Giáo án Lịch sử 11 - Bài 19: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược (từ năm 1858 đến trước năm 1873)

Bài 19: NHÂN DÂN VIỆT NAM KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP XÂM LƯỢC (Từ năm 1858 đến trước năm 1873)

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Giúp học sinh nắm được:

+ Quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp từ năm 1858 đến trước năm 1873.

+ Cuộc kháng chiến của nhân dân ta chống thực dân Pháp xâm lược từ năm 1858 đến trước năm 1873.

2. Kỹ năng

- Hình thành, rèn luyện cho HS kỹ năng sử dụng bản đồ, đồ dùng trực quan.

- Rèn luyện kỹ năng phân tích, so sánh, đánh giá, liên hệ, rút kinh nghiệm về một sự kiện, nhân vật lịch sử.

3. Tư tưởng tình cảm

- Giúp học sinh hiểu được bản chất âm mưu của chủ nghĩa thực dân.

- Có thái độ đúng đắn về nguyên nhân, trách nhiệm của triều Nguyễn đối với việc mất nước, với các sự kiện, nhân vật lịch sử.

- Bồi dưỡng cho HS lòng tự hào, tinh thần về truyền thống yêu nước, chống ngoại xâm của dân tộc.

 

doc 6 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 4535Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 11 - Bài 19: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược (từ năm 1858 đến trước năm 1873)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 19: NHÂN DÂN VIỆT NAM KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP XÂM LƯỢC (Từ năm 1858 đến trước năm 1873)
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Giúp học sinh nắm được:
+ Quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp từ năm 1858 đến trước năm 1873.
+ Cuộc kháng chiến của nhân dân ta chống thực dân Pháp xâm lược từ năm 1858 đến trước năm 1873.
2. Kỹ năng
- Hình thành, rèn luyện cho HS kỹ năng sử dụng bản đồ, đồ dùng trực quan.
- Rèn luyện kỹ năng phân tích, so sánh, đánh giá, liên hệ, rút kinh nghiệm về một sự kiện, nhân vật lịch sử.
3. Tư tưởng tình cảm
- Giúp học sinh hiểu được bản chất âm mưu của chủ nghĩa thực dân.
- Có thái độ đúng đắn về nguyên nhân, trách nhiệm của triều Nguyễn đối với việc mất nước, với các sự kiện, nhân vật lịch sử.
- Bồi dưỡng cho HS lòng tự hào, tinh thần về truyền thống yêu nước, chống ngoại xâm của dân tộc.
II. Phương pháp và phương tiện dạy học
1. Phương pháp
-GV Phát vấn HS
- Phương pháp trao đổi đàm thoại.
- Phương pháp sử dụng sách giáo khoa.
- Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan.
2. Phương tiện
- Bản đồ “Cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược 1858 – 1885)” và một số tranh ảnh liên quan.
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- Nêu tình hình Việt Nam giữa thế kỉ XIX, trước khi thực dân Pháp xâm lược?
- Tại sao thực dân Pháp lại chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên?
Hoạt động của GV và HS 
Kiến thức HS cần nắm
- GV dẫn dắt: Đánh chiếm Đà Nẵng không thành, thực dân Pháp đưa quân vào đánh chiếm Gia Định mở đầu cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta ở Gia Định và miền Đông Nam Kì từ năm 1859 - 1862.
- GV? Âm mưu của thực dân Pháp khi đánh chiếm Gia Định là gì?
- Trả lời
+ Gia Định và Nam Kì là vựa lúa của Việt Nam.
+ Gia Định có vị trí quan trọng và giao thông thuận lợi.
+ Chiếm được Gia Định sẽ cắt đứt con đường tiếp tế lương thực của triều Nguyễn.
+GV hỏi HS: Ý đồ chiếm Gia Định của Pháp được tien hành như thế nào ?
Từ ngày 9 đến ngày 16-2, Pháp mới đến được Gia Định do vấp phả sự chống cự quyết liệt cảu nhân dân ta.
17-2-1859, Pháp chếm được thành Gia Định tuy nhiên phải rút xuống tàu chiến do các độ dân binh của ta ngày đêm bám sát, quấy rối và tiêu diệt.
+ Sau khi vấp phải sự kháng cự quyết liệt cuả ta, chiến thuật của Pháp thay đổi như thế nào?
Chuyển từ “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp, buộc Pháp chuyển sang “chinh phục từng gói nhỏ”.
+GV? Tình hình ở chiến trường Nam Kì từ đầu năm 1860 có những thay đổi như thế nào?
+ Do sa lầy trong các cuộc chiến tranh ở Trung Quốc và Ý ngày 23-3-1860, toàn bộ quân Pháp rút khỏi Đà Nẵng vào Gia Định.Oử đây chr có khoảng 1000 tên trên chiên tuyến dài 10km.
Quân triều dình vẫn phòng ngự ở Đại đồn Chí Hòa mà không dám tấn công
+ GV mnh họa về đại đồn Chí Hòa.
+ GV trình bày thái độ của các nghĩa sĩ ki Pháp đánh chiếm
Gv dẫn: sau khi giành thắng lợi ở Trung Quốc, Pháp củng cố lưc lượng và mở rộng chiến tranh xâm lược ra các tỉnh miền Đông Nam Kì
- GV? Chiến tranh diễn ra ở miền Đông Nam Kì như thế nào? 
- Trả lời
+ Từ năm 1860 sau khi được bổ sung lực lượng, thực dân Pháp tiếp tục mở rộng xâm lược Nam Kì.
+ Ngày 23 - 2 - 1861, Pháp tấn công và chiếm được Đại Đồn Chí Hòa. Sau đó chiếm Định Trường (1861), Biên Hòa (1861), Vĩnh Long (1862).
+ Phong trào kháng chiến của nhân miền Đông Nam Kì phát triển mạnh mẽ, gây cho địch nhiều khó khăn.
GV dẫn dắt: Trong khi nhân dân miền Đông Nam Kì chống Pháp thái độ của triều đình Huế đã kí hiệp ước Nhâm Tuất (1862) 
- GV ? Hiệp ước 5-6-1862 được kí kết trong hoàn cảnh nào và nội dung của nó? 
- Trả lời
- Hoàn cảnh:
+ Phong trào kháng chiến của nhân dân phát triển và giành được một số thắng lợi.
+ Thực dân Pháp đang bối rối, sa lầy.
- Nội dung:
+ Triều đình nhượng cho Pháp ba tỉnh miền Đông Nam Kì.
+ Bồi thường chiến phí 20 triệu quan.
+ Mở ba cửa biển: Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho Pháp vào tự do buôn bán.
+ Pháp sẽ trả lại tỉnh Vĩnh Long khi phong trào chống Pháp ở miền Đông Nam Kì chấm dứt.
GV? Em có nhận xét gì về bản hiệp ước này? 
- Trả lời
+ Đây là Hiệp ước bất bình đẳng thể hiện sự đầu hàng từng bước của triều đình nhà Nguyễn.
- GV dẫn dắt: Mặc dù triều đình Huế kí hiệp ước 1862. Song nhân dân Nam Kì vẫn chống Pháp. Cuộc chiến đấu đó diễn ra như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu.
- GV? Trình bày phong trào kháng chiến của nhân dân Nam Kì sau Hiệp ước 1862?
- Trả lời
+Phong trào chống Pháp của nhân dân ba tỉnh miền Đông Nam Kì tiếp tục phát triển:
+ Phong trào “tị địa” của các sĩ phu.
+ Nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra tiêu biểu là khởi nghĩa Trương Định.
- GV? Ba tỉnh miền Tây rơi vào tay Pháp như thế nào?
- Trả lời
+ Pháp vu cáo triều đình Huế vi phạm hiệp ước 1862.
+ Pháp yêu cầu triều đình Huế giao cho chúng kiểm soát 3 tỉnh miền Tây
+ Ngày 20 - 6 - 1867, Pháp chiếm thành Vĩnh Long và sau đó là hai tỉnh An Giang và Hà Tiên
GV dẫn dắt: Pháp chiếm được ba tỉnh miền Tây nhưng nhân dân ba tỉnh miền Tây vẫn không ngừng đánh Pháp.
- GV? Trình bày phong trào kháng Pháp của nhân dân miền Tây Nam Kì.
- Trả lời
- Sau khi ba tỉnh miền Tây rơi vào tay Pháp, phong trào kháng chiến của nhân dân tiếp tục dâng cao.
- Một số văn thân sĩ phu bất hợp tác với giặc, tìm mọi cách để chống Pháp như:
+ Trương Quyền lập căn cứ chống Pháp tại Tây Ninh.
+ Năm 1867, Phan Tôn, Phan Liêm lập căn cứ chống Pháp ở (Ba Tri) Bến Tre.
+ Nguyễn Trung Trực lập căn cứ tại Hòn Chông (Rạch Giá). Khi bị giặc bắt ông nói: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”.
- Tuy nhiên do tương quan lực lượng chênh lệch, vũ khí kém nên các phong trào đều thất bại.
II. Cuộc kháng chiến chống Pháp ở Gia Định và các tỉnh miền Đông Nam Kì từ năm 1859 đến năm 1862
1. Kháng chiến ở Gia Định
- Tháng 2-1859, quân Pháp đến Gia Định và chiếm thành Gia Định.
-Tại Gia Định nhân dân ta đã chống Pháp quyết liệt, làm thất bại kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp, buộc Pháp chuyển sang “chinh phục từng gói nhỏ”.
+ Năm 1860, Pháp gặp khó khăn nên phải dừng các cuộc tấn công. Địch sa lầy ở cả Gia Định và Đà Nẵng
+ Triều đình vẫn phòng thủ.
2. Kháng chiến lan rộng ra các tỉnh miền Đông Nam Kì. Hiệp ước 5 - 6 - 1862
a) Kháng chiến lan rộng ra các tỉnh miền Đông Nam Kì
- Năm 1860 sau khi được bổ sung lực lượng, thực dân Pháp tiếp tục mở rộng xâm lược Nam Kì.
- Ngày 23 - 2 - 1861, Pháp tấn công và chiếm được Đại Đồn Chí Hòa. Sau đó chiếm Định Trường (1861), Biên Hòa (1861), Vĩnh Long (1862).
- Nhân miền Đông Nam Kì đánh Pháp quyết liệt, gây cho địch nhiều khó khăn.
b) Hiệp ước 5 - 6 - 1862
- Hoàn cảnh:
+ Phong trào kháng chiến của nhân dân đang ngày một dâng cao.
+ Thực dân Pháp đang bối rối, sa lầy.
- Nội dung: (Học sinh đọc SGK)
- Đây là Hiệp ước bất bình đẳng thể hiện sự đầu hàng từng bước của triều đình nhà Nguyễn.
III. Cuộc kháng chiến của nhân dân Nam Kì sau hiệp ước 1862
1. Nhân dân ba tỉnh miền Đông tiếp tục kháng chiến sau hiệp ước 1862
- Nhân dân ba tỉnh miền Đông Nam Kì tiếp tục đánh Pháp
+ Phong trào “tị địa” của các sĩ phu.
+ Nhiều cuộc khởi nghĩa nổi ra tiêu biểu là khởi nghĩa Trương Định (1862)
2. Thực dân Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kì. Nhân dân ba tỉnh miền Tây chống Pháp
a) Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây
- Năm 1867 Pháp vu cáo triều đình Huế vi phạm Hiệp ước 1862 và yêu cầu triều đình Huế giao cho chúng quyền kiểm soát ba tỉnh miền Tây.
- Lợi dụng sự suy yếu của triều đình Huế từ 20 đến 24 - 6 - 1867, Pháp chiếm được ba tỉnh miền Tây (Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên).
b) Nhân dân ba tỉnh miền Tây chống Pháp
- Phong trào kháng chiến tiếp tục dâng cao
- Tuy nhiên do tương quan lực lượng chênh lệch, vũ khí kém nên các phong trào đều thất bại.
3. Dạy bài mới
4. Củng cố
- Cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp 1858 đến trước năm 1873.
- Cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam 1858 đến trước năm 1873.
5. Dặn dò
- Học bài và chuẩn bị bài mới.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 19 Nhan dan Viet Nam khang chien chong Phap xam luoc Tu nam 1858 den truoc nam 1873_12265225.doc