Giáo án Lịch sử 7 - Bài 2: Sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu - Đỗ Thị Hoa - Trường THCS Liêng Trang

I/ MỤC TIÊU :

 1/ Kiến thức : Giúp học sinh hiểu rõ :

- Nguyên nhân và hệ qủa của các cuộc phát kiến địa lý => một trong những nhân tố quan trọng, tạo tiên để cho sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.

- Quá trình hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong lòng xã hội phong kiến Châu Au.

 2/ Tư tưởng.

- Qua các sự kiện lịch sử, giúp học sinh thấy được tính tất yếu, tính quy luật của quá trình phát triển từ xã hội phong kiến sang TBCN.

 3/ Kỹ năng.

- Biết sử dụng bản đồ thế giới. Sử dụng, khai thác tranh ảnh lịch sử.

II . CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên : Phấn viết bảng, thước kẻ, SGK, giáo án lịch sử

2. Học sinh: Sách giáo khoa lịch sử, vở ghi lịch sử, Bút viết thước kẻ

III . TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

 1. Kiểm tra bài cũ.

- Thế nào là lãnh địa phong kiến ? Nêu đặc điểm của nền kinh tế lãnh địa ?

- Vì sao thành thị trung đại xuất hiện ? Nền kinh tế thành htị có điểm gì khác so với nền kinh tế lãnh địa ?

 2Giới thiệu bài mới : Ở bài trước chúng ta đã biết, vào thế kỷ thứ XI do sản xuất phát triển nhanh , làm cho nhu cầu về nguyên liệu, thị trường ngày một tăng hơn.Thêm vào đó, là những tiến bộ vượt bậc về KHKT đã thúc đẩy các thương nhân tìm con đường đi sang các nước phương Đông => phát kiến địa lí

 

doc 3 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 2751Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 7 - Bài 2: Sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu - Đỗ Thị Hoa - Trường THCS Liêng Trang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần1 Ngày soạn :18/08/2013
Tiết 2 Ngày dạy : 21/08/2013
 BÀI 2.
SỰ SUY VONG CỦA CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN VÀ SỰ HÌNH THÀNH CHỦ
NGHĨA TƯ BẢN Ở CHÂU ÂU.
I/ MỤC TIÊU :
 1/ Kiến thức : Giúp học sinh hiểu rõ :
- Nguyên nhân và hệ qủa của các cuộc phát kiến địa lý => một trong những nhân tố quan trọng, tạo tiên để cho sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.
- Quá trình hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong lòng xã hội phong kiến Châu Au.
 2/ Tư tưởng.
- Qua các sự kiện lịch sử, giúp học sinh thấy được tính tất yếu, tính quy luật của quá trình phát triển từ xã hội phong kiến sang TBCN.
 3/ Kỹ năng.
- Biết sử dụng bản đồ thế giới.. Sử dụng, khai thác tranh ảnh lịch sử.
II . CHUẨN BỊ:
Giáo viên : Phấn viết bảng, thước kẻ, SGK, giáo án lịch sử 
Học sinh: Sách giáo khoa lịch sử, vở ghi lịch sử, Bút viết thước kẻ
III . TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1. Kiểm tra bài cũ. 
Thế nào là lãnh địa phong kiến ? Nêu đặc điểm của nền kinh tế lãnh địa ?
Vì sao thành thị trung đại xuất hiện ? Nền kinh tế thành htị có điểm gì khác so với nền kinh tế lãnh địa ?
 2Giới thiệu bài mới : Ở bài trước chúng ta đã biết, vào thế kỷ thứ XI do sản xuất phát triển nhanh , làm cho nhu cầu về nguyên liệu, thị trường ngày một tăng hơn.Thêm vào đó, là những tiến bộ vượt bậc về KHKT đã thúc đẩy các thương nhân tìm con đường đi sang các nước phương Đông => phát kiến địa lí 
Bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Những cuộc phát kiến địa lí.
 + Nhu cầu về nguyên liệu, thụ trường, vàng bạc.
 + Cơn sốt vàng của những người tham gia thám hiểm.Trong khi đó, con đường buôn bán qua Tây Á và Địa Trung Hải bị người Thổ Nhĩ Kỳ nắm độc quyền => nảy sinh nhu cầu tìm đường mới.
- Em hãy kể tên các cuộc phát kiến địa lí mà em biết.
 + Vaxcô đơgama: Nhà thám hiểm người BĐN( 6 – 7 – 1497 => 1498 – tìm ra được An Độ).
 + Côlômbô :Người ITALIA sống ở BDN ( 3 -8 -1492 => 3 – 1493 – Châu Mĩ ).
 + Magien lăng : 20 – 9 – 1519 => 15 – 4 – 1522 ( đi vòng quanh trái đất, tìm ra Philíppin ).
- Để có thể tìm ra con đườn mới cần có những điều kiện gì ? ( la bàn , kỹ thuật đóng tàu Caraven ).
* Giáo viên cho học sinh quan sát hình 3 SGk => em hãy miêu tả ?
- Các cuộc phát kiến địa lí đã đem lại kết quả gì ? nó có tác động như thế nào đến xã hội Châu Au ?
=> Thế nào là phát kiến địa lí ? ( tìm ra những vùng đất mới, con đường mới để giao lưu, trao đổi, buôn bán )
=> tiền đề dẫn tới sự hình thành CNTB ở Châu Au.
- Hậu quả của quá trình tích lũy tư bản là gì ?
* Công trường thủ công khác với các xưởng thủ công ở những điểm nào ?( Quy mô sản xuất lớn hơn, chuyên môn hoá lao động, mối quan hệ chính là giữa chủ và thợ, công nhân là người làm thuê ăn lương ). 
 Hoạt động 2: Sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở Châu Âu
 - Giai cấp tư sản và vô sản đã được hình thành từ những tầng lớp nào trong xã hội phong kiến Châu Au?
 + Chủ xưởng , chủ đồn điền và những thương nhân giàu có => Tư sản.
 + Những người lao động làm thuê , bị bóc lột => gc Vô sản.
- Sản xuất phát triển,=> nền kinh tế phát triển – giai cấp tư sản đại diện nhưng bị qúi tộc kìm hãm.
=> mâu thuẫn giữa phong kiến và tư sản óGiai cấp vô sản đứng về phía GCTS, để chống lại tầng lớp qúi tộc phong kiến => chế độ phong kiến bị sụp đổ => chủ nghĩa tư bản hình thành ở Châu Âu.
 1. Những cuộc phát kiến địa lí.
 a. Nguyên nhân.
- Thế kỷ XV, sản xuất phát triển => nhu cầu nguyên liệu, thị trường, vàng bạc. 
 b. các cuộc phát kiến lớn : Vaxcôđơgama, Côlômbô, Magienlan
 c.Điều kiện thực hiện : khoa học, kỷ thuật đi biển có nhiều tiến bộ( tàu đi biển lớn, la bàn ).
 d.Kết quả : mở ra con đường buôn bán mới, thúc đẩy công thương nghiệp Châu Au phát triển mạnh, đem về cho giai cấp tư sản những mónlợi khổng lồ.
2.Sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở Châu Âu.
- Sau phát kiến địa lí, quá trình tích lũy tư bản được hình thành bởi 2 yếu tố :
 + Vốn.
 + Người làm thuê.
* Hậu quả.
- Về kinh tế :Tư sản mở rộng kinh doanh, lập xưởng sản xuất , các công ti thương mại lớn => công trường thủ công ra đời.
- Về xã hội : Hình thành 2 giai cấp mới : Tư sản và Vô sản.
- Về chính trị : Giai cấpTư sản mâu thuẫn với qúi tộc => quan hệ sản xuất TBCN hình thành trong lòng xã hội phong kiến.
4. Cũng Cố .
Phát kiến địa lí là tìm ra những vùng đất mới, con đường mới.
Quá trình tích lũy tư bản => hình thành quan hệ sản xuất TBCN.
5. Hướng dẫn học tập ở nhà:
Học bài theo các câu hỏi Sgk trang 8.
Lập bảng thống kê nvề các cuộc phát kiến địa lí lớn theo thời gian, tên, kết qủa.
Chuẩn bị bài tiếp theo : bài 3 , Sgk trang 8,9 .
IV .Rút kinh nghiệm:
..

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 2. Sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu - Đỗ Thị Hoa -.doc