Giáo án Lịch sử 10 - Bài 31: Cách mạng tư sản pháp cuối thế kỷ XVIII (tiết 1)

BÀI 31

CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP CUỐI THẾ KỶ XVIII

(Tiết 1)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

 Sau khi học xong bài học yêu cầu HS cần nắm được:

1. Kiến thức

- Cách mạng Pháp cuối thế kỉ XVIII là một cuộc cách mạng xã hội sâu rộng. Nó đã tiêu diệt chế độ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Pháp, góp phần đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống phong kiến ở châu Âu.

- Quần chúng nhân dân là động lực chủ yếu thúc đẩy cách mạng tiến lên.

- Những hạn chế của cách mạng tư sản: chỉ thay hình thức bóc lột phong kiến bằng sự bóc lột tư bản chủ nghĩa, không xóa bỏ triệt để mọi hình thức bóc lột người.

2. Về tư tưởng, tình cảm

- Biết trân trọng những quan điểm tiến bộ của Triết học Ánh sang1trong cuộc tấn công vào thành trì của chế độ phong kiến, dọn đường cho cách mạng xã hội bùng nổ.

- Vai trò của quần chúng nhân dân trong cách mạng.

 

docx 11 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 2070Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 10 - Bài 31: Cách mạng tư sản pháp cuối thế kỷ XVIII (tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 21 
Tiết PPCT: 37
Ngày soạn: 9/1/2018
Lớp
Ngày dạy
Tiết
Ghi chú
10A
18/1/2018
3
10B
17/1/2018
1
BÀI 31
CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP CUỐI THẾ KỶ XVIII
(Tiết 1)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
 Sau khi học xong bài học yêu cầu HS cần nắm được:
1. Kiến thức
- Cách mạng Pháp cuối thế kỉ XVIII là một cuộc cách mạng xã hội sâu rộng. Nó đã tiêu diệt chế độ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Pháp, góp phần đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống phong kiến ở châu Âu.
- Quần chúng nhân dân là động lực chủ yếu thúc đẩy cách mạng tiến lên.
- Những hạn chế của cách mạng tư sản: chỉ thay hình thức bóc lột phong kiến bằng sự bóc lột tư bản chủ nghĩa, không xóa bỏ triệt để mọi hình thức bóc lột người.
2. Về tư tưởng, tình cảm
- Biết trân trọng những quan điểm tiến bộ của Triết học Ánh sang1trong cuộc tấn công vào thành trì của chế độ phong kiến, dọn đường cho cách mạng xã hội bùng nổ.
- Vai trò của quần chúng nhân dân trong cách mạng.
3. Về kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng phân tích và kĩ năng sử dụng bản đồ.
II. THIẾT BỊ DẠY VÀ HỌC
- Bản đồ nước Pháp cuối thế kỉ XVIII.
- Sơ đồ tiến trình cuộc cách mạng.
- Những tư liệu tham khảo có liên quan
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ 
Câu hỏi:
Trình bày kết quả, ý nghĩa, tính chất của cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ?
3. Giới thiệu bài mới : Cuối thế kỷ XVIII, giữa Pa-ri hoa lệ của nước Pháp – “Kinh đô Châu Âu”, đã bùng nổ một cuộc cách mạng “long trời lở đất”. Thành quả của cuộc cách mạng đó được Lê-nin nhấn mạnh rằng: “Nó xứng đáng là cuộc đại cách mạng vì đã làm biết bao việc cho giai cấp của nó tức là giai cấp tư sản, để đến trọn thế kỷ XIX, thế kỷ đem lại ánh sáng văn hoá, văn minh cho nhân loại đều diễn ra dưới ảnh hưởng của cuộc cách mạng vĩ đại này”. Vậy vì sao cuộc cách mạng tư sản Pháp lại trở nên điển hình hơn bất cứ cuộc cách mạng tư sản nào ở thời kỳ cận đại, chúng ta sẽ cùng sáng tỏ vấn đề này trong bài học hôm nay Bài 31: CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP CUỐI THẾ KỈ XVIII.
 (1 phút)
4. Dạy học bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cơ bản cần nắm
GV giới thiệu: Từ giữa thế kỉ XVII, nếu như ở Anh kinh tế TBCN đã phát triển mạnh mẽ cả trong nông nghiệp với phong trào “rào đất cướp ruộng” , “CỪU ĂN THỊT NGƯỜI” thì đến thế kỉ XVIII Pháp vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu.
* Hoạt động 1: Cả lớp & cá nhân 
GV phát vấnNhững biểu hiện nào chứng minh vào thế kỉ XVIII Pháp là một nước nông nghiệp lạc hậu?
Gv gợi ý:quan sát người nông dân trong hình 56 sgk
- HS trả lời, GV: nhận xét, chốt ý.
- 90% dân số sống bằng nghề nông.nhưng: 
 + Công cụ lao động rất thô sơ ( cuốc) và phương pháp canh tác lạc hậu, dẫn đến năng suất thấp. Trong khi đó nông dân phải đóng hàng trăm thứ thuế va thực hiện mọi nghĩa vụ phong kiến đối với lãnh chúa.vì vậy Nạn đói thường xuyên xảy ra. 
* Hoạt động 2: Cả lớp & cá nhân 
GV phát vấn:Tình hình công thương nghiệp của nước Pháp trước cách mạng như thế nào?
- HS trả lời, GV: nhận xét, chốt ý.
Tình hình công thương nghiệp phát triển cụ thế:
Về Công nghiệp: làm thay đổi phần nào bộ mặt kinh tế Pháp. Máy móc bắt đầu được sử dụng nhiều như: Công nghiệp dệt đã sử dụng máy dệt, máy kéo sợi, quay tơMáy hơi nước được sử dụng trong công nghiệp khai khoáng, luyện kim, với hình thức tổ chức sản xuất công nghiệp chủ yếu là công trường thủ công, sử dụng hàng nghìn công nhân làm thuê.
Về Thương nghiệp: Công ti thương mại pháp không chỉ buôn bán với các nước Châu Âu mà còn buôn bán với cả các nước phương đông. Buôn bán nô lệ da đen trở nên phổ biến.
 Trước sự phát triển của KTTBCN ( phương thức sản xuất mới) thì Chế độ phong kiến nhằm duy trì phương thức sản xuất cũ đã ra sức kìm hãm bằng nhiều hình thức: đánh thuế nặng, sản xuất theo khuôn mẫu bắt buộc, số lượng sản phẩm và nhân công bị hạn chế. Đơn vị đo lường, tiền tệ lại không thống nhất.Làm hạn chế sức sản xuất, quá trình tự do kinh doanh và cải tiến kĩ thuật. 
Như vậy ta thấy Chế độ QCCC Pháp bấy giờ trở thành vật cản và mâu thuẫn đối với sự phát triển KT TBCN ở Pháp
* Hoạt động 3: Cả lớp & cá nhân 
GV phát vấn: Cuối thế kỉ XVIII Pháp vẫn duy trì chế độ chính trị nào?
- HS trả lời, GV: nhận xét, chốt ý.
Trước cách mạng Pháp là một nước quân chủ chuyên chế phong kiến. 
+ Vua Lui XVI nắm giữ toàn bộ quyền hành, là người tổ chức hành chính, quân đội, quyết định mọi công việc đối nội, đối ngoại mà không phải chịu bất cứ một sự kiểm soát nào. “Ý của vua chính là pháp luật”. 
+ Nhưng Lui XVI là vị vua không có tài lại vô tâm. Y thường ngủ gật khi chủ tọa hội đồng vương quốc. ít quan tâm tới chính trị nhưng lại dam mê săn bắn. Ăn chơi lãng phí không kém Lui XVI chính là hoàng hậu Mari Antoannet (công chúa nước Áo). Để phục vụ cho cuộc sống hoàng gia có 2 vạn người hầu.
Chính cuộc sống xa hoa lãng phí của vua và hoàng hậu, cùng với bộ máy nhà nước quan liêu tham nhũng đã đè nặng lên đôi vai gầy gò của nhân dân khiến họ phải thốt lên “triều đình là mồ chôn của quốc gia”.
