Giáo án Lịch sử 7 - Bài 22: Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền (thế kỉ XVI - XVIII)

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

 - Trình bày tổng quát bức tranh chính trị xã hội Việt Nam ở các thế kỉ XVI- XVIII: sự sa đọa của triều đình phong kiến, những phe phái dẫn đến mâu thuẫn xung đột, tranh giành quyền lợi ngày càng gay gắt trong nội bộ giai cấp thống trị

 - Biết được tình hình triều đình nhà Lê.

 - Nêu được nguyên nhân; trình bày được diễn biến, kết quả của các cuộc khởi nghĩa của nd trên lược đồ về cuộc đấu tranh của nông dân dẫn đến bùng nổ những cuộc khởi nghĩa ở Sơn Tây, Kinh Bắc, Hải Dương.

2. Kĩ năng

 Sử dụng lược đồ trình bày diễn biến các sự kiện lịch sử, kĩ năng phân tích,đánh giá

 

doc 4 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 2655Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 7 - Bài 22: Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền (thế kỉ XVI - XVIII)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 26. 1. 2013
Ngày giảng: 5. 2- 7A
 29. 1- 7B( Dạy hội giảng- đẩy PPCT) 
 Chương V: NƯỚC ĐẠI VIỆT Ở THẾ KỈ XVI- XVIII
 Tiết 46- Bài 22 - SỰ SUY YẾU CỦA NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN TẬP QUYỀN 
 (TK XVI- XVIII)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
 - Trình bày tổng quát bức tranh chính trị xã hội Việt Nam ở các thế kỉ XVI- XVIII: sự sa đọa của triều đình phong kiến, những phe phái dẫn đến mâu thuẫn xung đột, tranh giành quyền lợi ngày càng gay gắt trong nội bộ giai cấp thống trị
 - Biết được tình hình triều đình nhà Lê. 
 - Nêu được nguyên nhân; trình bày được diễn biến, kết quả của các cuộc khởi nghĩa của nd trên lược đồ về cuộc đấu tranh của nông dân dẫn đến bùng nổ những cuộc khởi nghĩa ở Sơn Tây, Kinh Bắc, Hải Dương.
2. Kĩ năng
 Sử dụng lược đồ trình bày diễn biến các sự kiện lịch sử, kĩ năng phân tích,đánh giá
3. Thái độ
 Tự hào về truyền thống đấu tranh anh dũng của ND. HS hiểu được rằng nhà nước thịnh trị hay suy vong là do ở lòng dân, có ý thức giữ gìn di sản văn hóa lịch sử của tổ tiên.
II. Chuẩn bị 
- GV: LĐ phong trào nông dân khởi nghĩa thế kỉ XVI
- HS: Nghiên cứu lược đồ H48- sách giáo khoa.
III. Phương pháp
 Trực quan, đàm thoại, thảo luận nhóm, thuyết trình, phân tích
IV. Tổ chức giờ học
1. Tổ chức (1')
2. Kiểm tra (5') 
H: Văn hoá, giáo dục, KH- NT thời Lê sơ đạt những thành tựu gì? Vì sao có được những thành tựu ấy?
* ĐH:
+ Giáo dục
- Nhà nước quan tâm phát triển GD, thi cử được tổ chức qui củ, chặt chẽ
+ Văn học
 Nhiều tác phẩm văn học chữ Hán, chữ Nôm có giá trị, thể hiện lòng yn, niềm tự hào DT
+ Khoa học, nghệ thuật
- KH phát triển đạt nhiều thành tự về: Toán học, sử học, địa lí...
- NT sân khấu, kiến trúc, điêu khắc phát triển
-> Đất nước được thái bình, nhà nước quan tâm, nhân dân phát huy hết khả năng của mình.
3. Bài mới
* Giới thiệu bài (1'): TK XV nhà Lê sơ đã đạt được những thành tựu nổi bật. Do đó đây được coi là thời kì thịnh trị của nhà nước phong kiến tập quyền. Nhưng từ TK XVI trở đi nhà Lê sơ dần dần suy yếu. Vậy những nguyên nhân nào dẫn đến việc nhà Lê suy yếu? Sự suy yếu đó dẫn đến hậu quả gì?.
HĐ của thầy và trò
t
ND chính
HĐ1: Tìm hiểu về sự sa đọa của triều đình phong kiến nhà Lê
* Mục tiêu: Biết được tình hình triều đình nhà Lê.
- GV: Trải qua các triều đại: Lê Thái Tổ- triều đình phong kiến vững vàng, kinh tế ổn định; Lê Thánh Tông- triều đình PK phát triển đến thời kì cực thịnh; sang thế kỉ XVI Lê Uy Mục, Lê Tương Dực lên ngôi-> nhà Lê suy yếu dần
