I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
Hiểu biết sơ lược về cuộc đời và những cống hiến cho lớn của một số danh nhân văn hóa, tiêu biểu là Nguyễn Trãi và Lê Thánh Tông đối với sự nghiệp của nước Đại Việt ở thế kỉ XV.
2. Tư tưởng:
Giáo dục lòng tự hào và biết ơn những bậc danh nhân thời Lê, từ đó hình thành ý thức trách nhiệm gìn giữ và phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc.
3. Kĩ năng:
Phân tích đánh giá các sự kiện lịch sử.
II. Phương tiện lịch sử:
-Chân dung Nguyễn Trãi.
-Những mẫu chuyện về các danh nhân văn hóa dân tộc.
Bài 20. NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ (1428 – 1527) Tiết 44: IV. Một số danh nhân văn hóa xuất sắc của nhân loại I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: Hiểu biết sơ lược về cuộc đời và những cống hiến cho lớn của một số danh nhân văn hóa, tiêu biểu là Nguyễn Trãi và Lê Thánh Tông đối với sự nghiệp của nước Đại Việt ở thế kỉ XV. 2. Tư tưởng: Giáo dục lòng tự hào và biết ơn những bậc danh nhân thời Lê, từ đó hình thành ý thức trách nhiệm gìn giữ và phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc. 3. Kĩ năng: Phân tích đánh giá các sự kiện lịch sử. II. Phương tiện lịch sử: -Chân dung Nguyễn Trãi. -Những mẫu chuyện về các danh nhân văn hóa dân tộc. III. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: -Chế độ thời Lê Sơ có đặc điểm gì ? +Quy củ, chặt chẽ. Thi cử qua ba kì: Hương, Hội, Đình. +Nội dung thi là các sách Nho giáo: “Tứ thư”, “Ngũ Kinh”. +Mọi người dân đều có thể đi học, đi thi. +Những người đỗ đạt được trọng vọng, được ra làm quan, được khắc tên vào bia đá... -Nêu một số thành tựu văn hóa tiêu biểu ? +Văn học: chữ Hán như Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo...chữ Nôm có Quốc Âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập... +Sử học: Đại Việt sử kí toàn thư, Lam Sơn thực lục, Hoàng triều quan chế... +Địa lý học: Hồng Đức bản đồ, Dư địa chí, An Nam hình thăng đồ... +Y học: Bản thảo thực vật toát yếu. +Toán học: Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp. +Nghệ thuật sân khấu: ca, múa, nhạc, chèo, tuồng... +Kiến trúc, điêu khắc: Lam Kinh (Thanh Hóa), bia Vĩnh Lăng... 3. Giảng bài mới: *Mở bài: Thời Lê sơ có được những thành tựu tiêu biểu trên nhiều lĩnh vực như vậy, một phần lớn phải kể đến công lao đóng góp của những danh nhân văn hóa như Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Ngô Sĩ Liên, Lương Thế Vinh... Muốn biết rõ những cống hiến của họ đối với triều Lê sơ nói riêng và toàn dân tộc ta nói chung, hôm nay cô trò chúng ta sẽ đến với bài 20 Nước Đại Việt thời Lê sơ, mục IV.Một số danh nhân văn hóa dân tộc. TG Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng *Hoạt động 1: Tìm hiểu về Nguyễn Trãi. a. Mục tiêu: -Những công lao, đóng góp của Nguyễn Trãi đối với đất nước. -Nắm dược nội dung, tư tưởng chủ đạo trong các tác phẩm của ông. b. Nội dung: GV trình bày sơ lược tiểu sử của Nguyễn Trãi Nguyễn Trãi (1380 – 1442),con của Thái học sinh Nguyễn Phi Khanh, cháu ngoại tướng công Trần Nguyên Đán. Năm 1407, giặc Minh xâm chiếm nước ta, cha bị giặc bắt đem về Trung Quốc, Nguyễn Trãi bị giam lỏng tại thành Đông