Giáo án Lịch sử 11 - Trường PT - DTNT Đăk Hà

I. MỤC TIÊU:

- Kiến thức: HS hiểu rõ tình hình Nhật Bản nửa đầu thế kỷ XIX. Nội dung, tính chất và kết quả của cuộc cải cách Minh Trị. Con đường của Nhật Bản phát triển CNTB và chuyển sang giai đoạn CNĐQ.

- Thái độ: Giáo dục học sinh tinh thần học hỏi, cần cù trong lao động.

- Rèn luyện kỷ năng phân tích sự kiện lịch sử, sử dụng bản đồ, nắm vững khái niệm “cải cách”.

II. PHƯƠNG PHÁP: Phân tích, trực quan, đàm thoại, giải thích, thảo luận nhóm.

III. CHUẨN BỊ:

- GV: Bản đồ ĐQ Nhật cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Ảnh Thiên Hoàng Minh Trị.

- HS: Soan bài trả lời câu hỏi SGK trang 5,6,8. Vẽ lược đồ H3 SGK/ 7.

IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

1. Kiểm tra:

 

doc 66 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1515Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch sử 11 - Trường PT - DTNT Đăk Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h không ổn định, chỉ phát triển một thời gian ngắn rồi lại lâm vào khủng hoảng. Còn nước Mĩ phát triển phồn vinh trong suốt thập kỉ 20 của thế kỉ XX.)
- PV: Tại sao có sự khác nhau đó?
(Mĩ: chú trọng cải tiến kỹ thuật, đổi mới quản lý sản xuất, sức cạnh tranh cao, nguyên liệu dồi dào, vốn lớn. 
Nhật: nguyên liệu, nhiên liệu khan hiếm phải nhập khẩu quá mức, sức cạnh tranh yếu, công nghiệp không được cải thiện, nông nghiệp trì trệ lạc hậu, sức mua của người dân thấp.)
Hoạt động 3: Cả lớp, cá nhân 
- HS: Cuộc khủng hoảng kinh tế đã tác động đến nền kinh tế Nhật và hậu quả của nó ntn?
- HS: Để thoát khỏi cuộc khủng hoảng, giai cấp cầm quyền ở NB đã làm gì?
Hoạt động 4: Cả lớp, cá nhân 
- HS: Quá trình quân phiệt hóa bộ máy, nhà nước diễn ra như thế nào? Có đặc điểm gì?
- HS: So sánh với Đức?
- HS: Vì sao NB lại chọn con đường quân phiệt hóa, gây chiến tranh xâm lược?
GV: Khai thác hình 38 SGK/77
Hoạt động 5: Cả lớp, cá nhân.
- HS theo dõi SGK để thấy được:
+ Lãnh đạo phong trào
+ Hình thức đấu tranh
+ Mục tiêu đấu tranh.
+ Kết quả đấu tranh.
I. Nhật Bản trong những năm 1918-1929
1. Nhật bản trong những năm đầu sau chiến tranh (1918- 1923)
- Là nước thứ 2 thu nhiều lợi nhuận trong CTTG thứ nhất. Sản xuất công nghiệp tăng nhanh (74 SGK). Năm 1920-1921 Nhật Bản lâm vào khủng hoảng. 
- Xã hội: Giá sinh hoạt đắt đỏ, đời sống của nhân dân khó khăn. PT đấu tranh của công nhân và nông dân bùng lên mạnh mẽ. 
- 7/1922, ĐCS NB được thành lập.
2. Nhật Bản trong những năm ổn định (1924-1929)
- Kinh tế: Phát triển bấp bênh nhưng không ổn định.
- Chính trị: Trước năm 1927 chính phủ tương đối ổn định. Từ khi chính phủ Ta-na-ca thành lập đã thực hiện những chính sách đối nội, đối ngoại, phản động, hiếu chiến.
II. Khủng hoảng kinh tế (1929-1933) và quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước ở Nhật Bản
1. Khủng hoảng kinh tế ở Nhật Bản
- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 -1933 đã giáng một đòn nặng vào nền kinh tế NB: Sản xuất CN giảm sút, khủng hoảng xảy ra nghiêm trọng nhất là nông nghiệp, thị trường trong và ngoài nước bị thu hẹp. 
