Giáo án Lịch Sử 6 - Tô Thị Kim Hương - Trường THCS Nguyễn Viết Xuân

1/ Câu trúc chương trình:

 Phần mở đầu

 Phần I: Lịch sử thế giới.

 Phần II: Lịc sử Việt Nam (gồm 4 chương).

 Chương I: Buổi đầu lịch sử nước ta.

 Chương II: Thời đại dựng nước Văn Lang - Âu Lạc.

 Chương III: Thời kỳ Bắc thuộc và đấu tranh giành độc lập.

 Chương IV: Bước ngoặt lịch sử ở đầu thế kỷ X.

 Phần lịch sử địa phương.

 Cả năm gồm 35 tuần x 1 tiết/tuần = 35 tiết.

 Học kỳ I: 18 tuần x 1 tiết/tuần = 18 tiết.

 Học kỳ II: 17 tuần x 1 tiết/tuần = 17 tiết.

2/ Mục tiêu chung của chương trình lịch sử lớp 6.

a. Kiến thức:

- Một số điều cần biết về môn lịch sử ở mức độ sơ lược và bước đầu.

- Cung cấp cho học sinh (HS) những kiến thức khái quát sơ đẳng nhưng cơ bản, chính xác, có hệ thống về lịch sử dân tộc và một số kiến thức chung về lịch sử loài người, các công trình văn hóa, .

- Học sinh nhận thức đúng đắn về sự xuất hiện của loài người trên trái đất cũng như sự xuất hiện của con người trên đất nước ta.

- Quá trình hình thành và phát triển của các quốc gia đầu tiên trên thế giới, của nước ta cùng những thành tựu văn hóa, kinh tế.

b. Tư tưởng:

- Giáo dục cho học sinh lòng yêu nước, ý thức xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước, tự hào về những thành tựu văn hóa, văn minh mà tổ tiên ta và loài người đã xây dựng.

- Giáo dục lòng biết ơn và quý trọng tổ tiên, anh hùng đân tộc.

c. Kỷ năng:

 

