Giáo án Lịch sử 10 - Bài 4: Các quốc gia cổ đại phương tây – Hi lạp và Rô - Ma

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

- Biết được điều kiện tự nhiên của vùng Địa Turng Hải với sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp đường biển và với chế độ chiếm nô.

- Hiểu được từ cơ sở kinh tế - xã hội đã dẫn đến việc hình thành thể chế nhà nước dân chủ - cộng hòa.

2. Kỹ năng:

- Rèn luyện cho HS kỹ năng sử dụng bản đồ để phân tích được những thuận lợi, khó khăn và vai trò của điều kiện địa lý đối với sự phát riển mọi mặt của các quốc gia cổ đại Địa Trung Hải.

- Biết khai thác nội dung tranh ảnh.

3. Thái độ:

Giáo dục cho HS thấy được mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh giai cấp mà tiêu biểu là những cuộc đấu tranh của nô lệ và dân nghèo trong xã hội chiếm nô. Từ đó giúp các em thấy được vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử.

 

doc 3 trang Người đăng trung218 Lượt xem 23065Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 10 - Bài 4: Các quốc gia cổ đại phương tây – Hi lạp và Rô - Ma", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 4
CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG TAY – HI LẠP VÀ RÔ-MA
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Biết được điều kiện tự nhiên của vùng Địa Turng Hải với sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp đường biển và với chế độ chiếm nô.
- Hiểu được từ cơ sở kinh tế - xã hội đã dẫn đến việc hình thành thể chế nhà nước dân chủ - cộng hòa.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện cho HS kỹ năng sử dụng bản đồ để phân tích được những thuận lợi, khó khăn và vai trò của điều kiện địa lý đối với sự phát riển mọi mặt của các quốc gia cổ đại Địa Trung Hải.
- Biết khai thác nội dung tranh ảnh.
3. Thái độ:
Giáo dục cho HS thấy được mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh giai cấp mà tiêu biểu là những cuộc đấu tranh của nô lệ và dân nghèo trong xã hội chiếm nô. Từ đó giúp các em thấy được vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử.
II. THIẾT BỊ VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC:
- Bản đồ các quốc gia cổ đại.
- Tranh ảnh về một số công trình nghệ thuật thế giới cổ đại.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
Yêu cầu HS làm nhanh câu hỏi trắc nghiệm:
Hãy điền vào chỗ chấm:
- Các quốc gia cổ đại phương Đông hình thành ở..
- Thời gian hình thành Nhà nước ở các quốc gia cổ đại phương Đông..
- Đặc điểm kinh tế của các quốc gia cổ đại phương Đông.
- Giai cấp chính trong xã hội
- Thể chế chính trị
2. Giới thiệu bài mới:
Hi Lạp và Rô-ma bao gồm nhiều đảo và bán đảo nhỏ, nằm trên bờ Bắc Địa Trung Hải. Địa Trung Hải giống như một cái hồ lớn, tạo nên sự giao thông thuận lợi giữa các nước với nhau, do đó từ rất sớm đã có những hoạt động hàng hải, ngư nghiệp và thương nghiệp biển. Trên cơ sở đó, Hi Lạp và Rô-ma đã phát triển rất cao về kinh tế và xã hội làm cơ sở cho nền văn hóa rất rực rỡ. Để hiểu được điều kiện tự nhiên đã chi phối sự phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia cổ đại Hi Lạp Rô-ma như thế nào? Thế nào là thị quốc? Sự hình thành thể chế nhà nước dân chủ - cộng hòa ra sao? Những thành tựu văn hóa tiêu biểu của cư dân cổ Hi Lạp Rô-ma để lại cho loài người? So sánh nó với các quốc gia cổ đại phương Đông? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay để trả lời những vấn đề trên.
3. Tổ chức hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cơ bản
* Hoạt động 1: Tìm hiểu nét chính về thiên nhiên và đời sống của con người.
- GV gợi lại bài học ở các quốc gia cổ đại phương Đông hình thành sớm nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi. Còn điều kiện tự nhiên ở các quốc gia cổ đại Địa Trung Hải có những thuận lợi và khó khăn gì?
- HS trả lời.
- GV nhận xét, bổ sung và chốt ý.
- GV nêu câu hỏi: Ý nghĩa của công cụ bằng sắt đối với vùng Địa Trung Hải?
- HS rả lời.
- GV nhận xét và kết luận: Việc công cụ bằng sắt ra đời có ý nghĩa không là không chỉ có tác dụng trong canh tác mở rộng diện tích trồng trọt mà còn thúc đẩy sản xuất thủ công và kinh tế hàng hóa tiền tệ phát triển.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu địa quốc Địa Trung Hải.
- GV chia HS thành 2 nhóm và đặt câu hỏi:
+ Nhóm 1: Nguyên nhân ra đời của thị quốc? Nghề chính của thị quốc?
+ Nhóm 2: Tổ chức của thị quốc?
- GV cho các nhóm đọc SGK và thảo luận với nhau sau đó gọi các nhóm lên trình bày và bổ sung cho nhau.
- GV cho HS tìm hiểu về thành thị A-ten(SGK) để minh họa.
- GV đặt câu hỏi: Thể chế dân chủ cổ đại biểu hiện ở điểm nào? So với phương Đông?
- HS trả lời.
- GV bổ sung cho HS và phân tích thêm, lấy ví dụ ở A-ten.
- GV đặt câu hỏi: Có phải ai cũng có quyền công dân hay không? Vậy bản chất của nền dân chủ ở đây là gì?
- HS trả lời. GV bổ sung, phân tích và chốt ý: Bản chất của nền dân chủ cổ đại ở Hi Lạp và Rô-ma: Đó là nền dân chủ chủ nô(phụ nữ và nô lệ không có quyền công dân), vai trò của chủ nô rất lớn trong xã hội vừa có quyền lực chính trị vừa giàu có dựa trên sự bóc lột nô lệ (là các ông chủ, sở hữu nhiều nô lệ).
- GV gợi ý cho HS xem tượng Pê-ri-clét: Ông là ai? Là người thế nào? Tại sao người ta lại tạc tượng ông? (Ông là người anh hùng chỉ huy đánh thắng Ba Tư, có công xây dựng A-ten thịnh vượng đẹp đẽ, là người chiến sĩ bình thường gần gũi, thân mật, được đặt ở quảng trường để ỏ lòng tông kính, ngưỡng mộ).
- GV khai thác kênh hình 6 trong SGK và đặt câu hỏi: Tại sao nô lệ lại đấu tranh? Hậu quả của các cuộc đấu tranh đó?
* Hoạt động 3: Tìm hiểu thành tựu văn hóa cổ đại Hi Lạp và Rô-ma.
- GV chia lớp làm 3 nhóm trình bày theo yêu cầu GV đặt ra.
- GV đặt câu hỏi: Những hiểu biết của cư dân Địa Trung Hải về lịch sử và chữ viết? So với cư dân cổ đại phương Đông có gì tiến bộ hơn? Ý nghĩa của việc phát minh ra chữ viết?
+ GV gợi ý: Quan niệm của cư dân Địa Trung Hải về trái đất, mặt trời? Cách tính lịch so với cư dân cổ đại phương Đông? Chữ viết của cư dân Địa Trung Hải có dễ đọc, dễ viết hơn phương Đông không? Những chữ trên Khải hoàn môn Trai-an có gì giống với chữ viết chúng ta đan sử dụng bây giờ?
- Đại diện nhóm 1 trình bày, các nhóm khác bổ sung, GV chốt ý và cho điểm.
- GV đặt câu hỏi: Hãy trình bày những hiểu biết của nhóm em về các lĩnh vực khoa học của cư dân cổ Địa Trung Hải? Tại sao nói: Khoa học đã có từ lâu nhưng đến Hi Lạp, Rô-ma khoa học thực sự trở thành khoa học?
- Đại diện nhóm 2 trình bày về các lĩnh vực toán học, vật lý, lịch sử, địa lý về các định lý Ta-lét, PI-ta-go hay Ác-si-mét. Các nhóm khác bổ sung.
- GV nhận xét, chốt ý, cho điểm.
- GV đặt câu hỏi: Những thành tựu về văn học, nghệ thuật của cư dân cổ đại Địa Trung Hải?
- Nhóm 3 trình bày. Nhóm khác bổ sung.
+ Văn học: Có các anh hùng ca nổi tiếng của Hô-me là I-li-át và Ô-đi-xê; Kịch có nhà viết kịch Xô-phốc-Clơ với vở Ơ-đíp làm vua, Ê-sin viết vở Ô-re-xti
- Nghệ thuật: Cho HS giới thiệu về các tác phẩm nghệ thuật mà các em sưu tầm được, miêu tả đền Pác-tê-nông, đấu trường ở Rô-ma trong SGK, ngoài ra cho HS quan sá hình: Tượng lực sĩ ném đĩa, tranh Tượng nữ thần A-tê-na..
- GV đặt câu hỏi: Hãy nhận xét về nghệ thuật của Hi Lạp – Rô-ma?
- HS trả lời, GV chốt ý: Chủ yếu là nghệ thuật tạc tượng thần và nghệ thuật xây dựng các đền thờ thần. Tượng mà rất “người”, rất sinh động, thanh khiết. Các công trình nghệ thuật chủ yếu làm bằng đá cẩm thạch trắng, thanh thoát, làm say mê lòng người® là kiệt tác của muôn đời.
1. Thiên nhiên và đời sống của con người.
- Điều kiện tự nhiên:
+ Hi Lạp, Rô-ma nằm ở ven biển Địa Trung Hải, nhiều đảo, có biển, nhiều hải cảng, gia thông trên biển dễ dàng, nghề hàng hải sớm phát triển.
+ Đất canh tác ít và xấu nên chỉ thích hợp với loại cây lưu niên.
- Đời sống con người:
+ Vào đầu thiên niên kỷ I TCN, công cụ bằng sắt ra đời ® diện tích trồng trọt tăng.
+ Sản xuất thủ công và kinh tế hàng hóa phát triển.
+ Lưu thông tiền tệ xuất hiện.
2. Thị quốc Địa Trung Hải.
- Nguyên nhân ra đời của thị quốc: Do tình trạng đất đai phân tán nhỏ và đặc điểm của ngư dân sống bằng nghề thủ công và thương nghiệp nên sự gắn kết cộng đồng không cao như cư dân nông nghiệp.
- Đặc điểm của thị quốc: Diện tích nhỏ (một đảo, mỏm bán đảo); cư dân sống tập trung ở thành thị. Thành thị có lâu đài, phố sá, sân vận động và bến cảng
- Tính chất dân chủ của thị quốc: Quyển lực không nằm trong tay quý tộc mà nằm trong tay Đại hội công dân, Hội đồng 500Mọi công dân đều được phát biểu và biểu quyết những công việc lớn của quốc gia.
- Bản chất của nền dân chủ cổ đại ở HI Lạp, Rô-ma: Đó là nền dân củ chủ nô, dựa vào sự bóc lột thậm tệ của chủ nô đối với nô lệ.
3. Văn hóa cổ đại Hi Lạp và Rô-ma.
a. Lịch và chữ viết:
- Lịch: Tính được lịch một năm có 365 ngày và ¼ định ra một tháng lần lượt có 30 và 31 ngày, riêng tháng hai có 28 ngày.
- Chữ viết: Phát minh ra hệ thống chũ cái A, B, Clúc đầu có 20 chữ, sau thêm 6 chữ.
b. Sự ra đời của khoa học:
Khoa học đến Hi Lạp, Rô-ma mới thực sự trở thành khoa học.
- Thành tựu:
+ Toán học: Định lú Ta-lét, Pi-ta-go, tiên đề Ơ-clít.
+ Vật lý: Định luật Ác-si-mét.
+ Lịch sử: nhà sử học Hê-rô-đốt, Tuy-xi-đít, Ta-xít.
+ Địa lý: nhà địa lý học Xtra-bôn.
c. Văn học:
- Anh hùng ca I-li-át và Ô-đi-xê của Hô-me.
- Kịch: vở Ơ-đíp làm vua của Xô-phốc-clơ, vở Ô-re-xti của Ê-sin.
- Giá trị của các tác phẩm: Ca ngợi cái đẹp, cái thiện và có tính nhân đạo sâu sắc.
d. Nghệ thuật:
- Nghệ thuật tạc tượng thần và xây đền thờ thần đạt đến đỉnh cao: tượng thần A-tê-ta, Lực sĩ ném đĩa, Thần Vệ nữ Mi-lô, Đền Pác-tê-nông; Đấu trường Rô-ma
4. Củng cố:
Yêu cầu HS nhắc lại đặc trưng về điều kiện tự nhiên, kinh tế, thể chế chính trị, xã hội và những thành tựu văn hóa tiêu biểu của các quốc gia cổ đại Địa Trung Hải.
5. Dặn dò, bài tập ở nhà:
- Học bài cũ, làm bài tập trong SGK và lập bảng so sánh hai mô hình xã hội cổ đại phương Đông và phương Tây (về điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội).

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_4_Cac_quoc_gia_co_dai_phuong_Tay_Hi_Lap_va_Roma.doc