Giáo án Lịch sử 10 - Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới triều Nguyễn (nửa đầu thế kỷ xix)

A. Mục tiêu bài học

I. Về kiến thức

Giúp học sinh hiểu được:

- Tình hình chung về các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa ở nước ra nửa đầu thế kỷ XIX dưới vương triều Nguyễn, trước khi diễn ra cuộc kháng chiến chống cuộc xâm lược của thực dân Pháp.

- Thống trị nước ta vào lúc mà chế độ phong kiến đã bước vào giai đoạn suy vong, lại là những người thừa kế giai cấp thống trị cũ, vương triều Nguyễn không tạo được điều kiện đưa đất nước bước sang một giai đoạn phát triển mới, phù hợp với hoàn cảnh chung của thế giới.

 

doc 8 trang Người đăng trung218 Lượt xem 2376Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 10 - Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới triều Nguyễn (nửa đầu thế kỷ xix)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trường THPT Đồng Xoài Độc Lập-Tự Do-Hạnh Phúc
------------***---------------
Giáo viên hướng dẫn: Mai Thị Phương
Giáo sinh thực tập: Nguyễn Thị Thùy Trang
MSSV: K37.602.104
GIÁO ÁN
Bài 25:
TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ, KINH TẾ, VĂN HÓA DƯỚI TRIỀU NGUYỄN (nửa đầu thế kỷ XIX)
Mục tiêu bài học
Về kiến thức
Giúp học sinh hiểu được:
Tình hình chung về các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa ở nước ra nửa đầu thế kỷ XIX dưới vương triều Nguyễn, trước khi diễn ra cuộc kháng chiến chống cuộc xâm lược của thực dân Pháp.
Thống trị nước ta vào lúc mà chế độ phong kiến đã bước vào giai đoạn suy vong, lại là những người thừa kế giai cấp thống trị cũ, vương triều Nguyễn không tạo được điều kiện đưa đất nước bước sang một giai đoạn phát triển mới, phù hợp với hoàn cảnh chung của thế giới.
Về thái độ, tư tưởng, tình cảm
Bồi dưỡng ý thức vươn lên, đổi mới trong học tập.
Giáo dục ý thức quan tâm đến cuộc sống của nhân dân, đất nước.
Về kĩ năng
Rèn luyện kỹ năng phân tích, so sánh, gắn sự kiện với thực tế cụ thể.
Khai thác tranh, ảnh lịch sử văn hóa.
Thiết bị, tài liệu dạy học
Bản đồ Việt Nam (thời Minh Mạng, sau cải cách hành chính).
Một số tranh ảnh về kinh thành Huế, tranh dân gian...
Tiến trình tổ chức hoạt động dạy-học (45 phút)
Ổn định lớp (1 phút): Nắm sĩ số lớp học.
Kiểm tra bài cũ (5 phút)
Câu hỏi: Kể tên các loại hình nghệ thuật tiêu biểu của nước ta trong các thế kỷ XVI-XVIII. Qua đó nhận xét đời sống tinh thần của nhân dân ta thời đó.
Giảng bài mới (39 phút)
Dẫn nhập vào bài mới (1 phút)
Năm 1802 sau khi đánh bại các vương triều Tây Sơn, Nguyễn Ánh đã lên ngôi vua lấy hiệu là Gia Long và lập ra nhà Nguyễn. Và ở giai đoạn tiếp theo nửa đầu thế kỷ XIX, vương triều Nguyễn đã xây dựng và củng cố nền thống trị, bảo vệ chế độ phong kiến trong bối cảnh khủng hoảng và suy vong. Vậy tình hình đất nước ở nửa đầu thế kỷ XIX đã đổi thay như thế nào? Chúng ta tiếp tục cùng tìm sang chương tiếp theo và bài 25.
Tiến trình tổ chức hoạt động dạy-học (36 phút)
Thời gian
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Kiến thức cơ bản
25 phút
Hoạt động 1: Cá nhân, cả lớp
