I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được
- Những diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ở miền tây Than Hoá bao gồm cả những ngày chuẩn bị khởi nghĩa.
2. Tư tưởng:
- Thấy được tinh thần hy sinh, vượt qua gian khổ, anh dũng bất khuất của nghĩa quân Lam Sơn.
- Bồi dưỡng tinh thần quyết tâm vượt qua khó khăn để học tập.
3. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng sử dụng bản đồ cho học sinh.
II. CHUẨN BỊ
- Thầy: Tranh ảnh Lê Lợi, Nguyễn Trãi, tư liệu.
- Trò: Đọc, tìm hiểu theo hướng dẫn.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Kiểm tra bài cũ
2. Bài giảng
Ngày soạn: 10/01/2009 Ngày dạy: 01/2009 . Bài 19 cuộc khởi nghĩa lam sơn (1418-1427) Tiết 37. I . thời kì ở miền tây thanh hoá I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được - Những diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ở miền tây Than Hoá bao gồm cả những ngày chuẩn bị khởi nghĩa. 2. Tư tưởng: - Thấy được tinh thần hy sinh, vượt qua gian khổ, anh dũng bất khuất của nghĩa quân Lam Sơn. - Bồi dưỡng tinh thần quyết tâm vượt qua khó khăn để học tập. 3. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng sử dụng bản đồ cho học sinh. II. Chuẩn bị - Thầy: Tranh ảnh Lê Lợi, Nguyễn Trãi, tư liệu. - Trò: Đọc, tìm hiểu theo hướng dẫn. III. tiến trình bài dạy 1. Kiểm tra bài cũ 2. Bài giảng ? Hãy cho biết một vài nét về Lê Lợi? Nguyễn Trãi ? - Lê Lợi đã chọn nơi nào là căn cứ khởi nghĩa? Tại sao ? Nêu một vài nét về căn cứ đó? - Gv: phân tích, giải thích thêm - Gv: Phân tích, nêu ý nghĩa của hội thề Lũng Nhai Hs: Quan sát ảnh Lê Lợi phục chế - Hs: Đọc đoạn chữ nhỏ SGK 1. Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa - Lê Lợi (1385-1433), là người yêu nước thương dân có uy tín lớn. - Đầu năm 1416, Lê Lợi +18 người tổ chức hội thế Lũng Nhai (Thanh Hoá). - 02/01/Mậu Tuất (7/2/1418) Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn tự xưng là Bình Định Vương. Lam Sơn được gọi theo tên Nôm là làng Cham. Đó là một vùng đồi núi thấp xen kẽ những dải rừng thưa và cánh đồng hẹp. Phía trên Lam Sơn tiếp giáp với những núi rừng trùng điệp của thượng du song Chu, sông Mã, phía dưới liền với vùng đồng bằng của Thanh Hoá. Về mặt giao thông, Lam Sơn nằm bên tả ngạn sông Chu, một mạch máu giao thông quan trọng giữa miền núi và miền biển. Thời gian đầu. Nghĩa quân chi có khoảng 2000 người với 200 quân kị và 300 dũng sĩ. Nguyện Trãi từng nói “cơm ăn chẳng nề hai bữa, áo mặc chẳng phân đông hè, quân lính chỉ độ vài nghìn, khí giới thì thật tay không” ?Em hãy trình bày tóm tắt diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trong giai đoạn 1418-1423 ? Em có nhận xét gì về tương quan lực lượng giữa ta và địch - Gv: Kể chuyện về Lê Lai. - Trong lần rút lên Chí Linh lần thứ 3 nghĩa quân đã gặp phải những khó khăn gì? - Tại sao Lê Lợi đề nghị tạm hoà với quân Minh? - Em có nhận xét gì về tinh thần chiến đấu của nghĩa quân Lam Sơn trong những năm 1418-1423? - 1419 tấn công Lam Sơn lần 2 Lê Lai cải trang làm Lê Lợi phá vây hy sinh anh dũng quân giặc rút lui. - Đầu 1421 huy động 10 vạn quân tấn công Lam Sơn lần 3. *Nghĩa quân: - Rút lên Chí Linh lần 3gặp nhiều khó khăn. - Hè 1423 Lê Lợi đề nghị tạm hoà. àkhởi nghĩa Lam Sơn chuyển sang giai đoạn mới. 2. Những năm đầu hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn *Nghĩa quân: - Những ngày đầu còn nhiều khó khăn quân Minh nhiều lần tấn công Lam Sơn nghĩa quân 3 lần phải rút lên Chí Linh. - Xuất hiện nhiều tấm gương hy sinh (Lê Lai). *Quân Minh: 3. Luyện tập - Tại sao lực lượng quân Minh rất mạnh nhưng không tiêu diệt được nghĩa quân mà phải chấp nhận đề nghị tạm hoà của Lê Lợi? 4. Dặn dò - Học thuộc bài - Đọc, tìm hiểu bài mới Nhận xét sau giờ dạy Ngày soạn: 10/01/2009 Ngày dạy: 01/2009 Bài 19 (tiếp) Tiết 38. II. giải phóng nghệ an, tân bình, thuận hoá (1424 - 1425) I. Mục tiêu bài học 1. Về kiến thức: Học sinh nắm được - Những nét chính về hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn trong những năm 1424 - 1425 ở Nghệ An - Tân Bình, Thuận Hoá và Bắc Bộ. - Qua đó thấy được sự phát triển lớn mạnh của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trong thời gian này. Từ chỗ bị động đối phó với quân Minh ở miền Tây Thanh Hoá tiến tới làm chủ cả một vùng rộng lớn ở miền Trung và tiến quân ra Bắc bao vây Đông Quan. 2. Về tư tưởng: - Bồi dưỡng tinh thần yêu nước, ý chí bất khuất kiên cường và lòng tự hào dân tộc cho học sinh. 3. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng sử dụng bản đồ trong khi nghe giảng học bài trước và trong các SGK. II. Chuẩn bị - Thầy: + Lược đồ Giải phóng Tân Bình Thuận Hoá. + Lược đồ khởi nghĩa Lam Sơn. - Trò: Đọc, tìm hiểu theo hướng dẫn. III. tiến trình bài dạy 1. Kiểm tra bài cũ 2. Bài giảng ? Nêu nội dung đề nghị của Nguyễn Chích? Vì sao lại chuyển quân vào Nghệ An? ? Thuật lại quá trình tiến quân vào Nghệ An của nghĩa quân trên lược đồ? (Gv giới thiệu thêm) ? Em có nhận xét gì về kế hoạch của Nguyễn Chích? - Gọi học sinh trình bày trên lược đồ cuộc tiến công vào giải phóng Tân Bình - Thuận Hoá cuối 1425 của nghĩa quân Lam Sơn? (GV bổ xung) ? Nêu ý nghĩa của cuộc tiến công này? ? Dựa vào lược đồ, em hãy trình bày kế hoạch tiến quân ra Bắc cuả Lê Lợi? Nêu rõ nhiệm vụ của cuộc tiến quân? ? Em có nhận xét gì kế hoạch đó? ? Tìm những dẫn chứng về sự ủng hộ của nhân dân trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn? (Gv miêu tả kết hợp kể chuyện về các tấm gương yêu nước) - Hs: Đọc chữ nhỏ SGK + 12/10/1424, Nghĩa quân tập kích đồn Đa Căng (Thọ Xuân - Thanh Hoá)àHạ thành Trà LânàTiến đánh Khả Lưu (Anh Sơn - Nghệ An). + Đánh bại quân Trần Trí ở Khả Lưu, Bồ ải .(Được nhân dân hết lòng ủng hộ)àgiải phóng phần lớn Nghệ An. - Được nhân dân hết lòng ủng hộ (Tiêu biểu Bà Hàng, Họ Lương:Nam Định; Cô gái đò Đào Đặng:Hưng Yên. 1. Giải phóng Nghệ An (1424) - Cuối năm 1424, Quân Minh tấn công Lam Sơn => Nguyễn Chích đưa ra kế hoạch chuyển quân vào Nghệ An. - Địch phải vào thành cố thủ. - Thừa thắng tiến đánh Diễn Châu rồi tiến ra Thanh Hoá (Giải phóng cả vùng rộng lớn.) 2. Giải phong Tân Bình - Thuận Hoá. (Cuối 1425) - 8/1425: Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân chỉ huy một lực lượng mạnh từ Nam vào giải phóng Tân Bình, Thuận Hoá. - Từ 10/1424 à8/1425, nghĩa quân giải phóng một vùng rộng lớn từ Đèo Hải Vân đến Thanh Hoá. - Quân Minh chỉ còn giữ mấy thành luỹ nhưng bị nghĩa quân vây hãm. 3. Tiến quân ra Bắc mở rộng phạm vi hoạt động (Cuối năm 1426) - 9/1426: Nghĩa quân chia làm 3 đạo tiến quân ra Bắc. - Nhiệm vụ chung: + Tiến sâu vào vùng chiếm đóng của địch. + Cùng nhân dân nổi dậy, bao vây đồn địch giải phóng đất đai. + Thành lập chính quyền mới, chặn quân tiếp viện. 3. Luyện tập - Trình bày diễn biến tóm tắt cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ 1425-1426 trên lược đồ? 4. Dặn dò. - Học thuộc bài - Đọc, tìm hiểu bài mới + Diễn biến trận Tốt Động- Chúc Động, ý nghĩa. + Trận Chi Lăng- Xương Giang + Kết quả, nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử. Nhận xét sau giờ dạy Ngày soạn: 01/02/2009 Ngày dạy: 02/2009 Bài 19 (tiếp) Tiết 39. III. khởi nghĩa lam sơn toàn thắng ( Cuối năm 1426 - cuối năm 1427) I. Mục tiêu bài học 1. Về kiến thức: Học sinh nắm được - Những nét cơ bản về chiến thắng Tốt Động, Chúc Động cuối năm 1426 và chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang cuối 1427. - ý nghĩa của các chiến thắng này. 2. Về tư tưởng: - Giáo dục lòng yêu nước và tự hào cho học sinh 3. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng sử dụng bản đồ và tham khảo tài liệu lịch sử để minh hoạ. II. Chuẩn bị - Thầy: + Lược đồ chiến thắng Tôt Động- Chúc Động, lược đồ chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang. + Bài Bình Ngô Đại Cáo. - Trò: Đọc, tìm hiểu theo hướng dẫn. III. tiến trình bài dạy 1. Kiểm tra bài cũ - Trình bày tóm tắt khởi nghĩa Lam Sơn giai đoạn 1424-1426? 2. Bài giảng ? Em có nhận xét gì về tình hình địch ở Đông Quan từ tháng 10 năm 1426? ? Trước tình hình trênVươngThông đã làm gì? ? Hãy trình bày diễn biến trận Tốt Động - Chúc Động trên lược đồ? (gv: giới thiệu thêm và giải thích tại sao ta mai phục ở đây) ? Nêu ý nghĩa trận Tốt Động - Chúc Động ? Trên lược đồ giới thiệu hướng tiến quân tiếp viện của địch. ? Trước sức mạnh của địch ta có chủ trương gì? Tại sao? (gv giải thích rõ) ? Hãy tường thuật trận Chi Lăng - Xương Giang trên lược đồ? ? Nêu ý nghĩa của chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang? ? Tình hình Vương Thông ở Đông Quan như thế nào? ? Nêu ý nghĩa của hội thề Đông Quan? - Gv: Đọc bài Bình Ngô Đại Cáo. ? Tìm những nguyên nhân dẫn đến khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi? *Địch: - 10/1426: 5 vạn viện binh do Vương Thông chỉ huy kéo vào Đông Quan (Phát triển 10 vạn) - Phản công lớn vào ta ở Chương Bộ Chương Mĩ -Hà Nội (7/11/1426). *Ta: - Phục kích và thắng ở Tốt Động - Chúc Động (Tiêu diệt 5 vạn, bắt sống 1 vạn, Vương Thông bị thương chạy về Đông Quan cố thủ). - Thừa thắng vây hãm Đông Quan giải phóng nhiều quận huyện. 