Giáo án Khối 4 - Tuần 32, 33

TOÁN

ÔN TẬP VỀ PHÂN SỐ

I. MỤC TIÊU: Giúp hs:

- Thực hiện được so sánh, rút gọn, quy đồng mẫu số các phân số.

- Vận dụng cách rút gọn và quy đồng mẫu số các phân số cho cách tính toán bài sau.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV : Bảng nhóm

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HĐ1(5'): Bài cũ: 2HS lên bảng làm BT2 ở VBT. HS nhận xét, GV kết luận .

HĐ2(2'): Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài

HĐ3(30'): Hướng dẫn HS thực hành:

Bài 1: Củng cố về cách viết phân số chỉ số phần tô màu

+ HS đọc yêu cầu đề bài.

+ HS làm việc cá nhân tìm phân số ứng với phần đã tô màu.

+ 1HS làm ở bảng nhóm, HS còn lại làm vào vở.

+ GV và hs nhận xét, kết luận, giúp HS nhớ cách làm.

Bài 3: Củng cố k/n rút gọn phân số (Chọn 3 trong 5 ý để làm)

+ HS đọc đề, HS nêu cách Rút gọn phân số.

+ 1 HS làm bài ở bảng, HS khác làm vào vở. GV theo dõi HD thêm cho HS

+ GV nhắc HS rút gọn đến phân số tối giản.

+ GV và HS nhận xét để có kết quả đúng.

Bài 4a,b: Củng cố k/n quy đồng mẫu số các phân số.

+ HS nêu các trường hợp khi qui đồng mẫu số. HS nêu cách qui đồng.

+ HS làm vào vở, 2 HS lên bảng chữa bài. GV theo dõi HS thêm, nhận xét chốt ý

Bài 5: Củng cố k/n sắp xếp các phân số theo thứ tự tăng dần.

+ HS đọc yêu cầu bài, cách làm.

+ 1 HS làm ở bảng nhóm, HS khác làm vào vở.

+ GV và HS chữa bài để có thứ tự sắp xếp đúng.

HĐ4(3'): Củng cố, dặn dò: HS nhắc lại các kiến thức cần nhớ. GV nhận xét, đánh giá tiết học. Dặn hs học bài, chuẩn bị bài sau .

 

