1/.MỤC TIÊU:
1.1.Về kiến thức :
-Hs biết: được những nét chính về diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ chỗ bị động đối phó với quân Minh ban đầu đến thời kỳ chủ động tiến công giải phóng đất nước.
- Hs hiểu: được nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử cơ bản của cuộc khởi nghĩa.
-Tích hợp:Những nơi chiến thắng =>giáo dục lòng yêu nước,tự hào dân tộc,trân trọng, giữ gìn các di tích lịch sử.
1.2. Kĩ năng
- thực hiện được:Nhận xét nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử tiêu biểu trong khởi nghĩa Lam Sơn.
-Hs thực hiện thành thạo: kỹ năng sử dụng bản đồ trong học tập.
1.3. Thái độ
- Thói quen:+Giáo dục hs lòng yêu nước, biết ơn những người có công với đất nước như Lê Lợi, Nguyễn Trãi.
+Thấy được tinh thần hy sinh,vượt qua gian khổ,anh dũng,bất khuất của nghĩa quân Lam Sơn.
-Tính cách:Bồi dưỡng tinh thần quyết tâm vượt khó để học tập,phấn đấu vươn lên.
2/.NỘI DUNG HỌC TẬP
-Trận Tốt Động,Chúc Động.
-Trận Chi Lăng-Xương Giang.
-Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử.
Tuần dạy : 21Tiết 39 Ngày dạy: Bài 19: CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN (1418-1427)(tt) 1/.MỤC TIÊU: 1.1.Về kiến thức : -Hs biết: được những nét chính về diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ chỗ bị động đối phó với quân Minh ban đầu đến thời kỳ chủ động tiến công giải phóng đất nước. - Hs hiểu: được nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử cơ bản của cuộc khởi nghĩa. -Tích hợp:Những nơi chiến thắng =>giáo dục lòng yêu nước,tự hào dân tộc,trân trọng, giữ gìn các di tích lịch sử. 1.2. Kĩ năng - thực hiện được:Nhận xét nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử tiêu biểu trong khởi nghĩa Lam Sơn. -Hs thực hiện thành thạo: kỹ năng sử dụng bản đồ trong học tập. 1.3. Thái độ - Thói quen:+Giáo dục hs lòng yêu nước, biết ơn những người có công với đất nước như Lê Lợi, Nguyễn Trãi. +Thấy được tinh thần hy sinh,vượt qua gian khổ,anh dũng,bất khuất của nghĩa quân Lam Sơn. -Tính cách:Bồi dưỡng tinh thần quyết tâm vượt khó để học tập,phấn đấu vươn lên. 2/.NỘI DUNG HỌC TẬP -Trận Tốt Động,Chúc Động. -Trận Chi Lăng-Xương Giang. -Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử. 3/. CHUẨN BỊ: 3.1.Giáo viên : Lược đồ cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. 3.2.Học sinh : chuẩn bị các câu hỏi cho nội dung bài học. 4/.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện:71..72..7374 4.2.Kiểm tra miệng: Câu 1:-Trình bày tóm tắt diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn giai đọan cuối năm 1424 đến cuối năm 1426? (10đ) -Theo kế hoạch của Nguyễn Chích, được Lê Lợi chấp thuận .Ngày 12/10/1424 nghĩa quân bất ngờ tấn công Đa Căng (Thọ Xuân –Thanh Hóa), sau đó hạ thành Trà Lân ở thượng lưu sông Lam buộc địch phải đầu hàng. -Trên đà thắng đó nghĩa quân tiến đánh Khả Lưu,phần lớn Nghệ An được giải phóng. - Tháng 8/1425 Trần Nguyên Hãn cùng Lê Ngân chỉ huy một lực mạnh từ Nghệ An tiến vào giải phóng được vùng đất rộng lớn từ Quảng Bình đến Quảng Trị . - Trong vòng 10 tháng nghĩa quân đã giải phóng vùng đất đai rộng lớn từ Thanh hóa tới chân đèo Hải Vân. - Tháng 9/1426 Lê Lợi và bộ chỉ huy quyết định chia quân làm ba đạo tiến thẳng ra bắc. Câu 2:trong giai đoạn cuối của cuộc khởi nghĩa,nghĩa quân đã tiến hành mấy trận đánh và vào khoảng thời gian nào? (10đ) -Nghĩa quân đã tiến hành 2 trận đánh lớn đó là : +Trận Tốt Động- Chúc Động vào cuối năm 1426. +Trận Chi Lăng- Xương Giang vào tháng 10 năm 1427. 4.3.Tiến trình bài học: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY TRÒ NỘI DUNG GHI BẢNG Giới thiệu bài: Cuộc khởi nghĩa Lam sơn sau nhiều năm k/c gian lao trải qua nhiều thử thách đã bước vào giai đọan tòan thắng từ cuối năm 1426 đến cuối 1427. Giai đọan này đã diễn ra như thế nào chúng ta sẽ tìm hiểu trong tiết học hôm nay. Hoạt động 1:Trận Tốt Động,Chúc Động (cuối năm 1426) thời gian: 13’ *Mục tiêu:Trình bày được diễn biến của cuộ khởi nghĩa trận Tốt Động,Chúc Động trên lược đồ. Gv : Cho học sinh đọc sách giáo khoa ? Trong thời gian cuối năm 1426 tình hình quân Minh như thế nào? Hs: quân giặc vừa được viện binh nên số lượng lên tới 10 vạn quân. ?Để giành thế chủ động quân Minh đã làm gì? Hs: Vương Thông quyết định mở cuộc phản công lớn đánh vào Cao Bộ vào ngày 7/11/1426. ?Nghĩa quân đã làm gì? Hs:Nghĩa quân đã cho quân phục binh ở Tốt Động và Chúc Động. GV : Giới thiệu lược đồ và chỉ vị trí Tốt Động Chúc Động ? Sau khi đã dành thế chủ động nhà Minh đã làm những gì ? HS : chia quân tiến vào Đông Quan ? Em hãy trình bày tóm tắt diễn biến trên lược đồ? . Hs :lên bảng trình bày lại trên lược đồ Gv nhận xét lại. ? Trận thắng Tốt Động và Chúc Động có ý nghĩa như thế nào ? Hs : cổ vũ nghĩa quân thừa thắng xông lên. ? Vì sao trận Tốt Động-Chúc Động được coi là trận thắng chiến lược ? HS : Làm thay đổi tương quan lực lượng Gv Kết quả trận Tốt Động, Chúc Động như thế nào ? HS : 5 vạn địch tử thương, bắt sống 1 vạn, Vương Thông chạy vào Đông Quan. GV nhận xét và chuyển ý. Hoạt động 2:Trận Chi Lăng-Xương Giang (thời gian: 10’) *Mục tiêu:Hs trình bày được diễn biến chính của Trận Chi Lăng-Xương Giang. ?Sau khi bị thất bại ở Tốt Động-Chúc Động quân Minh đã làm gì ? Hs:Tăng cường viện binh chia làm 2 đạo tiến vào nước ta. ? Quân ta như thế nào? Hs:Quyết định tập trung lực lượng tiêu diệt viện binh của giặc trước hết là Liễu Thăng. ?Cuộc chiến diễn ra như thế nào? GV yêu cầu học sinh trình bày diễn biến theo nội dung SGK và trình bày trên lược đồ. Gv nhận xét và chốt lại ý cho Hs nắm. ? Kết quả như thế nào ? Hs : Liễu Thăng, Lương Minh tử trận Gv : Vì sao Lê Lợi chấp nhận hòa với quân Minh ? Hs : học sinh tự trả lời Gv lồng ghép GDMT: Những nơi chiến thắng =>giáo dục lòng yêu nước,tự hào dân tộc,trân trọng, giữ gìn các di tích lịch sử. Hoạt động 3:Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử (thời gian: 10’) *Mục tiêu:Hiểu được nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa. ? Trình bày tóm tắt nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ? Hs : dựa SGK tóm tắt. - Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn,ý chí bất khuất quyết tâm dành lại độc lập tự do cho đất nước. - Tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều hăng hái tham gia kháng chiến - Nhờ đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn,sáng tạo của bộ tham mưu đứng đầu là Lê Lợi và Nguyễn Trãi. GV : Sau thắng lợi cuộc k/n Lam Sơn, Nguyễn Trãi đã viết bài thơ nổi tiếng được coi là bản tuyên ngôn đầu tiên ở nước ta đó là bài “Bình Ngô đại cáo” Gv yêu cầu 1 Hs đọc bài thơ và cho biết ý nghĩa của bài thơ. Cuộc k/n Lam Sơn thắng lợi có ý nghĩa ntn ? - Kết thúc 20 năm đô hộ của nhà Minh. -Mở ra 1 thời kì mới cho đất nước . Gv nhận xét và chốt lại ý và nội dung chính của bài III/.KHỞI NGHĨA LAM SƠN TOÀN THẮNG (CUỐI NĂM 1426 – CUỐI NĂM 1427) 1. Trận Tốt Động -Chúc Động (cuối năm 1426) - Tháng 10 năm 1426 Vương Thông chỉ huy 5 vạn quân kéo vào thành Đông Quan năng số quân Minh lên 10 vạn. -Để giành thế chủ động,ngày 7/11/1426,Vương Thông tiến đánh quân chủ lực của nghĩa quân ở Cao Bộ. -Biết trước âm mưu của giặc, quân ta phục binh ở Tốt Động và Chúc Động - Kết quả 5 vạn quân địch tử thương, bắt sống trên 1 vạn, Vương Thông bị thương tháo chạy về thành Đông Quan,nghĩa quân thừa thắng kéo về vây hãm thành Đông Quan và giải phóng thêm nhiều châu, huyện. 2- Trận Chi Lăng ,Xương Giang (10/1427) - Đầu tháng 10/1427, 15 vạn viện binh được chia làm 2 đạo từ Trung Quốc kéo sang. +Một đạo do Liễu Thăng chỉ huy từ Quảng Tây kéo vào Lạng Sơn. +Đạo thứ hai do Mộc Thạnh chỉ huy từ Vân Nam kéo vào theo hướng Hà Giang. - 8/10/1427 quân ta phục kích và giết được Liễu Thăng ở ải Chi Lăng, phó tướng là Lương Minh lên thay tiếp tục tiến xuống Xương Giang bị nghĩa quân phục kích ở cầu Trạm,phố Cát,bị tiêu diệt 3 vạn tên.bị nghĩa quân tấn công từ nhiều hướng gần 5 vạn tên bị tiêu diệt,số còn lại bị bắt sống. -Cùng lúc đó Lê Lợi sai đem các chiến lợi phẩm ở Chi Lăng đến doanh trại Mộc Thạnh.mộc Thạnh biết Liễu Thăng bị giết hoảng sợ vội rút quân về nước. -Nghe tin cả 2 đạo viện binh bị tiêu diệt Vương Thông ở Đông Quan khiếp đảm vội xin hòa à hấp nhận mở hội thề Đông Quan(10/12/1427) để được an toàn rút quân về nước,Lê Lợi chấp nhận, cuộc khởi nghĩa chống quân Minh kết thúc thắng lợi. -Ngày 3/1/1428 toán quân cuối cùng của Vương Thông rút khỏi nước ta =>Đất nước sạch bóng quân thù. 3- Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử a. Nguyên nhân thắng lợi : - Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn,ý chí bất khuất quyết tâm dành lại độc lập tự do cho đất nước. - Tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều hăng hái tham gia kháng chiến - Nhờ đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn,sáng tạo của bộ tham mưu đứng đầu là Lê Lợi và Nguyễn Trãi. b. Ý nghĩa lịch sử : - Kết thúc 20 năm đô hộ của nhà Minh. -Mở ra 1 thời kì mới cho đất nước . 4.4.Tổng kết: Gv tổ chức cho HS chơi trò ai nhanh hơn. Chia lớp thành 2 đội. Lên điền sự kiện ? Thời gian Sự kiện chính Đầu năm 1416 Ngày 7/2/1418 Mùa hè năm 1423 Cuối năm 1424 Năm 1425 Tháng 9/1426 Cuối năm 1426 Tháng 10/1427 Ngày 10/12/1427 Gv nhận xét và tuyên dương đội thắng. 4.5. Hướng dẫn học tập : *Đối với bài học ở tiết này: -Về nhà học bài, trình bày lại diễn biến các trận đánh của nghĩa quân thông qua các mốc thời gian. - Nắm ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi. - Làm bài tập cuối bài ở SGK và SBT *Đối với bài học ở tiết sau: Về nhà đọc trước nội dung bài 20 “Nước Đại Việt thời Lê Sơ” Câu1 Sau khi dành thắng lợi Lê Lợi đã tổ chức chính quyền như thế nào? Câu2 Xây dựng pháp luật và quân đội như thế nào ? 5/. PHỤ LỤC: SGK,SGV,SBT
Tài liệu đính kèm: