Giáo án Lịch sử 7 - Bài 24: Khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII - Trường THCS Gia Lộc

1/ MỤC TIÊU:

1.1/ Kiến thức:

-Giúp học sinh biết: Biết được những biểu hiện về đời sống khổ cực của nông dân và giải thích nguyên nhân chính của tình trạng đó. Hãy kể tên các cuộc khởi nghĩa nông dân tiêu biểu và trình bày theo lược đồ một vài cuộc khởi nghĩa, nguyên nhân bùng nổ và thất bại diễn biến chính và ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa đó .

-Giúp học sinh hiểu : Sự suy tàn mục nát của chế độ phong kiến Đàng Ngoài đã kìm hãm sự phát triển của sức sản xuất, đời sống nhân dân khổ cực đói kém, lưu vong.

- Phong trào nông dân khởi nghĩa chống lại nhà nước phong kiến, tiêu biểu là khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu và Hoàng Công Chất.

1.2/ Kĩ năng:

- Xác định địa danh, hình dung địa bàn hoạt động và qui mô của từng cuôc khởi nghĩa lớn qua lược đồ.

 - Đánh giá hiện tượng đấu tranh giai cấp thông qua các tư liệu về phong trào nông dân.

1.3/ Thái độ:

 - Ý thức căm ghét sự áp bức, sự đồng cảm với nổi khổ cực của nông dân.

 - Giáo dục học sinh thấy rõ sức mạnh quật khởi của nông dân Đàng Ngoài, thể hiện ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột của nhân dân ta.

 