- Đẩy mạnh quá trình tập trung sản xuất, tăng cường quyền lực của các tập đoàn tư bản lớn.
2. Quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước
- Để thoát khỏi khủng hoảng giới cầm quyền Nhật chủ trương quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, gây chiến tranh xâm lược.
- Đặc điểm: 
+ Sự kết hợp giữa quân phiệt với nhà nước, 
+ Tiến hành chiến tranh xâm lược Đông Bắc TQ.
=> NB trở thành lò lửa chiến tranh ở châu Á.
3. Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt của nhân dân Nhật Bản
- Cuộc đấu tranh chống CNQP diễn ra dưới nhiều hình thức phong phú mà hạt nhân lãnh đạo là ĐCS dẫn đến phong trào thành lập Mặt trận Nhân dân.
- Cuộc đấu tranh góp phần làm chậm lại quá trình quân phiệt hóa ở Nhật.
3. Củng cố, tóm tắt bài dạy:
- Nêu khái quát các giai đọan phát triển chính của NB giữa hai cuộc CTTG.
- Quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước của NB
4. Hướng dẫn giao nhiệm vụ về nhà: 
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK trang 78. 
- Chuẩn bị ôn tập thi học kỳ I.
-----------------000-----------------
Tiết PP: 19 Ngày soạn: 04/1/2009
Ngày giảng: 6/1/2009
Chương III
 CÁC NƯỚC CHÂU Á GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 -1939)
Bài 15
PHONG TRÀO CÁCH MẠNG Ở TRUNG QUỐC VÀ ẤN ĐỘ (1918 -1939)
I. MỤC TIÊU: 
- Kiến thức: HS hiểu rõ
+ Phong trào Ngũ Tứ và sự mở đầu thời kì CMDCTS mới ở TQ. Những diễn biến chính của CMTQ trong các năm thập niên 20 và 30 của TK XX. 
+ Những đặc điểm của phong trào độc lập ở Ấn Độ trong những năm 1918-1939 do Đảng Quốc đại của lãnh đạo, đứng đầu là Mahatma Ganđi.
 	- Thái độ: Bồi dưỡng lòng tin vào phong trào đấu tranh của nhân dân lao động chống CNTD, CNĐQ giành độc lập dân tộc.
 	- Kĩ năng: Khả năng tập hợp, phân tích tư liệu lịch sử, so sánh các sự kiện lịch sử.
II. PHƯƠNG PHÁP: Thuyết trình, liên hệ, so sánh, trực quan.
III.CHUẨN BỊ: 
- GV: phim: Cuộc vạn lý trường trinh, hình Mao Trạch Đông; Bảng thống kê của PTCM ở Ấn Độ (1918 - 1939; 
- HS: Quan sát Hình 39, 40 SGK 
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Kiển tra:
2. Bài mới:
Hoạt động của GV-HS
Nội dung
Hoạt động 1: Cá nhân
- HS trình bày diễn biến của phong trào Ngũ Tứ: nguyên nhân, lực lượng tham gia, địa bàn, mục đích.
- HS: Nét mới và ý nghĩa của phong trào Ngũ Tứ?
(Lực lượng giai cấp công nhân tham gia với vai trò nòng cốt - trưởng thành và trở thành lực lượng chính trị độc lập, mục tiêu đấu tranh chống đế quốc và phong kiến. 
- Là bước chuyển từ CMDC kiểu cũ sang CMDC kiểu mới. Là mốc mở ra thời kỳ cách mạng ở Trung Quốc)
Hoạt động 2: Cá nhân, tập thể
- HS xem Fim Chiến tranh Bắc phạt. 
- HS: Nguyên nhân thất bại của CTBP?
- HS xem phim Cuộc vạn lý trường trinh và nhận xét Cuộc Vạn lý trường trinh.
