Giáo án Lịch sử 10 - Phần hai: Lịch sử thế giới hiện đại (phần từ năm 1917 đến năm 1945)

I. Mục đích - yêu cầu

1. Về kiến thức

- Học sinh nắm được một cách có hệ thống những nét chính về tình hình nước Nga đầu thế kỷ XX; hiểu được vì sao nước Nga năm 1917 lại có hai cuộc cách mạng - cách mạng tháng Hai và cách mạng tháng Mười.

- Những nét chính về diễn biến của cuộc cách mạng tháng hai và cách mạng tháng mười 1917.

- Nội dung cuộc dấu tranh chống thù trong giặc ngoài.

- Ý nghĩa lịch sử và ảnh hưởng của cách mạng tháng mười nga đến phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

2. Về tư tưởng

- Bồi dưỡng cho học sinh nhận thức đúng đắn và tình cảm cách mạng đối với cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga.

- Giáo dục cho học sinh thấy được tinh thần đấu tranh và lao động của nhân dân Liên Xô.

- Hiểu rõ mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng tháng Mười.

 

doc 14 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1445Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 10 - Phần hai: Lịch sử thế giới hiện đại (phần từ năm 1917 đến năm 1945)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 3/11/2014
Tiết: 11
PHẦN HAI: LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI
(Phần từ năm 1917 đến năm 1945)
Chương I
CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA NĂM 1917 
VÀ CÔNG CUỘC XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở LIÊN XÔ
(1921 - 1941)
Bài 9 CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA NĂM 1917
VÀ CÔNG CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ CÁCH MẠNG
(1917 - 1921)
I. Mục đích - yêu cầu
1. Về kiến thức 
- Học sinh nắm được một cách có hệ thống những nét chính về tình hình nước Nga đầu thế kỷ XX; hiểu được vì sao nước Nga năm 1917 lại có hai cuộc cách mạng - cách mạng tháng Hai và cách mạng tháng Mười.
- Những nét chính về diễn biến của cuộc cách mạng tháng hai và cách mạng tháng mười 1917.
- Nội dung cuộc dấu tranh chống thù trong giặc ngoài.
- Ý nghĩa lịch sử và ảnh hưởng của cách mạng tháng mười nga đến phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
2. Về tư tưởng
- Bồi dưỡng cho học sinh nhận thức đúng đắn và tình cảm cách mạng đối với cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga.
- Giáo dục cho học sinh thấy được tinh thần đấu tranh và lao động của nhân dân Liên Xô.
- Hiểu rõ mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng tháng Mười.
3. Về kỹ năng
- Biết sử dụng khai thác tranh ảnh, tư liệu lịch sử, bản đồ, lược đồ thế giới và nước Nga.
- Rèn kỹ năng tổng hợp và hệ thống hóa các sự kiện lịch sử.
II. Thiết bị tài liệu dạy học
- Bản đồ nước Nga đầu thế kỹ XX (hoặc bản đồ châu Âu)
- Tranh ảnh về cách mạng tháng Mười Nga.
- Tư liệu lịch sử về cách mạng tháng Mười Nga và Lê Nin.
III. Tiến trình Tổ chức dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ
Câu 1: Nội dung cơ bản của lịch sử thế giới cận đại bao gồm những vấn đề nào?
2. Dẫn dắt vào bài mới
Đầu thế kỷ XX có một sự kiện lịch sử có ý nghĩa trọng đại có tác động và ảnh hưởng rất lớn, mở đầu và mở đường cho sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới, cuộc đấu tranh giải phóng người lao động và các dân tộc bị áp bức, mở ra kỷ nguyên mới cho lịch sử loài người đó là cách mạng tháng Mười Nga. Để hiểu được tại sao 1917 nước Nga lại diễn ra cách mạng xã hội chủ nghĩa, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của cách mạng Nga 1917 chúng ta tìm hiểu bài 9.
3. Tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp
Hoạt động của thầy và trò
Những kiến thức cơ bản học sinh cần 
nắm được
* Hoạt động 1: Cả lớp / cá nhân
- Giáo viên sử dụng bản đồ đế quốc Nga 1914 để học sinh quan sát thấy được vị trí của đế quốc Nga với lãnh thổ rộng lớn nhất thế giới chiếm 1/6 diện tích đất đai thế giới. Trên đất nước rộng lớn có hàng trăm dân tộc sinh sống, dân tộc đa số là người Nga. Người Nga rất đôn hậu, tốt bụng và giàu tình cảm.
- Học sinh vừa nghe, quan sát lược đồ.
- Giáo viên tiếp tục yêu cầu học sinh quan sát sách giáo khoa những nét cơ bản về tình hình nước Nga trước cách mạng để thấy được.
+ Sự suy sụp về kinh tế.
+ Sự lạc hậu, bảo thủ về chính trị
+ Những mâu thẫu xã hội ở Nga trước cách mạng.
- Học sinh theo dõi sách giáo khoa để theo yêu cầu của giáo viên - phát biểu.
- Giáo viên bổ sung: kết luận
+ Về chính trị: Đầu thế kỷ XX (sau cách mạng 1905 - 1907) Nga vẫn là một nước quân chủ chuyên chế đứng đầu là Nga Hoàng Nicôlai II. Mọi quyền lực trong nước nằm trong tay Nga hoàng (Một chế độ chính trị lạc hậu nhất châu Âu - kìm hãm sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Nga) So sánh chế độ chính trị ở Nga với chế độ chế độ cộng hòa ở các nước châu Âu khác.
Không những chế độ chính trị lạc hậu, Nga hoàng còn thực hiện những chính sách bảo thủ, phản động, đẩy nước Nga vào cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất gây nên những hậu quả nghiêm trọng về kinh tế, xã hội cho đất nước.
+ Về kinh tế: Nga vốn chỉ là nước tư bản chủ nghĩa phát triển trung bình, chủ nghĩa tư bản Nga phát triển muộn hơn, ngày càng lạc hậu và lệ thuộc vào phương Tây, lại bị chiến tranh tàn phá làm cho nền kinh tế suy sụp. Sau 3 năm theo đuổi chiến tranh, đầu 1917 nền kinh tế quốc dân hoàn toàn kiệt quệ, sản xuất công nghiệp và nông nghiệp đình đốn, nạn đói trầm trọng.
+ Về xã hội: Giáo viên có thể minh họa thêm về tình trạng lạc hậu của nước Nga bằng bức ảnh “Những người nông dân Nga đầu thế kỷ XX” khai thác giúp học sinh thấy được: phương tiện canh tác lạc hậu ở Nga lúc bấy giờ, phần lớn lao động ngoài đồng đều là phụ nữ, đàn ông phải ra trận. Tiếp tục cho học sinh quan sát bức tranh “Những người lính Nga ngoài mặt trận tháng 1 - 1917”. Cảnh tượng bãi xác binh lính Nga, chứng tỏ ngoài mặt trận quân đội Nga đã thua trận. Thiệt hại tính đến 1917 có tới 1,5 triệu người chết và 4 triệu người bị thương. Điều đó khiến nhân dân Nga càng căm ghét chế độ Nga Hoàng - Tình trạng lạc hậu, suy sụp về kinh tế và chính sách bảo thủ, phản động của Nga hoàng đã đè nặng lên các tầng lớp nhân dân Nga: công nhân, nông dân và hàng trăm dân tộc khác trong đế quốc Nga. Khiến cho cuộc sống của họ vô cùng cực khổ.
Giáo viên có thể minh họa thêm bằng bức ảnh nơi ở của nông dân Nga năm 1917. Năm 1917 nông dân Nga vẫn sống trong những túp lều lụp xụp, xiêu vẹo như nơi ở của những người nông nô thời trung đại. Chứng tỏ sự lạc hậu trong nông nghiệp và đời sống cực khổ của người nông dân. Trong khi đó Nga hoàng lại dốc hết sức người, sức của vào chiến tranh đế quốc. mâu thuẫn giữa nông dân Nga với Nga hoàng ngày càng gay gắt, bùng nổ thành các cuộc đấu tranh.