doc 26 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1433Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch Sử 6 - Tô Thị Kim Hương - Trường THCS Nguyễn Viết Xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 hội loài người trong qúa khứ.
- Để hiểu được cội nguồn dân tộc, biết quá trinh dựng nước và giữ nước của cha ông.
- Quá trình đấu tranh với thiên nhiên, đấu tranh chống giặc ngoại xâm để giữa gìn độc lập đan tộc.
- Biết lịch sử phát triển của nhân loại để rút ra những bài học kinh nghiệm cho hiện tại và tương lai.
Câu 2. 
- Căn cứ vào tự liệu truyền miệng (truyền thuyết).
- Hiện vật người xưa để lại (Trống đồng, bia đá).
- Tài liệu chữ viết (Văn bia), tư liệu thành văn (ĐVSKTT).
III. Giới thiệu bài mới: Như bài học trước, lịch sử là những gì đã xảy ra trong quá khứ theo trình tự thời gian, có trước, có sau.
IV. Dạy và học bài mới:
TG
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
10p
10p
15p
Hoạt động 1: Xác định thời gian là một nguyên tắc cơ bản quan trọng của lịch sử.
GV: Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ. muốn hiểu rõ cần phải xác định thời gian 
H: Các bia tiến sĩ có phải được lập cùng một năm không?
HS: Không phải. vì có người đỗ trước, đỗ sau nên có người được dựng bia trước và ngược lại. Như vậy người xưa đã có cách tính và ghi thời gian.
H: Dựa vào đâu, bằng cách nào con người sáng tạo ra thời gian?
HS: Thời cổ đại con người phát hiện ra quy luật của thời gian. Hết ngày rồi lại đêm, mặt trời mọc ở đằng Đông lặn ở phiá Tây (1 ngày). Nông dân Ai Cập đã tìm ra chu kỳ hoạt động của trái đất, quay xung quanh mặt trời (1 vòng) là một năm (360 ngày).
Hoạt động: Tính thời gian theo Dương lịch, Âm lịch và công lịch.
H: Trên thế giới hiện nay có những cách tính lịch chính nào?
HS: Âm lịch và dương lịch.
H: Cách tính âm lịch và dương lịch ra sao?
HS: 
GV: Lúc đầu người Phương đông cho rằng Trái đất hình cái đĩa, người La Mã: Trái đất hình tròn, ngày nay ta xác định trái đất là hình tròn.
H: Quan sát hình số 6: Xác định trong bảng đó có những loại lịch gì?
HS: Âm lịch và dương lịch.
H: Xác định đâu là Dương lịch, Âm lịch?
Hoạt động: Hiểu khái niệm công lịch.
H: Vì sao phải có công lịch? 
HS: Do sự giao lưu giữa các quốc gia ngày càng tăng, cần có cách tính thời gian thống nhất.
H: Công lịch được tính như thế nào?
HS: 
GV: theo công lịch 1 năm có 12 tháng (365 ngày), năm nhuận thêm 1 ngày vào tháng 2. Mười năm (1 thập kỷ), 100 năm (1 thế kỷ), 1000 năm (1 thiên niên kỷ).
H: Em xác định TK 21 bắt đầu từ năm nào và kết thúc năm nào?
HS: 2001->2100.
1. Tại sao phải xác định thời gian?
Xác định thời gian là một nguyên tắc cơ bản quan trọng của lịch sử.
Dựa vào di chuyển của mặt trời, mặt trăng để tính thời gian.
2. Người xưa đã tính thời gian như thế nào?
- Âm lịch: tính thời gian theo chu kỳ quay của mặt trăng xung quanh trái đất.
- Dương lịch: tính thời gian theo chu kỳ quay của trái đất xung quanh mặt trời.
3. Thế giới có cần một thứ lịch chung hay không?
- Công lịch là Dương lịch được điều chỉnh lại một cách khoa học, chính xác để tất cả các dân tộc đều sử dụng được như nhau.
- Công lịch lấy năm tương truyền Chúa Giê Su ra đời là năm đầu tiên của công nguyên. Trước năm đó là trước công nguyên.