- HS đọc thầm ND mục 1/ sgk
H: Nguyên nhân nào dẫn đến nhà Lê bị suy thoái?
- HS hoạt động cá nhân, trả lời
- GV: Bổ sung tư liệu về Lê Uy Mục và Lê Tương Dực (sách GV)
H: Em có nhận xét gì về triều đình nhà Lê ở đầu TK XVI?
- HS hoạt động cá nhân, trả lời
- GV nhận xét kết luận: Vua kém về năng lực, nhân cách-> đẩy chính quyền và đất nước vào thế tự suy vong. Triều đình rối loạn, suy yếu... 
HĐ2: Tìm hiểu về phong trào khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài.
* Mục tiêu: 
 - Biết được nguyên nhân dẫn đến các cuộc kn
 - Trình bày được diễn biến, kết quả của các cuộc khởi nghĩa của nông dân Đàng Ngoài trên lược đồ. 
- H: Hãy trình bày hậu quả của sự suy yếu của triều đình nhà Lê?
- HS hoạt động cá nhân, trả lời
- GV nhận xét, KL
Triều đình rối loạn, quan lại ức hiếp ND...
- Gọi 1 HS đọc phần in nghiêng '' Năm 1512... hơn''
H: Nguyên nhân dẫn tới phong trào khởi nghĩa của nông dân Đàng Ngoài?
- HS hoạt động cá nhân, trả lời
- HS đọc sgk từ '' Năm 1511-> hết''
- GV sử dụng lược đồ phong trào KN nông dân Đàng Ngoài
- HS lên trình bày: xác định địa phương diễn ra khở nghĩa.
- GV: Trình bày về cuộc các cuộc khởi nghĩa 
+ K/n Trần Tuân (1511) ở Sơn Tây.
+ K/n Lê Hy, Trịnh Hưng (1512) ở Nghệ An, Thanh Hoá
+ K.n Phùng Cương (1515) – Tam Đảo
H: Trong các cuộc KN của nông dân, cuộc KN nào tiêu biểu nhất? Vì sao?
- HS hoạt động cá nhân, trả lời
- GV nhận xét, kết luận trên lược đồ.
- Tiêu biểu nhất là KN Trần Cảo (1516) ở Đông Triều (Quảng Ninh)... 
H: Nêu kết quả và ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa?
- HS hoạt động cá nhân, trả lời
- GV nhận xét, kết luận.
H: Em có nhận xét gì về phong trào KN của nông dân đầu thế kỉ XVI?
H: Tại sao các cuộc KN thất bại?
- HS thảo luận nhóm: tg 5' 
- Đại diện nhóm trình bày, nhận xét
- GV nhận xét, KL: PT bùng nổ khắp nơi, nhiều cuộc KN nổ ra với qui mô lớn, nhưng các cuộc KN nổ ra chưa đồng loạt, đều thất bại. Thiếu sự liên kết, chênh lệch L2,chưa có đường lối ĐT đúng đắn.
H: Nêu ý nghĩa của các cuộc KN?
- HS hoạt động cá nhân, trả lời
- GVKL: ... Cuộc KN đã giáng một đòn nặng nề vào chính quyền mục nát, làm triều đình nhà Lê mau chóng suy sụp.
14'
18'
1. Sự sa đọa của triều đình phong kiến nhà Lê từ thế kỉ XVI.
- Từ đầu TK XVI, vua quan ăn chơi xa xỉ, xây dựng cung điện lâu đài tốn kém. 
- Nội bộ triều Lê mâu thuẫn, tranh giành quyền lực:
+ Dưới triều Lê Uy Mục, quý tộc ngoại thích nắm hết quyền lực, giết hại công thần nhà Lê.
+ Dưới triều Lê Tương Dực, tướng Trịnh Duy Sản gây bè phái, đánh giết nhau liên miên suốt hơn 10 năm.
2. Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài.
a. Nguyên nhân
- Triều đình rối loạn, quan lại ra sức bóc lột nhân dân khiến đời sống nhân dân lâm vào cảnh khốn cùng.
b. Các cuộc KN
 - Từ 1511 các cuộc khởi nghĩa nổ ra ở nhiều nơi trong nước.
 - Tiêu biểu nhất là KN Trần Cảo (1516) ở Đông Triều (Quảng Ninh): nghĩa quân 3 lần tấn công Thăng Long, có lần chiếm được kinh thành, vua Lê phải chạy vào Thanh Hóa.
c. Kết quả, ý nghĩa
- Các cuộc KN tuy thất bại, nhưng đã góp phần làm cho triều đình nhà Lê mau chóng sụp đổ.
 4. Củng cố (5')
 - Nguyên nhân dẫn đến sự suy sụp củ nhà Lê?
 - HS lên trình bày khởi nghĩa nông dân Trần Cảo trên lược đồ. 
 5. Hướng dẫn học bài (1')	
 - Học bài theo câu hỏi cuối sgk + lược đồ.
 - Chuẩn bị : Bài 23 Kinh tế, văn hóa, thế kỉ XVI- XVIII, tập vẽ bản đồ tư duy về kinh tế.	

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 22. Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền (thế kỉ XVI - XVIII) (3).doc