- HS tường thuật cuộc nội chiến Quốc-Cộng
Hoạt động 3: Thảo luận nhóm
- Kiến thức: Phong trào độc lập dân tộc ở Ấn Độ (1918-1939)
- Tổ chức: GV chia nhóm và giao nội dung thảo luận:
+ Nhóm 1: Nét chính của phong trào đấu tranh thời kỳ (1918 - 1922)
+ Nhóm 2: Nét chính của phong trào đấu tranh thời kỳ (1929 - 1939)
GV: Nhấn mạnh sự kiện thành lập ĐCS Ấn Độ.
GV- HS: Khai thác hình 40 SGK/82
I. Phong trào cách mạng ở Trung Quốc (1919-1939)
1. Phong trào Ngũ Tứ và sự thành lập Đảng Cộng Sản Trung Quốc
- 4/5/1919 phong trào Ngũ Tứ, giai cấp công nhân TQ trở thành một lực lượng cách mạng độc lập.
 - 7/1921 ĐCS TQ thành lập. 
2. Chiến tranh Bắc phạt (1926 - 1927) và Nội chiến Quốc - Cộng (1927 - 1937)
- 1926-1927: Chiến tranh Bắc phạt.
- Nội chiến Quốc - Cộng (1927-1937):
+ Vạn lý Trường Chinh (tháng 10/11934).
+ 7/1937: Nhật Bản xâm lược, nội chiến kết thúc
 -> kháng chiến chống Nhật 
II. Phong trào độc lập dân tộc ở Ấn Độ (1918 - 1939)
1. Phong trào độc lập dân tộc ở Ấn Độ (1918 - 1929)
- Lãnh đạo
- Hình thức đấu tranh
- Lực lượng:
- Sự kiện chính:
2. Phong trào độc lập dân tộc ở Ấn Độ (1929 - 1939)
 - Lãnh đạo
- Hình thức đấu tranh
- Lực lượng:
- Sự kiện chính:
3. Củng cố, tóm tắt bài dạy.
- Điểm nổi bật của phong trào cách mạng ở Trung Quốc (1919-1939)
- Hướng dẫn HS lập bảng thống kê của PTCM ở Ấn Độ (1918 - 1939)
Nội dung
1918 - 1922
1929 - 1939
Lãnh đạo
Đảng Quốc đại
Hình thức đấu tranh
Hòa bình, không sử dụng bạo lực
Lực lượng tham gia
Học sinh, sinh viên, công nhân. Lôi cuốn mọi tầng lớp tham gia.
Sự kiện tiêu biểu
- Tẩy chay hàng hóa Anh.
- Không nộp thuế
- 12/1925, ĐCS ra đời.
- Chống độc quyền muối.
- Bất hợp tác
- Hình thành Mặt trận thống nhất dân tộc
4. Hướng dẫn giao nhiệm vụ về nhà: 
	- Điền vào bảng về các sự kiện cách mạng ở Trung Quốc:
Thời gian
Nội dung sự kiện
4/5/1919
Phong trào Ngũ Tứ
7/1921
Đảng Cộng sản Trung Quốc ra đời
12/4/1927
Tưởng Giới Thạch tiến hành tàn sát, khủng bố những người cộng sản
10/1934
Hồng quân phá vây, tiến hành cuộc Vạn lý trường chinh.
1/1935
Hội nghị Tuân Nghĩa - Mao Trạch Đông trở thành người lãnh đạo
7/1937
Nhật tiến hành chiến tranh, Quốc - Cộng hợp tác lần hai cùng kháng chiến chống Nhật.
- Chuẩn bị bài Các nước Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới:
+ Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội.
+ Các phong trào đấu tranh tiêu biểu ở khu vực Đông Nam Á. 
-----------------000-----------------
Tiết PP: 20 	 Ngày soạn: 11/01/2009
	Ngày giảng: 13/01/2009 
Bài 16
CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 - 1939)
I. MỤC TIÊU: 
	- Kiến thức: Những chuyển biến quan trọng về kinh tế, chính trị, xã hội ở các nước Đông Nam Á sau CTTG thứ nhất và những điểm mới trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở khu vực này. Thấy rõ nét chính của một số phong trào cách mạng ở các quốc gia ở Đông Nam Á lục địa (Lào, Campuchia, Miến Điện), Đông Nam Á hải đảo (Inđônêxia, Malaixia) và đặc biệt là cuộc cách mạng tư sản ở Thái Lan (1932).
