Giáo án Lịch sử 7 - Bài 23: Kinh tế, văn hóa thế kỉ XVI - XVIII - Đỗ Thị Hoa - Trường THCS Liêng Trang

I.MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

- Sự khác nhau về kinh tế NN và kinh tế hàng hóa ở hai miền đất nước

- Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau đó

- Mặc dù chiến tranh phong kiến thường xảy ra kéo dài nhưng kinh tế vẫn có những bước phát triển tiến bộ, đặc biệt là Đàng Trong

- Những nét lớn về mặt VH của đất nước, những thành tựu văn hóa – nghệ thuật của ông cha ta

2. Tư tưởng:

- Tôn trọng và có ý thức gìn giữ sáng tạo nghệ thuật của ông cha ta thể hiện sức sống tinh thần dân tộc

3. Kỹ năng:

- HS biết được các địa danh trên bản đồ

- Nhận xét được trình độ phát triển dân tộc từ KT XVI – XVIII

II.CHUẨN BỊ :

1.Giáo viên: - Phấn, thước kẻ,giáo án,sgk.

2. Học sinh: Bút, thước kẻ, vở ghi lịch sử, SGK Lịch sử

III. TIẾN TRÌNH:

 1.Kiểm tra bài cũ

- Hãy nêu nguyên nhân và quá trình diễn ra cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn

- Phân tích hậu quả của hai cuộc chiến tranh

 2. Giới thiệu bài mới:Chiến tranh liên miên giữa hai thế lực PK họ Trịnh – Nguyễn , Nam – Bắc triều đã gây biết bao tổn hại đau thương cho dân tộc, đất nước chia làm hai kéo dài đã ảnh hưởng không ít đến sự phát triển của đất nước. Tình hình kinh tê hàng hóa nước ta ở TK XVI – XVIII có đặc điểm gì, ta vào bài mới

 

doc 4 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1627Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 7 - Bài 23: Kinh tế, văn hóa thế kỉ XVI - XVIII - Đỗ Thị Hoa - Trường THCS Liêng Trang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 25 Ngày Soạn: 15– 02 – 2012
 Tiết 48 Ngày Dạy: 22-02 – 2012
BÀI 23
KINH TẾ, VĂN HOÁ THẾ KỈ XVI – XVIII.
I/ KINH TẾ
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức 
Sự khác nhau về kinh tế NN và kinh tế hàng hóa ở hai miền đất nước
Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau đó
Mặc dù chiến tranh phong kiến thường xảy ra kéo dài nhưng kinh tế vẫn có những bước phát triển tiến bộ, đặc biệt là Đàng Trong
Những nét lớn về mặt VH của đất nước, những thành tựu văn hóa – nghệ thuật của ông cha ta
2. Tư tưởng: 
- Tôn trọng và có ý thức gìn giữ sáng tạo nghệ thuật của ông cha ta thể hiện sức sống tinh thần dân tộc
3. Kỹ năng: 
- HS biết được các địa danh trên bản đồ
- Nhận xét được trình độ phát triển dân tộc từ KT XVI – XVIII
II.CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên: - Phấn, thước kẻ,giáo án,sgk. 
2. Học sinh: Bút, thước kẻ, vở ghi lịch sử, SGK Lịch sử
III. TIẾN TRÌNH:
 1.Kiểm tra bài cũ
Hãy nêu nguyên nhân và quá trình diễn ra cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn
Phân tích hậu quả của hai cuộc chiến tranh
 2. Giới thiệu bài mới:Chiến tranh liên miên giữa hai thế lực PK họ Trịnh – Nguyễn , Nam – Bắc triều đã gây biết bao tổn hại đau thương cho dân tộc, đất nước chia làm hai kéo dài đã ảnh hưởng không ít đến sự phát triển của đất nước. Tình hình kinh tê hàng hóa nước ta ở TK XVI – XVIII có đặc điểm gì, ta vào bài mới.
3.Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung bài học
 Hoạt động 1: Tìm hiểu nông nghiệp
* GV: Yêu cầu HS đọc phần đầu của Mục 1
- Từ TK XVI – XVIII, tình trạng NN ở Đàng Ngoài như thế nào?
- Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này?
 + Hậu quả của hai cuộc chiến tranh kéo dài đã ảnh hưởng đến mùa màng của nhân dân, chính quyền họ Trịnh không chăm lo sx -> khai hoang -> thủy lợi
 + Ở địa phương, bọn địa chủ, cường hào cầm, bán ruộng đất công – ngôi thứ => Nông dân không còn ruộng đất để cấy cày
- Việc cường hào đem cầm, bán ruộng đất công đã ảnh hưởng đến sx hàng hóa và đời sống ND như thế nào? Kể tên 1 số vùng?
(Ruộng bị bỏ hoang nhiều, trong khi đó nông dân không có đất sx. Thêm vào đó, thiên tai, mất mùa dồn dập)
Đời sống nhân dân khói khổ, phiêu tán
- Tình hình nông nghiệp ở Đàng Trong như thế nào?
- Tại sao nền nông nghiệp Đàng Trong được phát triển?
(Chúa Nguyễn quan tâm, đưa ra nhiều biện pháp khuyến khích nông nghiệp, mở rộng sx
 + Khai khẩn đất hoang, cấp công cụ, lương ăn cho dân, lập thành làng ấp. (Ra sức khai hoang vùng Thuận Quảng)
 + Chiêu tập dân lưu vong, tha tô thuế binh dịch 3 năm, khuyến khích trở về quê cũ làm ăn
 + 1698, Nguyễn Hữu Chỉnh đi Kinh Lý mở rộng lãnh thổ xuống phía Nam đặt phủ Gia Định lập làng xóm mới ở ĐB Sông Cửu Long
* GV: Dùng bản đồ VN: HS đọc phần chữ nhỏ sgk. Giới thiệu các tỉnh thuộc phủ Gia Định : gồm 2 dinh:
 + Dinh Trấn Biên (Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước)
 + Dinh Phiên Trấn (TP.HCM, Long An, Tây Ninh)
- Xác định các Tỉnh trên bản đồ thuộc phủ Gia Định xưa
- Sự phát triển NN ở Đàng Trong có ảnh hưởng như thế nào đến tình hình XH
(Hình thành 1 tầng lớp địa chủ mới chiếm đoạt ruộng đất
Nhân dân mất ruộng chưa bần cung như ở Đàng Ngoài)
Nhìn chung đời sống nhân dân vẫn còn ổn định
- Em có nhận xét gì về nền kinh tế nông nghiệp giữa đàng trong, đàng ngoài
 + Đàng ngoài : Sa sút nghiêm trọng
 + Đàng trong: còn phát triển rõ rệt
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự phát triển của nghề thủ công và buôn bán
* GV: Yêu cầu HS đọc sgk : 
- Hãy kể tên 1 số ngành, làng nghề thủ công nổi tiếng của nước ta từ xưa đến nay (sgk)
* GV: Cho HS quan sát ảnh 51 sgk, đây là sản phẩm thủ công của làng gốm Bát Tràng nổi tiếng nhất. Được tồn tại hàng ngàn năm: sp được các lái buôn phương Tây ưa chuộng nhất
- Qua đây em có nhận xét gì về nghề thủ công nghiệp nước ta ở TK XVI – XVII
* GV: Yêu cầu HS đọc phần chữ nghiêng sgk
- Em có nhận xét gì về việc trao đổi buôn bán ở nước ta?
- Cùng với việc buôn bán được mở rộng (chợ được mở ra nhiều, Thăng Long nhộn nhịp) ở nước ta còn xuất hiện thêm 1 số đô thị nào?
(Phố Hiến (Hải Hưng), Thanh Hà (Huế), Hội An (Quảng Nam), Gia Định (HCM))
- Tại sao Hội An trở thành phố cảng lớn nhất ở Đàng Trong?
(Hàng hóa nội địa từ Quảng Nam – Bình Khang – Diên Khánh tập tung về đây , lái buôn nước ngoài cũng về đây buôn bán tấp nập) – XH ở đàng trong ổn định hơn – Địa thế thuận lợi ; cả về đường bộ, đường thủy.
- Thái độ của các chúa như thế nào đối với các thương nhân nước ngoài? Tại sao?
 + Ban đầu tạo điều kiện cho thương nhân nước ngoài vào với mục đích mua vũ khí
 + Về sau thì hạn chế vì sợ người phương Tây có ý đồ xâm chiếm
1/ Nông nghiệp
a/Nông nghiệp Đàng Ngoài
NN bị phá hoại
Ruộng đất bỏ hoang, mất mùa, đói kém dồn dập, nông dân phải bỏ làng
NN đàng ngoài sa sút nghiêm trọng
=>Đời sống nhân dân đói khổ, phiêu tán
b/NN Đàng Trong
NN phát triển rõ rệt
SX được mở rộng
Năng suất lúa cao
Do chúa Nguyễn có nhiều biện pháp khuyến khích mở rộng diện tích sx (khai hoang) => lập được phủ Gia Định
=>Nhìn chung, đời sống nhân dân vẫn còn ổn định
2/Sự phát triển của nghề thủ công và buôn bán
a/ Thủ công:
- Thủ công nghiệp vẫn phát triển với sự xuất hiện của nhiều làng thủ công truyền thống.
 + Nhiều sản phẩm được ưa chuộng
b) Buôn bán
- Việc buôn bán, trao đổi hàng hóa rất phát triển
 + Xuất hiện nhiều chợ mới: phố xá, chợ buôn bán
=> GV: Kết luận : Trong khoảng thời gian từ TK XVI – XVIII, nghề thủ công và buôn bán ở Đại Việt có những bước phát triển. Tuy nhiên sự phát triển này còn gặp trở ngại lớn do sự phân chia đất nước gây ra.
4. Củng cố
 * Câu hỏi thảo luận:
 - Tại sao ở đàng ngoài, nền kinh tế nông nghiệp bị sa sút nhưng thủ công và buôn bán vẫn được phát triển
(Đây là ngành kinh tế ít lệ thuộc chặt chẽ vào nhà nước, ít chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, có thể tổ chức sản xuất trong một cộng đồng ít người
Thể hiện vai trò của ND lao động trong quá trình phát triển đất nước.
 5/ .Hướng dẫn về nhà
Học bài theo các câu hỏi Sgk.
Chuẩn bị bài phần tiếp theo : Văn hoá.
RÚT KINH NGHIỆM:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 23. Kinh tế, văn hóa thế kỉ XVI - XVIII - Đỗ Thị Hoa - Trường THCS Liêng Trang.doc