doc 11 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 5707Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 7 - Bài 24: Khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII - Trường THCS Gia Lộc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 đồng cảm với nổi khổ cực của nông dân.
 - Giáo dục học sinh thấy rõ sức mạnh quật khởi của nông dân Đàng Ngoài, thể hiện ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột của nhân dân ta. 
2. TRỌNG TÂM: Diễn biến các cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài ở thế kỉ XVIII.
3/ CHUẨN BỊ:
 3.1/ Giáo viên: Lược đồ các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII ( Giáo án điện tử )
3.2/ Học sinh: Soạn nội dung bài học 
4/ TIẾN TRÌNH:
4.1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện: kiểm tra sĩ số học sinh (1phút)
4.2/ Kiểm tra miệng (6 phút)
1/ Văn học và nghệ thuật dân gian thế kỉ XVI-XVIII có những thành tựu gì  nổi bật ?(7đ)
*Văn học:
 - Các thế kỉ XVI-XVII văn học chữ Hán chiếm ưu thế, văn học chữ Nôm phát triển mạnh.(1đ)
 *Nội dung: Ca ngợi hạnh phúc con người, tố cáo những bất công trong xã hội, sự thối nát của triều đình phong kiến. (2đ)
 - Các nhà thơ Nôm nổi tiếng: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ.(1đ)
 - Sang thế kỉ XVIII Văn học dân gian phát triển với nhiều thể loại phong phú.(1đ)
 * Nghệ thuật dân gian:
 - Nghệ thuật dân gian như múa trên dây, múa đèn ,ảo thuật , điêu khắc ..(1đ)
 - Nghệ thuật sân khấu như chèo tuồng,hát ả đào(1đ)
2/ Chính quyền phong kiến họ Trịnh ở Đàng Ngoài ở thế kỉ XVIII như thế nào? (3đ)
 - Mục nát đến cực độ, vua Lê bù nhìn, chúa Trịnh quanh năm hội hè, yến tiệc, quan lại hoành hành đục khoét nhân dân. (3đ)
4.3/ Bài mới:( 31 phút)
Δ Giới thiệu bài : Ở bài học trước, chúng ta đã thấy dưới quyền cai trị của chúa Trịnh ở Đàng Ngoài, nền sản xuất bị trì trệ, kìm hãm, không chăm lo phát triển. Tình trạng đó kéo dài đã dẫn đến cảnh điêu đứng, khổ cực của quần chúng nhân dân. Có áp bức, có đấu tranh, nông dân Đàng Ngoài đã vùng lên đấu tranh, lập đổ chính quyền họ Trịnh thối nát. Để thấy rỏ hơn vấn đề đó chúng ta cùng nhau tìm hiểu nội dung bài học hôm nay.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
*Hoạt động 1: 
ΔGV: Em cĩ nhận xét gì về chính quyền họ Trịnh ở Đàng Ngồi vào giữa thế kỉ XVIII?
ºHS: Mục nát đến cực độ, vua Lê bù nhìn, chúa Trịnh quanh năm hội hè, yến tiệc, quan lại hoành hành đục khoét nhân dân.
ºHS: Học sinh đọc đoạn in nghiêng SGK “Chúa Trịnh.chịu thua”
ΔGV: Nhấn mạnh: Năm 1710 chúa Trịnh Doanh cho tăng thuế vào những diện tích không sản xuất được, như “đồng chua, nước mặn”, “đất đồi, rừng khô cằn”, “bãi cát trắng”. Theo Phan Huy Chú nhận xét : Một tấc đất không bỏ xót, không chổ nào là không đánh thuế. chứng tỏ bộ máy quan lại thoái nát. Quan trường trở thành là nơi vơ vét làm giàu, quan lại cậy quyền ỷ thế hà hiếp dân, đời sống dân nghèo bị đe doạ 
ΔGV: Tình hình sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn này như thế nào ?
ºHS: Sản xuất nông nghiệp đình đốn, hạn hán, lũ lụt liên tiếp xảy ra.
ΔGV:Ngành công thương nghiệp ở Đàng Ngoài trong giai đoạn này ra sao ?
ºHS: Sa sút ngiêm trọng, chợ, phố điêu tàn
ΔGV: Nhân dân phải chịu cảnh tô thuế, nặng nề bất công như thế nào?
ºHS: Vì không đủ nộp thuế mà phải bần cùng bỏ cả nghề nghiệp (vì thuế sơn mà phải chặt cây sơn, thuế vải lụa mà phải chặt phá khung cửi)
? Sự mục nát của chính quyền họ Trịnh ở Đàng Ngoài đã dẫn đến hậu quả gì ?
ºHS: - Sản xuất nông nghiệp đình đốn, thiên tai , hạn hán xẩy ra liên tiếp, công thương nghiệp sa sút, chợ phố điêu tàn..
ΔGV: Đời sống của nông dân trong giai đoạn này ra sao? 
ºHS: Nông dân bị đẩy đến bước đường cùng, hàng chục vạn nhân dân bị chết đói. Đặc biệt 1740 – 1741, người chết đói nằm ngổn ngang, sống sót không còn một phần mười.
ΔGV: Nhấn mạnh: “ Con giun xéo lắm cũng quằn” nông dân phải vùng lên chống lại cường quyền, bảo vệ sự sống cho mình, đây là bức tranh đen tối nhất trong lịch sử nửa sau thế kỉ XVIII.và đây cũng là nguyên nhân dẫn đến các cuộc khởi nghĩa nông dân ở thế kỉ XVIII
ΔGV: nhận xét và chuyển ý sang phần 2.
* Hoạt động 2: 
ΔGV: Khoảng 30 năm của thế kỉ XVIII phong trào nông dân Đàng Ngoài bùng lên khắp đồng bằng Bắc Bộ và vùng Thanh – Nghệ..
ΔGV: Hãy kể tên các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của phong trào nông dân Đàng ngoài ở TK XVIII ?
ºHS: Khởi nghĩa Nguyễn Dương Hưng 1737
- Khởi nghĩa Lê Duy Mật 1738-1770
- Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương 1740-1751
- Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu 1741-1751
- Khởi nghĩa Hoàng Công Chất 1739-1769
ΔGV: Sử dụng lược đồ khởi nghĩa của nông dân Đàng Ngoài TK XVIII trình bày lần lượt các cuộc khởi nghĩa cho HS nắm.
ΔGV: giải thích cho học sinh rõ một số kí hiệu trên lược đồ và lần lượt giới thiệu ngắn gọn tất cả các cuộc khởi nghĩa.
ΔGV: GV hướng dẫn học sinh tường thuật diễn biến các cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII ?
ºHS: Khởi nghĩa Nguyễn Dương Hưng (1737). Ơû Sơn Tây
 + Khởi nghĩa Lê Duy Mật (1738 – 1770): khắp Thanh Hoá và Nghệ An.
 + Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương (1740 – 1751) ở Sơn Tây, sau lan rộng ra Thái Nguyên và Tuyên Quang
+ Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu (1741- 1751), còn gọi là (quận He). Cuộc khởi nghĩa bắt đầu từ Đồ Sơn (Hải Phòng), sau lan ra Kinh Bắc uy hiếp Thăng Long rồi lan xuống Sơn Nam, Thanh Hoá và Nghệ An
 + Khởi nghĩa Hoàng Công Chất (1739 – 1769) bắt đầu ở Sơn Nam, sau chuyển lên Tây Bắc . các dân tộc Tây Bắc hết lòng ủng hộ cuộc khởi nghĩa .
ΔGV: Nghĩa quân Hoàng Công Chất chuyển địa bàn hoạt động có ý nghĩa gì?
ºHS: Đánh dấu bước chuyển biến mới của phong trào là tinh thần đoàn kết giữa nông dân miền xuôi và miền ngược.
Cho học sinh xem tranh “ di tích lịch sử Hoàng Công Chất” giáo dục tư tưởng cho học sinh về nhân vật lịch sử này.
ΔGV: Nhìn trên lược đồ, em có nhận xét gì về địa bàn của phong trào nông dân khởi nghĩa ở Đàng Ngoài?
ºHS: Lan rộng khắp đồng bằng và miền núi.
ºHS: Học sinh thảo luận nhóm: ( 3phút)
? Em có nhận xét gì về tính chất và quy mô của phong trào khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài ở thế kỉ XVIII?
ºHS: Cuộc khởi nghĩa mang tính chất quyết liệt của phong trào nông dân chống lại chế độ phong kiến bất công đương thời.
-Cuộc khởi nghĩa có quy mô rộng khắp cả Đàng Ngoài, từ đồng bằng đến miền núi.
ΔGV: Nêu kết quả các cuộc khởi nghĩa của nông dân ở TK XVIII ?
ºHS: các cuộc khởi nghĩa trước sau đều bị thất bại.
ΔGV:Nêu nguyên nhân dẫn đến các cuộc khởi nghĩa của nông dân ở Đàng Ngoài TK XVIII thất bại?
ºHS: Các cuộc khởi nghĩa còn rời rạc, không liên kết gì với nhau nên dễ bị chúa Trịnh đàn áp.
ΔGV: Các cuộc khởi nghĩa đã để lại ý nghĩa gì ?