	- Thái độ: Thấy được bản sắc tương đồng và sự gắn bó giữa các nước Đông Nam Á trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do. Nhận thức được quy luật lịch sử “Có áp bức, có đấu tranh”, thấy tính tất yếu cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân của các dân tộc bị áp bức.
	 - Rèn kỹ năng hệ thống hóa các sự kiện; Nâng cao kỹ năng phân tích, so sánh.
II. PHƯƠNG PHÁP: Thuyết trình, liên hệ, so sánh, trực quan, kể chuyện.
III. CHUẨN BỊ:
 	- GV: Lược đồ Đông Nam Á. Một số hình ảnh, tư liệu về các quốc gia ở Đông Nam Á
 	- HS: Soạn bài theo câu hỏi SGK trang 70, 71, 73.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Kiển tra: 
	- Những sự kiện chính về cách mạng Trung Quốc trong những năm 1913 - 1919?
2. Bài mới:
Hoạt động của GV-HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tập thể, cá nhân
- GV sử dụng lược đồ Đông Nam Á: Gọi HS xác định vị trí 11 quốc gia trong khu vực. Từ đó, nhắc lại lịch sử cuối thế kỉ XIX.
- HS: Những thay đổi về KT, CT, XH ở ĐNA?
- HS: Tình hình thế giới có gì tác động mạnh đến khu vực ĐNA?
Hoạt động 2: Tập thể và cá nhân
- HS: Sau CTTG thứ nhất ở ĐNA xuất hiện những xu hướng cách mạng nào?
- HS: Những nét mới của phong trào đấu tranh thời kỳ này so với đầu thế kỷ XX? (Mang tính tự giác, chính đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo)
Hoạt động 3: Thảo luận nhóm.
- Kiến thức: Các phong trào đấu tranh giành độc lập ở các nước ĐNA.
- Tổ chức: GV phát phiếu học tập và giao nội dung cụ thể cho từng nhóm thảo luận:
- HS thảo luận dưới sự hướng dẫn của giáo viên sau đó cử đại diện trình bày.
- HS: PT GPDT ở ĐNA sau CTTG thứ nhất có điểm gì mới?
I. Tình hình các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất
1. Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội
- Kinh tế: Bị lôi cuốn vào hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa với tư cách là thị trường tiêu thụ và cung cấp nguyên liệu thô.
- Chính quyền thực dân khống chế và thâu tóm mọi quyền lực.
- Xã hội phân hóa giai cấp sâu sắc. Giai cấp tư sản dân tộc lớn mạnh, giai cấp vô sản tăng nhanh về số lượng và ý thức cách mạng.
- Cách mạng tháng Mười Nga và cao trào cách mạng thế giới đã tác động mạnh đến phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á.
2. Khái quát về phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á
- Khuynh hướng phong trào dân tộc tư sản: Đòi tự do kinh doanh và chính trị. Đảng Tư sản thành lập và ảnh hưởng rộng rãi trong xã hội.
- Khuynh hướng vô sản xuất hiện đầu thế kỷ XX, phát triển nhanh và xuất hiện các Đảng Cộng sản
II. Các phong trào đấu tranh tiêu biểu ở khu vực Đông Nam Á
Tên nước
Lãnh đạo.
Những nét chính.
Inđô...
Lào
CPC
Mãlai
Miến điện
Xiêm
3. Củng cố, tóm tắt bài dạy:
- Lập bảng theo mẫu:	 
Tên nước
Lãnh đạo.
Những nét chính
Inđônễxia
ĐCS, Đảng dân tộc (g/c tư sản)
- 5/1920, ĐCS Inđônêxia được thành lập.
- 1926 – 1927, khởi nghĩa vũ trang Giava và Xumatơra. 
- Năm 1927, Đảng dân tộc chủ trương: Hòa bình, đoàn kết dân tộc, đòi độc lập.
- 12/1939: MTND chống phát xít, giành ĐLDT
Lào
- Ông Kẹo và Con ma đam
- Chậu Pa chay
- Kéo dài 30 năm; Phong trào phát triển mạnh mẽ.
- 1918-1922: Mang tính tự phát, lẻ tẻ.
CPC
Khởi nghĩa vũ trang của nhân dân Rôlêphan.
- 1925-1926: PT chống thuế, chống bắt phu. 
- Có sự liên minh chiến đấu của cả 3 nước. Sự ra đời của ĐCS Đông Dương đã tạo nên sự phát triển mới của cách mạng ĐD
Mã Lai
Đảng cộng sản
- Đầu thế kỉ XX, phong trào bùng lên mạnh mẽ.
- Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân phát triển. Tháng 4/1930 Đảng Cộng sản Mã Lai được thành lập.
Miến Điện
Ốttama
- Đầu XX, phong trào phát triển dưới nhiều hình thức bất hợp tác, tẩy chay hàng hóa Anh, không đóng thuế ..., lôi cuốn đông đảo tầng lớp nhân dân tham gia. 
- 1937 MĐiện tách khỏi Ấn Độ và được hưởng quy chế tự trị.
Xiêm
Cuộc cách mạng năm 1932:
Giai cấp tư sản mà thủ lĩnh là: Priđi Phanômiông.
- Do sự bất mãn của các tầng lớp nhân dân với nền QCCC.
- Thực hiện cải cách kinh tế xã hội theo hướng tư sản nhưng vẫn duy trì ngôi vua.
- Lật đổ nền quân chủ chuyên chế, lập nên nền quân chủ lập hiến. Mở đường Xiêm phát triển theo hướng TB.
- Tính chất: Là cuộc cách mạng tư sản không triệt để.
4. Hướng dẫn giao nhiệm vụ về nhà: 
	- Học bài theo câu hỏi SGK trang 89.
- Chuẩn bị bài Chiến tranh thế giới thứ hai:	
 	+ Sưu tầm tài liệu về cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.
	+ Tiểu sử hình ảnh của Hit-le.
	+ Trận đánh tiêu biểu (Matxcơva, Stalingrát, Cuốc xcơ, trận Trân Châu Cảng).
Tiết PP: 21-22 	 	 Ngày soạn: 1/2/2009
 Ngày giảng: 2&8/2/2009
Chương IV-Bài 17
CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1939 - 1945)
 I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Nguyên nhân, tính chất, diễn biến của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai. Kết cục, ý nghĩa và hệ quả của nó đối với sự phát triển của tình hình thế giới. Từ cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, nhận thức và rút ra bài học cho cuộc đấu tranh bảo bệ hòa bình thế giới hiện nay.
	- Tư tưởng: HS nhận thức tính chất phi nghĩa của chiến tranh đế quốc và bản chất hiếu chiến, tàn bạo của chủ nghĩa phát xít. Từ đó, bồi dưỡng ý thức cảnh giác, thái độ căm ghét và quyết tâm ngăn chặn chiến tranh, bảo vệ hòa bình cho Tổ quốc và nhân loại. Biết quý trọng, đánh giá đúng vai trò của Liên Xô, các nước đồng minh Mĩ, Anh, của nhân dân tiến bộ thế giới trong cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa phát xít.
	- Kỹ năng: Rén kỹ năng quan sát, khai thác tranh ảnh lịch sử. Quan sát, khai thác, sử dụng lược đồ, bản đồ chiến tranh. Phân tích, đánh giá, rút ra bản chất của các sự kiện lịch sử.
II. PHƯƠNG PHÁP: Phân tích, tường thuật, trực quan, thảo luận, giải thích.
III. CHUẨN BỊ: 
	- GV: Fim: Trận Trân Châu cảng, Mỹ ném bom nguyên tử, Chiến đấu trong thành phố Xta-lin-grát; CTTG thứ hai. Ảnh HQLX cắm cờ trên nóc tòa nhà quốc hội Đức, Lược đồ Chiến tranh thế giới thứ hai 1939-1945.
	- HS: Quan sát hình SGK và vẽ bản đồ CTTG thứ hai theo tổ.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Kiểm tra: 
- Khái quát về phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới?
2. Bài mới
Hoạt động của GV-HS
Nội dung
Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân
- HS: Đầu những năm 30 các nước phát xít Đức - Italia - Nhật đã có những hoạt động quân sự như thế nào? Những hoạt động đó nói lên điều gì?
- HS: Trước chính sách bành trướng xâm lược của phe phát xít, các nước lớn (Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp) có thái độ như thế nào? Em có nhận xét gì về những thái độ đó?
Hoạt động 2: Cả lớp và cá nhân
- GV sử dụng lược đồ hình 42 SGK, kết hợp với tường thuật cho HS nắm được hoàn cảnh, nội dung Hội nghị Muy ních.
- HS: Nêu nhận xét sự kiện Muy-ních?
(Hội nghị Muy-ních là đỉnh cao của chính sách dung túng, nhượng bộ phát xít của Mĩ - Anh – Pháp; Thể hiện âm mưu thống nhất của CNĐQ (kể cả Anh - Pháp - Mĩ và Đức - Italia - Nhật Bản) tiêu diệt Liên Xô.)
Hoạt động 3: Thảo luận nhóm
- Kiến thức: Lập niên biểu về quá trình xâm chiếm châu Âu của phát xít Đức (từ tháng 9/1939 đến tháng 61940).
- Tổ chức: GV đưa ra mẫu niên biểu cho HS thảo luận, kết hợp quan sát lược đồ “Quân Đức đánh chiếm châu Âu” (1939 - 1941) và theo dõi SGK để hoàn thành.
Thời gian
Chiến sự
Kết quả
01/9/1939 
29/9/1939
9/1939 -> 4/1939
4/1940 -> 9/1940
10/1940 ->6/1941
- HS: Nhận xét về tình hình chiến sự trong giai đoạn từ 9/1939 - 6/1941?
- HS: Nguyên nhân, tính chất Chiến tranh thế giới thứ hai ?
Hoạt động 4: Thảo luận nhóm
- Kiến thức: Lập bảng niên biểu diễn biến CTTG thứ hai từ 6/1941-11/1942.
- Tổ chức: GV chia lớp thành 4 nhóm. Và giao nội dung cụ thể về của từng nhóm là:
+ Nhóm 1: Phát xít Đức đã tấn công vào lãnh thổ Liên Xô như thế nào? Nhân dân Liên Xô đã chiến đấu chống lại phát xít Đức ra sao?
+ Nhóm 2: Chiến sự ở Bắc Phi bùng nổ và diễn biến ra sao?
+ Nhóm 3: Chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ như thế nào?
+ Nhóm 4: Nguyên nhân nào dẫn tới sự ra đời của khối đồng mình chống phát xít? Tại sao nói việc Liên Xô tham chiến đã làm thay đổi căn bản cục diện chính trị và quân sự của cuộc chiến?
- Các nhóm quan sát bản đồ, lược đồ kết hợp với SGK, thảo luận, cử đại diện trình bày. GV nhận xét, bổ sung và chốt ý.
Hoạt động 5: Cả lớp và cá nhân
- GV sử dụng bản đồ CTTG giới thứ hai 
- HS tường thuật trận phản công của Hồng quân Liên Xô tại Xtalingrát. 
- HS: Ý nghĩa chiến thắng Xtalingrát?
- HS tường thuật ở mặt trận Bắc Phi và Thái Bình Dương cuộc phản công của quân đồng minh bằng bản đồ CTTG thứ hai.
Hoạt động 6: Thảo luận nhóm
- Kiến thức: CNPX Đức và Nhật Bản bị tiêu diệt
- Tổ chức: GV chia lớp thành 2 nhóm, kết hợp khai thác bản đồ Chiến tranh thế giới thứ hai, giao nội dung thảo luận:
+ Nhóm 1: Phát xít Đức bị tiêu diệt như thế nào? Đánh giá vai trò của Liên Xô và đồng minh Mĩ - Anh trong việc tiêu diệt phát xít Đức?
+ Nhóm 2: Phát xít Nhật bị tiêu diệt như thế nào? Đánh giá vai trò của Liên Xô và đồng minh Mĩ - Anh trong việc tiêu diệt phát xít Nhật?
- HS thảo luận theo nhóm, cử đại diện trình bày. GV nhận xét, bổ sung, chốt ý.
- GV tổ chức cho HS xem fim Mỹ ném bom nguyên tử xuống NB. 
- HS: Vì sao Mỹ sử dụng bom nguyên tử ném xuống NBản?
Hoạt động 7: Cả lớp, cá nhân
- PV: Kết cục của CTTG thứ hai? 
- PV: Bài học cho cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình thế giới hiện nay?
(Ngày nay, chiến tranh xung đột vẫn thường xuyên diễn ra ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới. Nếu như cuộc chiến tranh thế giới thứ ba nổ ra, sẽ không chỉ gây nên một sự thương vong và tổn thất khổng lồ, mà sẽ là cuộc chiến tranh hạt nhân dẫn đến sự hủy diệt toàn nhân loại. Cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình, chống nguy cơ chiến tranh hạt nhân hủy diệt để bảo vệ sự sống của con người và nên văn minh nhân loại đang là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu của toàn thể mọi người. Loài người cần mau chóng tìm ra giải pháp để tháo gỡ xung đột, hạn chế tối đã các cuộc chiến tranh mang tính khu vực đang diễn ra hoặc có nguy cơ diễn ra trên thế giới.)
I. CON ĐƯỜNG DẪN ĐẾN CHIẾN TRANH
1. Các nước phát xít đẩy mạnh xâm lược (1932-1937)
- Đầu những năm 30 của thế kỷ XX hình thành khối liên minh phát xít -> trục Béclin – Rôma - Tôkiô.
- 1931-1937: Khối phát xít đẩy mạnh chiến tranh xâm lược....
- Thái độ của các nước lớn:
+ Liên Xô kiên quyết chống CNPX, chủ trương liên kết với Anh, Pháp để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh.
+ Mĩ, Anh, Pháp không liên kết với Liên Xô chống phát xít, thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít hòng đẩy phát xít tấn công Liên Xô.
2. Từ Hội nghị Muyních đến Chiến tranh thế giới
- 29/9/1938 Hội nghị Muyních được triệu tập 
- 3/1939, Đức thôn tính toàn bộ Tiệp Khắc và chuẩn bị tấn công Ba Lan.
- 23/8/1939, Đức ký với Liên Xô hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau. 
II. CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI BÙNG NỔ VÀ LAN RỘNG Ở CHÂU ÂU (9/1939-6/1941)
1. Phát xít Đức tấn công Ba Lan và xâm chiếm châu Âu (9/1939- 9/1940)
2. Phe phát xít bành trướng ở Đông Nam Âu (từ 9/1940 đến 6/1941)
Thời gian
Chiến sự
Kết quả
01/9/1939 
29/9/1939
Đức tấn công Ba Lan
Ba Lan bị Đức thôn tính.
9/1939 -> 4/1939
“Chiến tranh kỳ quặc”
Tạo điều kiện để phát xít Đức phát triển mạnh lực lượng
4/1940 -> 9/1940
Đức tấn công Bắc Âu và Tây Âu
- Đan Mạch, Nauy, Bỉ, Hà Lan, Lúc-xăm-bua bị Đức thôn tính. Pháp-đầu hàng Đức. Kế hoạch tấn công nước Anh không thực hiện được
10/1940 ->6/1941
Đức tấn công Đông và Nam Âu
Ru-ma-ni, Hung-ga-ri, Bun-ga-ri, Nam Tư, Hi Lạp bị thôn tính.
III. CHIẾN TRANH LAN RỘNG KHẮP THẾ GIỚI (6/1941-11/1942)
 1. Phát xít Đức tấn công Liên Xô. Chiến sự ở Bắc Phi
* Mặt trận Xô - Đức:
- 22/6/1941 Đức bất ngờ tấn công Liên Xô, nhanh chóng tiến sâu vào lãnh thổ Liên Xô.
- Chiến thắng Matxcơva: làm phá sản kế hoạch “Chiến tranh chớp nhoáng của Đức”.
* Mặt trận Bắc Phi: 
- 9/1940, quân đội Italia tấn công Ai Cập.
