Giáo án Lịch sử 10 - Bài 15: Thời bắc thuộc và cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (từ thế kỷ II TCN đến đầu thế kỷ X)

Bài 15

THỜI BẮC THUỘC

VÀ CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP DÂN TỘC

(TỪ THẾ KỶ II TCN ĐẾN ĐẦU THẾ KỶ X)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

- Biết được những nội dung cơ bản chính sách đô hộ của cá triều đại phong kiến phương bắc ở nước ta.

- Trình bày được những chuyển biến kinh tế, văn hóa, xã hội nước ta trong thời kỳ Bắc thuộc.

2. Kỹ năng:

Bồi dưỡng kỹ năng liên hệ giữa ngyên nhân và kết quả, chính trị với kinh tế, văn hóa, xã hội.

3. Thái độ:

Giáo dục tinh thần đấu tranh chống áp bức giành độc lập dân tộc.

 

doc 7 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 1150Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 10 - Bài 15: Thời bắc thuộc và cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (từ thế kỷ II TCN đến đầu thế kỷ X)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở GD-ĐT TP Đà Nẵng
Trường trung học phổ thông Nguyễn Trãi
GIÁO ÁN DỰ GIỜ DẠY HỌC
Giáo sinh thực tập: Lương Thị Hằng
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Hồng Quang
Ngày soạn:14/01/2018
Ngày dự: 
Bài 15
THỜI BẮC THUỘC
VÀ CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP DÂN TỘC
(TỪ THẾ KỶ II TCN ĐẾN ĐẦU THẾ KỶ X)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Biết được những nội dung cơ bản chính sách đô hộ của cá triều đại phong kiến phương bắc ở nước ta.
- Trình bày được những chuyển biến kinh tế, văn hóa, xã hội nước ta trong thời kỳ Bắc thuộc.
2. Kỹ năng:
Bồi dưỡng kỹ năng liên hệ giữa ngyên nhân và kết quả, chính trị với kinh tế, văn hóa, xã hội.
3. Thái độ:
Giáo dục tinh thần đấu tranh chống áp bức giành độc lập dân tộc.
II. THIẾT BỊ VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC:
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Trình bày những cơ sở hình thành nhà nước Văn lang – Âu Lạc?
Tổ chức bộ máy nhà nước, đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn lang – Âu Lạc?
2. Dẫn dắt bài mới:
GV mở đầu bằng đoạn thơ( vừa dẫn dắt vùa mở bài):
“ Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu
Trái tim lầm chỗ để trên đầu
Nỏ thần vô ý trao tay giặc
Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu
“Trích Tâm sự - Tố Hữu”
Gv phát vấn: Đoạn thơ trên đang nhắc tới câu chuyện, sự kiện lịch sử nào?
3. Tổ chức các hoạt động GV và HS
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cơ bản
GV dẫn dắt: 
“ Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu
Trái tim lầm chỗ đặt trên đầu
Nỏ thần vô ý trao tay giặc
Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu
“Trích Tâm sự - Tố Hữu”
Gv phát vấn: Đoạn thơ trên đang nhắc tới câu truyện, sự kiện lịch sử nào?
Hs suy nghĩ trả lời
GV chốt ý và kế chuyện Mị Châu Trọng Thủy
Dẫn dắt tới việc nước ta bị rơi vào tay nhà Triệu (179TCN).
 Từ đây, nước ta rơi vào ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc(nhà Triệu, Hán, Tùy, Đường), thay nhau xâm chiếm, đô hộ, biến Âu Lạc trở thành quận, huyện của Trung Quốc, đồng hóa, bóc lột nhân dân ta. Tổ tiên ta phải trả giá bằng cuộc chiến đấu trường kì, gian khổ kéo dài cả nghìn năm. Mà dân tộc ta quen gọi là ngàn năm Bắc thuộc. 
Trong hơn một ngàn năm ấy,dân tộc ta đã có những chuyển biến như thế nào? Cô - trò ta cùng tìm hiểu bài 15 hôm nay.
Hoạt động 1: Tìm hiểu chế độ cai trị các triều đại phong kiến phương bắc qua việc tổ chức bộ máy cai trị.
GV phát vấn: Sau khi chiếm được Âu Lạc, các triều đại phong kiến phương Bắc đã làm gì?
Hs trả lời, Gv chốt ý:
Các triều đại phong kiến phương Bắc chia Âu Lạc thành các quận, huyện.
- Nhà Triệu chia Âu Lạc thành 2 quận, sáp nhập vào quốc gia Nam Việt.
- Nhà Hán chia Âu Lạc làm 3 quận, sáp nhập vào bộ giao chỉ cùng với 1 số quận của Trung Quốc.
- Nhà Tùy, Đường chia làm nhiều châu.
Từ sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40 – 43, chính quyền đô hộ cử quan lại cai trị đến cấp huyện (Trực trị).
GV phát vấn: Theo em, các triều đại phong kiến phương Bắc chia Âu Lạc thành nhiều quận, huyện nhằm mục đích gì?
HS trả lời, GV chốt ý:
Mục đích của các triều đại phong kiến phương Bắc đểu giống nhau: là nhằm xóa bỏ lãnh thổ Âu Lạc và sáp nhập Âu Lạc vào lãnh thổ của chúng. 
Hoạt động 2 Tìm hiểu chế độ cai trị các triều đại phong kiến phương bắc qua chính sách bóc lột về kinh tế và văn hóa.
 Để cai trị được Âu Lạc 
GV phát vấn: Về kinh tế, chính quyền phong kiến phương Bắc đã thực hiện những chính sách gì?
Hs trả lời, Gv nhận xét chốt ý:
Về Kinh tế: 
Thứ nhất: các triều đại PKPB thực hiện chính sách bóc lột, cống nạp nặng nề: đồi mòi, sừng tế giác, ngọc trai, ngà voi, các sản phẩm thủ công dệt vải và cả những người thợ thủ công khéo tay cũng trở thành vật cống nạp
- Thứ hai: Quan lại bạo ngược tham ô. Chúng bắt nhân nhân ta nộp hàng ngàn thứ thuế, không chỉ dừng lại ở đó bọn quan lại còn tăng tô thuế, để làm giàu cho mình. 
- Thứ ba: Chúng còn thẳng tay cướp đoạt ruộng đất của người dân
Thâm độc hơn: ngoài thu cống phẩm, tô thuế chúng còn thực hiện độc quyền muối và sắt :
GV phát vấn: Tại sao chính quyền đô hộ lại độc quyền về muối và sắt ?
Hs suy nghĩ trả lời.
Gv nhận xét chốt ý
-Ngoài việc độc quyền bán với giá cao thì thu lợi:
+ Muối:là một gia vị quen thuộc trong khẩu vị ăn uống của dân tộc ta, không chỉ cần trong khâu nêm nếm thức ăn mà để bảo quản thức ăn chúng ta cũng cần đến muối. Hơn thế muối là một chất rất cần thiết cho sự phát triển về trí tuệ của con người.
+ Sắt: là thứ kim loại rất cần thiết để làm công cụ, để hoạt động sản xuất. Chúng độc quyền sắt nhằm kìm hãm sự phát triển của đất nước ta và cũng không ngoài mục đích trách việc nhân nhân ta dùng sắt để chế tạo vũ khí chống lại chúng.
 GV phát vấn: Em có nhận xét gì về chính sách kinh tế của chính quyền đô hộ?
Hs suy nghĩ trả lời.
Gv nhận xétchốt ý
- GV gợi ý để HS trả lời: đây là chính vơ vét bóc lột triệt để,từ triều đại này đến triều đại khác làm cho nhân dân ta đói khổ, lưu vong, nông nghiệp đình đốn, công thương nhiệp cũng không thế phát triển mạnh..
GV phát vấn: Về văn hóa, CQ PKPB đã thực hiện chính sách gì? 
Hs suy nghĩ trả lời
GV nhận xét chốt ý: giải thích thế nào là đồng hóa.
GV phát vấn: Để “đồng hóa” dân tộc Việt Nam chính quyền đô hộ đã có những hành động gì ? 
HS suy nghĩ trả lời.
GV nhận xét chốt ý: 
Thứ nhất: Bắt nhân dân Âu lạc phải thay đổi phong tục tập quán bằng cách:
+ Đưa người Hán vào sinh sống cùng người Việt, bắt phụ nữ Việt lấy người Hán 
+ Bắt nhân dân ta phải thay đổi phong tục, tập quán theo người Hán. 
Thứ hai: Mở lớp dạy chữ Hán, Truyền bá Nho giáo vào Âu Lạc. lợi dụng lí thuyết tam cương của Nho giáo để đồng hóa làm cho dân ta mê nguội, quên đi ý thức đấu tranh.
Thứ ba: Chúng còn dùng luật pháp hà khắc, thẳng tay đàn áp các cuộc đấu tranh nổi dậy của nhân dân ta một cách tàn bạo.
GV chuyển ý:Chính sách bóc lột vô cùng tàn bạo và thâm độc của chính quyền đô hộ kéo dài hàng nghìn đã kìm hãm nghiêm trọng sự phát triển kinh tế về mọi mặt. Đây quả là một thử thách vô cùng cam go, ác liệt với dân tộc ta trong cuộc đấu tranh giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Quá trình ấy diễn ra như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu mục 2.
 Hoạt động 2: Tìm hiểu nhưng chuyển biến về kinh tế, văn hóa, xã hội ở nước ta thời Bắc thuộc.
- GV chia lớp hoạt động nhóm:
Nhóm 1 và nhóm 3:
Câu hỏi: Kinh tế thời kỳ Bắc thuộc so với thời kỳ Văn Lang – Âu Lạc có biến đổi không? Biến đổi nhanh hay chậm? Nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi đó?
Nhóm 2:
Câu hỏi: Với âm mưu đồng hóa của CQPK PB nhân dân Việt Nam có bị đồng hóa hay không?
Nhóm 4:
 Câu hỏi: Trong thời bắc thuộc xã hội Việt Nam có thay đổi không? Thay đổi như thế nào?
Trả lời 
 Nhóm 1: Kinh tế thời kỳ Bắc thuộc so với thời kỳ Văn Lang – Âu Lạc có biến đổi không? Biến đổi nhanh hay chậm? Nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi đó?
- HS trả lời.
- GV bổ sung, kết luận.
GV bổ sung kết luận: Mặc dù chịu sự kìm hãm và bóc lột nặng nề của chính quyền đô hộ nhưng nền kinh tế Âu Lạc vẫn phát triển tuy không nhanh, không mạnh cụ thể, nguyên nhân:
+ Trong nông nghiệp: công cụ sắt được dùng phổ biến, biết dùng trâu, bò làm sức kéo. Vì thế, diện tích trồn trọt tăng. Các công trình thủy lợi được chú trọng xây dựng như: đắp đê ngăn lũ, đào mương dẫn nước, chất đá làm đê ngăn sóng biển. Biết sử dụng phân bón trong nông nghiệp, dùng kiến diệt sau bọ. Nhờ thế năng xuất lúa tăng hơn trước.
+ Trong thủ công nghiệp: nghề cũ vẫn phát triển. Bên cạnh đó nhờ quá trình giao lưu văn hóa, một số thành tựu của Trung Quốc đã theo bước chân những kẻ đô hộ vào nước ta như: kĩ thuật rèn sắt, làm giấy bằng vỏ cây, thổi bình thủy tinh có nhiều màu sắc xanh, tía... góp phần phát triển nền kinh tế của Âu Lạc.
+ Trong thương mại: Nhiều đường giao thông thủy, bộ hình thành. Thuận lợi cho việc trao đổi buôn bán giữa các vùng miền.
GV dẫn dắt: trở lại với âm mưu đồng hóa nhân dân Âu Lạc ở mục 1. Theo dõi trong sách giáo khoa cả lớp hãy cho cô biết:
Nhóm 2:
GV phát vấn: Với âm mưu đồng hóa của CQPK PB nhân dân Việt Nam có bị đồng hóa hay không?
- HS suy nghĩ trả lời.
- GV bổ sung, kết luận 
Thứ nhất: Mặc dù chính quyền đô hộ thi hành những chính sách đồng hóa bắt nhân dân ta phải thay đổi phong tục theo người Hán.Nhưng trước cuộc đấu tranh mãnh liệt của nhan dân ta, nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc vẫn được giữ gìn. và phát huy: qua tiếng nói, tục ăn trầu, nhuộm răng, Gói bánh chưng ,bánh dầy ngày tết. 
Thứ hai: các yếu tố ru ngủ của Nho giáo, Phật giáo để ta từ bỏ ý chí đấu tranh giành độc lập không thể phát huy được.
- Bên cạnh đó chúng ta còn học hỏi tiếp thu những giá trị văn hóa tiến bộ của Trung Quốc như: thời Hán – Đường như: ngôn ngữ, văn tự
 Qua đây chúng ta có thể khẳng định: dù các triều đại phương bắc ra sức đồng hóa dân tộc ta nhằm thủ tiêu nền văn hóa cổ truyền của dân tộc nhưng trải qua hơn ngàn năm Bắc thuộc dân dân ta đã không bị đồng hóa.
Nhóm 4:
 GV phát vấn: Trong thời bắc thuộc xã hội Việt Nam có thay đổi không? Thay đổi như thế nào?
- HS suy nghĩ trả lời.
- GV bổ sung, kết luận:
Quan hệ bao trùm trong suốt thời bắc thuộc là quan hệ giữa kẻ thống trị ngoại tộc Trung Hoa với toàn thể nhân dân lao động nước ta( nông dân, thợ thủ công và các tầng lớp lao động khác). Mâu thuẫn xã hội gay gắt đã dẫn tới các cuộc đấu tranh giành độc lập mà chúng ta sẽ được tìm hiểu ở bài 16.
- Ngoài Ra, trong thời kì Bắc thuộc, các tầng lớp xã hội có sự chuyển biến thành các tầng lớp mới. Một số nông dân công xã tự do biến thành nông dân lệ thuộc cày ruộng nộp tô thuế cho bọn quan lại phong kiến, Một số người nghèo khổ biến thành nô tì.
I. CHẾ ĐỘ CAI TRỊ CỦA CÁC TRIỀU ĐẠI PHONG KIẾN PHƯƠNG BẮC VÀ NHỮNG CHUYỂN BIẾN TRONG KINH TẾ, VAN HÓA, XÃ HỘI VIỆT NAM
1. Chế độ cai trị.
a. Tổ chức bộ máy cai trị.
- Các triều đại phong kiến phương Bắc chia nước ta thành các quận, huyện rồi sáp nhập lãnh thổ nước ta vào lãnh thổ Trung Quốc.
b. Chính sách bóc lột về kinh tế và văn hóa.
* Kinh tế:
- Thực hiện chính sách bóc lột, cống nạp nặng nề.
-Quan lại bạo ngược tham ô ra sức bóc lột dân chúng để làm giàu.
- Cướp đoạt ruộng đất, nắm độc quyền muối và sắt.
*Chính sách về văn hóa:
Thực hiện “đồng hóa” dân tộc Việt Nam:
+ Bắt nhân dân ta phải thay đổi phong tục, tập quán theo người Hán.
+ Truyền bá Nho giáo, mở lớp dạy chữ Hán.
+ Dùng luật pháp hà khắc, thẳng tay đàn áp các cuộc đấu tranh nổi dậy của nhân dân ta
2. Những chuyển biến về kinh tế, văn hóa, xã hội.
a. Về kinh tế:
*Trong nông nghiệp:
- Công cụ sắt được sử dụng phổ biến. 
- Diện tích đất trồng trọt tăng.
-Công trình thủy lợi được xây dựng, tăng năng suất lúa.
* Thủ công nghiệp:
có sự chuyển biến đáng kể:.
+ Nghề cũ phát triển. 
+Một số nghề mới xuất hiện như làm giấy, làm thủy tinh.
* Thương mại: Đường giao thông thủy bộ hình thành.
b. Về văn hóa:
*Về văn hoá
.
- Nhân dân ta vẫn giữ được phong tục, tập quán như: nhuộm răng, ăn trầu, làm bánh chưng, bánh giày, tôn trọng phụ nữ.
- Tiếp thu những yếu tố tích cực của văn hóa Trung Hoa thời Hán – Đường như: ngôn ngữ, văn tự.
Nhân dân ta không bị đồng hóa.
* Về xã hội có chuyển biến:
Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với chính quyền đô hộ ngày càng gay gắt => Đấu tranh chống đô hộ.
4. Củng cố:
- Chính sách đô hộ của chính quyền phương Bắc: kinh tế, văn hóa.
- Sự biến đổi về kinh tế văn hóa, xã hội ở nước ta thời Bắc thuộc.
Cho làm bài tập 
5. Dặn dò:
Học bài, Trả lời câu hỏi cuối bài 15 SGK,. Đọc trước bài 16
 6. Rút kinh nghiệm
Đà Nẵng, ngày 14 tháng 01 năm 2018
Ký duyệt của giáo viên hướng dẫn	 Giáo sinh thực tập
 Nguyễn Thị Hồng Quang	 Lê Thị Thanh Minh 

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 15 Thoi Bac thuoc va cac cuoc dau tranh gianh doc lap dan toc Tu the ki II TCN den dau the ki X.doc