- Cách tính thời gian theo công lịch.
 CN 40 248 542
 179 111 50 TCN 
V. Củng cố: 5phút
 Ở Việt Nam người ta thường tính thời gian theo cách nào?
A. Theo âm lịch. B. theo dương lịch. C. Cả dương lịch và âm lịch.
Xác định thời gian là một nguyên tắc cơ bản quan trọng của lịch sử, do nhu cầu ghi nhớ và xác định thời gian từ xa xưa con người đã sáng tạo ra lịch, tức là một cách tính và xác định thời gian thống nhất cụ thể.
VI. Dặn dò: Về nhà học bài, làm bài tập, soạn bài mới.
KẾ HOẠCH PHẦN I
1. Phần I: Khái quát lịch sử thế giới cổ đại
2. Số tiết: 5 tiết
3. Thời gian: Tuần 3-> tuần 7
4. Kiến thức trọng tâm:
- Loài người đã xuất hiện trên trái đất như thế nào và vai trò của lao động trong quá trình biến chuyển của con người từ buổi sơ khai đến khi tiếp cận với thời kì xuất hiện những quốc gia đầu tiên.
- Sự hình thành và đặc điểm của các quốc gia cổ đại phương đông và phương tây
- Những thành tựu văn hoá lớn thời cổ đại
- Về mặt thời gian tương ứng với lịch sử việt nam
5. Tư tưởng: HS ý thức đúng đắn về vai trò của lao động sản xuất trong sự phát triển của xã hội loài người.
- Sự bất bình đẳng, sự phân chia giai cấp trong xã hội về nhà nước chuyên chế.
- Tự hào về những thành tưu văn minh của loài người thời cổ đại
6. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát tranh ảnh, liên hệ và mô tả.
7. Thiết bị đồ dùng dạy học:
- Tranh ảnh, hiện vật các công cụ lao động, đồ trang sức
- Bản đồ quốc gia phương đông cổ đại
- Bản đồ thế giới cổ đại
- Tranh ảnh một số công trình tiêu biểu và một số thơ văn thời cổ đại.
- Một số thơ văn thời cổ đại.
Trường THCS Nguyễn Viết Xuân
Họ và tên GV: Tô Thị Kim Hương
Ngày soạn: 29-8-2009
Ngày dạy : 01(6B,A); 04(6D,C) tháng 9 
 năm 2009
Tuần: 3
Tiết : 3
Phần I: LỊCH SỬ THẾ GIỚI
Bài 3: XÃ HỘI NGUYÊN THUỶ
A/ Mục tiêu bài học:
I. Kiến thức: Giúp HS hiểu và nắm được những điểm chính sau:
- Nguồn gốc loài người và các mốc lớn của quá trình chuyển biến từ người tối cao cổ thành người hiện đại.
- Đời sống vật chất và tổ chức xã hội của người nguyên thuỷ.
- Vì sao xã hội nguyên thuỷ tan rã.
II. Tư tưởng: HS ý thức đúng đắn về vai trò của lao động sản xuất trong sự phát triển của xã hội loài người. 
III. Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng quan sát tranh ảnh.
B/ Đồ dùng dạy học: Tranh ảnh trong SGK, một số hiện vật, dụng cụ lao động và tài liệu tham khảo.
C/ Tiến trình tổ chức dạy và học:
I. Ổn định và tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ: 5p
Tạo sao phải xác định thời gian?
-> Xác định thời gian là một nguyên tắc cơ bản quan trọng của lịch sử. Dựa vào di chuyển của mặt trời, mặt trăng để tính thời gian. 
Người xưa đã tính thời gian như thế nào?
-> Âm lịch: tính thời gian theo chu kỳ quay của Mặt Trăng xung quanh Trái Đất. Dương lịch: tính thời gian theo chu kỳ quay của trái đất xung quanh mặt trời.
III. Giới thiệu bài mới: Lịch sử loài người cho chúng ta biết những sự việc diễn ra trong đời sống con người từ khi xuất hiện đến ngày nay. Để hiểu rõ vấn đề này chúng ta đi vào nội dung bài mới.
IV. Dạy và học bài mới:
TG
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
15P
10P
10p