doc 23 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 629Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 32, 33", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
'):Báo cáo thực trạng các nơi hay xảy ra tai nạn giao thông.
- GV chia lớp làm 4 nhóm (theo xóm) với nhiệm vụ:Thảo luận và nêu địa điểm hay có tai nạn GT ở xóm. Nêu nguyên nhân gây nên TNGT. Đưa ra giải pháp để hạn chế hoặc tránh các tai nạn GT. HS thảo luận, GV giúp đỡ nhóm còn lúng túng. HS đại diện nhóm trình bày. Cả lớp nhận xét, bổ sung. GV và HS nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn. GV chốt lại và ghi nhanh các giải pháp mỗi nhóm đưa ra.
 - HS thảo luận và chọn giải pháp tốt nhất. GV nhắc HS thực hiện để bảo vệ ATGT ở quê mình. 
HĐ4(10'): Thực hành tham gia giao thông an toàn
- GV nêu ý nghĩa của việc thực hiện đúng luật GT. GV chia lớp làm các nhóm theo tổ, giao nhiệm vụ: Mỗi tổ thực hiện tham gia giao thông khi đi học và khi về. Các nhóm khác theo dõi và nhận xét rồi thực hiện lại. HS thực hành dưới sự 
giám sát của GV. Làm xong, GV nhận xét, khen HS.
	- GV đưa ra các tình huống: Có xe máy đi từ trên xuống, từ dưới lên có ô tô, công nông: HS đưa ra cách đi an toàn, thực hiện ngay.
	- GV chốt lại HĐ3 và nhắc nhở HS thực hiện nghiêm túc.
HĐ5(3'): Củng cố dặn dò: GV nhận xét, đánh giá tiết học . Dặn HS thực hiện trong cuộc sống hằng ngày. HS chuẩn bị bài sau .
MĨ THUẬT
BÀI 29: VẼ TRANH: ĐỀ TÀI VUI CHƠI TRONG NGÀY HÈ
I. MỤC TIÊU: 
 - HS hiểu nội dung đề tài về mùa hè.
 - HS biết cách vẽ tranh đề tài vui chơi trong ngày hè
 - HS có ý thức bảo vệ các công trình công cộng nơi dành cho vui chơi giải trí và các khu du lịch.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV:- Tranh ảnh về vui chơi trong ngày hè, Bài vẽ của HS lớp trước, Hình hướng dẫn cách vẽ... HS: - SGK. giấy vẽ, bút chì, tẩy
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HĐ1(2'): Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài 
HĐ2(5'): Tìm chọn nội dung đề tài
 - GV cho HS quan sát tranh ảnh về vui chơi trong ngày hè phóng to đồng thời đặt câu hỏi gợi ý để HS nhận xét về:
 + Cách chọn nội dung đề tài vui chơi trong ngày hè 
 + những hình ảnh đặc trưng về đề tài này.
 + Khung cảnh chung: nhà cửa, cây cối. công viên, hồ bơi,.. 
 - HS qua sát đồng loạt cả lớp, HS khá giỏi trả lời, HS TB nhắc lại 
 - GV gợi ý để HS nhận xét về hình ảnh vui chơi trong ngày hè từ đó tìm ra nội dung để vẽ tranh 
HĐ3(5'): Cách vẽ 
- GV gợi ý HS cách vẽ bằng hình mẫu và vẽ mẫu trực tiếp trên bảng
 + xác định hình ảnh chính phụ
 + vẽ phác hình chính phụ bằng nét
 + vẽ nét chi tiết 
 + vẽ màu theo ý thích 
 + HS quan sát cách vẽ 3 em khá nhắc lại cách vẽ
HĐ4(18'): Thực hành
 - GV cho HS quan sát một số bài mẫu của HS năm trước 
+ lớp chia làm 4 nhóm để thực hành tại lớp. 
 - GV quan sát hướng dẫn HS hoàn thành bài tại lớp. 
HĐ5(4'): NX- ĐG 
 - GV chọn một số bài của 4 nhóm để đánh giá
 + HS nhận xét theo cảm nhận riêng (4 HS của 4 nhóm nhận xét bài của nhau - GV tổng kết đánh giá.
HĐ6(1'): Dặn dò: chuẩn bị bài sau.
 Thứ 4 ngày 20 tháng 4 năm 2016
TOÁN
TOÁN 
 ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI PHÂN SỐ(TIẾP)
I. MỤC TIÊU: Giúp hs:
 - Thực hiện được nhân, chia phân số
 - Tìm một thành phần chưa biết trong phép nhân, phép chia phân số.
