThø hai ngµy 10 th.doc..doc
  • docThø hai ngµy 9 th.doc..doc