* Hoạt động 2: Cả lớp 
Giáo viên tiểu kết: Như vậy 1917 nước Nga đã tiến sát tới một cuộc cách mạng nhằm lật đổ chế độ Nga hoàng. Cách mạng diễn ra như thế nào, kết quả ra sao, chúng ta cùng tìm hiểu phần 2.
* Hoạt động 1:
- Giáo viên yêu cầu học sinh theo dõi sách giáo khoa diễn biến cuộc cách mạng tháng 2 - 1917:
- Học sinh theo dõi sách giáo khoa theo yêu cầu của giáo viên. Tóm tắt diễn biến cuộc cách mạng về sự kiện bùng nổ cách mạng, hình thức cách mạng, lực lượng tham gia, kết quả.
- Giáo viên bổ sung, kết luận.
+ 23 - 2 - 1917 cách mạng bùng nổ bằng cuộc biểu tình của 9 vạn nữ công nhân Pê-tơ-rô-gơ-rát (nay là Xanh-pê-téc-bua) và lan rộng khắp thành phố đến 27 - 2 - 1917 phong trào nhanh chóng chuyển từ tổng bãi công chính trị sang khởi nghĩa vũ trang. Chiếm các công sở, bắt giam các tướng tá, Bộ trưởng của Nga hoàng.
+ Lãnh đạo: Đảng Bôn Sê Vích lãnh đạo công nhân chuyển từ tổng bãi công chính trị sang khởi nghĩa vũ trang.
Lực lượng tham gia: là công nhân, binh lính, nông dân: (66 nghìn binh lính giác ngộ đứng về phe cách mạng).
Kết quả: Nga hoàng Nicôlai II thoái vị, chế độ quân chủ chuyên chế sụp đổ. Tin thắng trận ở thủ đô bay nhanh khắp đất nước. Chỉ trong vòng 8 ngày, trên phạm vi cả nước, quần chúng nhân dân đã vùng dậy lật đổ chế độ cũ, bầu ra các Xô Viết đại biểu công nhân, nông dân và binh lính. Giai cấp tư sản thành lập Chính phủ lâm thời. Nước Nga trở thành nước Cộng hòa.
Giáo viên cung cấp kiến thức giúp học sinh hiểu về các “Xô Viết”: Trong quá trình cách mạng tháng 2 - 1917 chống chế độ Nga hoàng, công nhân và binh lính đã thành lập các ủy ban đại biểu, gọi là các Xô Viết. Ngày 27 - 2 - 1917 đại biểu các Xô Viết họp và bầu ra Xô Viết thủ đô gọi là: “Xô Viết đại biểu công nhân và binh lính Pêtơrôgrát”.
* Hoạt động 2: Cả lớp/ cá nhân
- Giáo viên đặt câu hỏi: Căn cứ vào diễn biến, kết quả của cách mạng tháng 2 - 1917, em hãy cho biết tính chất của cách mạng.
- Học sinh suy nghĩ, trả lời.
- Giáo viên nhận xét, bổ sung kết luận: căn cứ vào mục tiêu cách mạng, lãnh đạo cách mạng, lực lượng tham gia, kết quả đạt được của cách mạng ta có thể khẳng định cách mạng tháng 2 - 1917 ở Nga mang tính chất của cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
 Giáo viên so sánh cách mạng tháng 2 - 1917 ở Nga với những cuộc cách mạng tư sản đầu cận đại về lãnh đạo, lực lượng, mục tiêu, chính quyền, xu hướng để học sinh thấy được điểm mới của cách mạng tháng 2 - 1917.
Cách mạng tháng Hai đã chuyển thành cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười như thế nào? Diễn biến ra sao? Cùng tìm hiểu Cách mạng tháng Mười.
* Hoạt động 1: 
- Giáo viên thuyết trình: Sau cách mạng tháng Hai ở Nga tồn tại cục diện 2 chính quyền song song tồn tại. Sau đó giáo viên gọi một học sinh nhắc lại hai chính quyền được thành lập sau cách mạng tháng Hai là những chính quyền nào?
- Học sinh nhắc lại kiến thức nắm được ở phần trước:
 + Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản 
 + Xô Viết đại biểu của công nhân, binh lính 
- Giáo viên nêu câu hỏi: cục diện chính trị này có thể kéo dài được không? Tại sao?
- Học sinh suy nghĩ trả lời.
- Giáo viên nhận xét, kết luận: Cục diện chính trị này không thể kéo dài vì hai chính quyền đại diện cho hai giai cấp đối lập trong xã hội không thể cùng song song tồn tại.
Giáo viên có thể mở rộng: Hai chính quyền song song tồn tại là tình hình độc đáo của nước Nga sau cách mạng tháng 2 - 1917, hai chính quyền này đại diện cho lợi ích của các giai cấp đối kháng tư sản - công nhân và các tầng lớp nhân dân lao động. 27 - 2 - 1917 đại biểu các Xô Viết đã họp và thành lập Xô Viết Pêtơrôgrát, đảm nhận chức năng một chính quyền. Tuy nhiên, lúc này chiếm đa số trong Xô Viết là những người Mensêvích và xã hội cách mạng. Những người này đã ủng hộ giai cấp tư sản thành lập Chính phủ lâm thời do Huân tước Lơvốp làm Thủ tướng. Trước tình hình đó Lênin đã thông qua đảng Bônsêvích bản Luận cương tháng 4 chỉ ra mục tiêu đường lối tiếp theo của cách mạng Nga là chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Trước hết Đảng Bônsêvích chủ trương đấu tranh hòa bình để tập hợp lực lượng. 7 - 1917 cuộc biểu tình hòa bình của công nhân, binh lính, thủy thủ Pêtơrôgrát bị đàn áp đẫm máu (400 người bị chết và bị thương). Phong trào cách mạng bị khủng bố mạnh mẽ - khả năng đấu tranh hòa bình không còn nữa, vì vậy Đại hội lần thứ VI của Đảng Bônsêvích Nga từ 26 - 7 ® 3 - 8 đã xác định khẩu hiệu chính trị mới là: “Lật đổ nền chuyên chính của giai cấp tư sản bằng con đường khởi nghĩa vũ trang”. Đến đầu tháng 10 - 1917, không khí cách mạng đã bao trùm hết nước Nga. Trước tình hình đó, Lênin bí mật từ Phần Lan trở về nước trực tiếp lãnh đạo khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.
* Hoạt động 2:
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa tóm tắt diễn biến kết quả của khởi nghĩa.
- Học sinh theo dõi sách giáo khoa tự tóm tắt diễn biến khởi nghĩa vào vở ghi.
- Giáo viên bổ sung hoàn thiện: đêm 24 - 10 - 1917 khởi nghĩa bắt đầu, các đơn vị cận vệ đỏ đã chiếm được những vị trí then chốt của thủ đô và bao vây cung điện Mùa Đông, nơi ẩn náu cuối cùng của Chính phủ tư sản.
Đêm 25 - 10 (7 - 11) quân khởi nghĩa đã tấn công cung điện Mùa Đông. Giáo viên tường thuật sự kiện quân khởi nghĩa tấn công cung điện Mùa Đông. Vào lúc 00h40’ đêm 25 - 10 đại bác của các đơn vị cận vệ đã bắt đầu nả đạn vào cung điện Mùa Đông. Các chiến sĩ cận vệ đỏ từ bốn phía trực tiếp tấn công, nhanh chóng chọc thủng phòng tuyến bên ngoài, xông vào cổng chính của cung điện, toàn bộ 1050 gian phòng lớn nhỏ đều bị lục soát. Đến 1h50’ sáng 26 - 10, cánh cửa gian phòng, nơi các Bộ trưởng An-tô-nốp ốp-sen-kô dõng dạc tuyên bố “Nhân danh ủy ban quân sự cách mạng Xô Viết Pêtơrôgrát, tôi tuyên bố Chính phủ tư sản lâm thời đã bị lật đổ”.
Sau Pêtơrôgrát là thắng lợi ở Mátxcơva, đầu 1918 cách mạng giành được thắng lợi hoàn toàn trên đất nước Nga rộng lớn. Cách mạng tháng Mười giành thắng lợi, chính quyền đã thuộc về tay nhân dân.
* Hoạt động 3: Cá nhân
- Giáo viên nêu câu hỏi: Căn cứ vào diễn biến cách mạng tháng Mười, em hãy cho biết tính chất của cách mạng?
- Học sinh căn cứ vào mục tiêu cách mạng, lãnh đạo cách mạng, lực lượng tham gia, kết quả, hướng phát triển của cách mạng để trả lời.
- Giáo viên kết luận: Cách mạng tháng Mười Nga, có mục đích khác hẳn các cuộc cách mạng tư sản đầu cận đại, nó nhằm lật đổi Chính phủ tư sản, giành chính quyền về tay nhân dân. vì vậy nó mang tính chất cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa (cách mạng vô sản).
- Giáo viên dẫn dắt: lịch sử đã cho thấy việc giành chính quyền đã khó, song việc giữ chính quyền còn khó hơn. Ví dụ: Trường hợp Công xã Pari 1871. 
Nước Nga đã xây dựng bảo vệ chính quyền Xô Viết như thế nào? Đó là nội dung mục II
* Hoạt động 1: Cá nhân
- Giáo viên yêu cầu học sinh theo dõi sách giáo khoa để thấy sự thành lập chính quyền Xô Viết.
- Học sinh theo dõi sách giáo khoa: Sự thành lập chính quyền Xô Viết:
Ngay trong đêm 25 - 10 (7 - 11 - 1917 lịch Nga cũ) Đại hội Xô Viết toàn Nga lần thứ hai khai mạc ở Điện Xmô-nưi đã thành lập chính quyền Xô Viết do Lênin đứng đầu.
Giáo viên có thể mở rộng: Viện Xmônưi là một Tu viện, một trường đông nổi tiếng cho các nữ quý tộc được Chính phủ Nga hoàng bảo trợ, trong cách mạng Xmônưi là đại bản doanh của Uỷ ban thuộc địa Xô Viết toàn Nga và của Xô Viết Pêtơrôgrát. Lênin đã trực tiếp chỉ đạo cách mạng tại đây.
* Hoạt động 2: Cả lớp/cá nhân
- Giáo viên tiếp tục yêu cầu học sinh theo dõi sách giáo khoa những chính sách của chính quyền Xô Viết với câu hỏi: Chính quyền Xô Viết đã làm được những việc gì và đem lại lợi ích cho ai?
- Học sinh theo dõi sách giáo khoa và trả lời câu hỏi.
- Giáo viên nhận xét bổ sung.
+ Chính quyền Xô Viết thông qua sắc lệnh hòa bình và sắc lệnh ruộng đất. Trong đó sắc lệnh hòa bình lên án cuộc chiến tranh đế quốc chủ nghĩa là “một tội ác lớn đối với nhân loại” và đề nghị các nước tham chiến hãy nhanh chóng đàm phán để ký kết hòa ước. Còn sắc lệnh ruộng đất nhằm giải quyết ruộng đất cho nông dân, thủ tiêu không bồi thường ruộng đất của địa chủ, quý tộc, các sở hữu lớn khác, quốc hữu hóa toàn bộ ruộng đất.
+ Thủ tiêu bộ máy Nhà nước cũ, xây dựng bộ máy Nhà nước mới của những người lao động.
+ Thủ tiêu những tàn tích của chế độ phong kiến, xóa bỏ sự phân biệt đẳng cấp, những đặc quyền của giáo hội, thực hiện nam, nữ binh quyền, các dân tộc bình đẳng và có quyền tự quyết.
+ Xây dựng hồng quân (quân đội cách mạng) để bảo vệ chính quyền Xô Viết.
+ Quốc hữu hóa các nhà máy xí nghiệp của giai cấp tư sản, thành lập Hội đồng kinh tế quốc dân tối cao để xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa.
- Như vậy, những việc làm của chính quyền Xô Viết đã đem lại lợi ích và bảo vệ lợi ích cho nhân dân lao động, thể hiện tính ưu Việt tiến bộ của một chính quyền mới, chính quyền của dân, do dân, vì dân, khác hẳn và đối lập với những chính quyền cũ của giai cấp phong kiến, tư sản ở nước Nga cũng như các nước khác ở châu Âu. Sự ra đời của Nhà nước Xô Viết khiến các đế quốc lo lắng. Chính vì vậy mà các nước tư bản tìm mọi cách cấu kết với bọn phản động trong nước phá hoại chính quyền hòng bóp chết nước Cộng hòa non trẻ. 
Nước Nga đã làm gì để bảo vệ chính quyền cách mạng 
 * Hoạt động 1: Cả lớp
- Giáo viên trình bày: Cuối 1918 quân đội 14 nước đế quốc cấu kết với các lực lượng phản cách mạng trong nước mở cuộc tấn công vũ trang nhằm tiêu diệt nước Nga Xô Viết.
- Để chống thù trong giặc ngoài đầu 1919 chính quyền Xô Viết đã thực hiện chính sách “Cộng sản thời chiến”
* Hoạt động 2: Cả lớp/cá nhân
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa để thấy được nội dung, ý nghĩa của chính sách cộng sản thời chiến.
- Học sinh theo dõi sách giáo khoa trả lời câu hỏi.
- Giáo viên bổ sung, kết luận:
+ Nhà nước kiểm soát toàn bộ nền công nghiệp: Chính phủ quốc hữu hóa không những đối với đại công nghiệp mà cả công nghiệp vừa và nhỏ, nhằm tích lũy hàng tiêu dùng tiếp tế cho quân đội.
+ Trưng thu lương thực thừa của nông dân: Nhà nước độc quyền lúa mì, cấm tư nhân buôn bán lúa mì. Việc trưng thu lương thực thừa của nông dân được thực hiện theo nguyên tắc “Không thu một chút gì của nông dân nghèo, thu của trung nông với mức độ vừa phải, thu nhiều của phú nông”. Năm 1920 chế độ này được áp dụng với cả khoai tây, rau đậu và nhiều nông phẩm khác.
+ Thi hành chế độ cưỡng bức lao động đối với toàn dân. Mọi công dân từ 16 tuổi đến 50 tuổi đều có nghĩa vụ phải tham gia lao động công ích cho xã hội, theo nguyên tắc “Ai không làm thì không ăn”.
+ Ngoài ra Nhà nước còn ban hành lệnh tổng động viên kêu gọi thanh niên nhập ngũ bảo vệ chính quyền. Giáo viên minh họa bằng bức áp phích 1920 “Bạn đã ghi tên tình nguyện chưa” 1918 Hồng quân có nửa triệu đến 9 - 1919 có 3,5 triệu, cuối 1920 là 5 triệu 3000 người.
- Giáo viên nêu câu hỏi: chính sách cộng sản thời chiến có tác dụng, ý nghĩa gì:
- Học sinh dựa vào chính sách, suy nghĩ trả lời.
- Giáo viên nhận xét: Với những chính sách đó nước Nga đã huy động được tối đa sức người, sức của phục vụ đất nước. Phát huy cao độ sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc vào cuộc đấu tranh chống thù trong giặc ngoài. Bằng sức mạnh đó cuối 1920 Hồng quân Liên Xô đã đánh tan 14 nước đế quốc can thiệp, bảo vệ vững chắc Nhà nước Xô Viết non trẻ. Chứng tỏ chính sách này rất phù hợp với tình hình nước Nga sau cách mạng đúng như tên gọi của nó “chính sách cộng sản thời chiến”.
* Hoạt động 1: Cá nhân
- Giáo viên yêu cầu một học sinh nhắc lại kết quả của cách mạng Tháng Mười Nga. Kết quả đó có ý nghĩa gì với nước Nga và với thế giới.
- Học sinh suy nghĩ trả lời.
- Giáo viên mở rộng giúp học sinh thấy rõ ý nghĩa quốc tế của cách mạng tháng Mười: “Giống như mặt trời chói lọi, cách mạng tháng Mười chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu, hàng triệu người bị áp bức, bóc lột trên Trái đất. Trong lịch sử loài người chưa từng có cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu xa như thế” - Hồ Chí Minh tuyển tập. Đến nay mặc dù Liên Xô và hệ thống xã hội chủ nghĩa không còn nữa, song cách mạng tháng Mười vẫn còn nguyên giá trị. ý nghĩa lớn lao của nó: là cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới. Có ý nghĩa mở đầu và mở đường, đáp ứng đòi hỏi cấp bách của cuộc đấu tranh giải phóng người lao động và các dân tộc bị áp bức trên thế giới. cách mạng tháng Mười không những thức tỉnh, cổ vũ ý chí đấu tranh mà còn có ý nghĩa mở đầu và mở đường cho cuộc đấu tranh giải phóng loài người khỏi bị áp bức bóc lột.
I. Cách mạng tháng Mười Nga 1917
1. Nước Nga trước cách mạng.
- Về chính trị: Nga vẫn là một nước quân chủ chuyên chế, đứng đầu là Nga hoàng và những tàn tích phong kiến nặng nề.
+ Năm 1914, nước Nga tham gia vào chiến tranh thế giới thứ nhất và càng bộc lộ sự lạc hậu, yếu kém của đất nước.
- Về kinh tế: lạc hậu, kiệt quệ, nạn đói thường xuyên xảy ra, công nghiệp, nông nghiệp đình đốn.
- Về xã hội: 
+ Đời sống của nông dân, công nhân, các dân tộc trong đế quốc Nga vô cùng cực khổ.
+ Phong trào phản đối chiến tranh đòi lật đổ Nga hoàng diễn ra khắp nơi.
àMâu thuẫn giữa mọi tầng lớp nhân dân với chính phủ Nga hoàng càng trở nên gay gắt
àNước Nga đã tiến sát tới một cuộc cách mạng
2. Từ cách mạng tháng 2 đến cách mạng tháng Mười
* Cách mạng dân chủ tư sản tháng 2 - 1917:
- 23 - 2 - 1917 cách mạng bùng nổ bằng cuộc biểu tình của 9 vạn nữ công nhân Pê-tơ-rô-gơ-rát.
- Phong trào nhanh chóng chuyển từ tổng bãi công chính trị sang khởi nghĩa vũ trang. 
- Lãnh đạo là Đảng Bôn Sê Vích.
- Lực lượng tham gia là công nhân, binh lính, nông dân.
- Kết quả:
+ Chế độ quân chủ chuyên chế Nga hoàng bị lật đổ.
+ Xô Viết đại biểu công nhân và binh lính được thành lập (tháng 3 - 1917 toàn nước Nga có 555 Xô Viết)
+ Cùng thời gian giai cấp tư sản cũng thành lập Chính phủ lâm thời.
- Tính chất : Cách mạng tháng 2 - 1917 ở Nga là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
* Cách mạng tháng Mười Nga 1917.
- Hoàn cảnh: sau cách mạng tháng Hai cục diện hai chính quyền song song tồn tại với mục tiêu đường lối chính trị khác nhau:
+ Chính phủ lâm thời (tư sản).
+ Chính phủ Xô Viết (vô sản)
Þ Cục diện không thể kéo dài.
- Trước tình hình đó Lênin đã đề ra Luận cương tháng Tư chỉ ra mục tiêu đường lối chuyển từ CMDCTS sang CMXHCN (lật đổ chính quyền tư sản lâm thời).
- Đầu tháng 10 - 1917 Lênin đã về nước trực tiếp lãnh đạo khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.
- Diễn biến khởi nghĩa
+ Đêm 24 - 10 - 1917 bắt đầu khởi nghĩa.
+ Đêm 25 - 10 tấn công cung điện Mùa Đông, bắt giữ các bộ trưởng của Chính phủ tư sản.
® Khởi nghĩa Pêtơrôgrát giành thắng lợi.
+ Ngày 3 - 1918 chính quyền Xô Viết giành thắng lợi trên khắp cả nước.
- Tính chất: Cách mạng tháng Mười mang tính chất của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.
II. Các cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ chính quyền Xô Viết
(Hướng dẫn HS đọc thêm) 
1. Xây dựng chính quyền Xô Viết
- Đêm 25 - 10 - 1917 chính quyền Xô Viết được thành lập do Lênin đứng đầu.
- Chính sách của chính quyền:
+ Thông qua sắc lệnh hòa bình và sắc lệnh ruộng đất.
+ Đập tan bộ máy Nhà nước cũ, xây dựng bộ máy Nhà nước mới.
+ Thủ tiêu những tàn tích của chế độ phong kiến đem lại các quyền tự do, dân chủ cho nhân dân.
+ Thành lập hồng quân để bảo vệ chính quyền cách mạng.
+ Quốc hữu hóa các nhà máy xí nghiệp của giai cấp tư sản, xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa.
2. Bảo vệ chính quyền Xô Viết 
- Cuối 1918 quân đội 14 nước đế quốc cấu kết với bọn phản trong nước tấn tiêu diệt nước Nga.
- Đầu 1919 chính quyền Xô Viết đã thực hiện chính sách cộng sản thời chiến.
- Nội dung của chính sách:
+ Nhà nước kiểm soát toàn bộ nền công nghiệp.
+ Trưng thu lương thực thừa của nông dân.
+ Thi hành chế độ cưỡng bức lao động.
- Chính sách đã động viên tối đa nguồn của cải nhân lực của đất nước, tạo nên sức mạnh tổng hợp.
- Đến cuối 1920 Nga đẩy lùi sự can thiệp của các nước đế quốc, bảo vệ chính quyền non trẻ.
3. Ý nghĩa của cách mạng tháng Mười Nga
- Với nước Nga.
+ Đập tan ách áp bức, bóc lột của phong kiến, tư sản, giải phóng công nhân và nhân dân lao động.
+ Đưa công nhân và nhân dân lên nắm chính quyền, xã hội chủ nghĩa xã hội.
- Với thế giới:
+ Làm thay đổi cục diện thế giới (chủ nghĩa tư bản không còn nữa là hệ thống duy nhất nữa).
+ Cổ vũ và để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho cách mạng thế giới.
4. Sơ kết bài học
-Củng cố: 
GV hướng dẫn Hs trả lời câu hỏi: Tại sao 1917 nước Nga lại diễn ra cách mạng xã hội chủ nghĩa? Diễn biến, kết quả, ý nghĩa của cách mạng Nga 1917?
- Dặn dò: 
Học bài, chuẩn bị trước bài mới, sưu tầm những tư liệu về công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1921 - 1941).
-Bài tập: So sánh cách mạng dân chủ tư sản (CMDCTS) kiểu cũ và CMDCTS kiểu mới?
CMDCTS kiểu cũ
CMDCTS kiểu mới
Lãnh đạo
Tư sản
Vô sản
Lực lượng
Tư sản và Nông dân
Công- nông - binh
Mục tiêu
Lật đổ PKàDC
Lật đổ PK à DC
Chính quyền
Chuyên chính TB
Chuyên chính công nông
Xu hướng
TBCN
CNXH

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_9_Cach_mang_thang_Muoi_Nga_nam_1917_va_cuoc_dau_tranh_bao_ve_cach_mang_1917_1921.doc