Giáo án Lịch sử 7 - Bài 18: Cuộc kháng chiến của nhà Hồ và phong trào khởi nghĩa chống quân Minh đầu thế kỉ XV

I. Mục tiêu:

Giúp HS hiểu và nắm được:

1. Những nét chính về cuộc xâm lược của quân Minh và sự thất bại nhanh chóng của nhà Hồ mà nguyên nhân thất bại là do đường lối sai lầm không dựa vào nhân dân.

 Chính sách đô hộ tàn bạo của nhà Minh và các cuộc khởi nghĩa chống quân Minh đầu thế kỷ XV.

2. Nâng cao cho HS lòng căm thù quân xâm lược tàn bạo, niềm tự hào về truyền thống yêu nước, đấu tranh bất khuất của dân tộc.

II. Chuẩn bị:

III. Các bước lên lớp:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

Do tiết ôn tập nên không kiểm tra bài cũ.

3. Bài mới:

a. GT: Trước sự xâm lược của quân Minh, nhà Hồ đối phó ra sao? Cuộc kháng chiến diễn ra như thế nào?.

b. Nội dung:

 

doc 12 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 6494Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 7 - Bài 18: Cuộc kháng chiến của nhà Hồ và phong trào khởi nghĩa chống quân Minh đầu thế kỉ XV", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 02/01/2010
Tuần 20 – tiết 37.
Chương IV. ĐẠI VIỆT TỪ THẾ KỶ XV ĐẾN ĐẦU THẾ KỶ XIX THỜI LÊ SƠ
Bài 18: CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA NHÀ HỒ VÀ PHONG TRÀO KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN MINH Ở ĐẦU THÊ KỶ XV.
I. Mục tiêu:
Giúp HS hiểu và nắm được:
1. Những nét chính về cuộc xâm lược của quân Minh và sự thất bại nhanh chóng của nhà Hồ mà nguyên nhân thất bại là do đường lối sai lầm không dựa vào nhân dân.
	Chính sách đô hộ tàn bạo của nhà Minh và các cuộc khởi nghĩa chống quân Minh đầu thế kỷ XV.
2. Nâng cao cho HS lòng căm thù quân xâm lược tàn bạo, niềm tự hào về truyền thống yêu nước, đấu tranh bất khuất của dân tộc.
II. Chuẩn bị:
III. Các bước lên lớp:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
Do tiết ôn tập nên không kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới:
a. GT: Trước sự xâm lược của quân Minh, nhà Hồ đối phó ra sao? Cuộc kháng chiến diễn ra như thế nào?.
b. Nội dung:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
? Có phải quân Minh kéo vào xâm lược nước ta là do nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần không? Vì sao?
? Nhà Hồ kháng chiến chống lại cuộc xâm lược của quân Minh như thế nào?
? Tại cuộc kháng chiến của nhà Hồ nhanh chóng bị thất bại?
à Tháng 6 / 1047 quân Minh chiếm toàn bộ nước ta.
Gọi HS đọc mục 2 SGK.
? Quân Minh thực hiện những chính sách gì khi xâm lược nước ta?
? Em có nhận xét gì về chính sách cai trị của quân Minh?
Gọi HS đọc mục 3 SGK.
GV: Sau khi nhà Hồ thất bại, vì cuộc kháng chiến nổi dậy tiêu biểu là những cuộc kháng chiến của quý tộc họ Trần.
? Trình bày diễn biến các cuộc khởi nghĩa của quý tộc họ Trần.
? Kết quả các cuộc khỏi nghĩa như thế nào?
? Nguyên nhân nào dẫn đến sự thất bại đó?
- Không.
Vì vịn vào cớ nhà Hồ cướp ngôi của nhà Trần mà sang xâm lược nước ta.
- HS:
+ Nhà Hồ nhanh chóng bị thất bại.
HS: 
Đường lối kháng chiến sai lầm không dựa vào dân, không được nhân dân ủng hộ.
HS: 
HS: Cai trị tàn bạo
- Khởi nghĩa của Trần Ngổi, tự xưng là Giản Định Hoàng Đế.
- 1408, Kéo quân vào Nghệ An được nhiều người hưởng ứng. Tháng 12 / 1408, đánh tan 4 vạn Minh ở bến Bô Cô.
- Khởi nghĩa của Trần Quý Khoáng, khởi nghĩa phát triển nhanh chóng 
ð Đều bị thất bại.
- Khong biết dựa vào dân, đường lối kháng chiến sai lầm.
1. Cuộc xâm lược của nhà Minh và sự thất bại của nhà Hồ:
- Tháng 11/1406, nhà Minh kéo 20 vạn quân, phân thành 2 cánh xâm lược nước ta.
- Đường lối kháng chiến sai lầm và không dựa vào dân nên nhà Hồ nhanh chóng bị thất bại.
2. Chính sách cai trị của nhà Minh:
- Bỏ hết phong tục tập quán của ta à đồng hóa ta.
- Bóc lột đàn áp nhân dân ta nặng nề.
- Đốt hết sách quý của ta.
3. Những cuộc khởi nghĩa của quý tộc nhà Trần.
- Khởi nghĩa của Trần Ngỗi ( 1407 – 1409).
- Khởi nghĩa của Trần Quý Khoáng ( 1409 – 1414)
4. Củng cố:
a. Đường lối kháng chiến của nhà Hồ với đường lối kháng chiến của nhà Trần khác nhau như thế nào?
b. Trình bày nguyên nhân thất bại các cuộc kháng chiến chống quân Minh? ( trước khởi nghĩa Lam Sơn).
5. Hướng dẫn:
Học bài, chuẩn bị ôn tập chương III.
IV. Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 02/01/2010
Tuần 20 – tiết 38.
Bài 19 : CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN. ( 1418 – 1427)
I. Muc tiêu:
Giúp HS hiểu và nắm được:
1. Những nét chính về diễn biến cuộc khởi nghĩa từ những ngày đầu hoạt động bị động kháng chiến.
2. Thấy được tinh thần hy sinh, vượt qua gian khổ, anh dũng, bất khuất của ngĩa quân Lam Sơn.
	- Giáo dục cho HS lòng yêu nước, tạ hào, tự cường dân tộc.
	- Bồi dưỡng cho HS lòng quyết tâm vượt khó để học tập và vươn lên.
II. Chuẩn bị:
III. Các bước lên lớp:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
a. Giới thiệu: Sau những cuộc kháng chiến chống quân Minh thất bại. Quân Minh ngày càng hung tàn hơn, chúng đàn áp, bóc lột nhân dân ta ngày càng nặng nề hơn. Làm cho lòng dân ngày càng căm phẩn, oán hờn cao độ bằng cuộc kháng chiến mới, đó là cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
b. Nội dung:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
1. Hoạt động 1:
GV: gọi HS đock mục 1 SGK.
? Em hãy cho biết vài nét về người anh hùng dân tộc Lê Lợi?
? Tại sao Lê Lợi dựng cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?
GV: Khi nghe tin Lê lợi chuẩn bị dựng cờ khởi nghĩa, hào kiệt khắp nơi tụ hợp về hưởng ứng.
Vì sao hào kiệt khắp nơi lại tụ hội về Lam Sơn?
GV: Lê Lợi đã hội đủ các điều kiện: Thiên – thời – địa lợi – nhân hòa để dựng cờ khởi nghĩa.
2. Hoạt động 2:
Gọi HS đọc mục 2 SGK
? Em hãy cho biết những năm đầu khởi nghĩa quân Lam Sơn hoạt động như thế nào?
? Trước khó khăn đó nghĩa quân Lam Sơn có lùi bước không?
?Trước khó khăn đó Lê Lợi giải quyết như thế nào?
?Tại sao chúng đồng ý với lời đề nghị của Lê Lợi?
? Vậy em có nhận xét gì về thế và lực của nghĩa quân Lam Sơn?
1. Hoạt động 1: 
- HS: 
- Dựa vào SGK trả lời
+ Năm sinh
+ Suất thân
+ Ý chí, tấm lòng
ð Dựng cờ khởi nghĩa 
- HS: 
+ Là nơi Lê Lợi sinh ra và lớn lên, có uy tín.
+ Địa hình hiểm trở là nơi giao lưu giữa nhiều vùng miền.
- HS
2. Hoạt động 2:
- HS: đọc 
- HS
+ Mới hoạt động lực lượng còn yếu, thiếu lương thực thực phẩm.
+ Quân Minh liên tiếp tấn công à ta phải rút lên núi Chi Linh
- Quyết không lùi bước “ Lê Lai” cải trang Lê Lợi phá vòng vây
-HS: Đề nghị tạm hòa với quân Minh à được quân minh chấp nhận.
- Chúng đang thực hiện chính sách mua chuộc Lê Lợi.
- HS:
Lực lượng yếu thế bị động
I. Thời kì ở Miền Tây Thanh Hóa (1418 – 1423)
1. Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa:
- Ngày 7 – 2 – 1418 Lê lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, tự xưng là Bình Định Vương.
2. Những năm đầu của nghĩa quân Lam Sơn:
- Những năn đầu hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn gặp rất nhiều khó khăn, nhưng họ quyết không lùi bước.
4. Củng cố:
	? Những năm đầu hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn hoạt động ra sao?
	5. Hướng dẫn: 
	Học bài ôn tập cuối HKI
IV. Rút kinh nghiệm:
Ngày  tháng  năm 2010
Ký duyệt
Dư Thị Liễu Dung
Ngày soạn: 07/01/2010
TUẦN 21 – TIẾT 39
Bài 19 : CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN. ( 1418 – 1427) (tt)
I. Mục tiêu:
	Giúp HS hiểu và nắm được :
	1. Khởi nghĩa Lam Sơn chuyển sang một bước mới từ thế bị động chuyển sang thế chủ động tiến công.
	2. Thấy được tinh thần bất khuất của dân tộc .
3. Rèn luyện kỹ năng sử dụng bản đồ trong dạy học lịch sử.
II. Chuẩn bị:
Lược đồ cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
III. Các bước lên lớp.
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
a. Những năm đầu hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn có những thuận lợi và khó khăn gì?
b. Vì sao nghĩa quân chọn Lam Sơn là căn cứ?
3. Bài mới:
a. GT: Những năm đầu nghĩa quân Lam Sơn gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng khởi nghĩa sẽ chuyển sang một giai đoạn mới, giai đoạn này ra sao? Phát triển như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu.
b. Nội dung:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
1/ Hoạt động 1:
Trước tình hình khó khăn của nghĩa quân, Nguyễn Chích đã đưa ra kế sách : dời căn cứ về Nghệ An và được Lê Lợi chấp nhận.
? Cho biết một vài nét về Nguyễn Chích?
? Vì sao lại chọn Nghệ An?
GV: Treo lược đồ khởi nghĩa Lam Sơn lên bảng.
? Trình bày diễn biến của trận giải phóng Nghệ An của nghĩa quân Lam Sơn?
GV: Khái quát lại trên lược đồ.
Gọi HS trình bày lại trên lược đồ.
? Em có nhận xét gì về kế hoạch của Nguyễn Chích?
Gọi HS đọc mục 2 SGK.
? Trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa giải phóng Tân Bình – Thuận Hóa?
GV trình bày lại bằng lược đồ.
? Gọi HS lên bảng trình bày lại diễn biến bằng lược đồ.
ð Trong vòng 10 tháng nghĩa quân giải phóng từ Thanh Hóa đến đèo Hải Vân.
Khởi nghĩa chuyển sang giai đoạn phát triển.
Gọi HS đọc mục 3 SGK.
Để mở rộng phạm vi hoạt động của nghĩa quân, Lê Lợi quyết định tiến quân ra bắc.
? Trình bày diễn biến của cuộc tiến quân ra bắc của Lê Lợi?
GV khái quát lại.
? Gọi HS lên bảng trình bày lại diễn biến trên lược đồ.
? Kết quả ra sao?
So sánh tương quan thế và lực của hai thời kỳ ( 1418 – 1423) – (1424 – 1426).
GV: khởi nghĩa chuyển sang giai đoạn phản công có những yếu tố thuận lợi nào?
1/ Hoạt động 1:
HS: Nguyễn Chích là một nông dân lãnh đạo phong trào khởi nghĩa chống quân Minh ở Thanh Hóa. Gia nhập nghĩa quân Lam Sơn 1420.
- Đây là vùng đất rộng người đông, địa thế hiểm trở ð quay ra đánh Đông Đô.
- HS trả lời dựa vào SGK.
- HS: Kế hoach thành công giải quyết được những khó khăn của nghĩa quân, đưa cuộc kháng chiến sang bước mới.
- HS dựa vào sách giáo khoa trả lời.
- HS trả lời theo SGK.
- Thế bị động – thế chủ động
Yếu và mỏng – mạnh lên.
- HS:
+ Ý chí của nghĩa quân đoàn kết
+ Sự ủng hộ của nhân dân trên cả nước.
II. Giải phóng Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hóa và tiến quân ra Bắc.
1. Giải phóng Nghệ An ( 1424)
- Dời căn cứ của nghĩa quân về Nghệ An.
- 12.10.1424, nghĩa quân bất ngờ tập kích đồn Đa Căng, thắng lợi giòn giã.
- Sau đó ta hạ thành Trà Lân, trên đà thắng lợi ta đánh thắng ở Bồ Ải, Khả Lưu 
ð Chưa đầy một tháng ta giải phóng được Nghệ An, Diễn Châu – Thanh Hóa
2. Giải phóng Tân Bình – Thuận Hóa.
- Tháng 8/1425, Tướng Lê Ngân, Trần Nguyên Hãn chỉ huy nghĩa quân từ Nghệ An tiến vào giải phóng Tân Bình – Thuận Hóa.
3. Tiến quân ra Bắc mở rộng phạm vi hoạt động ( cuối 1426)
- Tháng 9/1426, Lê Lợi và bộ chỉ huy quyết định tiến quân ra bắc, theo ba đường.
+ Đạo thứ nhất:Giải phóng miền Tây Bắc.
+ Đạo thứ hai: Giải phống vùng hạ lưu sông Nhị.
+ Đạo thứ ba: Tiến thẳng ra Đông Quan.
ð Nghĩa quân thắng nhiều trận lớn, quân Minh rơi vào thế phòng ngự, chuyển sang giai đoạn phản công.
4. Củng cố:
a. Trình bày tóm tắt diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ cuối năm 1424- 1426.
b. Nêu những dẫn chứng ủng hộ của nhân dân với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ cuối năm 1424 à cuối 1426.
5. Hướng dẫn:
Học bài, chuẩn bị bài phần IV.
IV. Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 07/01/2010
TUẦN 21 – TIẾT 40
Bài 19 : CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN. ( 1418 – 1427) (tt)
I. Mục tiêu:
	Giúp HS hiểu và nắm được :
	1. Khởi nghĩa Lam Sơn chuyển sang giai đoạn phát triển cao đến giải phóng đất nước
	2. Giáo dục lòng tự hào, tự cường dân tộc .
3. Rèn luyện kỹ năng sử dụng bản đồ.
II. Chuẩn bị:
Lược đồ cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. ( trận Tốt Động, Trúc Động, Chi Lăng – Xương Giang.)
III. Các bước lên lớp.
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
a. Em hãy trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa quân Lam Sơn giai đoạn 1424 – 1426?
b. So sánh tương quan giữa thế và lực giữa hai thời kỳ( 1418 – 1423 ) 1 (1424 – 1426)?
3. Bài mới:
a. GT: Đang trên đà thắng lợi, nghĩa quân Lam Sơn quyết định đánh trận quyết định thắng lợi cuối cùng.
b. Nội dung:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
1. Hoạt động 1:
Gọi HS đọc mục 1 SGK.
GV treo lược đồ
? Em hãy trình bày diễn biến trận Tốt Động, Trúc Động.
GV: Treo lên bảng, trình bày lại diễn biến bằng lược đồ.
Gọi HS trình bày lại diễn biến bằng lược đồ.
GV: 
+ Nhiều tướng lĩnh của giặc bị giết..
+ Nghĩa quân vây hãm Đông Quan và giải phóng nhiều châu, huyện.
2. Hoạt động 2:
Gọi HS đọc mục 1 SGK
? Gọi HS trình bày diễn biến của trận Chi Lăng – Xương Giang?
GV treo lược đồ lên bảng trình bày lại diễn biến.
Gọi HS lên bảng trình bày lại bằng lược đồ
3. Hoạt động 3:
Gọi đọc mục 3 SGK.
? Những nguyên nhân nào dẫn đến thắng lợi cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược?
1. Hoạt động 1:
- HS trình bày dựa vào SGK
- HS lên bảng trình bày.
2. Hoạt động 2:
- HS: 
- HS dựa vào SGK trả lời.
- HS:
3. Hoạt động 3:
- HS trả lời theo SGK.
III. Khởi nghĩa Lam Sơn Toàn thắng (cuối 1426 – cuối 1427).
1. Trận Tốt Động – Trúc Động ( cuối 1426).
- Tháng 10/1426, 5 vạn viện binh do Vương Thông chỉ huy vào Đông Quan.
- Ngày 7/11/1426, Vương Thông cho quân tiến vào Cao Bộ.
- Trước tình hình đó, ta cho phục binh ở Tốt Động, Trúc Động.
- Chờ địch lọt vào trận địa, nghĩa quân đánh tan tác đội hình của chúng, dồn chúng xuống cánh đồng lầy lội tiêu diệt.
ð 5 vạn quân giặc bị tử thương, Vương Thông chạy về Đông Quan.
2. Trận Chi Lăng – Xương Giang (10/1427).
- 10.1427, Liễu Thăng chỉ huy 15 vạn viện binh theo hai đường tiến vào nước ta ( Lạng Sơn – Hà Giang)
- Ngày 8/10 Liễu Thăng tiến quân ồ ạt vào nước ta, bị nghĩa quân phục kích ở Chi Lăng.
- Liễu Thăng tử trận, Lương Minh lên thay kéo quân về Xương Giang.
- Trên đường rút chạy bị quân ta phục kích, Lương Minh bị giết, thượng thư Lý Khánh thắt cổ tự tử.
- Hay tinh Liễu Thăng bại trận, Mộc Thạch chạy về nước.
ð Vương Thông khiếp đảm vội xin hàng (3/1/1428). Nước ta sạch bóng quân thù.
3. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử.
a. Nguyên nhân:
- Lòng yêu nước của nhân dân.
- Đoàn kết dân tộc.
- Sự lãnh đạo tài tình của bộ chỉ huy: Lê Lợi, Nguyễn Trãi
b. Ý nghĩa:
- Đập tan âm mưu xâm lược của quân Minh.
- Đất nước giành độc lập.
- Mở ra mọt thời ký mới phát triển cao hơn cho Đại Việt.
- Khẳng định một quốc gia nhỏ nhưng đánh bại quốc gia lớn mạnh.
4. Củng cố:
a. Trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn giai đoạn cuối?
b. Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?
Học bài và chuẩn bị bài 20.
IV. Rút kinh nghiệm:
Ngày  tháng  năm 2010
Ký duyệt
Dư Thị Liễu Dung

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 18. Cuộc kháng chiến của nhà Hồ và phong trào khởi nghĩa chống quân Minh đầu thế kỉ XV.doc