Quang. Sau ông trốn vào Lam Sơn theo Lê Lợi kháng chiến chống giặc Minh. 1428, ông thay lê Lợi thảo Bình Ngô đại cáo, sau đó được cử làm chánh chủ khảo khoa thi đầu tiên của triều Lê. Chẳng bao lâu sau, ông bị bọn nịnh thần chèn ép, gièm pha, Nguyễn Trãi xin về Côn Sơn. 1440, ông lại được vua vời ra giúp nước. 1442, xảy ra vụ án Lệ Chi Viên, ông bị kết án tru di. Mãi đến năm 1464 ông mới được vua Lê Thánh Tông minh oan. Sau này khi nhận xét về con người và sự nghiệp của Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông nhận xét như sau: (GV treo bảng phụ nội dung: “Ức Trai đương lúc được vua tin, quý trọng”), GV gọi một học sinh đọc sau đó tiến hành thảo luận. “Qua nhận xét của Lê Thánh Tông, em hãy nêu những đóng góp của Nguyễn Trãi ? -Quân sự -Văn hóa ”. HS tiến hành thảo luận. GV: Cụ thể của sự đóng góp đó như thế nào, chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu, đầu tiên là về lĩnh vực quân sự. GV: Trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, Nguyễn Trãi có vai trò như thế nào ? HS: -Là nhà chính trị, quân sự đại tài, trở thành quân sư cho nghĩa quân Lam Sơn, ông đã cùng với 1. Nguyễn Trãi (1380 – 1442) -Là anh hùng dân tộc, là nhà quân sự chính trị đại tài.( Trình bày trên giấy) TG Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng Lê Lợi lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc đi đến thắng lợi. -Góp tài sức trong xây dựng nhà nước Lê sơ buổi đầu. GV: Tài năng của ông không chỉ thể hiện trong đấu tranh chính trị quân sự mà còn được khẳng định qua những đóng góp to lớn nào với đất nước? HS: Là nhà quân sự , chính trị, ông còn là nhà văn hóa lớn. Ông đã sáng tác và biên soạn nhiều tác phẩm có giá trị, như: +Văn học: Bình Ngô đại cáo, Quốc âm thi tập... +Sử học: Quân trung từ mệnh tập. +Địa lý học: Dư địa chí. GV trình bày thêm: -Bình Ngô đại cáo là bảng tổng kết tài tình cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc, là thiên anh hùng ca bất hủ trong kho tàng văn học dân tộc. -Quân trung từ mệnh tập gồm 40 bức thư do Nguyễn Trãi thay lời Lê Lợi viết gửi bọn tướng tá, quan lại nhà Minh trong thời gian kháng chiến đã làm cho bọn tướng giặc hoang mang lo sợ và đã góp phần quan trọng vào thắng lợi cuối cùng. Như vậy, với ông văn và võ đều là vũ khí, mạnh như vũ bão, sắc như gươm đao. -Dư địa chí là tác phẩm địa lý học lịch sử đầu tiên của nước ta, kê rõ những khu vực hành chính, đặc điểm về địa thế, sản vật, nghề nghiệp của từng vùng, đặc biệt là những hoạt động về kinh tế, hàng hóa đương thời. GV : Qua quá trình tự tìm hiểu, qua những kiến thức các em đã được học ở văn học, hãy cho biết các tác phẩm của ông tập trung phản ánh những nội dung gì ? HS : -Thể hiện niềm tự hào dân tộc, tự hào về một nước Đại Việt vốn xưng nền văn hiến đã lâu Như nước Đại Việt ta từ trước Vốn xưng nền văn hiến đã lâu Núi sông bờ cõi đã chia Phong tục bắc nam cũng khác ” +Cùng Lê Lợi lãnh đạo cuộc kháng chiến đi đến thắng lợi. +Góp phần xây dựng nhà nước Lê sơ trong buổi đầu giành được độc lập. -Là nhà văn hóa kiệt xuất, là tinh hoa của dân tộc, có nhiều cống hiến làm rạng rỡ nền văn hóa dân tộc.( Trình bày trên giấy) -Tác phẩm: +Bình Ngô đại cáo. +Quốc âm thi tập. +Dư địa chí. -Nội dung: +Niềm tự hào dân tộc. +Tư tưởng nhân nghĩa, lòng yêu nước thương dân. TG Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng -Đồng thời biểu hiện tinh thần nhân nghĩa, tư tưởng nhân đạo sâu sắc. “Đem đại nghĩa để thắng hung tàn Lấy chí nhân để thay cường bạo” -Ông mong muốn đem tài năng, trí tuệ ra giúp ích cho nước, cho dân, mong muốn “ăn lộc đền ơn kẻ cấy cày”, để cho “nơi thôn cùng, xóm vắng, không một tiếng hờn giận”. GV: Với những nội dung đó, tư tưởng của ông tiêu biểu cho cả một thời đại. GV: giới thiệu về bức chân dung Nguyễn Trãi “Trong nhà thờ Nguyễn Trãi ở làng Nhị Khê còn lưu giữ nhiều di vật quý trong đó có bức chân dung Nguyễn Trãi mà nhiều nhà nghiên cứu cho là khá cổ. Bức tranh mang những nét hiền hòa đượm vẻ ưu tư sâu lắng, mái tóc bạc phơ với đôi mắt tinh anh đã thể hiện khá đạt tấm lòng yêu nước thương dân của Nguyễn Trãi. GV: Tài năng lỗi lạc, có nhiều cống hiến trong cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc, cả trong việc phát triển văn hóa, vì thế nên ông bị bọn gian thần ganh ghét, đố kị hãm hại đến mức bị lãnh án “tru di tam tộc” một cách oan uổng. Vụ án Lệ Chi Viên là một trong những vụ án nổi tiếng nhất trong của lịch sử dân tộc. Tình tiết của vụ án như thế nào và nguyên nhân tại sao các em có thể tìm đọc trên thư viện hay trong sách báo. GV: Kể sơ lược vụ án Lệ Chi Viên( nếu có thời gian) Truyền thuyết cho rằng, một hôm, Nguyễn Trãi dự định cho học trò phát hoang khu vườn, đến đem nằng mơ thấy một người đàn bà với bầy con dại tới xin ông thư thả cho ít hôm mới dọn nhà vì con mọn, sáng ra khi học trò của ông phát cỏ vườn nhà thì đánh chết một bầy rắn, lúc đó ông mới hiểu ra ý nghĩa của giấc mơ, ông than thở, cho chôn bầy rắn và cho học trò biết là loài rắn thường hay thù dai, thế nào cũng trả thù ông. Đêm đó, lúc ông đọc sách thì có con rắn bò trên xà nhà nhỏ một gọt máu thấm vào chũ “đại” (đời) qua ba lớp giấy ứng với việc gia tộc ông bị hại đến ba đời. Ngày sau con rắn hóa thành bà Nguyễn Thị Lộ dụ dỗ ông, hại ba đời nhà ông và biến thành rắn bỏ đi khi bà Nguyễn TG Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng Thị Lộ bị dìm xuống sông. Nhưng thật ra đó chỉ là truyền thuyết, đến nay, nhiều nhà sử học Việt Nam đã biết được nguyên nhân đích thực của vụ thảm sát này. Chủ mưu vụ án chính là Hoàng hậu Nguyễn Thị Anh, vợ vua Lê Thái Tông. Do muốn giành ngôi thái tử cho con mình, Hoàng hậu Nguyễn Thị Anh tìm cách hãm hại bà Ngọc Dao(mẹ Vua Lê Thánh Tông sau này) Nguyễn Trãi cùng một bà vợ thứ là Nguyễn Thị Lộ đã tìm cách cứu bà Ngọc Dao đem nuôi dấu, sau bà sinh Hoàng tử Tư Thành (tức vua Lê Thánh Tông sau này). 1442, vua Lê Thái Tông về qua nhà Nguyễn Trãi tại Côn Sơn(Hải Dương), vợ Nguyễn Trãi là bà Nguyễn thị Lộ theo hầu vua. Trên đường về kinh, nhà vua đột ngột qua đời tại vường hoa Lệ Chi Viên.Nguyễn Trãi ngay lập tức bị triều đình và hoàng hậu Nguyễn Thị Anh khép vào tội giết vua và bị tru di tam tộc (giết cả ba họ). Đến năm 1464, Lê Thánh Tông xuống chiếu giải oan cho Nguyễn Trãi. Minh oan cho ông, vua Thánh Tông ca ngợi: “Ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo” (tấm lòng Ức Trai sáng như sao Khuê). Tài năng và sự đức độ của ông còn được cả thế giới công nhận và ngưỡng mộ. 1980, nhân kỉ niệm 600 năm ngày sinh của Nguyễn Trãi, UNESCO đã công nhận ông là danh nhân văn hóa thế giới. *Hoạt động 2: Tìm hiểu về những đóng góp của vua Lê Thánh Tông. GV: gọi HS đọc phần in nghiêng trong sgk “Lê Thánh Tông ... 18 tuổi” để nắm được tiểu sử của ông. GV: Lê Thánh Tông có những đóng góp gì cho việc phát triển kinh tế, văn hóa ? HS: Quan tâm phát triển kinh tế, văn hóa giáo dục, ổn định xã hội ( chăm lo phát triển nông nghiệp, khuyến khích công thương nghiệp, mở mang việc học tập thi cử trong nhân dân...) GV: Lê Thánh Tông là một trong những ông 2. Lê Thánh Tông (1442 – 1497) -Là nhà vua nổi tiếng tài giỏi trên nhiều lĩnh vực chính trị, quân sự, văn hóa. TG Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng vua ở ngôi lâu nhất trong lịch sử (38 năm). Suốt mấy chục năm tại ngôi, không phút nào ông lơ là trách nhiệm, ông coi sóc mọi việc đầy đủ,đảm bảo cho đất nước phát triển trên nhiều lĩnh vực. Về quân sự, ông trực tiếp chỉ huy nhiều chiến dịc và chiến dịch nào cũng thắng. Lịch sử đã công nhận ông là một vị anh quân, một ông vua giỏi, người đã đưa đất nước lên một thời kì thịnh trị nhất trong cả ngàn năm lịch sử Việt Nam. GV: Vừa là một nhà chính trị, song ông cũng là một nhà thơ. Những đóng góp của ông trong lĩnh vực văn học là gì? HS: -Lập Hội Tao Đàn và làm chủ soái, đánh dấu bước phát triển cao về văn chương đương thời. -Sáng tác nhiều tác phẩm có giá trị, bằng cả chữ Hán( hơn 300 bài) và chữ Nôm. GV: Nội dung tư tưởng tình cảm chứa đựng trong các tác phẩm của ông là gì? HS: Thơ văn của ông chứa đựng tinh thần yêu nước và tinh thần dân tộc sâu sắc. GV: Lê Thánh Tông và Hội Tao Đàn để lại một khối lượng thơ văn khá lớn, tiêu biểu nhất là tác phẩm Quỳnh uyển cửu ca. (9 khúc ca ở vường Quỳnh Dao). Những bài thơ trong Quỳnh uyển cửu ca có những mặt tích cực, phản ánh ý thức tự cường và tinh thần dân tộc của giai cấp thống trị, ca ngợi chế độ va công dức của nhà vua. *Hoạt động 3: Tìm hiểu về Ngô Sĩ Liên. GV: Hiểu biết của em về Ngô Sĩ Liên ? HS: -1442 đỗ tiến sĩ. -Là nhà sử học nổi tiếng thời Lê sơ, thế kỉ XV, tác giả cuốn Đại Việt sử kí toàn thư. GV: Đại Việt sử kí toàn thư có nội dung gì? HS: Ghi lại lịch sử dân tộc từ thời Hồng Bàng đến 1427. *Hoạt động 4: Tìm hiểu về Lương Thế Vinh. GV: Lương Thế Vinh là ai ? HS: -Ông là nhà toán học nổi tiếng thời Lê sơ, nổi tiếng thần đồng, học rộng, tài trí, khoáng đạt, -Lập hội Tao Đàn. -Tác phẩm: Quỳnh uyển cửu ca. -Nội dung: phản ánh ý thức tự cường và tinh thần dân tộc của giai cấp thống trị, có khuynh hướng ca ngợi chế độ, ca ngợi công đức của nhà vua. 3. Ngô Sĩ Liên ( thế kỉ XV) -Là nhà sử học nổi tiếng thế kỉ XV. -Tác giả cuốn Đại Việt sử kí toàn thư. 4. Lương Thế Vinh (1442 - ?) -Đỗ trạng nguyên năm 1463. -Là nhà toán học nổi tiếng thời Lê sơ. TG Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng được nhân dân tôn trọng. GV gọi 1 HS đọc mẩu chuyện về Lương Thế Vinh. “Người làng Cao Lương, huyện Thiên Bản (nay là Vụ Bản, Nam Định). Từ nhỏ nổi tiếng là thần đồng. Ông thi đậu trạng nguyên năm 22 