 - Vận dụng cách tính toán để tính toán trong đời sống hàng ngày.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ ghi nội dung bài tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HĐ1(5'): Bài cũ:	2HS lên bảng làm BT2 ở VBT.
	GV kiểm tra bài tập giao về nhà cho HS.
HĐ2(2'): Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài 
HĐ3(7'): Hướng dẫn lí thuyết
	- HS nêu cách làm tính nhân, chia với phân số.
	- Cả lớp theo dõi, nhận xét, nhắc lại.
	- GV nhận xét, chốt lại cách làm.
HĐ4(23'):	Hướng dẫn HS thực hành.
Bài 1: Củng cố k/n thực hiện nhân chia phân số
- HS nêu yêu cầu.1 HS làm ở bảng nhóm, HS còn lại làm vào vở. GV theo dõi HD cho HS còn lúng túng. GV và hs nhận xét, kết luận, giúp HS nhớ cách trình bày. HS nêu cách làm dạng bài và mối quan hệ giữa phép nhân và chia. 
Bài 2: Củng cố k/n tìm một thành phần chưa biết trong phép nhân, chia phân số.
+ 1HS nêu yêu cầu rồi cả lớp làm vào vở. GV theo dõi HD thêm cho HS yếu. 2 HS chữa bài ở bảng lớp. GV và HS nhận xét để có kết quả chung. HS nêu lại các bước làm, GV chốt dạng bài và nhắc cách trình bày:
Bài 4a: Củng cố k/n tính chu vi, diện tích hình vuông
+ HS nêu nội dung bài tập, cách tính P và S của hình. HS thảo luận nhóm để làm vào vở. 2HS làm ở bảng nhóm. GV và HS chữa bài, nhấn mạnh cách làm dạng bài.
HĐ5(3'): Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại cách tính nhân, chia phân số. GV nhận xét, đánh giá tiết học . Nhắc hs xem và chuẩn bị trước bài sau.
TẬP ĐỌC
VƯƠNG QUỐC VẮNG NỤ CƯỜI(TIẾP)
I. MỤC TIÊU: Giúp hs :
- Biết đọc một đoạn trong bài với giọng phân biệt lời các nhân vậ(nhà vua, cậu bé).
- Hiểu ND: Tiếng cười như một phép mầu làm cho cuộc sống của vương quốc u buồn thay đổi, thoát khỏi nguy cơ tàn lụi.(trả lời được CH trong SGK)
- Giáo dục HS biết tạo niềm vui và trân trọng những niềm vui trong cuộc sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh ở SGK. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HĐ1(5'): Bài cũ: - 2 HS đọc đoạn 2,3 bài "Vương quốc vắng nụ cười"phần 1 và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
	- GV nhận xét cho HS.
HĐ2(2'): Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài 
HĐ3(10'): Luyện đọc 
 - 1HS đọc bài, lớp đọc thầm chia bài làm 3 đoạn (SGK).
 - 3 HS nối tiếp đọc - GV ghi tiếng khó giúp HS đọc đúng.
 - 3 HS đọc nối tiếp - Lớp nhận xét ,-1hs đọc chú giải 
 - HS luyện đọc theo nhóm 3 - GV nêu cách đọc và đọc mẫu.
HĐ4(12'): Tìm hiểu bài.
- HS đọc thầm, GV nêu câu hỏi 1, 2 - HS thảo luận trả lời, có nhận xét bổ sung.
 - GV kết luận, giúp HS rút ý 1.	
* Đoạn 1, 2: Tiếng cười có ở xung quanh ta.
- 1HS đọc to 2 đoạn văn - GV nêu câu hỏi 3 - HS trả lời
 - HS khác nhận xét, bổ sung kết hợp giải nghĩa từ : ảo não 
 - GV giúp HS rút ý 2.
 * Đoạn 3 : Tiếng cường làm thay đổi cuộc sống u buồn.
 - HS đọc thầm trả lời câu hỏi 5.
 - Hs cả lớp nhận xét, bổ sung- HS rút ý 3.
 *Nội dung : HS đọc lướt - thảo luận tìm nội dung bài bằng cách trả lời câu hỏi.
	+ Phần cuối truyện cho ta biết điều gì? Liên hệ thực tế.
 - HS trả lời, GV bổ sung và ghi bảng.
 - GV cho HS quan sát tranh minh họa.
HĐ5(8'):Hướng dẫn hs đọc diễn cảm 
 - HS thảo luận để tìm giọng đọc phù hợp với từng đoạn của bài.
 - GV chia HS thành các nhóm 4 để các em đọc theo kiểu phân vai.
 - HS luyện đọc theo nhóm đoạn 2 của bài. 
 - HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
 - HS và GV theo dõi, nhận xét, tuyên dương. GV ghi điểm cho hs,
HĐ6(3'):Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học. Dặn hs về nhà đọc bài 
KHOA HỌC
QUAN HỆ THỨC ĂN TRONG TỰ NHIÊN
(Phương thức tích hợp: Bộ phận, liên hệ)
I. MỤC TIÊU: Giúp hs :
- Vẽ sơ đồ mối quan hệ sinh vật này là thức ăn của sinh vật kia.
- Vận dụng hiểu biết đã học vào cuộc sống trồng trọt và chăn nuôi của gia đình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Hình vẽ SGK, HS : VBT 	
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HĐ1(5'): Bài cũ: HS lên bảng vẽ sơ đồ sự trao đổi chất ở động vật. HS khác nhận xét. GV nhận xét.
HĐ2(2'): Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài 
HĐ3(15'): Mối quan hệ giữa yếu tố vô sinh và yếu tố hữu sinh.
- HS thảo luận nhóm3 với nhiệm vụ:
+ Quan sát H1 SGK, kể tên những gì được vẽ trong hình.
+ Nêu ý nghĩa chiều mũi tên được vẽ trong sơ đồ.
- Đại diện nhóm nối tiếp trình bày trước lớp.
- HS nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận yêu cầu HS làm vào VBT và thảo luận tiếp:
+ Thức ăn của cây ngô là gì?
+ Từ thức ăn đó, cây ngô đã "chế biến" ra chất gì để nuôi cây?
- HS trình bày có nhận xét bổ sung.
- GV chốt lại kiến thức ở HĐ1.
HĐ4(15'):Vẽ và trình bày mqh giữa yếu tố vô sinh và yếu tố hữu sinh
- GV giúp HS hiểu nhiệm vụ bằng cách trả lời các câu hỏi:
	+ Thức ăn của châu chấu là gì?
	+ Cây ngô và châu chấu có mqh gì?
	+ Thức ăn của ếch là gì?
	+ Vậy giữa ếch và châu chấu có mqh gì?
- HS trả lời theo hình thức giơ tay.
- HS và GV nhận xét, bổ sung.
- HS tự vẽ sơ đồ biểu thị mqh đó vào VBT.
- 1 HS vẽ vào bảng nhóm, HS cả lớp chữa bài.
- GV kết luận và nhận xét, đánh giá HS. 
HĐ5(3'): Củng cố, dặn dò:
- HS đọc mục Bạn cần biết. GV nhận xét tiết học , khen hs chú ý học .
- Dặn hs về học bài, vận dụng khi chăm sóc vật nuôi, chuẩn bị cho tiết sau 
THỂ DỤC
MÔN THỂ THAO TỰ CHỌN
I. MỤC TIÊU: 
- Ôn một số nội dung môn tự chọn . Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng những nội dung ôn tập. Thực hiện được cơ bản đúng động tác tâng cầu bằng đùi, cách cầm bóng 150g, tư thế đứng chuẩn bị - ngắm đích - ném bóng(không có bóng và có bóng)
- Ôn nhảy dây kiểu chân trước chân sau. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích.
- Rèn luyện phù hợp nâng cao sức khỏe và tinh thần để học tập tốt các môn học khác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Chuẩn bị : mỗi HS 1 dây, bóng, cầu
- Vệ sinh nơi tập, bảo đảm an toàn tập luyện...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HĐ1: Phần mở đầu(8'): 
-Tập hợp lớp.
-Kiểm tra động tác kĩ thuật ném bóng.
-Phổ biến nội dung: Môn tự chọn; Nhảy dây.
-Khởi động: Xoay các khớp cổ chân, đầu gối, hông, vai.
- Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên theo một hàng dọc.
- Ôn các động tác của bài thể dục PTC.
HĐ2: Phần cơ bản(20'): 
 1. Nội dung:* Môn tự chọn:- Đá cầu 
 +Ôn tâng cầu bằng đùi
 + Học chuyền cầu theo nhóm 2 người.
 Tập theo đội hình 2-4 hàng ngang hoặc vòng tròn, em nọ cách em kia tổi thiểu 1,5 m ( đứng đối diện nhau từng đôi một).
 - Ném bóng:
 + Ôn một số động tác bổ trợ 
 + Ôn cách cầm bóng và tư thế chuẩn bị- ngắm đích - ném
Tâïp hợp đồng loạt theo 2-4 hàng ngang. GV nêu tên động tác, làm mẫu, cho HS tập, đi kiêûm tra, uốn nắn động tác sai 
- GV nêu tên động tác, làm mẫu kết hợp giải thích. Cho HS tập mô phỏng kỹ thuật động tác nhưng chưa ném bóng đi, sau đó ném bóng vào đích. Gv vừa điều khiển vừa quan sát HS để nhận xét về động tác hoặc kỷ luật tập và chỉ dẫn cách sửa động tác sai cho HS
* Nhảy dây: + Ôn nhảy dây kiểu chân trước chân sau;Thi nhảy cá nhân tự do
 - Tập cá nhân theo đội hình hàng ngang
2. Trò chơi: Nhảy dây
 GV nêu tên trò chơi, giải thích kết hợp chỉ dẫn sân chơi và làm mẫu. Cho HS chơi thử, xen kẽ, GV nhận xét, giải thích thêm cách chơi. HS chơi chính thức. 
HĐ3: Phần kết thúc(7'): - Đi đều và hát. Thực hiện một số động tác hồi tĩnh. 
- GV cùng HS hệ thống lại bài
- GV nhận xét và ĐG KQ giờ học và giao bài tập về nhà .
Thứ 5 ngày 21tháng 4 năm 2016
TOÁN 
ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI PHÂN SỐ (tiếp theo)
I. MỤC TIÊU: Giúp hs:
 - Tính giá trị của biểu thức với các phân số.
 - Giải được bài toán có lời văn với các phân số.
- Vận dụng cách tính toán để tính toán trong đời sống hàng ngày.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Máy tình, đèn chiếu sử dụng cho các bài tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HĐ1(5'): Bài cũ: 2HS lên bảng làm BT4 ở VBT. GV kiểm tra bài tập giao về nhà
HĐ2(2'): Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài 
HĐ3(10'): Hướng dẫn HS thực hành.
Bài 1a,c: Củng cố k/n tính giá trị của biểu thức với các phân số
	-HS nêu yêu cầu bài. HS thảo luận nhóm nêu 2 cách làm. Thực hành làm cá nhân vào vở. 1 HS làm vào bảng nhóm. GV theo dõi HD thêm cho HS yếu(chỉ y/c tính). Cho HS đối chiếu kết quả trên màn hình. GV và hs nhận xét, kết luận, giúp HS nhớ cách trình bày.
Bài 2b: C/c k/n tính giá trị của biểu thức
- HS nêu y/c. 1 em nêu cách làm rồi cả lớp làm vào vở. 2 HS chữa bài ở bảng lớp. GV theo dõi HD thêm cho HS yếu. GV và HS nhận xét để có kết quả chung. HS nêu lại các bước làm, đối chiếu kết quả. GV chốt dạng bài
Bài 3: Củng cố k/n giải toán tìm phân số của 1 số
+ HS đọc đề, thảo luận nêu cách làm. 2 HS làm bài ở bảng, HS khác làm vào vở. GV theo dõi HD thêm cho HS . Đối chiếu kết quả trên màn hình. GV và HS nhận xét để có: Đáp số: 6 cái túi. GV nhắc HS cách tìm ps của 1 số.
HĐ3(3'): Củng cố, dặn dò: HS nhắc lại cách tính nhân, chia với phân số. GV nhận xét, đánh giá tiết học. Nhắc hs xem và chuẩn bị trước bài sau .
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
 MỞ RỘNG VỐN TỪ: LẠC QUAN - YÊU ĐỜI
I. MỤC TIÊU:	Giúp hs:
 - Hiểu nghĩa từ lạc quan (BT1), biết xếp đúng các từ cho trước có tiếng lạc thành 2 nhóm có nghĩa(BT2), xếp các từ cho trước có tiếng quan thành 3 nhóm nghĩa(BT3), biết thêm một số câu tục ngữ khuyên con người luôn lạc quan, không nản chí trước khó khăn(BT4).
- Vận dụng việc dùng các từ ngữ có liên quan vào viết văn và giao tiếp trong cuộc sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - HS : VBT, GV: Bảng nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HĐ1(5'): Bài cũ: HS lên bảng làm lại BT2 tiết trước. GV nhận xét.
HĐ2(2'): Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài 
HĐ3(30'): Luyện tập: 
Bài1: + HS đọc thầm y/c, 2 HS nối tiếp nhau đọc trớc lớp.
+ HS thảo luận nhóm để làm bài vào VBT.
+ HS trình bày trước lớp nghĩa cụ thể của từ lạc quan
+ Lớp theo dõi, nhận xét và bổ sung cho bạn.
+ GV kết luận, chốt kết quả đúng : Câu1- ý 2; Câu 2và 3- ý 1.
Bài2: + HS nêu y/c của bài
+ HS thảo luận theo nhóm3 làm vào vở. Đại diện mỗi dãy bàn lên làm tiếp sức ở bảng. HS cả lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung. GV nhận xét, chốt kết quả đúng: Lạc có nghĩa vui mừng: lạc quan, lạc thú. Lạc có nghĩa rớt lại, sai: lạc hậu, lạc điệu, lạc đề
 Bài 3: + HS nêu đề bài , thảo luận nhóm làm vào vở BT.
+ 1 HS làm vào bảng nhóm
+ GV và HS chữa bài để có: a, quan quân; b, lạc quan; c, quan hệ, quan tâm.
 Bài4:	+ HS đọc to các câu tục ngữ, thảo luận nhóm tìm nghĩa của mỗi câu.
+ GV theo dõi, gợi ý cho HS tìm nghĩa đen để suy ra nghĩa bóng.
+ HS nêu trớc lớp, GV bổ sung để có nghĩa chính xác.
HĐ4(3'): Củng cố, dặn dò: GV nhận xét, đánh giá tiết học. Dặn hs xem lại bài, làm các BT còn lại cho hoàn chỉnh. Chuẩn bị bài tiết sau.
LỊCH SỬ
TỔNG KẾT
I. MỤC TIÊU: Giúp hs biết:
- Hệ thống những sự kiện tiêu biểu của mỗi thời kì trong lịch sử nước ta từ buổi đầu dựng nước đến giữa thế kỉ XIX (từ thời Văn Lang - Âu Lạc đến thời Nguyễn): Thời Văn Lang - Âu Lạc; Hơn một nghìn năm đấu tranh chống Bắc thuộc; Buổi đầu độc lập; Nước Đại Việt thời Lý, thời Trần, thời Hậu Lê, thời Nguyễn.
- Lập bảng nêu tên và những công hiến của các nhân vật lịch sử tiêu biểu: Hùng Vương, An Dương Vương, Hai Bà Trưng, Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn, Lý Thái Tổ, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Quang Trung.
- Tự hào về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. 
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV: Băng thời gian. HS: VBT 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HĐ1(5'): Bài cũ: HS trình bày vẻ đẹp và ý nghĩa lịch sử của kinh thành Huế. GV nhận xét .
HĐ2(1'): Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài 
HĐ3(10'): Thời gian và sự kiện chính của lịch sử dân tộc
 - GV treo băng thời gian và y/c HS nêu cấu tạo của nó.
 - HS đọc SGK, thảo luận nhóm 3 làm vào VBT với nhiệm vụ: Năm xảy ra sự kiện. Sự kiện chính sảy ra ứng với mốc thời gian đó. Đại diện HS trình bày, cả lớp nhận xét, bổ sung. HS chỉ theo 3 giai đoạn:Từ 179 TCN đến năm 981: buổi đầu dựng 
nước và giữ nước.Từ sau 981 đến năm 1400: thời đại Lí, Trần, Hậu Lê Từ sau 1400 đến năm 1802: Nhà Tây Sơn và buổi đầu nhà Nguyễn. GV kết luận, chốt 
HĐ4(5'): Nêu lại các sự kiện trên theo sự lô gíc của lịch sử cho HS nắm.
HĐ5(12'): Các sự kiện và nhân vật lich sử 
 - HS thảo luận nhóm bàn với các nhiệm vụ sau:+ Đọc SGK, thảo luận làm vào VBT.	+ Nói cho nhau nghe về sự kiện hoặc nhân vật lịch sử mà em thích.
 - Đại diện HS nhóm nối tiếp trình bày.- GV và hs theo dõi, nhận xét đánh giá. GV kết luận, chốt lại HĐ2: Hệ thống lại để HS nắm được: Các vua Hùng: lập nước Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu. An Dương Vương: lập nước Âu Lạc đóng đô ở Cổ Loa. 
 HĐ6(3'): Củng cố, dặn dò: GV cho hs nhắc lại nội dung cần nhớ của bài học. Nhận xét đánh giá tiết học. Dặn hs về nhà học bài và ôn tập, chuẩn bị cho thi cuối kì II . 
 Chiều Thứ 5 ngày 21 tháng 4 năm 2016
TOÁN 
 ÔN TẬP CÁC PHÉP TÍNH VỚI PHÂN SỐ (TIẾP)
I. MỤC TIÊU: Giúp hs: 
 - Thực hiện được 4 phép tính với phân số.
 - Vận dụng được để tính giá trị của biểu thức và giải toán.
 - Vận dụng cách tính toán để tính toán trong đời sống hàng ngày.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV : Bảng nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HĐ1(5'): Bài cũ: - 2 HS lên bảng làm bài 3 ở VBT 
- GV và HS nhận xét.
HĐ2(2'): Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài 
HĐ3(30'): Hướng dẫn HS thực hành
Bài 1: Củng cố về 4 phép tính với phân số
 + 1 HS đọc y/c, hs khác đọc thầm. HS làm theo nhóm 3 vào vở và đối chiếu kết quả. HS lên bảng chữa bài. GV và hs theo dõi nhận xét bổ sung. GVchốt lại kết quả đúng. HS nhắc lại cách làm dạng bài.
Bài 3a: Củng cố k/n tính giá trị của biểu thức
+ HS đọc và nêu đề bài. HS làm bài vào vở ô li. 2 HS làm bài ở bảng lớp, chú ý cách trình bày. GV và HS chữa bài để có kết quả chung
Bài 4a: Củng cố k/n giải toán có lời văn
+ HS đọc đề bài, GV tóm tắt ở bảng. HS suy nghĩ nêu cách làm.1 HS làm ở bảng nhóm, HS khác làm vào vở. T/c nhận xét bài.
+ Chữa bài để có: Đáp số: a, 2 giờ vòi chảy đợc 4/5 bể
HĐ4(3'): Củng cố –dặn dò : HS nhắc lại cách làm từng dạng bài. GV nhận xét tiết học, khen hs có ý thức học tốt.
TẬP ĐỌC
CON CHIM CHIỀN CHIỆN
I. MỤC TIÊU: Giúp hs :
- Bước đầu biết đọc diễn cảm hai, ba khổ thơ trong bài với giọng vui, hồn nhiên.
- Hiểu ý nghĩa: Hình ảnh con chim chiền chiện tự do bay liệng trong cảnh thiên 
nhiên thanh bình cho ta thấy sự ấm no, hạnh phúc và tràn đầy tình yêu trong cuộc sống.(trả lời được các CH; thuộc hai, ba khổ thơ).
- Giáo dục tình yêu thiên nhiên yêu cuộc sống, bảo vệ thiên nhiên xanh, sạch, đẹp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV : Tranh ở SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HĐ1(5'): Bài cũ: 2 HS đọc bài: Vương quốc vắng nụ cười. GV nhận xét.
HĐ2(2'): Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài 
HĐ3(10'): Luyện đọc 
 - 1 HS đọc bài - Lớp đọc thầm ở SGK 
 - 6 HS đọc lượt 1 - GV ghi từ khó, nhịp thơ luyện cho học sinh đọc đúng.
 - 6 HS đọc lượt 2 và 3. Lớp nhận xét xem đọc đúng chưa? - 1HS đọc chú giải.
 - HS luyện đọc theo nhóm 3 - GV nêu cách đọc và đọc mẫu.
HĐ4(12'):Tìm hiểu bài.
 - HS thảo luận nhóm 3 với nhiệm vụ: Đọc thầm bài thơ, trả lời các câu hỏi cuối bài. Cử đại diện trình bày trước lớp.
 - HS thực hiện, GV theo dõi, giúp đỡ.
 - HS nối tiếp trình bày, cả lớp nhận xét, bổ sung.
 - GV kết luận và giúp HS tìm hiểu cách dùng từ tả chim bay của tác giả:bay vút, bay cao, vút cao, cao vút, cao hoài, cao vợi
 Và hình ảnh đẹp của bài: Cánh đập trời xanh, chim biến mất rồi. Chỉ còn tiếng hót làm xanh da trời.
Nội dung: 1 HS đọc cả 2 bài - HS tìm nội dung bài .
+ GV hỏi HS tìm ND bài : Tiếng chim hót gợi cho em những cảm giác gì? HS trả lời, GV nhận xét, ghi bảng . 
HĐ5(8'):Hướng dẫn hs đọc diễn cảm và HTL:
 - 2 HS đọc- GV giúp HS đọc đúng giọng tha thiết, dịu dàng, vui tơi.
 - GV đọc mẫu bài thơ.
 - HS theo dõi hs, nêu những từ đợc nhấn giọng, cách ngắt nhịp thơ.
 - HS luyện đọc theo nhóm: đọc diễn cảm và thuộc lòng. 
 - HS thi đọc diễn cảm trớc lớp, đọc thuộc lòng. GV và HS nhận xét.
 - GV kết luận ghi điểm cho HS.
HĐ6(3'):Củng cố, dặn dò: GV : Nhắc lại nội dung bài. Nhận xét tiết học 
TẬP LÀM VĂN
MIÊU TẢ CON VẬT
(KIỂM TRA VIẾT)
I. MỤC TIÊU:	Giúp hs :
 - Biết vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học để viết được bài văn miêu tả con vật đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài); diễn đạt thành câu, lời văn tự nhiên, chân 
thực.