GV gợi lại cho HS nhớ lại sự kiện 1792 vua Quang Trung mất, triều đình rơi vào tình trạng lục đục suy yếu, nhân cơ hội đó, Nguyễn Ánh đã tổ chức tấn công các vương triều Tây Sơn. Năm 1802 các vương triều Tây Sơn lần lượt sụp đổ, Nguyễn Ánh lên ngôi vua lập ra nhà Nguyễn. 
GV giảng giải thêm về hoàn cảnh lịch sử đất nước và thế giới khi nhà Nguyễn thành lập: 
Thành lập và cai quản đất nước trong thế kỷ XIX, nhà Nguyễn thừa hưởng được thành quả to lớn của phong trào nông dân Tây Sơn. Có thể nói, đây là triều đại phong kiến đầu tiên trong lịch sử cai quản một lãnh thổ rộng lớn thống nhất từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau như lãnh thổ của nước ta ngày nay. 
Nhà Nguyễn không những thành lập vào lúc chế độ phong kiến Việt Nam đang bước vào giai đoạn suy vong, mà trên thế giới còn có nhiều chuyển biến, chủ nghĩa tư bản đang phát triển, kéo theo sự phát triển của chủ nghĩa thực dân và sự giao lưu buôn bán quốc tế. Lúc này hàng loạt nước Châu Á rơi vào ách đô hộ của thực dân, Việt Nam cũng không tránh khỏi mối đe dọa đó. 
HS nghe, ghi nhớ.
GV hỏi: Nhà nguyễn thành lập giữa hoàn cảnh lịch sử như vậy, thì yêu cầu đặt ra cho nhà Nguyễn lúc này là gì?
HS suy nghĩ, trả lời.
GV chốt ý.
GV yêu cầu HS đọc SGK và trả lời câu hỏi: Triều Nguyễn đã xây dựng và củng cố tổ chức bộ máy nhà nước như thế nào?
HS đọc SGK và trả lời.
GV chốt ý.
GV có thể dùng lược đồ hình 49: Lược đồ các đơn vị hành chính Việt Nam thời Minh Mạng trong SGK, và chỉ cho HS biết, các vùng từ Ninh Bình trờ ra Bắc là Bắc Thành, từ Bình Thuận trở vào là Gia Định Thành. Đây là hai khu tự trị, do Tổng trấn có toàn quyền. Chính quyền Trung ương chỉ quản lý trực tiếp từ Thanh Hóa đến Bình Thuận gọi là Trực Doanh (là vùng Trung Bộ ngày nay). Đây là giải pháp tình thế của vua Gia Long, và cũng gây nhiều khó khăn cho việc cai quản của nhà Nguyễn. 
HS nghe và ghi nhớ.
GV tiếp tục dùng bản đồ Việt Nam thời Minh Mạng, yêu cầu HS quan sát và nhận xét về sự phân chia các tỉnh thời Minh Mạng.
GV bổ sung và chốt ý..
GV đặt câu hỏi: Việc tuyển chọn quan lại, luật pháp và quân đội của Nhà Nguyễn được tổ chức như thế nào? 
HS đọc SGK và trả lời. 
GV bổ sung, chốt ý:
GV đặt câu hỏi: So sánh bộ máy nhà nước thời Nguyễn với thời Lê sơ, em có nhận xét gì?
HS suy nghĩ trả lời.
GV bổ sung, kết luận.
HS nghe và ghi nhớ.
GV dẫn dắt: Về ngoại giao nhà Nguyễn đã có những chính sách gì?
HS đọc SGK, suy nghĩ trả lời.
GV chốt ý.
GV đặt câu hỏi: Em có nhận xét gì về chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn, mặt tích cực và hạn chế?
HS suy nghĩ trả lời.
GV bổ sung, kết luận: 
HS nghe và ghi nhớ.
1. Xây dựng và củng cố bộ máy nhà nước-chính sách ngoại giao
- Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi, nhà Nguyễn thành lập, đóng đô tại Phú Xuân.
- Tổ chức bộ máy nhà nước:
+ Chính quyền trung ương tổ chức theo mô hình thời Lê.
+ Vua Gia Long chia đất nước làm 3 vùng: Bắc Thành, Gia Định Thành và Trực Doanh do triều đình tực tiếp cai quản.
+ Năm 1831-1832, vua Minh Mạng cải cách hành chính: Chia cả nước thành 30 tỉnh và một phủ Thừa Thiên, đứng đầu tỉnh là Tổng đốc, Tuần phủ hoạt động theo sự điều hành của triểu đình. 
- Tuyển lựa quan lại thông qua giáo dục, khoa cử.
- Ban hành Hoàng triều luật lệ với 400 điều hà khắc.
Quân đội: Được tổ chức quy củ, trang bị đầy đủ song lạc hậu và thô sơ.
- Ngoại giao:	
+ Thần phục nhà Thanh.
+ Buộc Lào và Campuchia thần phục.
+ Với phương Tây, nhà Nguyễn thực hiện chính sách đóng cửa không chấp nhận việc đặt quan hệ ngoại giao.
3 phút
GV giới thiệu khái quát một số chính sách của nhà Nguyễn về kinh tế.
Về nông nghiệp: Thực hiện chính sách quân điền nhưng tác dụng không lớn. Khuyến khích khai hoang mở thêm đồn điền. Nhà nước bỏ tiền huy động nhân dân sửa, đắp đề điều. Trong nhân dân, kinh tế tiểu nông vẫn duy trì như cũ.
Về thủ công nghiệp: Thủ công nghiệp nhà nước: Quy mô lớn, nhiều ngành nghề (đúc tiền, vũ khí, đóng thuyền, làm đồ trang sức, làm gạch ngói...); đặc biệt là đóng được tàu thủy chạy bằng máy hơi nước. Nghề thủ công truyền thống được duy trì nhưng không phát triển như trước.
Về thương nghiệp: Nội thương: Phát triển chậm do chính sách thuế của Nhà nước. Ngoại thương: Nhà nước nắm độc quyền, buôn bán với nước láng giềng như Trung Quốc. Xiêm, Mã Lai. Dè dặt với phương Tây, tàu thuyền các nước phương Tây chỉ được ra vào cảng Đà Nẵng.
Đô thị lụi tàn dần.
- GV dặn HS về nhà đọc SGK tìm hiểu thêm về tình hình kinh tế nước ta lúc này.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
2. Tình hình kinh tế và chính sách của nhà Nguyễn
8 phút
Hoạt động 2: Cá nhân, cả lớp
GV yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập về bảng thống kê các thành tựu văn hóa tiêu biểu thời Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX :
Các lĩnh vực
Thành tựu
- Giáo dục
- Tôn giáo
- Văn học
- Sử học
- Kiến trúc
- Nghệ thuật dân gian
HS thảo luận trả lời.
GV chốt ý, kết luận: Treo bảng thông tin đã chuẩn bị sẵn để HS đối chiếu kết quả của mình. 
GV đặt câu hỏi: Em có nhận xét gì về văn hóa - giáo dục thời Nguyễn?
HS suy nghĩ trả lời.
GV bổ sung, kết luận.
3. Tình hình văn hóa-giáo dục
Các lĩnh vực
Thành tựu
- Giáo dục
- Tôn giáo
- Văn học
- Sử học
- Kiến trúc
- Nghệ thuật dân gian
- Nho học được củng cố song không bằng các thể kỷ trước.
- Độc tôn Nho giáo, hạn chế Thiên chúa giáo, tín ngưỡng dân gian tiếp tục phát triển.
- Văn học chữ Nôm phát triển. Tác giả xuất sắc như Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan....
- Quốc sử quán thành lập, nhiều bộ sử được biên soạn như Lịch triểu hiến chương đại chí....
- Kinh đô Huế, lăng tẩm, thành lũy ở các tỉnh, cột cờ Hà Nội.
- Tiếp tục phát triển theo hình thức cũ.
Củng cố kiến thức, dặn dò học sinh (2 phút)
Củng cố 
Nhà Nguyễn được xây dựng theo mô hình phong kiến chuyên chế cũ, nhưng tăng cường tính chuyên chế, tập trung quyền hành vào tay vua.
Tình hình kinh tế bước đầu ổn định nhưng không có điều kiện phát triển do chính sách hạn chế của nhà nước.
Văn hóa thủ cựu, tuy có một số thành tựu mới.
Dặn dò
Học bài cũ. 
Chuẩn bị bài 26.
Rút kinh nghiệm
Thời gian dành cho toàn bài và từng hoạt động: 	
Nội dung: 	
Phương pháp: 	
Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học: 	
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn:	
TX. Đồng Xoài, ngày 26 tháng 02 năm 2015
Giáo viên hướng dẫn	Giáo sinh thực tập
 Mai Thị Phương	 Nguyễn Thị Thùy Trang

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_25_Tinh_hinh_chinh_tri_kinh_te_van_hoa_duoi_trieu_Nguyen_Nua_dau_the_ky_XIX.doc