ºHS: Chính quyền phong kiến họ Trịnh bị lung lay, tạo điều kiện cho nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Bắc, nêu cao tinh thần đấu tranh của nhân dân.
ΔGV: Giáo dục tư tưởng cho học sinh cần phải nêu gương các vị anh hùng trong các cuộc khởi nghĩa ở thế kỉ XVIII, nơi nào có áp bức phải đứng dậy đấu tranh.
1. Nguyên nhân khởi nghĩa: (14phút)
- Từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyền vua Lê bù nhìn, chúa Trịnh quanh năm hội hè, yến tiệc vung phí tiền của. Quan lại, binh lính ra sức đục khoét nhân dân.
- Quan lại, địa chủ ra sức ra sức cướp đoạt ruộng đất của nông dân.
 * Hậu quả:
 - Sản xuất nông nghiệp đình đốn, thiên tai , hạn hán liên tiếp xảy ra. Công thương nghiệp sa sút, chợ phố điêu tàn.
 - Những năm 40 của thế kỉ XVIII hàng chục vạn nông dân chết đói, nhiều người phải bỏ làng đi phiêu tán khắp nơi. 
 2. Diễn biến các cuộc khởi nghĩa: (17 phút)
 - Trong khoảng 30 năm giữa thế kỉ XVIII, phong trào nông dân Đàng Ngoài bùng lên khắp đồng bằng Bắc Bộ và vùng Thanh –Nghệ 
* Những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu:
- Năm 1737 khởi nghĩa Nguyễn Dương Hưng
 nổ ra ở Sơn Tây.
- Năm 1738-1770 khởi nghĩa Lê Duy Mật hoạt động khắp Thanh Hoá và Nghệ An.
- Năm 1740-1751 Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương nổ ra ở Sơn Tây, sau lan rộng ra Thái Nguyên và Tuyên Quang
-Năm 1741-1751 khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu xuất phát từ Đồ Sơn ( Hải Phòng), sau lan ra Kinh Bắc uy hiếp Thăng Long rồi lan xuống Sơn Nam, Thanh Hoá và nghệ An với khẩu hiệu “ Lấy của nhà giàu chia cho người nghèo”
- Năm 1739-1769 Khởi nghĩa Hoàng Công Chất nổ ra ở Sơn Nam- Tây Bắc 
 * Kết quả : Các cuộc khởi nghĩa trước sau đều bị thất bại
 * Nguyên nhân thất bại : Các cuộc khởi nghĩa còn rời rạc, không liên kết thành một phong trào rộng lớn.
 * Ý nghĩa:
 - Chính quyền phong kiến họ Trịnh bị lung lay.
 - Tạo điều kiện cho nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Bắc.
 - Nêu cao tinh thần ý chí đấu tranh chống áp bức của nhân dân ta.
4.4/ Câu hỏi bài tập củng cố :(5 phút)
Câu 1: Nêu những nguyên nhân dẫn đến các cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII?
Đáp án câu : 1
- Từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyền vua Lê, chúa Trịnh quanh năm hội hè, yến tiệc vung phí tiền của. Quan lại , binh lính ra sức đục khoét nhân dân.	
- Quan lại , địa chủ ra sức ra sức cướp đoạt ruộng đất của nông dân.
 2/ Trình bày diễn biến , ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài ở thế kỉ XVIII trên lược đồ?
Đáp án câu : 2
* Học sinh lần lược trình bày diễn biến các cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài ở thế kỉ XVIII theo lược đồ.
* Ý nghĩa:
 - Chính quyền phong kiến họ Trịnh bị lung lay.
 - Tạo điều kiện cho nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Bắc.
 - Nêu cao tinh thần ý chí đấu tranh chống áp bức của nhân dân ta.
4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (2phút)
Đối với bài học ở tiết học này: 
 1/ Nêu đặc điểm tình hình chính trị Đàng Ngoài ở thế kỉ XVIII như thế nào?
2/ Trình bày các cuộc khởi nghĩa của phong trào nông dân Đàng Ngoài ở thế kỉ XVIII?
 Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: 
Soạn bài 25: Phong trào Tây Sơn
Phần I: Khởi nghĩa Nông dân Tây Sơn
? Hãy nêu những nét chính về tình hình xã hội Đàng Trong nửa sau thế kỉ XVIII ?
? Nêu khẩu hiệu mà ba anh em Tây Sơn đề ra để tập hợp lực lượng quần chúng là gì?
5/ RÚT KINH NGHIỆM:
Cần rút kinh nghiệm về:
-Nội dung:
- Phương pháp:
- Sử dụng đồ dùng ,thiết bị dạy học:
 Bài 25 - Tiết: 54	 
Tuần dạy: 9/ HKII	 PHONG TRÀO TÂY SƠN
Ngày dạy: 
1/ MỤC TIÊU:
1.1/ Kiến thức: 
- Giúp học sinh biết: Biết được nguyên nhân bùng nổ khởi nghĩa nông dân Tây Sơn. Kể tên một số nhân vật lịch sử tiêu biểu trong cuộc khởi nghĩa nông dân Tây Sơn.
-Giúp học sinh hiểu: Sự mục nát của chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong nửa sau thế kỉ XVIII, từ đó dẫn tới phong trào khởi nghĩa nông dân ở Đàng Trong mà đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn.
- Anh em Nguyễn Nhạc lập căn cứ Tây Sơn và sự ủng hộ của đồng bào Tây Nguyên.
1.2/ Kĩ năng:
 - Quan sát và nhận xét về các sự kiện lịch sử
 - Sử dụng lược đồ để tường thuật sự kiện lịch sử.
1.3/ Thái độ:
- Lòng yêu nước căm thù bọn ngoại xâm và những kẽ chia cắt đất nước.
 - Sức mạnh quật khởi, ý chí kiên cường của nhân dân chống lại ách áp bức bóc lột.
2. TRỌNG TÂM: Khởi nghĩaTây Sơn bùng nổ
3/ CHUẨN BỊ:
3.1/ Giáo viên: Lược đồ căn cứ địa nghĩa quân Tây Sơn.( Giáo án điện tử )
3.2/ Học sinh: Soạn nội dung bài học , trả lời trước những nội dung câu hỏi trong SGK.
4/ TIẾN TRÌNH:
4.1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện: kiểm tra sĩ số hs ( 1 phút)
4.2/ Kiểm tra miệng:( 5phút)
- Giáo viên nhắc lại một số kiến thức trọng tâm ở tiết 53
? Nêu tên các cuộc khởi nghĩa của phong trào nông dân Đàng Ngoài ở thế kỉ XVIII?
 + Khởi nghĩa Nguyễn Dương Hưng 
 + Khởi nghĩa Lê Duy Mật 
 + Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương 
 + Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu 
 + Khởi nghĩa Hoàng Công Chất 
4.3/ Bài mới: ( 32 phút)
Δ Giới thiệu bài: Đến đầu thế kỉ XVIII, tình hình xã hội ở Đàng Trong tương đối ổn định, nhưng từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyền họ Nguyễn bị suy yếu nhanh chóng, nguyên nhân nào dẫn đến sự 
suy yếu đó chúng ta sẽ tìm hiểu nôïi dung bài học hôm nay.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
*Hoạt động 1: 
ΔGV: Tình hình xã hội Đàng Trong nửa sau thế kỉ XVIII như thế nào? 
 º HS: Chính quyền họ Nguyễn suy yếu, mục nát.
ΔGV: Những biểu hiện nào chứng tỏ chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong suy yếu và mục nát?
º HS: Việc mua quan bán tước phổ biến, quan lại tăng nhanh. Chính quyền nặng nề phức tạp vì số lượng quan lại tăng quá mức, quan lại tuyển dụng bằng mua bán (tiền + lễ vật), các chức quan đều có thể dùng tiền để mua, những chức quan mua này để lấy danh, để buộc người khác nể trọng, chứ không phải bỏ tiền mua quan là được làm quan thật. Số lượng Quan lại tăng nhất là quan thu thuế. 
ΔGV: Tình hình triều đình lúc bấy giờ như thế nào? 
º HS: Tập đoàn Trương Phúc Loan lũng đoạn triều đình, nắm mọi quyền hành.
ΔGV: Tình hình ở địa phương lúc bấy giờ ra sao?
º HS: Ở địa phương, quan lại cường hào kết thành bè cánh, đàn áp, bóc lột nhân dân thậm tệ và đua nhau ăn chơi xa xỉ.
º HS: đọc phần in nghiêng SGK.
“Nhà bác học Lê Quý Đônbao nhiêu mà kể ”
ΔGV: Mở rộng: các gia đình quý tộc quan lại thường nuôi những đội hát tuồng, để phục vụ cho những yến tiệc liên miên. Lúc bấy giờ ở Đàng Trong lưu truyền câu ca dao:
“ Ai ơi ngẫm lại mà coi,
Ngọc vàng con hát, tôi đòi thằng dân”
ΔGV: Nông dân lúc bấy giờ bị bóc lột ra sao ?
º HS: Địa chủù chiếm ruộng đất, bắt dân nộp thuế, dân miền núi phải nộp ngà voi
ΔGV: Cho học sinh xem bức tranh cảnh xã hội nông dân ở Đàng Trong, qua đó học sinh thấy được đời sống của nông dân ở Đàng Trong rất cơ cực.
ΔGV: Đời sống nông dân Đàng Trong so với nông dân Đàng Ngoài như thế nào? 
º HS: Nông dân Đàng Trong sống cơ cực như nông dân Đàng Ngoài vì nông dân 2 miền đều bị phong kiến bóc lột thậm tệ.
º HS: Học sinh thảo luận nhóm: ( 3 phút )
? Sự mục nát của chính quyền họ Nguyễn dẫn đến những hậu quả gì đối với nông dân và các tầng lớp khác?
º HS: Nông dân mất ruộng đất, nộp nhiều thứ thuế, nộp lâm thổ sản quý, đời sống cực khổ. 
+ Mâu thuẫn giữa các tầng lớp xã hội đối với chính quyền họ Nguyễn ngày càng dâng cao. Cuộc sống của nhân dân cơ cực, nổi oán giận dâng cao dẫn đến nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra.
ΔGV: Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nào đã diễn ra trong giai đoạn này? 
º HS: Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa chàng Lía
ΔGV: Các em biết gì về Chàng Lía?
º HS: Đọc đoạn in nghiên SGK “ Lía xuất hiện.bao hãi hùng” 
ΔGV: Chàng Lía chọn nơi đâu lập căn cứ ? Chủ trương trong cuộc khởi nghĩa là gì?
º HS: Căn cứ: Truông Mây (Bình Định)-. Chủ trương :” Lấy của người giàu, chia cho người nghèo.”
ΔGV: Mở rộng :Bình Định là vùng đất võ, người dân sống ở vùng này có tinh thần thượng võ rất cao. Ngày nay nói về vùng đất Bình Định còn lưu truyền câu thơ:
“ Ai về bình Định mà coi,
Con gái Bình Định đánh roi, đi quyền”
ΔGV: Nêu kết quả của cuộc khởi nghĩa chàng Lía?
 Cuộc khởi nghĩa chàng Lía bị dập tắt
ΔGV: Tuy cuộc khởi nghĩa thất bại nhưng hình ảnh chàng Liá còn mãi trong lòng người dân miền Trung. 
ΔGV: Giáo dục HS tình cảm đối với chàng Lía
“Ai Vào Bình Định mà nghe,
Nghe thơ chàng Lía , hát vè Quảng Nam.
 Chiều chiều én lượng Truông Mây
Cảm thương chú Lía bị vây trong thành”
ΔGV: Cuộc khởi nghĩa tuy thất bại nhưng có ý nghĩa như thế nào ?
º HS: Tinh thần đấu tranh quật cường của nông dân chống chính quyền họ Nguyễn, báo trước còn các cuộc đấu tranh bão táp sẽ giáng vào đầu chính quyền phong kiến nhà Nguyễn.
ΔGV: nhận xét và chuyển ý sang phần 2.
* Hoạt động 2 : 
ΔGV: Nêu quá trình 3 anh em nhà họ Nguyễn lập căn cứ ở Tây Sơn ?
º HS: Mùa Xuân năm 1771, Ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lên vùng Tây Sơn thượng đạo (An Khê- Gia Lai) lập căn cứ chống chính quyền họ Nguyễn.
ΔGV: Cho học sinh xem tranh Ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ và nêu lai lịch xuất thân của 3 anh em Tây Sơn. Thông qua đoạn in nghiêng SGK “ Tổ tiên..đương thời”
ΔGV: Sử dụng lược đồ hình 56 ( SGK) trình bày cho học sinh thấy, quê hương của ba anh em Nguyễn Nhạc nằm giáp giữa vùng rừng núi Tây Nguyên (Nay thuộc tỉnh Gia Lai) nối liền hai miền là sông Côn và đường bộ qua đồi An Khê.
Căn cứu đầu tiên là vùng Tây Sơn thượng đạo thuộc huyện An Khê, tỉnh Gia Lai ngày nay. Đây là cao nguyên có người BaNa, người Kinh chung sống, nhân dân địa phương rất nhiệt tình ủng hộ. 
ΔGV: giáo dục HS căn cứ địa của cuộc khởi nghĩa xây dựng nơi hiểm yếu, được nhân dân ủng hộ nhiệt tình
ΔGV: Anh em Nguyễn Nhạc đã chuẩn bị những gì  cho cuộc khởi nghĩa ?
º HS: Xây thành lũy, lập kho tàng, luyện nghĩa quân, đồng bào dân tộc thiểu số ủng hộ lương thực, voi ngựa. 
ΔGV: Cho học sinh xem tranh trang phục nghĩa quân Tây Sơn , qua đó cho học sinh thấy được hình ảnh của những người lính của nghĩa quân Tây Sơn trong những ngày đầu của cuộc khởi nghĩa .