2. *Ta: - Tiêu diệt viện binh địch (Trọng tâm là quân Liễu Thăng). - 8/10 :Mai phục tiêu diệt , Liễu Thăng bị giết ở ải Chi Lăng *Địch: Lương Minh lên thayàkéo tàn quân xuống Xương Giang (Bắc Giang) bị phục kích tơi bời ở Cần Trạm, Phố Cát (Tiêu diệt 3 vạn) mấy vạn còn lại co cụm giữa cánh đồng Xương Giang. *Ta: Tổng phản công tiêu diệt 5 vạn địch và bắt sống số còn lại - Mang chiến lợi phẩm của Liễu Thăng lên cho Mộc Thạnh, Mộc Thạnh vội vã rút quân về nước. *Địch: Vương Thông khiếp đảm xin hoà chấp nhận mở hội thề Đông Quan. - 3/1/1428: Địch rút khỏi nước ta. Đất nước giải phóng. Nguyễn Trãi viết Bình Ngô Đại Cáo tổng kết cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc. 1. Trận Tốt Động - Chúc Động (Cuối năm 1426) *Địch: *Ta: * ý nghĩa: - Là một trong những chiến thắng vĩ đại của lịch sử dân tộc (buộc địch đánh theo cách của ta; lấy ít địch nhiều) 2. Trận Chi Lăng - Xương Giang. *Địch: 10/1427 à15 vạn viện binh chia làm hai đạo tiến vào nước ta. - Đạo 1: Do Liễu Thăng chỉ huy từ Quảng Tây àLạng Sơn. - Đạo 2: Mộc Thạnh chỉ huy từ Vân Nam àHà Giang. * Ta: * ý nghĩa: - thể hiện sự đoàn kết toàn dân trong kháng chiến, kết hợp với các dân tộc. - thể hiện nghệ thuật quân sự tài ba (đánh nhử, khiêu khích, chia cắt đội hình ) 3. Nguyên nhân thắng lợi - Do có sự ủng hộ hết lòng của quần chúng nhân dân. - Xây dựng được khối đoàn kết dân tộc - Nhờ có đường lối chiến thuật, chiến lược đúng đắn, sáng tạo, có bộ chỉ huy tài giỏi. 3. Luyện tập - Lập bảng niên biểu về khởi nghĩa Lam Sơn theo thời gian, sự kiện? 4. Dặn dò. - Học thuộc bài - Đọc, tìm hiểu bài mới + Tình hình kinh tế nước ta thời Lê Sơ. Những biện pháp phát triển kinh tế đó là gì? + Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê Sơ? Nêu nhận xét của em? Nhận xét sau giờ dạy Ngày soạn: 10/02/2009 Ngày dạy: 02/2009 bài 20. nước đại việt thời lê sơ Tiết 40. I. tình hình chính trị, quân sự, pháp luật I. Mục tiêu bài học 1. Về kiến thức: Học sinh nắm được - Tiếp tục theo dõi về tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê Sơ từ đó rút ra những nhận xét của mình điểm mới của nhà nước thời Lê Sơ so với thời Trần. - Tổ chức quân đội thời Lê Sơ cũng như chủ trương của nhà Lê đối với lãnh thổ của đất nước rất rõ ràng, qui củ. - Những đóng góp của Vua Lê Thánh Tông đối với việc xây dựng bộ máy nhà nước và phát luật thời Lê Sơ. 2. Về tư tưởng: - Giáo dục lòng yêu nước, khâm phục và biết ơn ông cha ta. 3. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước và quan sát lược đồ. II. Chuẩn bị - Thầy: + Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê Sơ + Lược đồ hành chính nước Đại Việt thời Lê Sơ - Trò: Đọc, tìm hiểu theo hướng dẫn III. tiến trình bài dạy 1. Kiểm tra bài cũ ( ) - Em hãy tường thuật lại diễn biến trận Tốt động - Chúc Động và phân tích tích nghệ thuật quân sự của trận đánh (lớp B) 2. Bài mới - Gọi 2 học sinh lên vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước và bộ máy hành chính nhà nước thời Lê Sơ. - Cho học sinh quan sát sơ đồ của giáo viên. ? Em có nhận xét gì cề bộ máy nhà nước và bộ máy hành chính thời Lê Sơ? - Quan sát lược đồ Đại Việt thời Lê Sơ và danh sách 13 đạo thừa ti,hãy kể tên các đạo ? ? Quân đội thời Lê được tổ chức như thế nào? - Em có nhận xét gì quân đội thời Lê Sơ? So sánh với quân đội thời