- 10/1942, liên quân Mĩ - Anh giành thắng lợi lớn trong trận En A-la-men (Ai Cập) và chuyển sang phản công trên toàn mặt trận. 
2. Chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ
- 7/2/1941, Nhật tấn công Trân Châu Cảng.
- Từ 12/1941 - 5/1942, Nhật mở một loạt cuộc tấn công và chiếm được một vùng rộng lớn ở Đông Á, Đông Nam Á và Thái Bình Dương.
3. Khối đồng minh chống phát xít hình thành
- 1/1/1942, Khối Đồng minh chống phát xít được thành lập.
- Ý nghĩa: Việc Liên Xô tham chiến và sự ra đời của khối Đồng minh chống phát xít làm cho tính chất của CTTG thứ hai thay đổi, trở thành một cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa phát xít, bảo vệ hòa bình nhân loại.
IV. QUÂN ĐỒNG MINH CHUYỂN SANG PHẢN CÔNG. CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI KẾT THÚC (11/1942 - 8/1945)
1. Quân đồng minh phản công (11/1942 - 6/1944)
* Ở Mặt trận Xô-Đức:
- 2/1943, trận phản công ở Xtalingrát tiêu diệt và bắt sống toàn bộ đạo quân tinh nhuệ gồm 33 vạn người của phát xít Đức.
- Cuối 8/1943, chiến thắng vòng cung Cuốcxcơ, đánh tan 50 vạn quân Đức.
- 6/1944, phần lớn lãnh thổ Liên Xô được giải phóng.
* Ở mặt trận Bắc Phi: Từ 3 đến 5/1943, liên quân Mĩ - Anh phản công quét sạch quân Đức - Italia khỏi châu Phi. Chiến sự ở châu Phi chấm dứt.
* Ở Italia: 7/1943 - 5/1945, liên quân Mĩ - Anh tấn công truy kích quân phát xít, CNPX Italia bị sụp đổ, phát xít Đức phải khuất phục.
* Ở Thái Bình Dương: 1/1943, Mĩ phản công đánh chiếm các đảo ở Thái Bình Dương.
2. Phát xít Đức bị tiêu diệt. Nhật Bản đầu hàng. Chiến tranh kết thúc
* Phát xít Đức bị tiêu diệt:
- Sau khi giải phóng các nước Trung và Đông Âu 1/1945, Hồng quân Liên Xô mở cuộc tấn công Đức ở Mặt trận phía Đông.
- Tháng 2/1945, Hội nghị Ianta bàn về việc tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.
- Năm 1944, Mĩ - Anh mở Mặt trận thứ hai ở Tây 
Âu và bắt đầu mở cuộc tấn công quân Đức ở Mặt trận phía tây từ tháng 2/1945.
- 16/4 đến ngày 30/4/1945, Hồng quân Liên Xô tấn công đánh bại hơn 1 triệu quân Đức tại Béclin. Chủ nghĩa phát xít Đức bị tiêu diệt.
- 9/5/1945, Đức đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh chấm dứt ở châu Âu.
* Nhật Bản đầu hàng. Chiến tranh kết thúc.
- Từ năm 1944, Mĩ - Anh tấn công quân Nhật ở Miến Điện, Philíppin, các đảo ở Thái Bình Dương.
- Ngày 6/8/1945 và 9/8/1945 Mĩ ném 2 quả bom nguyên tử xuống 2 thành phố Hirôsima và Nagasaki của Nhật Bản.
- Ngày 8/7, Liên Xô tuyên chiến với Nhật và tấn công đạo quân Quan Đông gồm 70 vạn quân chủ lực của Nhật ở Mãn Châu.
- Ngày 15/8/1945, Nhật đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.
V. KẾT CỤC CỦA CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI
- CNPX Đức, Italia, Nhật Bản sụp đổ hoàn toàn. Thắng lợi vĩ đại thuộc về các dân tộc trên thế giới đã kiên cường chiến đấu chống CNPX. Trong đó Liên Xô, Mĩ, Anh là lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết đ

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_23_Phong_trao_yeu_nuoc_va_cach_mang_o_Viet_Nam_tu_dau_the_ki_XX_den_Chien_tranh_the_gioi_thu_nha.doc