 * Hoạt động 4: Cả lớp & cá nhân 
GV phát vấn: Cuối thế kỉ XVIII trong xã hội Pháp phân chia thành mấy đẳng cấp? Đó là những đẳng cấp nào?
 - HS trả lời, GV: nhận xét, chốt ý.
- Cuối thế kỉ XVIII. xã hội Pháp tồn tại 3 đẳng cấp: 
+ Đẳng cấp 1: Tăng lữ
+ Đẳng cấp 2: Qúy tộc 
+ Đẳng cấp thứ ba gồm: tư sản, nông dân và dân nghèo thành thị, công nhân.
* Hoạt động 5: Cả lớp & cá nhân 
GV phát vấn: Hãy nêu vai trò, quyền lợi kinh tế, địa vị chính trị của các đẳng cấp?
- HS trả lời, GV: nhận xét, chốt ý
Trong xã hội Pháp phân chia xã hội thành ba đẳng cấp có quyền lợi và nghĩa vụ khác nhau:
+ Tăng lữ là đẳng cấp thứ nhất: đảm đương những chức trách tôn giáo thiêng liêng. Tăng lữ có nhiều đặc quyền, nắm trong tay nhiều ruộng đất (chiếm ½ ruộng đất trong cả nước).
+ Quý tộc là đẳng cấp thứ hai họ nắm giữ những chức vụ hành chính quan trọng và có thế lực về chính trị.
Hai đẳng cấp này chỉ chiếm 1% dân số nhưng lại giữ vị trí thống trị nước Pháp, nắm trong tay nhiều đặc quyền đặc lợi (giữ nhiều chức vụ cao cấp trong nhà nước, không phải nộp thuế, ăn ngon mặc đẹp, sống một cuộc sống sa hoa trên nguồn thuế khóa và bóc lột sức lao động đẳng cấp thứ ba)
+ Đẳng cấp thứ ba gồm những tầng lớp còn lại: tư sản, nông dân, công nhân, bình dân thành thị, chiếm 99% dân số, là lực lượng sản xuất chủ yếu để nuôi sống xã hội, nhưngkhông có quyền lợi về chính trị, không được tham gia chính quyền, phải đóng góp của cải, phải chịu mọi thứ thuế ( thuế muối, thuế cầu, thuế đường, thuế xay bột) và những nghĩa vụ phong kiến dày đặt, bị phụ thuộc và phải phục vụ hai đẳng cấp trên.
Đáng chú ý nhất trong đẳng cấp thứ ba là tư sản và nông dân.cụ thể:
Thứ nhất:TƯ SẢN là những người kinh doanh công thương nghiệp, họ rất giàu có lại có học, nhưng lại không có quyền lợi chính trị, công việc kinh doanh của họ bị cản trở bởi những luật lệ phong kiến nên họ muốn xóa bỏ những quy định khắt khe cua nhà nước phong kiến, mong muốn này của TS cũng phù hợp với mong muốn của quần chúng nhân dân, chính vì thế TS trở thành giai cấp đại diện cho quyền lợi của đẳng cấp thứ 3 đồng thời cũng là giai cấp lãnh đạo cách mạng. 
Thứ hai: NÔNG DÂN giai cấp khổ sở nhất:
* Hoạt động 6: Cả lớp & cá nhân 
Gv cho HS quan sát hình 56 SGK phát vấn: Quan sát bức tranh này, em có nhận xét gì về tình cảnh người nông dân Pháp cuối thế kỉ XVIII ?
- HS trả lời, GV: nhận xét, chốt ý
Gv nhận xét, chốt ý
Vậy theo em trong xã hội Pháp đang tồn tại mâu thuẫn nào?
Như vậy trong xã hội lúc bấy giờ tồn tại mâu thuẫn gay gắt về quyền lợi kinh tế và địa vị chính trị giữa đẳng cấp thứ ba với đẳng cấp 1 và 2. 
GVdẫn dắt: Mâu thuẫn giữa các đẳng cấp trong xã hội Pháp không chỉ là mâu thuẫn về quyền lợi kinh tế và địa vị chính trị mà mâu thuẫn này còn được biểu hiện trong cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng. Để hiểu xem cuộc đấu tranh tư tưởng biểu hiện như thế nào chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu phần :2. Cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng
GV nhận xét đánh giá.
Thế kỉ XVIII ở nước Pháp xuất hiện trào lưu tư tưởng mới gọi là “triết học Ánh sáng” hay còn gọi là “ thế kỉ Ánh sáng”thế kỉ chuẩn bị về mặt tư tưởng cho cuộc cách mạng sắp bùng nổ. Đây là nét đặc trưng của cách mạng Pháp, yếu tố này đã góp phần làm cách mạng Pháp đạt đỉnh cao (Giacobanh).
* Hoạt động 1: Cả lớp & cá nhân 
GV phát vấn: Trào lưu Triết học Ánh sáng phát triển dựa trên cơ sở nào?
- HS trả lời, GV: nhận xét, chốt ý
Trào lưu tư tưởng“triết học Ánh” được phát triển dựa trên những thành tựu mới của khoa học, sự phát triển của mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa đã giúp những người có tư tưởng tiến bộ nhìn lại và phê phán những giáo lí lạc hậu, quan điểm lỗi thời, tư tưởng phong kiến nhà thờ và đề xuất tư tưởng mới.
* Hoạt động 2: Cả lớp & cá nhân 
GV phát vấn:Trào lưu tư tưởng“triết học Ánh Sáng” có những đại diện tiêu biểu nào?Nội dung chủ yếu và có vai trò như thế nào đối với cách mạng?
- HS trả lời, GV: nhận xét, chốt ý
+ Trào lưu Triết học Ánh với những đại diện tiêu biểu là Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Rút-xô
-Gv giới thiệu khái quát quan điểm của ba nhà tư tưởng Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Rút-xô.
Những nhà tư tưởng dù có quan điểm khác nhau, phản ánh quyền lợi khác nhau giữa các tầng lớp, song đều có một điểm thống nhất là :
+ Phê phán kịch liệt sự thối nát của chế độ phong kiến và nhà thờ Ki-tô giáo.
+ Đưa ra lý thuyết về việc xây dựng nhà nước mới.
Những tư tưởng này như nhát dao đâm sâu vào chế độ phong kiến đã thối nát, mục ruỗng, dọn đường cho cách mạng tư sản bùng nổ.
GV kết luận: như vậy ta thấy tình hình nước Pháp cuối thế kỉ XVIII xuất hiện nhiều mâu thuẫn: 
+ Nhà nước PK (đại diện cho PTSX cũ lạc hậu) >< TS (đại diện cho PTSX mới tiến bộ).
+ Đẳng cấp 1,2 >< 3.
+ Giáo lý nhà thờ, những quy định khắc khe của nhà nước PKCC >< trào lưu “Triết học Ánh sáng” tư tưởng mới, tiến bộ.
Đây chính là những nguyên nhân sâu xa dẫn đến cuộc cách mạng tư sản Pháp.vậy đâu là nguyên nhân trực tiếp làm bùng nổ cuộc cách mạng tư sản Pháp chúng ta cùng sang phần: II: Tiến trình cách mạng.
* Hoạt động 1: Cả lớp & cá nhân 
GV phát vấn:Nguyên nhân trực tiếp châm ngòi cho cuộc cách mạng tư sản Pháp bùng nổ là gì?
- HS trả lời, GV: nhận xét, chốt ý
tài chính quốc giabị khủng hoảng trầm trọng khi vua dùng để thỏa mãn thú ăn chơi, hội hè, xây dựng cung điện hoàng gia đã làm nền, số tiền nợ không có khả năng chi trả, để cứu vãn tình thế, vua Lui XVI phải triệu tập Hội nghị ba đẳng cấp 5/1789 tại cung điện Véc-xai để đề xuất vấn đề vay tiền và ban hành thuế mới.
Đẳng cấp thứ 3 phản đối quyết định đó của nhà vua và tuyên bố thành lập Quốc hội. Đây được coi là quyết định đầy táo bạo vì lần đầu tiên, họ không cần đến nhà vua và chuyển quyền lập pháp vào tay đẳng cấp thứ ba. 
Ngày 9/7 Quốc hội đổi thành Quốc hội lập hiến để xác định quyền của đẳng cấp thứ ba trong việc ban hành luật lệ nhà nước. 
Vua và quý tộc phản ứng, ráo riết chuẩn bị lực lượng tấn công đẳng cấp thứ ba bằng bạo lực.
Hoạt động 2: Cả lớp và cá nhân 
GV phát vấn:Cuộc cách mạng được mở đầu bằng sự kiện gì?
- HS trả lời, GV: nhận xét, chốt ý
Ngày 14/7/1789, bất bình trước hành động của nhà vua, quần chúng nhân dân tự vũ trang tấn công các trụ sở, chiếm ngục Bax-ti. Cách mạng bùng nổ.
Hoạt động 3: Cả lớp và cá nhân 
GV phát vấn:Nhận xét bức hình 57SGK: tấn công ngục Baxti
- HS trả lời. GV tạo biểu tượng “Ngục Ba-xti”
Đây là một nhà tù kiên cố là hình ảnh tượng trưng cho uy quyền vua chúa,và là thành trì của chế độ phong kiến., pháo đài cao 23 m, tường dày 2 m, có hào sâu xung quanh ngăn cách, có cầu treo và đại bác và lính canh luôn trong tư thế sẵn sàng. Có 8 ngục tối để giam cầm người cùng rắn rết. chính vì lẽ đó quần chúng căm thù ngục Baxti, căm thù chế độ pk
14/7 ngày Quốc khánh nước Pháp
GV:Mô tả tinh thần chiến đấu của nhân Pari khi chiếm ngục Ba-xti, Tố Hữu đã viết:
Và lớn bé, đàn ông, đàn bà 
Tất cả chiếm, mỗi người đôi khí giới
Anh hàng thịt vung cao dao sáng chói
Người lính già quắc thước múa chuôi gươm
Và anh hàng giày quần áo trách tươm
Anh hàng dệt đang nằm sau cửa xưởng
Cũng nổi dậy uy nghi như võ tướng
Giật thanh đao khẩu súng nhảy sa vào
Những thằng con bé bỏng đứng dương oai
Phồng má thổi kèn vang sau gót bố”
 (Trích bài thơ 14/7- Tố Hữu)
Sau khi chiếm được ngục Ba-xti hàng loạt các cuộc nổi dậy của nhân dân diễn ra khắp nơi cả thành thị và nông thôn . Chính quyền mới được thành lập nằm trong tay đại tư sản tài chính được gọi là phái Lập hiến. 
GV phát vấn:Sau khi thành lập, phái Lập hiến đã tiến hành công việc gì đầu tiên?
HS trả lời, GV nhận xét kết luận
Tháng 8/1789, Quốc hội Lập hiến thông qua bản “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền” 
GV phát vấn:nội dung bản “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền” đề cập đến vấn đề gì?
HS trả lời GV nhận xét kết luận
Bản tuyên ngôn gồm 17 điều, tuyên ngôn đưa ra khẩu hiệu nổi tiếng “Tự do - Bình đẳng - Bác ái” là văn kiện có ý nghĩa tiến bộ lúc bấy giờ (khẳng định quyền bình đẳng giữa các công dân, tuyên bố các quyền tự do dân chủ).
GV phát vấn:Việc làm thứ hai sau khi Quốc hội Lập hiến nên nắm quyền là gì?
HS trả lời, GV nhận xét kết luận
Quốc hội Lập hiến ban hành nhiều chính sách nhằm khuyến khích công thương nghiệp phát triển: bãi bỏ quy chế phường hội, cho phép tự do buôn bán. Tổ chức hành chính theo quy chế mới. Cả nước chia thành 83 quận. 
Như vậy sự phân tán, cát cứ bị xóa bỏ tạo điều kiện thống nhất dân tộc, phát triển kinh tế TBCN. Tuy nhiên vấn đề ruộng đất cho người nông dân, việc làm cho giai cấp công nhân vẫn chưa được giải quyết.
GV phát vấn: Năm 1791 sự kiện gì xảy ra ở nước Pháp?
HS trả lời, GV nhận xét kết luận
Để bảo vệ quyền quyền tư hữu tài sản của mình, tầng lớp tư sản không muốn tiếp tục cách mạng, họ không xóa bỏ chế độ quân chủ chuyên chế đưa xã hội về công bằng, ngược lại họ thấy rằng cần duy trì chế độ quân chủ. Chính vì vậy họ đã cấu kết với vua Lu-i XVI để thông quan Hiến pháp, xác lập quyền thống trị của giai cấp tư sản dưới hình thức quân chủ lập hiến. 
GV phát vấn:Sau khi phê chuẩn Hiến pháp, vua Lu- i XVI có hành động gì?
HS trả lời GV nhận xét kết luận:
Vua Lu-iXVI tìm cách chống phá cách mạng, xúi giục phản động trong nước, liên kết với phong kiến bên ngoài là Áo – Phổ, nhằm khôi phục lại chế độ phong kiến.
GV phát vấn:Vào năm 1792 sự kiện gì xảy ra ở nước Pháp?
HS trả lời, GV nhận xét kết luận
Tháng 4/ 1792, chiến tranh giữa Pháp và liên quân phong kiến Áo - Phổ bùng nổ.
Ngày 11/7/1792, Quốc hội tuyên bố “Tổ quốc lâm nguy” và ra sắc lệnh tổng động viên quân tình nguyện, cách mạng Pháp phát triển sang giai đoạn mới.
I. Nước Pháp trước cách mạng 
1. Tình hình kinh tế, xã hội
Kinh tế
* Nông nghiệp
- Cuối thế kỷ XVIII, Pháp vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu: 
+ Công cụ và phương thức canh tác thì thô sơ nên năng suất thấp.
+ Nạn mất mùa, đói kém thường xuyên xảy ra.
* Công thương nghiệp : Công thương nghiệp phát triển nhưng bị chế độ phong kiến cản trở, kìm hãm. 
b.Về chính trị - xã hội: 
 - Trước cách mạng, Pháp vẫn là nước quân chủ chuyên chế do vua Lu-i XVI đứng đầu. 
- Cuối thế kỉ XVIII. xã hội Pháp tồn tại 3 đẳng cấp: tăng lữ, quý tộc và đẳng cấp thứ ba
- Đẳng cấp 1, 2: có trong tay mọi quyền lợi, không phải đóng thuế. 
-Đẳng cấp thứ ba: không có quyền lợi chính trị, phải đóng nhiều thứ thuế. Nông dân chiếm 90% dân số, là giai cấp nghèo khổ nhất.
=> Đẳng cấp 1, 2 đẳng cấp 3.
2. Cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng
+ Trào lưu Triết học Ánh với những đại diện tiêu biểu là Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Rút-xô đã ủng hộ tư tưởng tiến bộ của giai cấp tư sản, kịch liệt tố cáo và lên ánchế độ quân chủ chuyên chế của Lu-I XVI.
+ Cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng đã thúc đẩy cách mạng sớm bùng nổ.
II. TIẾN TRÌNH CÁCH MẠNG
1.Cách mạng bùng nổ. Nền quân chủ lập hiến
- Ngày 5/5/1789, Lu-I XVI lại triệu tập Hội nghị ba đẳng cấp để tăng thuế. Đẳng cấp thứ ba phản đối và họ tuyên bố tự thành lập Quốc hội lập hiến, tự soạn thảo Hiến pháp, thông qua đạo luật mới về tài chính. 
- Ngay lập tức, nhà vua và quý tộc dùng quân đội để uy hiếp.
Cách mạng bùng nổ. 
b.Cách mạng bùng nổ. 
- Ngày 14/7/1789, quần chúng nhân dân kéo đến tấn công và chiếm pháo đài – nhà ngục Ba-xti. phái Lập hiến lên nắm quyền
+ Tháng 8/1789: Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền được thông qua, 
+ Tháng 9/1791: Hiến pháp được thông qua, xác lập chế độ quân chủ lập hiến. 
- Lu-I XVI đã liên kết với lực lượng phản cách mạng trong nước, cầu cứu thế lực phong kiến bên ngoài để giành lại chính quyền.
- Tháng 4/1792, chiến tranh Pháp với Áo – Phổ bùng nổ. Phái Lập hiến đã không kiên quyết chống lại, đất nước lâm nguy, cách mạng chuyển sang giai đoạn mới.
5. Củng cố (5 phút)
1. Đến thế kỉ XVIII, nền kinh tế nước Pháplạc hậu trong lĩnh vực nào?
Trả lời: nông nghiệp
2. Đến thế kỉ XVIII, nước Pháp đang tồn tại ở thể chế chính trị nào? 
Trả lời: quân chủ chuyên chế
3. Xã hội Pháp lúc bấy giờ có mấy đẳng cấp?Đó là những đẳng cấp nào?
Trả lời : ba đẳng cấp: tăng lữ, quý tộc, đẳng cấp thứ ba
4. Nguyên nhân trực tiếp làm bùng nổ cuộc cách mạng tư sản Pháp là gì?
Trả lời :hội nghị ba đẳng cấp
5. Tuyên ngôn độc lập của Pháp đề cập đến vấn đề gì?
Trả lời: quyền con người
6. Quốc khánh nước Pháp là ngày nào?
Trả lời:14/7
6. Dặn dò
- Học bài cũ
- Chuẩn bị tiết 2 bài 31
IV. RÚT KINH NGHIỆM
.......................................
Ngày tháng năm 
Ký duyệt
Tổ trưởng
Phạm Ngọc Hạnh

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai 31 Cach mang tu san Phap cuoi the ky XVIII_12257423.docx