tuổi, làm quan trong Viện Hàn lâm dưới thời Lê Thánh Tông. Từ nhỏ ông đã làm cho mọi người thán phục khi tìm cách lấy một quả bưởi rơi xuống hố hẹp và sâu bằng cách đổ đầy nước vào hố cho quả bưởi nổi lên. Sứ nhà Minh vô cùng kinh ngạc về tài trí của ông khi ông nghĩ ra cách cân voi. (Cho voi xuống thuyền, đo ngấn nước dâng lên mạn thuyền, sau đó cho đá hộc xuống thuyền, đo mực nước như lần trước và can từng hòn đá, cộng lại là sức nặng của voi). GV: Nếu các em nhớ lại bài học trước, triều Lê Thánh Tông tổ chức 12 khoa thi nhưng chỉ có 9 trạng nguyên, điều này chứng tỏ Lương Thế Vinh là người rất tài giỏi. Tài năng của ông từ nhỏ đã làm cho nhiều người phải kinh ngạc, nhất là trong toán học và sau này cũng vậy. GV: Công trình toán học nổi tiếng của ông là gì? HS: Đó là Đại thành toán pháp. GV: Với sự tài hoa, sự hiểu biết thông tuệ, ông đực người đời ca ngợi là nhân vật “ tài hoa, danh vọng bậc nhất”, họ trìu mến gọi ông là Trạng Lường. *Hoạt động 5: Sơ kết GV: Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Ngô Sĩ Liên, Lương Thế Vinh là những nhà văn, nhà thơ, nhà sử học lỗi lạc của dân tộc. Những cống hiến của họ đã làm rạng rỡ thêm nền văn hóa của dân tộc. Qua tấm gương của những danh nhân văn hóa ấy, các em rút ra bài học gì cho bản thân ? HS: -Phải phấn đấu học giỏi, không ngừng rèn luyện, xứng đáng với tên tuổi của vị danh nhân văn hóa của dân tộc. -Tác phẩm: Đại thành toán Pháp. 4. Củng cố: Cho học sinh điền ô chữ ( theo hàng ngang). Ai là tác giả của Đại Việt sử kí toàn thư ? ( Ngô Sĩ Liên) Năm 1464, Lê Thánh Tông xuống chiếu giải oan cho ông, khen ngợi ông là “Ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo”, Ức Trai ở đây muốn nói tới ai ? (Nguyễn Trãi) Hồng Đức quốc âm thi tập được viết bằng thứ chữ gì ? (Nôm) Lê Thánh Tông là chủ soái của hội gì ? (Tao Đàn) Đây là tên gọi khác của Lương Thế Vinh ? (Trạng Lường) 5. Dặn dò: -Học bài cũ. - Soạn vào vở những câu hỏi có trong nội dung ôn tập của bài 21. Ôn tập chương IV( sách giáo khoa.) Nhận xét của giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực tập Nguyễn Văn Ba Trần Thị Diễm Thúy Lương Thế Vinh “Người làng Cao Lương, huyện Thiên Bản (nay là Vụ Bản, Nam Định). Từ nhỏ nổi tiếng là thần đồng. Ông thi đậu trạng nguyên năm 22 tuổi, làm quan trong Viện Hàn lâm dưới thời Lê Thánh Tông. Từ nhỏ ông đã làm cho mọi người thán phục khi tìm cách lấy một quả bưởi rơi xuống hố hẹp và sâu bằng cách đổ đầy nước vào hố cho quả bưởi nổi lên. Sứ nhà Minh vô cùng kinh ngạc về tài trí của ông khi ông nghĩ ra cách cân voi. (Cho voi xuống thuyền, đo ngấn nước dâng lên mạn thuyền, sau đó cho đá hộc xuống thuyền, đo mực nước như lần trước và can từng hòn đá, cộng lại là sức nặng của voi). PHIẾU THẢO LUẬN “ Ức Trai đương lúc Thái Tổ mới sáng nghiệp theo về Lỗi Giang. Trong thì bàn kế hoạch nơi màn trướng, ngoài thì thảo văn thư dụ hàng các thành. Văn chương tiên sinh làm vẻ vang cho nước, lại được vua tin, quý trọng” (Lê Thánh Tông – Con người và sự nghiệp) “Qua nhận xét của Lê Thánh Tông, em hãy nêu những đóng góp của Nguyễn Trãi ? -Quân sự: . ............ - Văn hóa: ...................................... ..
Tài liệu đính kèm: