A. Mục tiêu bài học
I. Về kiến thức
- Tình hình chung của các nước tư bản chủ nghĩa trong thời gian giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939).
- Việc thiết lập trật tự thế giới mới sau chiến tranh.
- Thực trạng, bản chất của chủ nghĩa tư bản trong những năm 1918-1939: những mâu thuẫn, sự khủng hoảng, tính chất phản động của các nước tư bản hiếu chiến dẫn tới sự ra đời của chủ nghĩa phát xít và sự xuất hiện nguy cơ chiến tranh thế giới mới.
- Cuộc đấu tranh cách mạng của công nhân và nhân dân lao động phát triển, đạt tới cao trào vào những năm 1918-1923. Sự ra đời của Quốc tế Cộng sản và vai trò của nó đối với phong trào cách mạng thế giới trong những năm 1919-1939.
- Những nét cơ bản về cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) và những hậu quả vô cùng nghiêm trọng của nó.
Bài 11: TÌNH HÌNH CHUNG CỦA CÁC NƯỚC TƯ BẢN GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918-1939) Mục tiêu bài học Về kiến thức Tình hình chung của các nước tư bản chủ nghĩa trong thời gian giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939). Việc thiết lập trật tự thế giới mới sau chiến tranh. Thực trạng, bản chất của chủ nghĩa tư bản trong những năm 1918-1939: những mâu thuẫn, sự khủng hoảng, tính chất phản động của các nước tư bản hiếu chiến dẫn tới sự ra đời của chủ nghĩa phát xít và sự xuất hiện nguy cơ chiến tranh thế giới mới. Cuộc đấu tranh cách mạng của công nhân và nhân dân lao động phát triển, đạt tới cao trào vào những năm 1918-1923. Sự ra đời của Quốc tế Cộng sản và vai trò của nó đối với phong trào cách mạng thế giới trong những năm 1919-1939. Những nét cơ bản về cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) và những hậu quả vô cùng nghiêm trọng của nó. Về thái độ, tư tưởng, tình cảm Hiểu rõ bản chất của chủ nghĩa tư bản, mâu thuẫn trong lòng tư bản chủ nghĩa. Hiểu được quy luật đấu tranh giai cấp, đấu tranh chống áp bức, bất công trong xã hội tư bản, từ đó có thái độ ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân lao động, chống chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa phát xít, nguy cơ chiến tranh. Giáo dục tinh thần quốc tế chân chính. Về kĩ năng Rèn luyện khả năng nhận thức, phân tích, rút ra kết luận về các sự kiện lịch sử đã học. Rèn luyện kĩ năng quan sát, khai thác lược đồ để hiểu bản chất của sự kiện. Bồi dưỡng phương pháp liên hệ kiến thức lịch sử quá khứ với cuộc sống hiện tại. Thiết bị, tài liệu dạy học Lược đồ thế giới hoặc lược đồ châu Âu sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Một số tranh, ảnh lịch sử, tài liệu liên quan đến bài học, về cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933). Tiến trình tổ chức hoạt động dạy-học (45 phút) Ổn định lớp (1 phút): Nắm sĩ số lớp học. Kiểm tra bài cũ (5 phút) Câu hỏi: 1. Hãy nêu những nội dung cơ bản của Chính sách kinh tế mới. 2. Những tác động của chính sách này đối với nền kinh tế nước Nga là gì? Giảng bài mới (39 phút) Dẫn nhập vào bài mới (1 phút) Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) kết thúc, một trật tự thế giới mới đã được thiết lập, những mâu thuẫn vốn có không được giải quyết mà tiếp tục gia tăng. Từ năm 1918-1939, các nước tư bản chủ nghĩa đã phải trải qua một quá trình thăng trầm đầy biến động dẫn tới Chiến tranh thế giới thứ hai. Bài học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu những vấn đề trên. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy-học (36 phút) Thời gian Hoạt động của giáo viên và học sinh Kiến thức cơ bản 17ph Hoạt động 1: Cá nhân, cả lớp Giáo viên nêu một số câu hỏi nhằm gợi lại cho học sinh nhớ những kiến thức đã học về cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918), đặc biệt là kết cục chiến tranh. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất là gì? Kết cục của cuộc chiến tranh ra sao? Học sinh trả lời. Giáo viên chốt ý, dẫn vào bài: Vì tham vọng mà các nước đế quốc đã bị lôi vào vòng khói lửa chiến tranh. Ngay sau khi cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, các nước tư bản thắng trận đã tổ chức Hội nghị Hòa bình ở Vécxai (1918-1919) và Oasinhtơn (1921-1922) để kí kết hòa ước và các hiệp ước phân chia quyền lợi. Theo đó, một trật tự thế giới mới đã được xác lập, thường được gọi là hệ thống Vécxai-Oasinhtơn. Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 29: Sự thay đổi bản đồ chính trị châu Âu theo hệ thống Vécxai-Oasinhtơn trang 60 sách giáo khoa, suy nghĩ và trả lời theo những câu hỏi sau: Tại sao các mốc 1914 và 1923 được dùng để so sánh? Chỉ trên lược đồ những nước nào biến mất? Những nước nào mới xuất hiện? Những nước nào có sự thay đổi về lãnh thổ? Nước nào bị thiệt? Nước nào được lợi? Sự thay đổi này ảnh hưởng như thế nào đến quan hệ giữa các đế quốc? Học sinh suy nghĩ, trả lời, học sinh khác bổ sung. Giáo viên nhận xét, chốt ý: Sau Thế chiến thứ nhất, mỗi nước bại trận (Đức, Áo, Hungari, Thổ Nhĩ Kì, Bungari) phải thi hành một bản hòa ước riêng có nội dung cơ bản là bồi thường chiến tranh, hạn chế vũ trang và điều chỉnh lãnh thổ. Theo đó, với Hòa ước Vécxai, trật tự mới ở châu Âu đã được thiết lập. Đường biên giới của các quốc gia bị cắt xén tùy tiện để thỏa mãn tham vọng của các đế quốc thắng trận, bất chấp quyền lợi dân tộc. Giáo viên giải thích cho học sinh vì sao lại chọn mốc 1914 và 1923. Giáo viên kết hợp lược đồ, phân tích sự thay đổi về lãnh thổ của châu Âu theo hệ thống Vécxai-Oasinhtơn. Giáo viên mở rộng để học sinh có sự so sánh: Ở Nga sau Cách mạng tháng Mười cũng có sự thay đổi về quốc gia và lãnh thổ (tức là quá trình “tan” và “hợp” như các nước ở châu Âu, nhưng nó đã tạo nên mối quan hệ hữu nghị, anh em giữa các quốc gia trên lãnh thổ đế quốc Nga trước đó, khác với những biến đổi diễn ra theo Hiệp ước Vécxai-Oasinhtơn. Giáo viên yêu cầu một học sinh đọc đoạn chữ nhỏ trong sách giáo khoa trang 59, hỏi: Em có nhận xét gì về tính chất của hệ thống này? Học sinh suy nghĩ, trả lời. Giáo viên nhận xét, chốt ý. Giáo viên giảng tiếp: Để duy trì trật tự thế giới mới, Hội Quốc liên-một tổ chức chính trị mang tính quốc tế đầu tiên đã được thiết lập với sự tham gia của 44 nước thành viên. 1. Thiết lập trật tự thế giới mới theo hệ thống Vécxai-Oasinhtơn Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, các nước tư bản thắng trận đã tổ chức Hội nghị hòa bình ở Vécxai (1918-1919) và Oasinhtơn (1921-1922) nhằm phân chia quyền lợi. Một trật tự thế giới mới được thiết lập, thường được gọi là hệ thống Vécxai-Oasinhtơn. Hệ thống này mang lại nhiều quyền lợi cho các nước thắng trận, xác lập sự áp đặt, nô dịch với các nước bại trận. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc ngày càng sâu sắc. 2ph Giáo viên nêu những nét chính về cao trào cách mạng 1918-1923 ở các nước tư bản và sự ra đời của Quốc tế Cộng sản. 2. Cao trào cách mạng 1918-1923 ở các nước tư bản. Quốc tế Cộng sản (không dạy) 15ph Hoạt động 2: Cá nhân, cả lớp Giáo viên dẫn dắt: Trong những năm 1929-1933, trong thế giới tư bản diễn ra một cuộc đại khủng hoảng kinh tế. Đây là một cuộc khủng hoảng “thừa” kéo dài nhất, tàn phá nặng nề nhất và gây nên những hậu quả chính trị, xã hội tai hại nhất trong lịch sử chủ nghĩa tư bản. Sau đó hỏi: Vậy nguyên nhân nào dẫn tới cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933? Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh suy nghĩ, trả lời. Giáo viên chốt ý: Cuộc khủng hoảng kéo dài 4 năm (1929-1933), trầm trọng nhất là năm 1932. Nguyên nhân chủ yếu là do sản xuất ồ ạt, chạy theo lợi nhuận, nhưng nhu cầu và sức mua của người dân không có sự tăng lên tương ứng, dẫn đến cuộc khủng hoảng trầm trọng về kinh tế (“khủng hoảng thừa”). Giáo viên cung cấp thêm tài liệu để miêu tả những nghịch cảnh: Hàng hóa ế thừa mà không có người mua, người dân chết đói bên cạnh những đống thóc chất cao không bán được, chuẩn bị đem làm chất đốt máy Giáo viên hỏi: Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929-1933 đã dẫn đến hậu quả như thế nào? Học sinh trả lời. Giáo viên chốt ý: Cuộc khủng hoảng đã gây nên những hậu quả nặng nề trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, xã hội. Để cứu vãn tình thế, các nước tư bản tìm con đường để thoát khỏi cuộc khủng hoảng. Anh, Pháp, Mĩ tiến hành cải cách kinh tế-xã hội, đổi mới quá trình quản lí, tổ chức. Đức, Ý, Nhật lại tìm lối thoát bằng hình thức thống trị mới, đó là việc thiết lập chế độ độc tài phát xít. Để học sinh hiểu rõ hơn về bản chất của chủ nghĩa phát xít, giáo viên giảng thêm: Theo Đimitơrốp, chủ nghĩa phát xít là nền chuyên chính khủng bố công khai của những phần tử phát xít phản động nhất, sơvanh nhất, đế quốc chủ nghĩa nhất của tư bản tài chính. Giáo viên hỏi: Chủ nghĩa phát xít ra đời đã có ảnh hưởng như thế nào đến quan hệ quốc tế? Học sinh trả lời. Giáo viên chốt ý: Quan hệ giữa các nước tư bản ngày càng phức tạp, sự hình thành hai khối đế quốc đối lập: Đức, Ý, Nhật (khối Phát xít) và Anh, Pháp, Mĩ (khối Dân chủ). Khối phát xít ra sức chạy đua vũ trang, gây chiến tranh xâm lược. Nguy cơ của cuộc chiến tranh thế giới mới ngày càng cận kề. 3. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 và hậu quả của nó Nguyên nhân: Hàng hóa sản xuất ra nhiều, vượt quá nhu cầu mua và sức tiêu dùng của người dân. Tháng 10/1929, cuộc khủng hoảng nổ ra đầu tiên ở Mĩ rồi lan ra toàn bộ thế giới tư bản. Hậu quả: + Gây ra những hậu quả nghiêm trọng về kinh tế, chính trị, xã hội. + Đe dọa sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản. Hình thành hai khối đế quốc: Đức, Ý, Nhật (khối Phát xít) và Anh, Pháp, Mĩ (khối Dân chủ). Khối Phát xít ra sức chạy đua vũ trang. Nguy cơ chiến tranh thế giới mới ngày càng cận kề. 2ph Giáo viên nêu những nét chính về diễn biến của phong trào Mặt trận Nhân dân chống phát xít và nguy cơ chiến tranh. 4. Phong trào Mặt trận Nhân dân chống phát xít và nguy cơ chiến tranh (không dạy) Củng cố kiến thức, dặn dò học sinh (2 phút) Củng cố Giáo viên kiểm tra nhận thức học sinh bằng các câu hỏi: Vì sao với trật tự Vécxai-Oasinhtơn, quan hệ hòa bình giữa các nước tư bản chỉ là tạm thời và mong manh? Tại sao cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 lại dẫn tới nguy cơ một cuộc chiến tranh thế giới mới? Dặn dò Học bài cũ, chuẩn bị bài 12. Sưu tầm hình ảnh, tiểu sử Hitle, tư liệu lịch sử nước Đức trong thời kì phát xít Hitle cầm quyền. Rút kinh nghiệm Thời gian dành cho toàn bài và từng hoạt động: Nội dung: Phương pháp: Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học:
Tài liệu đính kèm: