Giáo án Lịch sử 7 - Bài 19: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427)

I - MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

- Biết được nét chính về Lê Lợi và Nguyễn Trãi là những người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

- Tóm tắt được diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trong giai đoạn 1418 – 1423.

2. Tư tưởng:

- HS thấy được tinh thần hi sinh, vượt qua mọi gian khổ, anh dũng bất khuất của nghĩa quân Lam Sơn.

- Giáo dục HS lòng yêu nước và biết ơn người có công với nước (Lê Lợi, Nguyễn Trãi).

3. Kỹ năng: HS biết nhận xét nhân vật và sự kiện lịch sử tiêu biểu trong khởi nghĩa Lam Sơn.

II - CHUẨN BỊ :

1. Giáo viên: Lược đồ khởi nghĩa Lam Sơn. Tư liệu về Lê Lợi và Nguyễn Trãi.

 Ảnh về bia Vĩnh Lăng và Nguyễn Trãi.

2. Học sinh: Đọc và chuẩn bị bài theo nội dung câu hỏi SGK.

 

doc 6 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 5444Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 7 - Bài 19: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20 	 Ngày soạn: 15/ 01/2013
Tiết 37 	 Ngày dạy: 16/01/2013
Bài 19: CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN(1418 – 1427) 
I - THỜI KÌ Ở MIỀN TÂY THANH HOÁ (1418 – 1423)
I - MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: 
- Biết được nét chính về Lê Lợi và Nguyễn Trãi là những người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
- Tóm tắt được diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trong giai đoạn 1418 – 1423.
2. Tư tưởng: 
- HS thấy được tinh thần hi sinh, vượt qua mọi gian khổ, anh dũng bất khuất của nghĩa quân Lam Sơn.
- Giáo dục HS lòng yêu nước và biết ơn người có công với nước (Lê Lợi, Nguyễn Trãi).
3. Kỹ năng: HS biết nhận xét nhân vật và sự kiện lịch sử tiêu biểu trong khởi nghĩa Lam Sơn.
II - CHUẨN BỊ :
1. Giáo viên: Lược đồ khởi nghĩa Lam Sơn. Tư liệu về Lê Lợi và Nguyễn Trãi.
 Ảnh về bia Vĩnh Lăng và Nguyễn Trãi.
2. Học sinh: Đọc và chuẩn bị bài theo nội dung câu hỏi SGK.
III - TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
1. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu các chính sách cai trị của nhà Minh với nhân dân ta?
- Nêu diễn biến, kết quả và ý nghĩa các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu chống quân Minh?
 2. Bài mới:
Hoạt động của GV – HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu vài nét về Lê Lợi và Nguyễn Trãi
*GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức sưu tầm ở nhà kết hợp SGK đàm thoại:
H: Trình bày những hiểu biết của em về Lê Lợi?
HS trả lời. GV mở rộng về Lê Lợi.
H: Trước cảnh nước mất nhà tan, ông đã làm gì?
HS trả lời.
H: Qua đó, em thấy Lê Lợi là người như thế nào?
HS: Ông là người yêu nước thương dân.
H: Cho biết vài nét về căn cứ Lam Sơn?
HS trả lời.
=>GV giảng: Lam Sơn là căn cứ đầu tiên cuộc khởi nghĩa, là quê hương của Lê Lợi và chính quyền địch còn non yếu chưa kiểm soát được 
H: Gọi HS đọc đoạn trích /85 và cho biết câu nói của ông thể hiện điều gì?
HS: Đó là ý thức tự chủ của người dân Đại Việt, “ông không ham phú quý mà vì muốn ngàn đời sau biết rằng ta không chịu thần phục giặc”.
H: Nghe tin Lê Lợi chuẩn bị khởi nghĩa, nhân dân có thái độ như thế nào?
HS: Nhiều người yêu nước về hội tụ, có Nguyễn Trãi.
H: Em biết gì về Nguyễn Trãi?
HS: rút ra và trả lời theo thông tin đoạn in nghiêng /85.
=>GV giảng: Lực lượng nghĩa quân ngày càng đông và Lê Lợi đọc lời thề quyết cùng nhau sống chết với giặc Minh.
*HS trao đổi bàn (1’): Vì sao hào kiệt khắp nơi tìm về Lam Sơn?
HS: Quyết tâm đánh đuổi giặc Minh xâm lược.
=>GV chốt chuyển ý: Để tỏ rõ quyết tâm đó, Lê Lợi đã dựng cờ khởi nghĩa và tự xưng là Bình Định Vương.
Hoạt động 2: Tìm hiểu những năm đầu hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn.
*GV yêu cầu HS dựa vào thông tin mục 2 /86 đàm thoại:
H: Thời kì đầu nghĩa quân Lam Sơn gặp những khó khăn gì?
HS trả lời.
=>GV trích dẫn nhận xét của Nguyễn Trãi “cơm ăn sớm tối không được hai bữa, áo mặc đông hè chỉ có một manh, quân lính độ vài nghìn, khí giới thì tay không” ...
H: Khi quân Minh tấn công, nghĩa quân làm gì?
HS: Rút lui và liên tiếp chống lại sự vây quét của giặc.
=>GV bổ sung: Đường tiếp tế bị cắt đứt, ta khó khăn và quân Minh vây hòng bắt Lê Lợi.
H: Nghĩa quân nghĩ ra cách gì để giải vây?
HS: Lê Lai cải trang làm Lê Lợi và toán quân cảm tử hi sinh
=>GV giảng: Quân Minh tưởng đã giết được Lê Lợi nên rút quân.
H: Em biết gì về Lê Lai và em có suy nghĩ gì trước gương hy sinh của Lê Lai?
HS: rút ra theo đoạn trích /86, là tấm gương hy sinh anh dũng, nhận lấy cái chết về mình để cứu minh chủ.
=>GV giảng: Để ghi nhớ công lao Lê Lai, Lê Lợi đã phong Lê Lai làm công thần hạng nhất, và dặn con cháu làm giỗ Lê Lai trước ngày giỗ Lê Lợi (Lê Lợi mất 22.8.1433), vì vậy mới có câu “21 Lê Lai, 22 Lê Lợi”.
H: Khi quân Minh tiếp tục vây quét, Lê Lợi làm gì và trong lần rút quân này nghĩa quân gặp khó khăn gì?
HS trả lời.
=>GV gọi HS đọc 2 câu thơ /86 để thấy rõ sự khó khăn.
H: Để giải quyết khó khăn, Lê Lợi làm gì?
HS: Ta tạm hoà với quân Minh và 5.1423 nghĩa quân về lại căn cứ Lam Sơn.
*HS thảo luận nhóm (1’): 
N1, 3: Tại sao Lê Lợi đề nghị tạm hoà với quân Minh?
(Để tránh các cuộc bao vây của quân Minh và có thời gian củng cố lực lượng)
N2,4: Vì sao quân Minh lại chấp nhận giảng hòa với ta ( Đánh mãi không thắng, muốn dùng thời gian để mua chuộc, dụ dỗ Lê Lợi và bộ chỉ huy )
H: Mua chuộc Lê Lợi không được, quân Minh làm gì?
HS: Chúng trở mặt tấn công ta.
=>GV chuẩn kiến thức và chốt lại: Giai đoạn 1 kết thúc, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chuyển sang giai đoạn mới và mở ra thời kì mới – ta tiếp tục phải đương đầu với sự xâm lược của quân Minh.
1. Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa:
- Lê Lợi là hào trưởng có uy tín ở Lam Sơn. 
- 1416, Lê Lợi cùng bộ chỉ huy tổ chức hội thề ở Lũng Nhai (Thanh Hóa).
- 7.2.1418, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, tự xưng Bình Định Vương.
2. Những năm đầu hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn:
- Gặp rất nhiều khó khăn và thử thách:
 + Lực lượng còn non yếu.
 + Quân Minh liên tục tấn công, bao vây.
 + Phải ba lần rút lên núi Chí Linh.
 + Thiếu lương thực, thực phẩm.
- Nhiều tấm gương hi sinh dũng cảm, tiêu biểu là Lê Lai.
- 1423, Lê Lợi tạm hoà với quân Minh.
- 1424, quân Minh trở mặt tấn công ta.
=> Cuộc khởi nghĩa chuyển sang giai đọan mới.
4. Củng cố: 
- Trình bày tóm tắt diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn giai đoạn 1418 – 1423?
- Nhận xét của em về tinh thần chiến đấu của nghĩa quân?
- Tại sao lực lượng quân Minh mạnh mà phải chấp nhận tạm hoà của Lê Lợi?
*GV chốt lại tiết 1: Giai đoạn 1 kết thúc là sự chuẩn bị cho thắng lợi của giai đoạn sau.
 Vậy những thắng lợi đầu tiên của nghĩa quân Lam Sơn là gì? (tiết sau).
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài theo nội dung đã học.
- Tìm hiểu các thắng lợi của nghĩa quân Lam Sơn.
- Chuẩn bị tiết sau học tiếp bài 19 (mục II).
Tuần 20 	 Ngày soạn: 16/01 /2013
Tiết 38 	 Ngày dạy: 18/01/2013
Bài 19: CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN (1418 – 1427) 
II - GIẢI PHÓNG NGHỆ AN, TÂN BÌNH, THUẬN HOÁ
VÀ TIẾN QUÂN RA BẮC (1424 – 1426)
I - MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 1. Kiến thức:
 Lập niên biểu và tường thuật được diễn biến của cuộc khởi nghĩa trên lược đồ: giải phóng Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hóa và tiến quân ra Bắc (1424 – 1426).
 2. Tư tưởng: Giáo dục HS truyền thống yêu nước, tinh thần bất khuất kiên cường và tự hào dân tộc.
 3. Kỹ năng: HS biết sử dụng lược đồ để thuật lại sự kiện và nhận xét nhân vật lịch sử tiêu biểu.
II - CHUẨN BỊ :
 1. Giáo viên: - Lược đồ cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Tư liệu về Nguyễn Chích và 
Trần Nguyên Hãn.
 	 - Lược đồ tiến quân ra Bắc của nghĩa quân Lam Sơn.
 2. Học sinh: Đọc và chuẩn bị bài theo nội dung câu hỏi SGK.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
 1. Kiểm tra bài cũ:
- Trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn giai đoạn 1418 – 1423?
- Tại sao Lê Lợi tạm hoà với quân Minh?
 2. Bài mới
Hoạt động của GV – HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu kế hoạch của Nguyễn Chích và thắng lợi đầu tiên.
*GV yêu cầu HS dựa vào thông tin mục 1 /87 cho biết:
H: Trước tình hình quân Minh tấn công, Nguyễn Chích nảy ra ý định gì?
HS: Rời rừng núi Thanh Hoá và chuyển quân vào Nghệ An.
H: Tại sao Nguyễn Chích lại đề nghị như vậy?
HS: Vì Nghệ An là vùng đất rộng, người đông, địa hình hiểm trở và xa trung tâm địch 
H: Em hãy cho biết vài nét về Nguyễn Chích?
HS: trả lời theo đoạn in nghiêng /87 SGK.
H: Việc thực hiện kế hoạch đó sẽ đem lại kết quả gì?
HS: Thoát khỏi thế bao vây và mở rộng địa bàn hoạt động (Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hoá).
=>GV khẳng định: Kế hoạch được Lê Lợi chấp nhận.
Sau đó GV dùng lược đồ cuộc khởi nghĩa Lam Sơn cho HS quan sát để chỉ đường tiến quân và các trận đánh lớn của nghĩa quân Lam Sơn.
H: Lúc này nghĩa quân làm gì và thu kết quả gì?
HS: Tiến vào miền Tây Nghệ An -> địch đầu hàng sau 2 tháng vây hãm.
=>GV bổ sung: Sau thất bại, địch tập trung ở Khả Lưu.
H: Trên đà đó, nghĩa quân làm gì?
HS: Đánh Diễn Châu và tiến ra Thanh Hoá không đầy một tháng.
H: Do đâu mà ta nhanh chóng giải phóng Nghệ An?
HS: Được nhân dân ủng hộ và nghĩa quân hăng hái.
*HS trao đổi bàn (1’): Nhận xét về kế hoạch của Nguyễn Chích?
HS: Phù hợp với tình hình lúc đó và thu nhiều thắng lợi.
=>GV chốt chuyển ý: Ta chủ động chuyển địa bàn để đánh vào Nghệ An và làm bàn đạp giải phóng phía nam.
Hoạt động 2: Tìm hiểu những thắng lợi tiếp theo của nghĩa quân Lam Sơn.
*GV yêu cầu HS dựa vào thông tin mục 2 /87 cho biết:
H: Trên đà thắng lợi đó, Lê Lợi làm gì?
HS: Cử tướng chỉ huy lực lượng để đập tan sức kháng cự của giặc.
=> GV chuẩn kiến thức và yêu cầu HS xác định các địa điểm đó trên lược đồ.
H: Kết quả mà nghĩa quân thu được là gì?
HS: Giải phóng khu vực rộng lớn.
=>GV chuẩn kiến thức, xác định trên lược đồ khu vực được giải phóng và nhấn mạnh: Lúc này, quân Minh chỉ còn giữ được mấy thành luỹ bị cô lập và bị nghĩa quân vây hãm.
Hoạt động 3: Tìm hiểu việc mở rộng địa bàn.
*GV yêu cầu HS dựa vào thông tin mục 3 /88 tìm hiểu:
H: Lúc này, Lê Lợi và bộ chỉ huy quyết định làm gì?
HS: Tiến quân ra Bắc.
=>GV dùng lược đồ tiến quân ra Bắc của nghĩa quân Lam Sơn yêu cầu xác định đường tiến quân của 3 đạo cũng như nhiệm vụ của từng đạo.
H: Nhiệm vụ chung của 3 đạo quân là gì?
HS trả lời.
H: Em có nhận xét gì về kế hoạch tiến quân ra Bắc của Lê Lợi?
HS: được vạch ra rõ ràng, chỉ rõ nhiệm vụ cụ thể của từng đạo quân.
H: Vì sao cuộc khởi nghĩa nhanh chóng lan rộng khắp nước, thu hút đông đảo nhân dân?
HS: muốn đứng lên đấu tranh lại chế dộ hà khắc, giành lại độc lập tự do.
H: nêu dẫn chứng về sự ủng hộ của nhân dân?
HS trả lời theo đoạn trích SGK.
GV giáo dục HS.
H: Kết quả cuộc tiến quân ra Bắc?
=>HS trả lời và bổ sung theo đoạn cuối, GV chuẩn kiến thức và chốt lại: Có được những thắng lợi đó là do sự ủng hộ về mọi mặt của nhân dân và từ đây cuộc kháng chiến chuyển sang giai đoạn phản công.
1. Giải phóng Nghệ An (1424):
- Nguyễn Chích đưa kế hoạch chuyển quân vào Nghệ An.
- 12.10.1424, nghĩa quân tập kích đồn Đa Căng (Thanh Hóa) và hạ thành Trà Lân.
- Tiến đánh giặc ở Khả Lưu
- Giải phóng Nghệ An, Diễn Châu và Thanh Hoá.
2. Giải phóng Tân Bình, Thuận Hoá (1425)
- 08.1425, Trần Nguyên Hãn và Lê Ngân chỉ huy lực lượng tiến vào Tân Bình và Thuận Hoá.
=>10 tháng: nghĩa quân giải phóng từ Thanh Hoá đến đèo Hải Vân.
3. Tiến quân ra Bắc và mở rộng phạm vi hoạt động (cuối 1426).
* 09.1426, Lê Lợi chia quân làm 3 đạo tiến ra Bắc:
- Đạo 1: giải phóng miền Tây Bắc và chặn giặc từ Vân Nam sang.
- Đạo 2: giải phóng hạ lưu sông Hồng, chặn giặc từ Nghệ An về Đông Quan.
- Đạo 3: tiến thẳng ra Đông Quan.
* Kết quả:
- Quân ta chiến thắng nhiều trận lớn.
- Địch cố thủ ở thành Đông Quan.
=> Cuộc khởi nghĩa chuyển sang phản công.
4. Củng cố:
 - Tóm tắt diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (cuối 1424 – 1426) ?
 - Dẫn chứng về sự ủng hộ của nhân dân ?
GV chốt lại: Trên đà thắng lợi của đợt tiến quân ra Bắc, lại được nhân dân ủng hộ, 
Lê Lợi quyết định quét sạch bóng quân Minh trên đất nước ta (tiết sau).
 5. Hướng dẫn về nhà:
 - Học bài theo nội dung đã học.
 - Tìm hiểu về các chiến thắng lớn của nghĩa quân Lam Sơn.
 - Chuẩn bị tiết sau học tiếp bài 19 - mục III.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 19. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427) (5).doc