Hoạt động 1: Người tối cổ xuất hiện và cuộc sống của họ ra sao?
H: Người tối cổ xuất hiện cách đây khoảng bao nhiêu năm?
HS: Cách đây hàng chục triệu năm trên trái đất có loài vượn cổ sinh sống -> người tối cổ cách đây khoảng 3-4 triệu năm.
H: Những hài cố của người tối cổ được tìm thấy ở đâu?.
HS: Đông Phi, GiaVa (Inđônesia), gần Bắc Kinh(Trung Quốc).
H: Hình dạng của người tối cổ lúc này như thế nào?
HS: Họ đi bằng 2 chân, Đôi tay biết cầm nắm để ché tạo công cụ và tìm kiếm thức ăn.
GV: Cho HS xem công cụ lao động mà người tối cổ làm. Nhận xét (Những mảnh tước đá hoặc ghè đẽo thô sơ).
H: Em biết gì về cuộc sống người tối cổ?
HS: Họ sống thành từng bầy vài chục người. Sống bằng nghề hái lượm, săn bắn, sống trong hang động hoặc túp lều bằng cành cây, lá khô. Chế tạo công cụ lao động bằng đá.
GV: Cho HS quan sát hình 4.
H: Em nhận xét gì về cuộc sống của người tối cổ?
HS: Cuộc sống của họ bấp bênh, ăn lông ở lỗ, hoàn toàn phụ thuộc vào thiên nhiên -> Kéo dài hàng triệu năm.
Hoạt động 2: Người tinh khôn cuộc sống của họ khác gì với người tối cổ?
HS quan sát Hình 5 trong SGK. Người tinh khôn khác người tối cổ ở những điểm nào?
Người tinh khôn có cấu tạo cơ thể giống như người ngày nay, xương cốt nhỏ hơn người tối cổ, bàn tay nhỏ, khéo léo, các ngón tay linh hoạt, họp sọ và thể tích não phát triển hơn, tráng cao, mặt phẳng, cơ thể gọn và linh hoạt, không còn lớp lông móng.
GV: Xuất hiện màu da khác nhau: trắng, vàng, đen, hình giống 3 chủng tộc lớn của loài người.
H: Cho biết người tinh khôn sống như thế nào?
HS: Họ sống theo thị tộc, làm chung, ăn chung, giúp đỡ lẫn nhau, biết trồng lúc, trồng rau, chăn nuôi gia súc, biết dệt vải từ sợi vỏ cây, đồ trang sức, 
H: Em có nhận xét gì về cuộc sống của người tinh khôn so với người tối cổ?
HS: Cuộc sống của người Tinh khôn ổn định hơn, tốt hơn, vui hơn.
Hoạt động 3: Con người phát triển kim loại -> Xã hội nguyên thuỷ tan rã.
H: Người Tinh khôn chế tạo công cụ bằng gì?
HS: Bằng đá, mặc dù luôn cải tiến nhưng không đem lại năng suất lao động tăng. Quan sát hình 7 trong SGK.
H: Con người phát triển ra kim loại vào thời gian nào?
HS: 4000 năm TCN con người đã phát triển ra kim loại và bắt đầu chế tạo công cụ lao động.
H: công cụ bằng kim loại xuất hiện con người đã làm gì?
HS: Khai hoang, xẻ gỗ, xẻ đá, 
H: Vậy công cụ bằng kim loại xuất hiện thì sản phẩm làm ra lúc này như thế nào?
HS: Sản xuất phát triển -> sản phẩm dư thừa.
H: Sản phẩm dư thừa chủ yếu là của ai?
HS: Một số người lao động giỏi và người đứng đầu thị tộc chiếm đoạt 1 phần -> Của cải dư thừa -> Xã hội xuất hiện tư hữu -> Phân hoá giàu nghèo -> Không thể sống chung -> Xã hội nguyên thuỷ tan rã. Vậy xã hội có giai cấp xuất hiện.
1. Con người đã xuất hiện như thế nào?
- Cách đây 3-4 triệu năm, Vượn cổ biến thành người tối cổ 
- Người tối cổ được tìm thấy ở Đông châu Phi, đảo GiaVa, gần Bắc Kinh.
- Họ sống thành bầy vài chục người. Sống bằng hái lượm, săn bắt, ở trong các hang động hoặc túp lều làm bằng cành cây lá khô.
- Họ biết chế tạo công cụ lao động bằng đá, biết dùng lửa.
-> Cuộc sống bấp bênh hoàn toàn phụ thuộc vào thiên nhiên.
2. Người Tinh khôn sống như thế nào?
- Người tinh Khôn sống theo thị tộc, làm chung, ăn chung, biết trồng trọt và chăn nuôi, biết làm gốm, dệt vải, trang sức 
-> Cuộc sống ổn định hơn.
3. Vì sao xã hội nguyên thuỷ tan rã?
- Nhờ công cụ bằng kim loại -> Sản xuất phát triển -> Của cải dư thừa -> xã hội phân hoá giàu nghèo -> Không thể sống chung -> Xã hội nguyên thuỷ tan rã nhường chỗ cho xã hội có giai cấp.
V. Củng cố: 5phút 
- Phân biệt Vượn cổ, người tối Cổ và Người tinh Khôn.
- Đời sống vật chất của người Nguyên thuỷ chia thành 2 giai đoạn khác nhau.
- Tổ chức xã hội có 3 hình thức: bầy người, công xã thị tộc và xa hội có giai cấp.
Bài tập: Xã hội nguyên thuỷ tan rã vì: 
A. Công cụ kim loại xuất hiện.	B. Sản xuất phát triển của cải dư thừa. 
C. xã hội phân hoá thành giai cấp. 	D. Cả 3 yếu tốt trên.
VI. Dặn dò: Về nhà học bài, làm bài tập, soạn bài mới.
Trường THCS Nguyễn Viết Xuân
Họ và tên GV: Tô Thị Kim Hương
Ngày soạn: 06-9-2009
Ngày dạy : 08(6B,A); 11(6D,C) tháng 9 
 năm 2009
Tuần: 4
Tiết : 4
Bài: 4
CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG 
A/ Mục tiêu bài học:
I. Kiến thức: 
- Sau khi xã hội nguyên thuỷ tan rã, xã hội có giai cấp và nhà nước ra đời
- Những nhà nước đầu tiên đã được hình thành ở phương đông bao gồm Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Quốc từ cuối thiên niên kỉ IV-> đầu thiên niên kỉ III TCN
- Nền tảng kinh tế, thể chế nhà nước của các quốc gia này.
II. Tư tưởng: Xã hội cổ đại phát triển cao hơn xã hội nguyên thuỷ, bước đầu ý thức về sự bất bình đẳng, sự phân chia giai cấp trong xã hội và về nhà nước chuyên chế
III. Kĩ năng: Quan sát tranh ảnh, bản đồ các quốc gia cổ đại phương đông
B/ Đồ dùng dạy học: Tranh ảnh trong SGK và tài liệu tham khảo. Bản đồ các quốc gia cổ dại phương đông.
C/ Tiến trình tổ chức dạy và học:
I. Ổn định và tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
1. Đời sống người tinh khôn có những điểm nào tiến bộ hơn so với người tối cổ?
2. Tác dụng củ công cụ kim loại đối với cuộc sống con người?
Trả lời:
1. Người tinh Khôn sống theo thị tộc, làm chung, ăn chung, biết trồng trọt và chăn nuôi, biết làm gốm, dệt vải, trang sức -> Cuộc sống ổn định hơn.
2. Nhờ công cụ bằng kim loại -> Sản xuất phát triển -> Của cải dư thừa -> xã hội phân hoá giàu nghèo -> Không thể sống chung -> Xã hội nguyên thuỷ tan rã nhường chỗ cho xã hội có giai cấp.
III. Giới thiệu bài mới: Các quốc gia cổ đại Phương đông được hình thành trên lưu vực các dòng sông lớn, vì sao nông nghiệp là nền kinh tế chính?
IV. Dạy và học bài mới:
TG
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
15p
12p
8p
Hoạt động 1: Quá trình hình thành các quốc gia cổ đại Phương đông.
H: Dựa vào bản đồ cho biết các quốc gia cổ đại Phương đông gồm nước nào?
HS: 
H: Các quốc gia này được hình thành ở đâu?
HS: Hình thành ở lưu vực những con sông lớn: Sông Nin(Ai cập), Sông Ấn và sông Hằng (Ấn Độ), Sông Trường Giang và Hoàng Hà (Trung Quốc), Sông Phơrat và Tigơrơ (Lưỡng Hà).
H: Những con sông này tạo điều kiện cho nền kinh tế nào phát triển?
H: Vùng đất đai màu mỡ, phì nhiêu, đủ nước tưới quanh năm để trồng lúa nước -> nông nghiệp phát triển.
GV: Cho HS quan sát hình 8 trong SGK.
H: Em hãy miêu tả cảnh làm ruộng của người Ai Cập?
HS: Hình trên là người nông dân đập lúc còn hình dưới người nông dân cắt lúa.