- Viết cẩn thận, rõ ràng. Trình bày sạch đẹp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Chuẩn bị quan sát trước con vật ở nhà.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HĐ1(5'): Bài cũ: HS đọc đoạn văn kết bài ở tiết trước. GV và HS nhận xét, GV ghi điểm cho HS.
HĐ2(2'): Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài 
HĐ3(2'): Tìm hiểu đề bài:
- GV ghi đề bài lên bảng. HS nối tiếp đọc lại đề bài.
- Xác định trọng tâm và yêu cầu của đề bài, GV hỏi, HS trả lời, GV gạch chân dưới các từ trọng tâm đó.
HĐ4(28'): HS thực hành viết: 
 HS viết dàn ý sơ lược ra giấy nháp: Mở bài, kết bài theo kiểu nào,thân bài: Tả hình dáng thì chọn đặc điểm nào?Tả hoạt động thì chọn những gì? HS nêu cách trình bày bài văn. GV nhắc nhở cách ngồi viết, ý thức làm bài cho HS. Cố gắng chọn tả những đặc điểm lí thú, dùng phép so sánh và nhân hóa hợp lí.
* HS viết bài: Cả lớp làm bài vào vở. GV theo dõi HS thêm cho HS chưa hoàn thành. GV thu vở về chấm .
HĐ4(3'): Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học, dặn HS về nhà làm bài cho hoàn chỉnh.
KỂ CHUYỆN
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. MỤC TIÊU:	Giúp hs :
 - Dựa vào gợi ý trong SGK, chọn và kể lại được câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về tinh thần lạc quan, yêu đời.
- Hiểu được nội dung chính của câu chuyện (đoạn truyện) đã kể, biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Biết liên hệ thực tế, rút ra được bài học cho bản thân.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: HS: Truyện đã nghe, đã đọc theo chủ điểm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HĐ1(5'): Bài cũ: - 1 HS kể chuyện : Khát vọng sống. HS nêu ý nghĩa câu chuyện.
- GV và HS nhận xét.
HĐ2(2'): Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài. 
HĐ3(5'):Tìm hiểu đề bài:
	- HS đọc đề bài, GV ghi đề bài lên bảng.
	- GV phân tích đề, gạch chân các từ: nghe, đọc, tinh thần lạc quan, yêu đời.
- HS nối tiếp nhau đọc phần gợi ý,
- GV gợi ý để HS chọn chuyện:
	+ Tìm gương người sống vui vẻ, yêu đời: Trạng Quỳnh, ...
	+ Khuyến khích HS tìm truyện ngoài SGK.
- HS nối tiếp giới thiệu truyện mình chọn,
- GV theo dõi, nếu HS chọn truyện dài thì y/c chỉ kể 1 vài đoạn.
HĐ4(25'):Hướng dẫn HS kể chuyện:
	 * HS kể trong nhóm:
	- GV nhắc HS: kể tự nhiên, kết hợp điệu bộ, nét mặt, giọng nói.
	- HS nối tiếp kể cho nhau nghe theo nhóm 3.
	- GV theo dõi, giúp đỡ HS còn lúng túng
	- Nhắc HS : nếu cha nhớ chỉ cần kể 1 vài đoạn.
	- HS trao đổi ý nghĩa chuyện với bạn,
	 * HS thi kể trớc lớp:
	- HS thi kể trớc lớp, HS cả lớp theo dõi.
	- HS đặt câu hỏi để bạn trả lời và rút ý nghĩa của truyện
	- Lớp theo dõi , bình chọn bạn kể chuyện hay và hấp dẫn nhất .
- GV kết luận, tuyên dương HS.
HĐ5(3'): Củng cố, dặn dò:- GV nhận xét đánh giá tiết học, khen hs có ý thức học tốt. Dặn hs về nhà kể lại câu chuyện cho gia đình nghe . 
 Thứ 6 ngày 22 tháng 4 năm 2016
TOÁN
ÔN TẬP VỀ ĐẠI LƯỢNG
I. MỤC TIÊU: Giúp hs:
 - Chuyển đổi được các số đo khối lượng.
 - Thực hiện được phép tính với số đo đại lượng.
 - Vận dụng các đơn vị đo đã học vào toán trong đời sống hàng ngày có liên quan.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV : Bảng nhóm
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HĐ1(5'): Bài cũ: 2HS lên bảng làm BT4 ở VBT. HS nhận xét, GV kết luận .
HĐ2(2'): Giới thiệ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiáo án tuần 32+33.doc