Giáo án Lịch sử 10 - Bài 33: Hoàn thành cách mạng tư sản ở châu Âu và mĩ giữa thế kỷ XIX

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

- Biết được nguyên nhân, diễn biến, kết quả cuộc đấu tranh thống nhất Đức, I-ta-li-a và nội chiến ở Mỹ.

- Giải thích được tại sao cuộc đấu tranh thống nhất Đức, I-ta-li-a và nội chiến ở Mỹ lại là cuộc cách mạng tư sản.

2. Kỹ năng:

- Rèn luyện cho HS kỹ năng phân tích, giải thích các sự kiện lịch sử qua đó khẳng định tính chất đó chính là những cuộc cách mạng tư sản diễn ra dưới các hình thức khác nhau.

- Kỹ năng khai thác lược đồ, tranh ảnh.

3. Thái độ:

Nhận thức đúng về vai trò của quần chúng nhân dân trong cuộc đấu tranh chống các thế lực phong kiến, bảo thủ, lạc hậu đòi quyền tự do dân chủ.

II. THIẾT BỊ VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC:

- Lược đồ quá trình thống nhất nước Đức, I-ta-li-a và nội chiến ở Mỹ.

- Tranh ảnh những nhân vật lịch sử có liên quan đến thời kỳ này.

 

doc 3 trang Người đăng trung218 Lượt xem 14714Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 10 - Bài 33: Hoàn thành cách mạng tư sản ở châu Âu và mĩ giữa thế kỷ XIX", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 33
HOÀN THÀNH CÁCH MẠNG TƯ SẢN
Ở CHÂU ÂU VÀ MĨ GIỮA THẾ KỶ XIX
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Biết được nguyên nhân, diễn biến, kết quả cuộc đấu tranh thống nhất Đức, I-ta-li-a và nội chiến ở Mỹ.
- Giải thích được tại sao cuộc đấu tranh thống nhất Đức, I-ta-li-a và nội chiến ở Mỹ lại là cuộc cách mạng tư sản.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện cho HS kỹ năng phân tích, giải thích các sự kiện lịch sử qua đó khẳng định tính chất đó chính là những cuộc cách mạng tư sản diễn ra dưới các hình thức khác nhau.
- Kỹ năng khai thác lược đồ, tranh ảnh.
3. Thái độ:
Nhận thức đúng về vai trò của quần chúng nhân dân trong cuộc đấu tranh chống các thế lực phong kiến, bảo thủ, lạc hậu đòi quyền tự do dân chủ.
II. THIẾT BỊ VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC:
- Lược đồ quá trình thống nhất nước Đức, I-ta-li-a và nội chiến ở Mỹ.
- Tranh ảnh những nhân vật lịch sử có liên quan đến thời kỳ này.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Câu hỏi 1: Nêu mốc thời gian và những thành tựu chủ yếu của cách mạng công nghiệp Anh?
- Câu hỏi 2: Hệ quả của cách mạng công nghiệp?
2. Giới thiệu bài mới:
Trong các thập niên 50 – 60 của thế kỷ XIX, nhiều cuộc cách mạng tư sản nổ ra dưới những hình thức khác nhau ở châu Âu và Bắc Mỹ, đã khẳng định sự toàn thắng của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, chấm dứt cuộc đấu tranh “Ai thắng ai” giữa thế lực phong kiến lạc hậu, bảo thủ với giai cấp tư sản đại diện cho lực lượng sản xuất tiến bộ. Để tìm hiểu nguyên nhân nào dẫn đến cuộc đấu tranh thống nhất Đức, I-ta-li-a và nội chiến Mỹ? Diễn biến ra sao? Tính chất ý nghĩa ra sao? Bài học hôm nay sẽ trả lời các câu hỏi trên.
3. Tổ chức các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cơ bản
* Hoạt động 1: Tìm hiểu cuộc đấu tranh thống nhất nước Đức.
- GV nêu câu hỏi: Hãy cho biết tình hình nước Đức trước khi thống nhất?
- HS trả lời.
- GV nhận xét, chốt ý.
- GV hỏi: Yêu cầu cấp bách của Đức là làm gì để phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa?
- HS trả lời.
- GV kết luận: Yêu cầu cấp bách lúc này là thống nhất đất nước,chấm dứt tình trạng phân tán, chia rẽ.
- GV trình bày và phân tích: Ở Đức do sự thỏa hiệp của giai cấp tư sản và quý tộc phong kiến giai cấp vô sản chưa đủ trưởng thành để tiến hành thống nhất đất nước bằng con đường Cách mạng – con đường “Từ dưới lên”, quá trình thống nhất đất nước được thực hiện bằng con đường chiến tranh vương quyền – “Từ trên xuống”, thông qua vai trò của quý tộc Phổ - đại diện là Bi-xmác. Với chính sách phản động đã đưa nước Đức trở thành một đồn lũy phản động nhất, là nguồn gốc dẫn đến chủ nghĩa quân phiệt xâm lược và là trung tâm xảy ra các cuộc chiến tranh ở châu Âu.
- GV sử dụng lược đồ quá trình thống nhất Đức để trình bày diễn biến quá trình thống nhất nước Đức.
- GV yêu cầu 1-2 HS lên bảng trình bày lại quá trình thống nhất Đức để củng cố kiến thức.
- GV nhận xét, chốt ý.
- GV giải thích rõ: Việc tống nhất nước Đức mang tính chất một cuộc cách mạng tư sản, tạo điều kiện cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ ở Đức.
- Mục giảm tải: GV hướng dẫn HS tự học, biết được nét chính cuộc đấu tranh thống nhất I-ta-li-a.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu cuộc nội chiến Mỹ.
- GV cho HS quan sát trên lược đò nước Mỹ giữa thế kỷ XIX trong SGK và giới thiệu cho HS thấy được sự mở rộng đất đai nước Mỹ giữa thế kỷ XIX.
- GV nêu câu hỏi: Hãy cho biết tình hình nước Mỹ trước khi nội chiến?
- HS trả lời.
- GV nhận xét, chốt ý.
- GV nêu câu hỏi: Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến nội chiến?
- HS trả lời.
- GV nhận xét, chốt ý:
+ Lin-côn ứng cử viên của Đảng Cộng hòa, đại diện cho giai cấp tư sản và trại chủ miền Bắc trúng cử Tổng thống đe dọa quyền lợi các chủ nô ở miền Nam (vì Đảng Cộng hòa chủ trương bãi bỏ chế độ nô lệ).
- GV kết hợp giới thiệu hình 67 “Tổng thống Lin-côn thẩm duyệt bản Tuyên ngôn giải phóng nô lệ”.
+ 11 bang miền Nam phản đối tách khỏi liên bang thành lập Hiệp bang, có chính phủ, Tổng thống riêng và chuẩn bị lực lượng chống lại chính phủ trung ương.
- GV trình bày: Ngày 12/4/1861, nội chiến bùng nổ. Ban đầu quân đội Liên bang thua liên tiếp.
- GV nêu câu hỏi: Trước tình hình đó Chính phủ Lin-côn có biện pháp gì?
- HS dựa vào SGK trả lời.
- GV nhận xét, bổ sung, chốt ý:
+ Chính phủ thay đổi kế hoạch tác chiến và có những biện pháp tích cực hơn.
+ GI7a4 năm 1862,ký sắc lệnh cấp đất ở miền Tây cho dân di cư.
+ Ngày 1/1/1863, ra sắc lệnh bãi bỏ chế độ nô lệ ® hàng vạn nô lệ và người dân gia nhập quân đội Liên bang. 
+ Ngày 9/4/1865, quân đội miền Bắc giành thắng lợi quyết định trong trận đánh thủ phủ Hiệp bang miền Nam (Xa-ra-tô-ga). Nội chiến chấm dứt.
- GV nêu câu hỏi: Hãy cho biết ý nghĩa của cuộc nội chiến?
- HS trả lời.
- GV nhận xét, chốt ý:
+ Là cuộc cách mạng tư sản lần thứ hai ở Mỹ.
+ Xóa bỏ chế độ nô lệ ở miền Nam, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển rong cả nước.
+ Nền kinh tế Mỹ phát triển nhanh chóng sau nội chiến.
1. Cuộc đấu tranh thống nhất nước Đức.
- Tình hình nước Đức:
+ Giữa thế kỷ XIX, kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng. Đức trở thành nước công nghiệp.
+ Tuy nhiên, nước Đức bị chia cắt thành nhiều vương quốc nhỏ, cản trở sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa, đặt ra yêu cầu cần thống nhất đất nước.
- Quá trình thống nhất nước Đức tiến hànhbằng vũ lực “Từ trên xuống” dưới sự lãnh đạo của quý tộc quân phiệt Phổ do Bi-xmác đứng đầu, qua ba cuộc chiến tranh: với Đan Mạch (1864), với Áo (1886), với Pháp (1870 – 1871). Năm 1867, Liên bang Bắc Đức ra đời. Sau chiến tranh với Pháp, ngày 18/1/1871, Đức hoàn thành thống nhất nước Đức.
- Đây là cuộc cách mạng tư sản, tạo điều kiện cho kinh tế tư bản phát triển.
- Năm 1870 – 1871, Bi-xmác gây chiến với Pháp, thu phục các bang miền Nam hoàn thành thống nhất Đức.
2. Cuộc đấu tranh thống nhất I-ta-li-a.
3. Nội chiến ở Mỹ.
- Nguyên nhân:
+ Đến giữa thế kỷ XIX, miền Bắc Mỹ có nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển. Miền Nam phát triển kinh tế đồn điền, dựa trên sự bóc lột sức lao động của nô lệ. Sự tồn tại của chế độ nô lệ đã cản trở nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển ở Mỹ. Mâu thuẫn giữa tư sản và trại chủ ở miền Bắc với chủ nô ở miền Nam ngày càng gay gắt.
+ Lin-côn đại diện Đảng Cộng hòa trúng cử Tổng thống đe dọa quyền lợi của chủ nô ở miền Nam. 11 bang miền Nam tách khỏi Liên bang.
- Diễn biến:
+ Ngày 12/4/1861, nội chiến bùng nổ - ưu thế thuộc về Hiệp bang.
+ Ngày 1/1/1863, Lin-côn ra sắc lệnh bãi bỏ chế độ nô lệ ® Nô lệ, nông dân tham gia quân đội.
+ Ngày 9/4/1865, nội chiến kết thúc, thắng lợi thuộc về quân Liên bang.
- Ý nghĩa:
+ Là cuộc cách mạng tư sản lần thứ hai ở Mỹ.
+ Xóa bỏ chế độ nô lệ ở miền Nam tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
+ Nền kinh tế Mỹ phát triển nhanh chóng sau nội chiến.
4. Củng cố:
- Nguyên nhân và diễn biến cuộc đấu tranh thống nhất Đức và nội chiến Mỹ? tại sao đó là những cuộc cách mạng tư sản?
5. Dặn dò, bài tập: 
- Học bài cũ, đọc trước bài mới.
- Lập bảng thống kê các hình thức cách mạng tư sản theo nội dung sau:
Tên cuộc cách mạng
Hình thức
Thời gian
Kết quả, ý nghĩa

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_33_Hoan_thanh_cach_mang_tu_san_o_Chau_Au_va_Mi_giua_the_ky_XIX.doc