Giáo án Lịch sử 11 - Bài 13: Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)

Bài 13

NƯỚC MĨ GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 - 1939)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Về kiến thức, kĩ năng, thái độ

* Kiến thức: Sự vươn lên mạnh mẽ của nước Mỹ sau CTTG thứ nhất, đặc biệt thời kỳ bùng phát của kinh tế Mỹ trong thập niên 20 của thế kỷ XX. Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế đối với Mĩ và Chính sách mới của tổng thống Rudơven trong việc đưa nước Mỹ thoát khỏi cuộc khủng hoảng.

* Kĩ năng: Khả năng phân tích tranh ảnh lịch sử để hiểu bản chất của sự kiện lịch sử trong bài học. Kỹ năng sử lý số liệu trong các niên biểu và bản thống kê để giải thích những vấn đề lịch sử.

* Thái độ: Nhận thức đúng đắn, khách quan về bản chất của CNTB Mĩ, mặt trái của xã hội tư bản. Hiểu rõ quy luật đấu tranh trong lòng xã hội tư bản

2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh

Rèn cho học sinh năng lực sáng tạo, thực hành với đồ dùng trực quan, xác định mối liên hệ, tác động giữa các sự kiện, hiện tượng, năng lực so sánh, phân tích, khái quát hóa, thông qua sử dụng ngôn ngữ thể hiện chính kiến của mình

 

doc 2 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 7055Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 11 - Bài 13: Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 15
Tiết: 15 PPCT
Bài 13
NƯỚC MĨ GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 - 1939)
MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức, kĩ năng, thái độ
* Kiến thức: Sự vươn lên mạnh mẽ của nước Mỹ sau CTTG thứ nhất, đặc biệt thời kỳ bùng phát của kinh tế Mỹ trong thập niên 20 của thế kỷ XX. Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế đối với Mĩ và Chính sách mới của tổng thống Rudơven trong việc đưa nước Mỹ thoát khỏi cuộc khủng hoảng.
* Kĩ năng: Khả năng phân tích tranh ảnh lịch sử để hiểu bản chất của sự kiện lịch sử trong bài học. Kỹ năng sử lý số liệu trong các niên biểu và bản thống kê để giải thích những vấn đề lịch sử.
* Thái độ: Nhận thức đúng đắn, khách quan về bản chất của CNTB Mĩ, mặt trái của xã hội tư bản. Hiểu rõ quy luật đấu tranh trong lòng xã hội tư bản 
2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh
Rèn cho học sinh năng lực sáng tạo, thực hành với đồ dùng trực quan, xác định mối liên hệ, tác động giữa các sự kiện, hiện tượng, năng lực so sánh, phân tích, khái quát hóa, thông qua sử dụng ngôn ngữ thể hiện chính kiến của mình	
II. CHUẨN BỊ VỀ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Chuẩn bị của giáo viên
 Dạy CNTT - Tranh ảnh: Bãi đậu xe, những ngôi nhà chọc trời, những ngôi nhà ổ chuột. Tổng thống Mỹ Ru-dơ-ven công bố chính sách mới qua đài phát thanh; Biểu đồ về tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ 1920-1946 	
2. Chuẩn bị của học sinh
Soạn bài theo câu hỏi SGK trang 70, 71, 73. Sưu tầm chuyện kể TT Mỹ Rudơven.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH
*Kiểm tra bài cũ: (3’)
- Vì sao chủ nghĩa phát xít thắng thế ở Đức?
	1. Hoạt động dắt vào bài (1’) 
Nếu như 10 năm đầu sau chiến tranh các nước tư bản bước vào giai đoạn ổn định và phát triển tạm thời thì 10 năm sau phải đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng đe dọa đến sự tồn tại của tư bản chủ nghĩa. Vậy nước Mĩ đã trải qua nhưng thăng trầm đó ra sao? Chúng ta sẽ tìm hiểu bài hôm nay.
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động I (17’) Khủng hoảng kinh tế 1929-1933 ở Mĩ
Mục tiêu: Hiểu được nguyên nhân và hậu quả của khủng hoảng kinh tế diễn ra ở Mĩ
Hoạt động 3: Tập thể và cá nhân
- HS: Nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 ở nước Mĩ?
-Gv: Do sản xuất ồ ạt chạy theo lợi nhuận, cung vượt quá cầu, hàng hóa ế động => Khủng hoảng bùng nổ.
Bắt đầu từ lĩnh vực tài chính ngân hàng.
- HS: Biểu hiện của cuộc khủng hoảng?
	- GV: Khai thác biểu đồ hình 35 SGK/71 Tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ 1920-1946, HS nhận xét hậu quả của cuộc khủng hoảng?
- Cuộc KHKT đã chấm dứt thời kì hoàng kim của nước Mĩ, buộc Mĩ phải xem lại quá trình phát triển của mình.
II. Nước Mĩ trong những năm 1929-1939 
1. Cuộc khủng hoảng kinh tế (1929- 1933) ở Mĩ.
- 29/10/1929 cuộc khủng hoảng bùng nổ trong lĩnh vực ngân hàng -> nền kinh tế ở Mĩ. 
- Hậu quả: Tàn phá nghiêm trọng nền kinh tế Mĩ; hàng chục triệu người thất nghiệp, phong trào đấu tranh của nhân dân Mĩ.
Hoạt động II: 22’ Chính sách kinh tế mới của Tổng thống Ru-dơ-ven
Mục tiêu: Tìm hiểu nội dung cải cách giúp Mĩ vượt qua khủng hoảng
Hoạt động 4: Tập thể và cá nhân
- HS xem ảnh và kể tiểu sử Tổng thống Mỹ Rudơven.
- HS: Nội dung của chính sách mới?
- GV: Khai thác biểu đồ hình 36 SGK/72 và biểu đồ tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ 1920-1946.
- HS: Nhận xét tác dụng của chính sách mới?
Khôi phục sản xuất, xoa dịu mâu thuẫn giai cấp, góp phần làm cho nhà nước Mỹ duy trì chế độ dân chủ tư sản.
=> Chính sách mới thực chất là thể hiện vai trò của Nhà nước trong điều tiết sản xuất. Khẳng định sức mạnh của Nhà nước.
- GV phân tích vì sao Mỹ thi hành chính sách đối ngoại này. 
- So sánh chính sách kinh tế mới của Lênin với chính sách mới của TT Ru-dơ-ven?
2. Chính sách mới của Tổng thống Mỹ Rudơven
- Mục đích: đưa Mĩ thoát khỏi khủng hoảng, 
- Nội dung: 
+ Nhà nước can thiệp tích cực vào đời sống kinh tế;
+ Thông qua các đạo luật: Ngân hàng, phục hưng công nghiệp, điều chỉnh nông nghiệp...
+ Giải quyết nạn thất nghiệp 
- Kết quả: Tạo thêm nhiều việc làm mới, khôi phục sản xuất, xoa dịu mâu thuẫn giai cấp, góp phần làm cho nhà nước Mỹ duy trì chế độ dân chủ tư sản.
- Đối ngoại: 
+ Thực hiện chính sách “láng giềng thân thiện”; 
+ 11/1933 công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Liên Xô; 
+ Trung lập với các cuộc xung đột quân sự bên ngoài nước Mĩ.
3.Hoạt động luyện tập (2’)
- Vì sao kinh tế Mỹ phát triển mạnh trong thập niên 20 của thế kỷ XX?
- Hậu quả cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 đối với nước Mỹ?
- Nêu những điểm cơ bản trog Chính sách mới của Tổng thống Rudơven.
4. Hoạt động vận dụng (nếu có)
5. Hoạt động tìm tòi mở rộng (nếu có)
IV. RÚT KINH NGHIỆM	...
LVL, ngày 9 tháng 12 năm 2017
TỔ TRƯỞNG KÝ DUYỆT
LƯƠNG THỊ HOÀI

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 13 Nuoc Mi giua hai cuoc chien tranh the gioi 1918 1939_12219825.doc