H: Để chống lũ lụt và phát triển sản xuất nông nghiệp thì người nông dân phải làm gì?
HS: 
Thảo luận: khi sản xuất phát triển thì của cải dư thừa điều này sẽ dẫn đến tình trạng gì?
HS: Xã hội xuất hiện tư hữu, có sự phân biệt giàu nghèo -> Xã hội phân chia giai cấp -> Nhà nước ra đời
H: Ở phương đông nhà nước hình thành vào thời gian nào?
HS: Từ TNK thứ 4 đến TNK thứ 3 TCN -> Quốc gia xuất hiện sớm nhất trong lịch sử loài người.
Hoạt động 2: Xã hội cổ đại Phương đôngbao gồm những tầng lớp nào?
H: Xã hội cổ đại phương đông có mấy tầng lớp?
HS: Có 3 tầng lớp: Quý tộc, quan lại; Nông dân; Nô lệ 
H: Cho biết tầng lớp nào chiếm đại đa số trong xã hội?
HS: Nông dân.
H: Quan lại, quý tộc có địa vị gì trong xã hội?
HS: Năm quyền thống trị, có nhiều của cải -> Vua.
H: Nông dân có vai trò gì trong xã hội?
HS: Có vai trò rất quan trọng trong sản xuất, họ nhận ruộng ở công xã để cày cấy, nộp 1 phần và lao dịch không công cho bọn quý tộc.
H: Cuộc sống tầng lớp nô lệ như thế nào?
HS: Khổ cực, họ phải phục dịch, hầu hạ trong các gia đình quý tộc -> cuộc sống khổ cực, thân phận thấp hèn nhất trong xã hội.
H: Nô lệ và dân nghèo họ có chấp nhận cuộc sống như vậy không?
HS: Không, họ đã vùng dậy đấu tranh.
H: Em hãy nêu những cuộc đấu tranh của họ?
HS: 2300 TCN nô lệ nổ dậy ở Lagát (Lưỡng Hà), Năm 1750 TCN nô lệ và dân nghèo ở AI cập nổ dậy cướp phá, đốt cháy cung điện.
H: Trước tình hình đó giai cấp thống trị đã làm gì?
HS: Tầng lớp thống trị đàn áp dân chúng và cho ra bộ luật khắc nghiệt, điển hình là luật Hammurabi (Khắc đá).
GV: Cho HS quan sát hình số 9 trong SGK, gọi HS đọc phần in nghiêng -> Đây là bộ luật đầu tiên bảo vệ quyền lợi cho giai cấp thống trị.
 Hoạt động 3: Thế nào gọi là nhà nước quân chủ chuyên chế?
 H: Bộ máy nhà nước cổ đại Phương đông được tổ chức như thế nào?
HS: Vua là người có quyền cao nhất, quyết định mọi việc, chỉ huy quân đội, xét xử người có tội, quan lại giúp Vua cai trị đất nước từ trung ương đến địa phương.
1. Các quốc gia cổ đại Phương Đông đã được hình thành ở đâu và từ bao giờ?
- Các quốc gia cổ đại Phương Đông: Lưỡng Hà, Ai Cập, Ấn độ, Trung Quốc.
- Hình thành ở lưu vực các con sông lớn.
- Lấy nông nghiệp làm cơ sở kinh tế chủ yếu.
- Nghề nông trồng lúa phát triển, làm thuỷ lợi, đắp đê ngăn lũ, đào kênh máng.
- Sản xuất phát triển -> lương thực dư thừa -> Xã hội có giai cấp sớm hình thành.
- Ra đời từ cuối TNK IV -> TNK III TCN
2. Xã hội cổ đại Phương Đông bao gồm những tầng lớp nào?
- Xã hội có 3 tầng lớp
+ Quý tộc, quan lại: nắm quyền thống trị và có nhiều của cải.
+ Nông dân nhận ruộng đất ở công xã để cày, cấy và nộp 1 phần cho quý tộc, lao dịch không công -> là những người lao động sản xuất chính.
+ Nô lệ: lớp người hầu hạ, phục dịch trong các gia đình quý tộc, vua quan -> cuộc sống khổ cực.
3. Nhà nước chuyên chế cổ đại Phương Đông.
Sơn đồ nhà nước cổ đại Phương Đông.
Vua
Quý tộc, quan lại
Nông dân
Nô lệ
=> là nhà nước quân chủ chuyên chế 
V. Củng cố: 5phút 
- Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự hình thành sớm các quốc gia đầu tiên.
- Xã hội gồm 3 tầng lớp: Quý tộc, nông dân và nô lệ.
- Chế độ chính trị: quân chủ chuyên chế.
Bài tập: Các quốc gia cổ đại Phương đông được hình thành chủ yếu ở:
A. Phương Đông	B. Lưu vực các con sông lớn	
C. các vùng ven biển địa Trung Hải	D. Các cao nguyên. 
VI. Dặn dò: Về nhà học bài, làm bài tập, soạn bài mới.
Trường THCS Nguyễn Viết Xuân
Họ và tên GV: Tô Thị Kim Hương
Ngày soạn: 12 - 09 - 2009
Ngày dạy : 15(6B,A); 18(6D,C) tháng 9 
 năm 2009
Tuần: 5
Tiết : 5
Bài 5
CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG TÂY
A/ Mục tiêu bài học:
I. Kiến thức: 
- Tên và vị trí các quốc gia cổ đại Phương Tây.
- Điều kiện tự nhiên của vùng địa Trung hải không thuận lợi cho sự phát triển sản xuất nông nghiệp.
- Những đặc điểm về nền tảng kinh tế, cơ cấu xã hội và thể chế nhà nước ở Hi lạp và Roma cổ đại.
- Những thành tựu tiên biểu của các quốc gia cổ đại Phương tây.
II. Tư tưởng: Giúp HS có ý thức đầy đủ hơn về sự bất bình đẳng trong xã hội.
III. Kĩ năng: Liên hệ điều kiện tự nhiên với sự phát triển kinh tế.
B/ Đồ dùng dạy học: Bản đồ các quốc gia cổ đại Phương Tây và một số tài liệu tham khảo.
C/ Tiến trình tổ chức dạy và học:
I. Ổn định và tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ: 5p
1. Cho biết các quốc gia cổ đại Phương Đông được hình thành như thế nào?
2. Xã hội cổ đại Phương Đông bao gồm những tầng lớp nào?
Trả lời:
1. Hình thành ở lưu vực các con sông lớn.
2. Xã hội có 3 tầng lớp
+ Quý tộc, quan lại: nắm quyền thống trị và có nhiều của cải.
+ Nông dân nhận ruộng đất ở công xã để cày, cấy và nộp 1 phần cho quý tộc, lao dịch không công -> là những người lao động sản xuất chính.
+ Nô lệ: lớp người hầu hạ, phục dịch trong các gia đình quý tộc, vua quan -> cuộc sống khổ cực.
III. Giới thiệu bài mới: Sự xuất hiện của nhà nước không chỉ xảy ra ở phương đông nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi mà còn xuất hiện cả những vùng khó khăn của phương tây.
IV. Dạy và học bài mới:
TG
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
15p
10p
10p
Hoạt động 1: Quá trình hình thành các 
quốc gia cổ đại Phương Tây.
H: Cho biết các quốc gia cổ đại Phương Tây được hình thành ở đâu và từ bao giờ?
HS: Ở phía Nam Âu, có 2 bán đảo nhỏ vươn ra địa trung hải (ĐTH) là bán đảo Ban căng và bán đảo Italia. Đầu TNK I TCN, đã hình thành 2 quốc gia Hi lạp và Roma.
H: Các quốc gia cổ đại Phương Tây ra đời từ bao giờ?
HS: Cuối TNK IV đầu TNK III TCN.
H: Em có nhận xét gid sự ra đời các quốc gia cổ đại Phương Đông và Phương Tây?
HS: Các quốc gia cổ đại Phương Tây ra đời muộn hơn các quốc gia cổ đại Phương Đông.
H: Quá trình hình thành các quóc gia cổ đại Phương Đông và Phương Tây có gì khác nhau?
HS: các quốc gia cổ đại Phương Tây không hình thành ở các lưu vực con sông lớn mà hình thành ở những vùng đồi, núi đá vôi xen kẽ là các thung lũng.
H: Với điều kiện tự nhiên đó thuận lợi cho nền kinh tế nào phát triển? vì sao?
HS: Kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển vì: đất trồng trọt thích hợp trồng các loại cây lâu năm, được biển bao quanh, nhiều vịnh, hải cảng.
Hoạt động 2: Xã hội cổ đại có những giai cấp nào?
H: Với nền kinh tế đó xã hội đã hình thành nên các giai cấp nào?
HS: Chủ nô và nô lệ.
H: tầng lớp nào được gọi là chủ nô?
HS: Chủ xưởng, chủ lò, chủ thuyền buôn rất giàu có và có thế lực về chính trị -> đời sống họ rất sung sướng.
H: đời sống của nô lệ như thế nào?
HS: Làm việc rất cực nhọc trong các trang trại, xưởng thủ công, Khuân vác hàng hoá, chèo thuyền. Thân phận và lao động của họ phụ thuộc hoàn toàn vào chủ nô.
GV: Nô lệ bị coi như là thứ hàng hoá, họ bị mang ra chợ bán, không được quyền lập gia đình, chủ nô có quyền giết nô lệ. Nô lệ bị đối xử rất tàng nhẫn. Chủ nô thường gọi nô lệ là những công cụ biết nói.
H: Nô lệ có chấp nhận cuộc sống như vậy không?
HS: Không, Nô lệ tiến hành cuộc khởi nghĩa chống lại chủ nô hoặc bỏ trốn.
Hoạt động 3: thế nào là chế độ chiếm hữu nô lệ?
H: Xã hội cổ đại Phương Đông bao gồm những tầng lớp nào?
HS: Đứng đầu nhà nước là Vua -> quý tộc -> nông dân công xã (Họ là lao động chính nuôi sống xã hội)-> nô lệ.
H: Xã hội cổ đại Phương tây có những giai cấp nào?
HS: Chủ nô và nô lệ. Nô lệ rất đông đảo, là lực lượng chủ yếu nuôi sống xã hội. Nhưng họ bị bốc lột rất tàn nhẫn -> xã hội đó gọi là chiếm hữu nô lệ.
1. Sự hình thành các quốc gia cổ đại Phương Tây.
- Đầu TNK thứ nhất TCN, trên bán đảo Ban Căng và Italia đã hình thành 2 quốc gia Hi lạp và Roma.
- Nền tảng kinh tế ở đây là thủ công nghiệp và thương nghiệp.
2. Xã hội cổ đại Hi Lạp, Roma gồm những giai cấp nào?
- Gồm 2 giai cấp cơ bản: 
+ Chủ nô: đời sống rất sung sướng
+ Nô lệ: đời sống rất cực khổ.
3. Chế độ chiếm hữu nô lệ.
- Xã hội cổ đại Phương Tây gồm 2 giai cấp chính: Chủ nô và nô lệ.
- Xã hội chủ yếu dựa vào lao động của nô lệ nhưng họ bị bóc lột tàn nhẫn, bị coi là hàng hoá -> Xã hội đó gọi là chiếm hữu nô lệ.
V. Củng cố: 5phút 
- Quá trình hình thành các quốc gia cổ đại Phương Tây.
- Tại sao gọi là xã hội chiếm hưuc nô lệ?
- Nhà nước cổ đại Phương Tây được tổ chức như thế nào?
Bài tập: Chủ nô và nô lệ là 2 giai cấp chính của:
	A. Xã hội chiếm hữu nô lệ	B. Xã hội tư bản chủ nghĩa.
	C. Xã hội nguyên thuỷ	D. Xã hội phong kiến.
VI. Dặn dò: Về nhà học bài, làm bài tập, soạn bài mới.
Trường THCS Nguyễn Viết Xuân
Họ và tên GV: Tô Thị Kim Hương
Ngày soạn: 20 - 09 - 2009
Ngày dạy : 22(6B,A); 25(6D,C) tháng 9
 năm 2009
Tuần: 6
Tiết : 6
Bài 6
VĂN HÓA CỔ ĐẠI
A/ Mục tiêu bài học:
I. Kiến thức: Qua mấy nghìn năm tồn tại, thời cổ đại đã để lại cho loài người một di sản văn hóa đồ sộ, quý giá.
- Người phương đông và phương tây cổ đại đều sáng tạo nên những thành tựu văn hóa đa dạng, phong phú.
II. Tư tưởng: 
- Tự hào về những thành tựu văn minh của loài người thời cổ đại.
- Giáo dục ý thức về việc tìm hiểu các thành tựu văn minh cổ đại.
III. Kĩ năng: Mô tả các công trình kiến trúc, nghệ thuật lớn thời cổ đại qua tranh ảnh.
B/ Đồ dùng dạy học: Tranh ảnh trong SGK và tài liệu tham khảo.
C/ Tiến trình tổ chức dạy và học:
I. Ổn định và tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ: 5 phút
1. Các quốc gia cổ đại phương tây đã được hình thành ở đâu và từ bao giờ? Nền kinh tế chính ở đây là gì?
2. Em hiểu thế nào là xã hội chiếm hữu nô lệ?
Trả lời:
1. - Đầu TNK thứ nhất TCN, trên bán đảo Ban Căng và Italia đã hình thành 2 quốc gia Hi lạp và Rôma
- Nền tảng kinh tế ở đây là thủ công nghiệp và thương 

Tài liệu đính kèm:

  • docLịch Sử 6 - Tô Thị Kim Hương - Trường THCS Nguyễn Viết Xuân.doc