ΔGV: Khi lực lượng tương đối lớn mạnh nghĩa quân Tây Sơn đã làm gì ?
º HS: Nghĩa quân tiến xuống vùng Tây Sơn hạ đạo lập căn cứ ở Kiên Mĩ, mở rộng hoạt động xuống đồng bằng, lấy khẩu hiệu “ Lấy của ngườiø giàu chia cho người nghèo”
 ΔGV: Cho học sinh xem tranh voi chiến tái hiện quá trình nghĩa quân tây sơn tiến xuống vùng Tây Sơn thượng đạo và nhận xét .
ΔGV: Em hãy cho biết lực lượng tham gia nghĩa quân Tây sơn ?
º HS: Chăm, Bana, thành phần thợ thủ công, thương nhân, hào mục địa phương đều nổi dậy hưởng ứng cuộc khởi nghĩa.
ΔGV: Giáo dục học sinh về tinh thần đoàn kết của các thành phần dân tộc trong nước , là học sinh phải có ý thức giữ gìn tình đoàn kết giữa các dân tộc anh em.
ΔGV: Vì sao nhân dân hăng hái tham gia khởi nghĩa Tây Sơn ngay từ đầu? 
º HS: Vì nhân dân rất câm phẩn chính chính sách cai trị của chính quyền họ Nguyễn, cuộc khởi nghĩa tây sơn đã nêu rõ mục tiêu của cuộc khởi nghĩa “ Lấy của người giàu chia cho người nghèo” xoá nợ cho dân và bãi bỏ nhiều thứ thuế nên phù hợp lòng dân , vì thế được mọi tầng lớp nhân dân các dân tộc ủng hộ cuộc khởi nghĩa ngay từ đầu.
º HS: đọc « Một số giáo sĩ phương Tây của vua quan »
ΔGV: Em có nhận xét gì về lực lượng nghĩa quân Tây Sơn ?
º HS: Lực lượng đông, có trang bị vũ khí, bênh vực quyền lợi cho dân nghèo. Người ta gọi họ là những kẻ nhân đức đối với người nghèo.
I/ KHỞI NGHĨA NÔNG DÂN TÂY SƠN :
 1. Xã hội Đàng Trong nửa sau thế kỉ XVIII: (15 phút)
 a/ Nguyên nhân bùng nổ:
-Từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong suy yếu dần.
- Ở triều đình Trương Phúc Loan nắm hết quyền hành , tự xưng là “ quốc phó “, khét tiếng tham nhũng.
- Ở địa phương, quan lại cường hào kết thành bè cánh, đàn áp, bóc lột nhân dân thậm tệ và đua nhau ăn chơi xa xỉ.
- Nông dân bị lấn chiếm ruộng đất và phải chịu nhiều thứ thuế. Đời sống nông dân rất cơ cực.
- Ba anh em nhà Tây Sơn căm thù sâu sắc chính quyền nhà Nguyễn.
 b/ Cuộc khởi nghĩa của chàng Lía:
 - Căn cứ: Truông Mây (Bình Định)
 - Chủ trương: “lấy của người giàu chia cho người nghèo.”
* Kết quả : Cuộc khởi nghĩa chàng Lía bị dập tắt.
* Ý nghĩa: Thể hiện tinh thần đấu tranh quật cường của nhân dân ta chống chính quyền họ Nguyễn.
 2. Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ: (17 phút)
- Mùa Xuân năm 1771, hai anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lên vùng Tây Sơn thượng đạo ( An Khê- Gia Lai) lập căn cứ, dựng cờ khởi nghĩa.
- Nghĩa quân được các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số ủng hộ.
- Lực lượng ngày càng mạnh nghĩa quân đánh xuống Tây Sơn hạ đạo ( Tây Sơn –Bình Định) rồi mở rộng xuống đồng bằng.
- Khẩu hiệu “ Lấy của người giàu chia cho người nghèo”
- Lực lượng tham gia nghĩa quân: Nông dân nghèo, đồng bào dân tộc Chăm, Bana , thương nhân, thợ thủ công, kể cả hào mục các địa phương , đều nổi dậy hưởng ứng.
4.4/ Câu hỏi bài tập củng cố : (5phút)
Câu 1: Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ diễn ra như như thế nào?
Đáp án câu 1: 
- Mùa Xuân năm 1771, hai anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lên vùng Tây Sơn thượng đạo lập căn cứ , dựng cờ khởi nghĩa.
- Nghĩa quân được các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số ủng hộ
- Lực lượng ngày càng mạnh nghĩa quân đánh xuống Tây Sơn hạ đạo (Tây Sơn –Bình 

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 24. Khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII - Trường THCS Gia Lộc.doc