Giáo án Lịch sử 7 - Bài 22: Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền (thế kỉ XVI - XVIII) (5)

I. Mục tiêu bài hoc:

1. Về Kiến thức:

 Giúp học sinh :

 - Hiểu sự khác nhau của kinh tế nông nghiệp và kinh tế hàng hoá ở hai miền đất nước. Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau đó .

- Mặc dù chiến tranh phong kiến thường xuyên xảy ra và kéo dài nhưng kinh tế có những bước tiến đáng kể, đặt biệt là Đàng trong.

- Những nét lớn về mặt văn hoá của đất nước, những thành tựu văn học - nghệ thuật của ông cha ta, đặc biệt là văn nghệ dân gian.

2. Về tư tưởng:

Tôn trọng , có ý thức giữ gìn nhưng sáng tạo nghệ thuật của ông cha, thể hiện sức sống tinhthần của dân tộc .

3. Về kỹ năng:

- Nhận biết được các địa danh trên bản đồ Việt Nam .

- Nhận xét được trình độ phát triển của lịch sử dân tộc từ thế kỉ XVI – XVIII .

 

doc 3 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1814Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 7 - Bài 22: Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền (thế kỉ XVI - XVIII) (5)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:
24
Soạn:
20-02- 2006
Tiết:
48
Giảng:
24- 02- 2006
 BÀI 23 : KINH TẾ , VĂN HÓA THẾ KỈ XVI – XVIII 
I. Mục tiêu bài hoc:
Về Kiến thức: 
 Giúp học sinh : 
 - Hiểu sự khác nhau của kinh tế nông nghiệp và kinh tế hàng hoá ở hai miền đất nước. Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau đó .
- Mặc dù chiến tranh phong kiến thường xuyên xảy ra và kéo dài nhưng kinh tế có những bước tiến đáng kể, đặt biệt là Đàng trong.
- Những nét lớn về mặt văn hoá của đất nước, những thành tựu văn học - nghệ thuật của ông cha ta, đặc biệt là văn nghệ dân gian. 
Về tư tưởng:
Tôn trọng , có ý thức giữ gìn nhưng sáng tạo nghệ thuật của ông cha, thể hiện sức sống tinhthần của dân tộc . 
Về kỹ năng:
Nhận biết được các địa danh trên bản đồ Việt Nam .
Nhận xét được trình độ phát triển của lịch sử dân tộc từ thế kỉ XVI – XVIII . 
II.Thiết bị dạy-học:
Bản đồ Việt Nam 
Băng hình 36 phố phường . 
 III.Phương pháp:
 IV.Tiến trình bài dạy:
 1 .Bài cũ :
? Thuật lại cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn ?
 2. Giới thiệu bài mới :
Chiến tranh liên miên giữa hai thế lực phong kiến Trịnh- Nguyễn gây biết bao tổn hại, đau thương cho dân tộc. Đặt biệt, sự phân chia cát cứ kéo dài đã ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển chung của đất nước. Tình hình kinh tế văn hoá có đặc điểm gì ?
3. Bài mới: I.Kinh tế : 
Hoạt động của GV-HS
Hoạt động 1:
Bước 1: Cho HS đọc SGK 
Bước 2: Đặt câu hỏi : 
? Hãy so sánh kinh tế sản xuất nông nghiệp giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài ? 
Bước 3: GV cho HS so sánh 
Bước 4: Đặt câu hỏi :
? Ở Đàng Ngoài, chúa Trịnh có quan tâm đến phát triển nông nghiệp không ?
? Cường hào đem cầm bán ruộng công đã ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống nông dân như thế nào ? 
? Kể tên một số vùng nhân dân gặp khó khăn ?
? Ở Đàng Trong chúa Nguyễn có quan tâm đến sản xuất không ?
? Nhằm mục đích gì ?
? Chúa Nguyễn có biện pháp gì để khuyến khích khai hoang ? 
? Kết quả của chính sách đó ? 
? Chúa Ngyuyễn đã làm gì để mở rộng đất đai, xây dựng cát cứ ?
? Phủ Gia Định gồm có mấy dinh ? 
? Thuộc những tỉnh nào hiện nay ? 
Bước 5 : GV sử dụng bản đồ 
Bước 6 : Đặt câu hỏi :
? Hãy phân tích tính tích cực của chúa Nguyễn trong việc phát triển nông nghiệp ? ? Sự phát triển sản xuất có ảnh hưởng như thế nào đến tình hình xã hội ? 
Bước 7 : GV kết luận .
 Hoạt động 2:
 Bước 1 : Cho HS đọc SGK 
Bước 2 : Đặt câu hỏi :
? Nhận xét sự khác nhau giữa kinh tế nông nghiệp Đàng Trong và Đàng Ngoài ? 
? Nước ta có những ngành nghề thủ công nào tiêu biểu ?
? Ở thế kỉ XVII, thủ công nghiệp phát triển như thế nào ? 
Bước 3 : GV sử dụng hình 
Bước 4: Đặt câu hỏi :
? Hoạt động thương nghiệp phát triển như thế nào ?
? Nhận xét về các chợ ? Xuất hiện nhiều chợ chứng tỏ điều gì ?
? Em có nhận xét về các phố phường ? 
Bước 5 : GV hướng dẫn HS quan sát tranh ảnh . 
Bước 6 : Đặt câu hỏi :
? Nơi em có những chợ, phố nào ? 
? Chúa Trịnh , chúa Nguyễn có thái độ như thế trong việc buôn bán với người nước ngoài ?
? Tại sao Hội An trở thảnh thương cảng lớn nhất ở Đàng Trong ? 
Bước 7 : GV sử dụng tranh 
Bước 8: Đặt câu hỏi :
? Vì sao đến giai đoạn sau, chính quyền Trịnh - Nguyễn chủ trương hạn chế ngoại thương ? 
Bước 9 : GV kết luận 
Kiến thức cơ bản:
1.Nông nghiệp : 
* Đàng Ngoài : 
- Kinh tế nông nghiệp giảm sút .
- Đời sống nông dân đói khổ .
* Đàng Trong :
- Khuyến khích khai hoang 
- Đặt phủ Gia Định, lập làng xóm mới .
2. Sự phát triển của nghề thủ công và buôn bán : 
- Thủ công nghiệp phát triển, xuất hiện các làng thủ công .
- Thương nghiệp :
+ Xuất hiện nhiều phố xá , chợ , các đô thị .
+ Hạn chế ngoại thương 
4.Củng cố: ? Nhận xét chung về tình hình kinh tế nước ta từ thế kỉ XVI – XVIII ? 
5.Dặn dò: Học bài cũ, làm bài tâp.
6.Rút kinh nghiệm:
Học sinh quan sát và nhận xét tranh ảnh chưc tốt, GV cần hướng dẫn.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 22. Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền (thế kỉ XVI - XVIII) (5).doc