Giáo án Lịch sử 10 - Bài 33 – Tiết 44 – 45: Hoàn thành cách mạng tư sản ở châu Âu và mĩ giữa thế kỉ XIX

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau khi học xong bài này, HS có thể:

1. Về kiến thức

- Trình bày được nguyên nhân, diễn biến, kết quả của cuộc đấu tranh thống nhất Đức và nội chiến ở Mĩ.

- Giải thích được tại sao cuộc đấu tranh thống nhất Đức và nội chiến ở Mĩ là cuộc cách mạng tư sản.

- Đánh giá vai trò của các cá nhân Bismarck và Abraham Lincoln trong cuộc thống nhất nước Đức và nội chiến ở Mĩ.

2. Về kĩ năng

- Khả năng trình bày trước tập thể.

- Khai thác thông tin từ lược đồ và tranh ảnh trong SGK.

- Phân tích và đánh giá các sự kiện, trên cơ sở đó rút ra kết luận về nội dung bài học.

 

docx 5 trang Người đăng trung218 Lượt xem 2571Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 10 - Bài 33 – Tiết 44 – 45: Hoàn thành cách mạng tư sản ở châu Âu và mĩ giữa thế kỉ XIX", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 33 – tiết 44 – 45: HOÀN THÀNH CÁCH MẠNG TƯ SẢN Ở CHÂU ÂU VÀ MĨ GIỮA THẾ KỈ XIX
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau khi học xong bài này, HS có thể:
Về kiến thức
Trình bày được nguyên nhân, diễn biến, kết quả của cuộc đấu tranh thống nhất Đức và nội chiến ở Mĩ.
Giải thích được tại sao cuộc đấu tranh thống nhất Đức và nội chiến ở Mĩ là cuộc cách mạng tư sản.
Đánh giá vai trò của các cá nhân Bismarck và Abraham Lincoln trong cuộc thống nhất nước Đức và nội chiến ở Mĩ.
Về kĩ năng
Khả năng trình bày trước tập thể.
Khai thác thông tin từ lược đồ và tranh ảnh trong SGK.
Phân tích và đánh giá các sự kiện, trên cơ sở đó rút ra kết luận về nội dung bài học.
Về thái độ
Đánh giá đúng vai trò và ý nghĩa của cuộc đấu tranh thống nhất nước Đức và cuộc nội chiến ở Mĩ.
Nhận thức đúng về vai trò của quần chúng nhân dân trong cuộc đấu tranh chống các thế lực phong kiến, bảo thủ, lạc hậu đòi quyền tự do dân chủ.
THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC
SGK lịch sử lớp 10 – ban cơ bản.
Giới thiệu giáo án lịch sử 10, chương trình cơ bản.
Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong SGK lịch sử 10.
Vũ Dương Ninh (chủ biên), Lịch sử thế giới cận đại.
Phan Ngọc Liên (chủ biên), Lịch sử thế giới cận đại, tập 1.
Tranh ảnh, tài liệu liên quan đến bài học.
TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
Kiểm tra bài cũ
Cho biết những thành tựu chủ yếu của Cách mạng công nghiệp Anh và hệ quả của nó.
Dẫn dắt vào bài mới
Trong các thập niên 50 – 60 của thế kỉ XIX nhiều cuộc cách mạng tư sản liên tục nổ ra dưới những hình thức khác nhau ở Châu Âu và Bắc Mĩ đã khẳng định sự toàn thắng của phương thức sản xuất TBCN, chấm dứt cuộc đấu tranh “Ai thắng ai” giữa thế lực phong kiến lạc hậu, bảo thủ với giai cấp tư sản đại diện cho lực lượng sản xuất tiến bộ. Bài học hôm nay sẽ giúp cúng ta hiểu rõ hơn về cuộc đấu tranh thống nhất Đức và nội chiến Mĩ – hai cuộc cách mạng tư sản diễn ra với những hình thức khác nhau trong thế kỉ XIX.
Tổ chức các hoạt động dạy và học
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cơ bản
Hoạt động 1: Cả lớp – cá nhân
Trước hết GV giới thiệu: Từ những năm 1848 – 1849 một cao trào CMTS lại diễn ra sôi nổi ở Châu Âu. Ở Đức và Italia ngoài nhiệm vụ thủ tiêu quan hệ sản xuất phong kiến còn thực hiện nhiệm vụ thống nhất đất nước, mở đường cho chủ nghĩa tư bản đi lên (GV giải thích lí do tại sao phải tiến hành quá trình thống nhất nước Đức). GV nêu câu hỏi: Hãy cho biết tình hình nước Đức trước khi thống nhất?
HS dựa vào SGK tự trả lời câu hỏi.
GV nhận xét chốt ý:
Đến giữa thế kỉ XIX, kinh tế TBCN ở Đức phát triển nhanh chóng, Đức từ một nước nông nghiệp trở thành nước công nghiệp.
Phương thức kinh doanh theo lối TBCN đã xâm nhập vào sản xuất: Sử dụng máy móc, thuê mướn công nhân, đẩy mạnh khai thác tạo nên tầng lớp quý tộc tư sản gọi chung là Junker.
Nước Đức bị chia xẻ thành nhiều vương quốc nhỏ, là trở ngại lớn nhất để phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa (GV có thể sử dụng lược đồ về nước Đức để thấy được tình trạng chia rẽ của quốc gia này).
GV nêu câu hỏi: Yêu cầu cấp bách của Đức là làm gì để phát triển kinh tế TBCN ?
HS trả lời câu hỏi.
GV kết luận: Yêu cầu cấp bách lúc này là thống nhất đất nước, chấm dứt tình trạng phân tán, chia rẽ.
GV trình bày và phân tích: Ở Đức do sự thoả hiệp của giai cấp tư sản và quý tộc phong kiến, giai cấp vô sản chưa đủ trưởng thành để tiến hành thống nhất đất nước nên quá trình thống nhất đất nước được thực hiện bằng con đường chiến tranh vương triều – “từ trên xuống”, thông qua vai trò của quý tộc Phổ – đại diện là Bismarck. Với những chính sách bảo thủ và thực dụng, Bismarck đã khiến nước Đức trở thành một đồn luỹ phản động, là nguồn gốc chủ yếu dẫn đến chủ nghĩa quân phiệt xâm lược và là trung tâm xảy ra các cuộc chiến tranh ở châu Âu.
Cuộc đấu tranh thống nhất nước Đức
Tình hình nước Đức giữa TK XIX
Giữa thế kỉ XIX, kinh tế TBCN phát triển nhanh chóng à trở thành nước CN.
Phương thức kinh doanh TBCN đã xâm nhập vào các ngành kinh tế, hình thành tầng lớp Junker.
Nước Đức bị chia xẻ thành nhiều vương quốc nhỏ, cản trở sự phát triển kinh tế TBCN.
è Cần thống nhất đất nước.
Đức thống nhất đất nước bằng vũ lực “Từ trên xuống” thông qua chiến tranh với các nước khác.
Hoạt động 2: Cả lớp – cá nhân
GV sử dụng lược đồ quá trình thống nhất Đức để trình bày diễn biến quá trình thống nhất nước Đức, yêu cầu HS lên bảng trình bày lại quá trình thống nhất Đức để củng cố kiến thức mục này.
HS thực hiện theo yêu cầu của GV, sau đó GV phân tích và chốt ý: Quá trình thống nhất nước Đức chủ yếu tập trung vào những nội dung sau:
Năm 1864, Bismarck tấn công Đan Mạch chiếm Holstein và Nam Schleswig – hai địa bàn chiến lược quan trọng ở Ban Tích và Bắc Hải. Đan Mạch phải ký hoà ước (10.1864), đồng ý trao hai công quốc cho Áo và Phổ thành lập một liên bang mới. Sau đó, Bismarck đã tiến hành cuộc chiến tranh với nước Áo và nhanh chóng giành thắng lợi. Năm 1867 Liên bang Bắc Đức ra đời gồm 18 quốc gia Bắc Đức và 3 thành phố tự do, Hiến pháp được thông qua.
Năm 1870 – 1871, Bismarck tiến hành chiến tranh với Pháp, đối thủ quan trọng nhất của Đức lúc này. Chiến tranh kết thúc với sự sụp đổ hoàn toàn của đế chế thứ II ở Pháp, Pháp phải kí hiệp định đầu hàng, Đức thu phục được các bang miền Nam, hoàn toàn thống nhất đất nước.
GV giải thích rõ: việc thống nhất nước Đức mang tính chất một cuộc CMTS tạo điều kiện cho kinh tế TBCN phát triển mạnh mẽ ở Đức.
Quá trình thống nhất nước Đức
Năm 1864, Phổ tấn công Đan Mạch, nhanh chóng giành thắng lợi.
Năm 1866, Phổ gây chiến với Áo.
è Liên bang Bắc Đức thành lập, thông qua hiến pháp.
Năm 1870 – 1871, Bismarck gây chiến với Pháp à thu phục các bang miền Nam, hoàn toàn thống nhất đất nước.
Tính chất: Cuộc CMTS.
Nội dung đọc thêm.
Cuộc đấu tranh thống nhất Italia
Hoạt động 3: Cả lớp – cá nhân
GV cho HS quan sát trên lược đồ nước Mĩ giữa thế kỷ XIX trong SGK và giới thiệu cho HS thấy được sự mở rộng đất đai nước Mĩ giữa thế kỷ XIX.
GV nêu câu hỏi: Hãy cho biết tình hình nước Mĩ trước khi nội chiến?
HS đọc SGK trả lời câu hỏi, GV nhận xét câu trả lời, trình bày và phân tích: Kinh tế Mĩ giữa thế kỉ XIX tồn tại theo 2 con đường: Miền Bắc phát triển nền công nghiệp TBCN, miền Nam phát triển kinh tế đồn điền dựa trên bóc lột sức lao động nô lệ.
Về nông nghiệp ở miền Bắc và miền Tây kinh tế trang trại chủ nhỏ và nông dân tự do chiếm ưu thế phục vụ thị trường công nghiệp. Trong khi đó ở miền Nam kinh tế đồn điền phát triển dựa trên sức lao động nô lệ làm giàu nhanh chóng cho giới chủ nô. Tuy nhiên, chế độ nô lệ đã cản trở nền kinh tế TBCN phát triển.
Mâu thuẫn giữa tư sản và trại chủ nhỏ ở miền Bắc với các chủ nô ở miền Nam ngày càng gay gắt à Phong trào đấu tranh đòi thủ tiêu chế độ nô lệ mở đường cho CNTB phát triển.
GV nêu câu hỏi: Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến nội chiến là gì?
HS đọc SGK tự trả lời câu hỏi, GV nhận xét, bổ sung và chốt ý:
Lincoln là ứng cử viên của Đảng Cộng hoà đại diện cho giai cấp tư sản và trại chủ miền Bắc trúng cử Tổng thống đe doạ quyền lợi các chủ nô ở miền Nam vì Đảng Cộng hoà chủ trương bác bỏ chế độ nô lệ (GV kết hợp giới thiệu hình 62, Tổng thống Lincoln (người ngồi bên trái) thẩm duyệt bản Tuyên ngôn Giải phóng nô lệ với nội dung về Lincoln trong SGK).
11 bang miền Nam phản đối tách khỏi Liên bang thành lập Hiệp bang mới có chính phủ, Tổng thống riêng và chuẩn bị lực lượng chống lại Chính phủ Trung Ương.
Nội chiến ở Mĩ
Tình hình nước Mĩ trước nội chiến
Giữa TK XIX kinh tế Mĩ phát triển theo hai con đường: miền Bắc phát triển nền công nghiệp TBCN; miền Nam kinh tế đồn điền vào bóc lột nô lệ.
Kinh tế nhanh chóng phát triển, nhưng chế độ nô lệ cản trở nền kinh tế TBCN phát triển.
Tư sản, trại chủ miền Bắc >< chủ nô ở Miền Nam ngày càng gay gắt.
Nguyên nhân trực tiếp:
A. Lincoln đắc cử Tổng thống, đe doạ quyền lợi của các chủ nô miền Nam.
11 bang miền Nam tách khỏi liên bang.
Hoạt động 4: Cả lớp – cá nhân
GV trình bày: Ngày 12.4.1861 nội chiến bùng nổ, ban đầu quân đội Liên bang kiên quyết và không sử dụng biện pháp triệt để nên bị thua liên tiếp.
GV nêu câu hỏi: Trước tình hình đó chính phủ Lincoln có biện pháp gì?
HS dựa vào SGK tự trả lời câu hỏi, GV nhận xét, bổ sung, và chốt ý:
Chính phủ Liên bang thay đổi kế hoạch tác chiến và có những biện pháp tích cực hơn: Giữa năm 1862 ký sắc lệnh cấp đất ở miền Tây cho dân di cư.
Ngày 1.1.1863 ra sắc lệnh bãi bỏ chế độ nô lệ à hàng vạn nô lệ và người dân được giải phóng gia nhập quân đội Liên bang.
Ngày 9.4.1865, quân đội miền Bắc giành thắng lợi quyết định trong trận đánh thủ phủ Hiệp bang miền Nam, nội chiến chấm dứt.
GV nêu câu hỏi: Hãy cho biết ý nghĩa của cuộc nội chiến Mĩ?
HS đọc SGK tự trả lời câu hỏi.
GV nhận xét, bổ sung, chốt ý:
Là cuộc cách mạng tư sản lần thứ II ở Mĩ (GV phân tích kĩ lí do tại sao nội chiến là cuộc cách mạng tư sản lần thứ II của Mĩ).
Xoá bỏ chế độ nô lệ ở miền Nam tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
Nền kinh tế nước Mĩ phát triển nhanh chóng sau nội chiến.
Diễn biến
Ngày 12.4.1861: nội chiến bùng nổ, phe Hiệp bang chiếm ưu thế.
Ngày 1.1.1863 ban hành sắc lệnh bãi bỏ chế độ nô lệ à nông dân, nô lệ tham gia quân đội Liên bang.
Ngày 9.4.1865: nội chiến kết thúc, thắng lợi thuộc về quân Liên bang.
- Ý nghĩa:
+ Là cuộc CMTS lần thứ II ở Mĩ.
+ Xoá bỏ chế độ nô lệ, tạo điều kiện cho CNTB phát triển.
+ Nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng sau nội chiến.
Sơ kết bài học
Củng cố: GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi đặt ra ngay từ đầu giờ học.
Nguyên nhân và diễn biến cuộc đấu tranh thống nhất Đức và nội chiến Mĩ?
Tại sao đó lại là những cuộc cách mạng tư sản?
Dặn dò:
- HS học bài, đọc trước bài mới.
- Lập bảng thống kê các hình thức cách mạng Tư sản theo nội dung sau:
Tên cuộc cách mạng
Hình thức
Thời gian
Kết quả, ý nghĩa

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai_33_Hoan_thanh_cach_mang_tu_san_o_Chau_Au_va_Mi_giua_the_ky_XIX.docx