Trần? - Nêu chủ trương của nhà Lê đối với lãnh thổ của Tổ Quốc? - Em có nhận xét gì về chủ trương này? - Pháp luật thời Lê Sơ được chú ý xây dựng như thế nào? Nội dung bộ luật là gì? ? Theo em sự tiến bộ trong bộ luật Hồng Đức là gì ? H thực hiện trên bảng H nhận xét -HS:Đọc SGK phần chữ nhỏ Quân đội - Có đủ các binh chủng: Bộ, thuỷ, kỵ binh. - Vũ khí: Giáo mác, kiếm, cung. - Thường xuyên luyện tập võ nghệ, trận chiến. *Đối với biên cương: Bố trí quân đội canh phòng, kiên quyết bảo vệ từng tấc đất. 1. Tổ chức bộ máy chính quyền. * Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước bộ máy hành chính hành chính: - Bộ máy phong kiến hoàn chỉnh mang đúng tính chất trung ương tập quyền 2. Tổ chức quân đội. - Tổ chức theo chế độ: "Ngụ binh ư nông". - Chia làm hai thứ: Quân triều đình và quân địa phương. đất. 3. Pháp luật - Pháp luật được xây dựng: Bộ luật Hồng Đức - Nội dung: SGK. Tam thái Tam thiếu 6 Bộ 6 khoa 6 tự Các cơ quan chuyên môn Lại, Lễ, Công, Hình, Binh, Hộ Vua Các quan đại thần Xã Huyện Châu Huyện Châu Đô ti (Quân sự) Thừa ti (Dân sự) Hiến ti (thanh tra, giám sát) 13 đạo Sơ đồ bộ máy nhà nước và hành chính 3. Luyện tập - Trình bày lại sơ đồ bộ máy nhà nước thời Lê sơ và nhận xét 4. Dặn dò - Soạn tiếp tiết 41 phần II bài 20 (tình hình kinh té xã hội) Ngày soạn: 01/02/2009 Ngày dạy: 02/2009 bài 20. (tiếp) Tiết 41. II. tình hình kinh tế - xã hội I. Mục tiêu bài học 1. Về kiến thức: Học sinh nắm được - Những biện pháp phục hồi kinh tế nông nghiệp của nước nhà thời Lê Sơ và tình hình phát triển công nghiệp, thương nghiệp đã thúc đẩy nền kinh tế phát triển với nhiều thành tựu to lớn. - Những biến đổi về xã hội thời Lê Sơ. So sánh vời thời Lý - Trần. Góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển dồi dào. 2. Về tư tưởng: - Giáo dục tinh thần hăng say và sáng tạo trong lao động tạo ra của cải vật chất cho xã hội 3. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng đánh giá và so sánh các sự kiện lịch sử. II. Chuẩn bị - Thầy: + Sơ đồ xã hội thời Lê Sơ. + Tư liệu. - Trò: Đọc, tìm hiểu theo hướng dẫn. III. tiến trình bài dạy 1. Kiểm tra bài cũ (kiểm tra 15 phút) - Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước và hành chính thời Lê Sơ? 2. Bài mới ? Nêu hậu quả của nền kinh tế sau chiến tranh và đời sống nhân dân ta dưới ách thống trị của nhà Minh? ? Biện pháp khôi phục kinh tế của nhà Lê Sơ? ? Em có nhận xét gì biện pháp đó? ?Tình hình công thương nghiệp nước ta thời Lê Sơ? ? Em có nhận xét gì về tình hình đó? ?Giới thiệu về Thăng Long. ? Giới thiệu về cục bách tác. ? Thương nghịêp thời Lê Sơ phát triển như thế nào? ? Xã hội thời Lê Sơ có mấy giai cấp và tầng lớp chính? Đó là những giai cấp tầng lớp nào? ? Giai cấp địa chủ gồm những ai? Địa vị như thế nào? ? Giai cấp nông dân có nhiệm vụ gì? ? Tầng lớp trung gian có nhiệm vụ gì? ? Theo em chủ trương hạn chế nuôi nô tì là tích cực hay tiêu cực? ? Hãy nêu kết quả những biện pháp phát triển kinh tế và chủ trương đối với xã hội thời Lê Sơ? àBiện pháp: - Cho 25/35 vạn binh lính về quê(10 vạn chia 5 phiên thay nhau về sản xuất). - Kêu gọi nhân dân phiêu tán về quê sản xuất. - Đặt các cơ quan: Khuyến nông sứ, Hà đê sứ, đồn điền sứ. - Thực hiện phép quân điền. - Cấm giết trâu, bò. - Hs: Đọc phần chữ nhỏ SGK. 1. Kinh tế a. Nông nghiệp - Sau chiến tranh: +Xóm làng xơ xác.. + Đời sống nhân dân khổ cực. + Ruộng đất bỏ hoang. b. Công thương nghiệp: - Các ngành thủ công truyền thống ở Làng xã: Kéo tơ, dệt lua.ngày càng phát triển. - Nhiều làng thủ công nổi tiếng ra đời. Tiểu biểu:Thăng Long có 36 phường. - Cục bách tác của nhà nước được đẩy mạnh: Sản xuất đồ dùng của nhà Vua, vũ khí, đóng thuyền.. *Thương nghiệp - Mỗi làng, xã đều có chợ - Khuyến khích mở chợ, họp chợ - Ngoại thương: Duy trì buôn bán với các nước ở Vân Đồn, Vạn Ninh (Quảng Ninh), Hội Thống (Nghệ An), Lạng Sơn, Tuyên Quang.. 2. Xã hội: SGK 3. Luyện tập - Vẽ sơ đồ xã hội thời Lê Sơ? 4. Dặn dò - Học thuộc bài - Đọc, tìm hiểu bài mới + Tình hình giáo dục khoa cử thời Lê Sơ phát triển ra sao? So sánh với thời Trần? + Văn học, khoa học phát triển như thế nào. Nhận xét sau giờ dạy Ngày soạn: 16/02/2009 Ngày dạy: 02/2009 bài 20. (tiếp) Tiết 42. III. tình hình văn hoá - giáo dục I. Mục tiêu bài học 1. Về kiến thức: Học sinh nắm được - Học sinh thấy được thời Lê Sơ không những kinh tế phát triển, quốc phòng hùng cường mà văn hoá giáo dục cũng có bước tiến mạnh mẽ đạt nhiều thành tựu to lớn. - Các yếu tố tạo nên thành tựu đó, những đóng góp của các danh nhân mà tiêu biểu là Lê Thánh Tông và Nguyễn Trãi. 2. Về tư tưởng: - Nâng cao lòng tự hào dân tộc cho học sinh. - Thấy được vị trí của vấn đề giáo dục, văn hoá, khoa học trong công cuộc xây dựng đất nước. - Giáo dục học sinh tu dưỡng đạo đức và chăm ngoan. 3. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng hệ thống, so sánh các sự kiện lịch sử để rút ra kết luận. II/. Chuẩn bị - Thầy: Tranh ảnh đền thờ Lê Lợi, Nguyễn Trãi. - Trò: Đọc, tìm hiểu theo hướng dẫn. III/. Tiến trình bài dạy 1. Kiểm tra bài cũ - Kinh tế thời Lê Sơ phát triển như thế nào? 2. Bài giảng ?Tình hình giáo dục thời Lê Sơ? ? Nội dung thi cử chủ yếu là gì? Tại sao Nho giáo chiếm địa vị độc tôn? ? Em có nhận xét gì tình hình văn hoá thời Lê Sơ? Liên hệ địa phương? ? Tình hình văn học thời Lê Sơ? Em có nhận có nhận xét gì về tình hình đó? ? Sự phát triển của sử, địa, y, toán học thời Lê Sơ? ? Em có nhận xét gì về sự phát triển của địa lí, lịch sử, toán học? - Gv: phân tích, bổ sung thêm - Hs: Quan sát h 43 (gv giới thiệu thêm) - Hs: Đọc phần chữ nhỏ SGK - Hs: Đọc phần chữ nhỏ SGK - Hs: Đọc phần chữ nhỏ SGK - Hs: Quan sát nhận xét hình 45 1. Tình hình giáo dục và khoa cử. *Giáo dục: - Dựng lại Quốc Tử Giám. - Mở trường ở các Lộ. - Mở khoa thi. - Nho giáo: Là nội dung học tập thi cử chính chiếm độc tôn. * Thi cử: Thời Lê Sơ (1428-15270 Tổ chức 26 khoa tiến sĩ (Lấy đỗ 989 tiến sĩ, 10 trạng nguyên), riêng thời Lê Thánh Tông tổ chức 12 khoa thi lấy đỗ 501 tiến sĩ, 9 trạng nguyên. 2. Văn hoá, khoa học, nghệ thuật *Văn hoá: - Văn học chữ Hán chiếm ưu thế. - Văn học chữ Nôm giữ vị trí quan trọng. * Nội dung: Yêu nước sâu sắc, thể hiện niềm tự hào dân tộc, khí phách anh hùng. - Sử: Tác phẩm "Đại Việt sử kí toàn thư" 15 tập; Lam Sơn thực lục, Hoàng chiều quan chế. - Địa: Có Hồng Đức bản đồ , Dư địa chí, An Nam hình thăng đồ. - Y học: Có bản thảo thực vật . - Toán: Đại thành toán pháp. * Nghệ thuật: - Sân Khấu: Ca hát, múa chèoTiêu biểu: Thi phương Phả lục của Lương Thế Vinh. - Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc: Biểu hiển rõ rệt và đặc sắc. Tiêu biểu các lăng tẩm cung điện với kĩ thuật điêu luyện. 3. Luyện tập - Nhờ đâu mà quốc gia Đại Việt đạt được thành tựu về mọi mặt? 4. Dặn dò. - Học thuộc bài. - Đọc, tìm hiểu bài mới. + Tìm hiểu tiểu sử Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Lương Thế Vinh. + Tìm hiểu, sưu tầm các tác phẩm của Nguyễn Trãi. Nhận xét sau giờ dạy Ngày soạn: 16/02/2009 Ngày dạy: 02/2009 bài 20. (Tiếp) Tiết 43. iv. một số danh nhân văn hoá xuất sắc của dân tộc I. Mục tiêu bài học - Như đã soạn ở tiết trước. II. Chuẩn bị - Thầy: tranh ảnh về các danh nhân văn hoá, một số thơ văn, tư liệu. - Trò: Đọc, tìm hiểu theo hướng dẫn. III. Các hoạt động của thầy và trò 1. Kiểm tra bài cũ - Tình hình giáo dục, khoa cử thời Lê Sơ? So sánh với thời Trần? 2. Bài giảng ? Em hãy nêu những hiểu biết của mình về Nguyễn Trãi? ? Tìm hiểu những dẫn chứng chứng tỏ Nguyễn Trãi là một danh nhân xuất sắc? ? Căn cứ vào đâu để khẳng định Nguyễn Trãi là nhà quân sự, chính trị, một anh hùng dân tộc, một danh nhân văn hoá thế giới? ? Em hãy nêu những đóng góp của Nguyễn Trãi qua nhận xét của Lê Thánh Tông? ? Lê Thánh Tông là người như thế nào? ? Tìm những dẫn chứng chứng tỏ Ông là một Hoàng đế anh minh, một nhà kinh tế, chính trị, quân sự? ? Em có nhận xét gì về những đóng góp của Lê Thánh Tông? ? Nêu những hiểu biết của em về Ngô Sĩ Liên? ? Nêu những đóng góp của ông? ? Em hãy giới thiệu về Lương Thế Vinh? - Gv: Bổ sung, kể chuyện về thành công của ông qua lĩnh vực toán học.. - Hs: Đọc phần chữ nhỏ SGK * Tiêu biểu: 2 bản trung từ mệnh tập, Bình Ngô Đại Cáo, Chí tình sân phú, quốc âm thi tập. + Cuối Thế kỉ XV lập ra Hội tao đàn. + Có nhiều tác phẩm văn học bằng chứ Hán và chữ Nôm. 1. Nguyễn Trãi (1380-1442) - Là nhà chính trị, quân sự tài ba. - Một anh hùng dân tộc. - Một danh nhân văn hoá, để lại nhiều tác phẩm: Văn học, sử học, địa lí.. - Có tư tưởng của thời đại: Yêu nước, thương dân, nhân nghĩa. 2. Lê Thánh Tông - Là một Hoàng đế anh minh. - Là một nhà kinh tế, chính trị, quân sự. - Là một nhà thơ, nhà văn. - Tác phẩm tiêu biểu: Quỳnh quyển cửa ca, Hồng Đức, Quốc Âm Thi Tập. 3. Ngô Sĩ Liên (Thế kỉ XV) - Là nhà sử học nổi tiếng của Thế kỉ XV - Đỗ tiến sĩ năm 1442, đảm nhận chức vụ ở Hàn Lâm Viện, là phó Đô Ngự Sử, Sử quan và là tác giả bộ sử kí toàn thư (Đại Việt Sử Kí Toàn Thư). 4. Lương Thế Vinh (1442 - ) - Đỗ Trạng Nguyên: 1463. - Là nhà toàn học với công trình: Đại hành tướng pháp. - Là nhà nghệ thuật sân khấu với bộ "Hí phương phả lục". 3. Luyện tập - Em hãy đánh giá những cống hiến của Lê Thánh Tông và Nguyễn Trãi? 4. Dặn dò. . - Học thuộc bài - Đọc, tìm hiểu bài mới. + Ôn tập chương IV. Nhận xét sau giờ dạy
Tài liệu đính kèm: