I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Trình bày được diễn biến kết quả của việc tiến quân hạ thành Phú Xuân, tiến quân ra Bắc của Nguyễn Huệ để tiêu diệt tập đoàn phong kiến Trịnh.
- Nhận biết được việc mưu phản của Nguyễn Hữu Chỉnh và việc 2 lần Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc, thống nhất đất nước.
2. Kỹ năng:
- Đọc, phân tích, nhận xét các sự kiện lịch sử.
3. Thái độ:
- Thái độ đúng đắn trong học tập, nhận xét các sự kiện lịch sử.
II. Đồ dùng:
- Giáo viên: Hình 57 trang 123
- Học sinh: Học bài và chuẩn bị bài mới
III. Phương pháp:
Vấn đáp, quan sát, nhận xét, so sánh
IV. Tiến trình dạy học:
Ngày soạn: Ngày giảng: Bài 25 Phong trào tây sơn Tiết 53 III/ Tây sơn lật đổ chính quyền họ trịnh. I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Trình bày được diễn biến kết quả của việc tiến quân hạ thành Phú Xuân, tiến quân ra Bắc của Nguyễn Huệ để tiêu diệt tập đoàn phong kiến Trịnh. - Nhận biết được việc mưu phản của Nguyễn Hữu Chỉnh và việc 2 lần Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc, thống nhất đất nước. 2. Kỹ năng: - Đọc, phân tích, nhận xét các sự kiện lịch sử. 3. Thái độ: - Thái độ đúng đắn trong học tập, nhận xét các sự kiện lịch sử. II. Đồ dùng: - Giáo viên: Hình 57 trang 123 - Học sinh: Học bài và chuẩn bị bài mới III. Phương pháp: Vấn đáp, quan sát, nhận xét, so sánh IV. Tiến trình dạy học: 1. Khởi động: (7’) *Kiểm tra: CH- Dự vào lược đồ H58, thuật lại chiến thắng Rạch Ngầm- Xoài Mút và ý nghĩa của chiến thắng này? TL- Diễn biến: - 1784 Quân Xiêm chiếm được hầu hết miềm Tây Gia Định. (Tây Nam Bộ) - 1/1785 Nguyễn Huệ chọn Rạch Giá- Xoài Mút. - ý nghĩa: - Là một trong những trận thuỷ chiến lớn nhất trông lịch sử dân tộc. - Đập tan âm mưu xâm Lược Xiêm. - Khẳng định sức mạnh của nghĩa quân và thiên tài quân sự Nguyễn Huệ. * Giới thiệu bài: Sau khi tiêu diệt chính quyền phong kiến nhà Nguyễn ở phía Nam. Nguyễn Huệ quyết định đem quân ra Bắc tiêu diệt vua Lê-Chúa Trịnh, tiến tới thống nhất đất nước như thế nào ? Chúng ta cùng tìm hiểu tiết học hôm nay. 2. Bài mới: (36’) Hoạt động của thày và trò Nội dung kiến thức HĐ 1: Hạ thành phú Xuân- tiến ra Bắc Hà tiêu diệt họ trịnh *Mục tiêu: Trình bày được diễn biến kết quả của việc tiến quân hạ thành Phú Xuân, tiến quân ra Bắc của Nguyễn Huệ để tiêu diệt tập đoàn phong kiến Trịnh. *Thời gian: 18’ *Cách tiến hành: Đọc phần 1 trang 125. theo giõi lược đồ H57 trang 123. * Sau khi tiêu diệt chính quyền phong kiến đàng trong. Còn lại từ Nam sông Ranh => Phú Xuân. Phần đất đàng trong nhưng bị quân Trịnh đóng. Năm 1786 được sự giúp đỡ của Nguyễn Hữu Chỉnh. Nguyễn Huệ cho quân vượt đèo Hải Vân đánh thành Phú Xuân. ? Nguyễn Huệ tiến đánh thành Phú Xuân như thến nào ? (dựa vào sgk trang 125 trả lời) - Kết quả: + Hạ được thành Phú Xuân giải phóng toàn bộ đàng trong. + Nhân cơ hội này Nguyễn Huệ tiến thẳng ra Bắc. ? Vì sao Nguyễn Huệ lại nêu danh nghĩa “Phù Lê diệt Trịnh”. - Nhằm tập hợp nhân dân hưởng ứng. - Nhân dân nhiều người còn tưởng nhớ đến nhà Lê . ? Giữa 1786 Nguyễn Huệ đã đánh ra Thăng Long như thế nào ? Kết quả ? ? Vì sao quân Tây Sơn diệt Trịnh nhanh chóng như vậy. - Nhân dân chán gét Trịnh, ủng hộ Tây Sơn. - Thế lực Tây Sơn đang mạnh. * Sau khi diệt Trịnh - Nguyễn Huệ giao lại đàng ngoài cho vua Lê (Lê Chiêu Thống) Đất nước thống nhất sau 200 năm chia cắt. Quân Trịnh đang đóng ở thành Phú Xuân kiêu căng, sách nhiễu dân chúng. - Tháng 6/1786 Nguyễn Huệ hạ thành Phú Xuân. - Giữa 1786 Nguyễn Huệ đã đánh ra Thăng Long lật đổ chính quyền họ Trịnh. HĐ 2: Nguyễn Hữu Chỉnh mưu phản- Nguyễn Huệ thu phục Bắc Hà *Mục tiêu: Nhận biết được việc mưu phản của Nguyễn Hữu Chỉnh và việc 2 lần Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc, thống nhất đất nước *Thời gian: 18’ *Cách tiến hành: (Đọc mục 2 trang 126 SGK) ? Tình hình Bắc Hà sau khi quân Tây Sơn rút vào Nam ? - Con cháu họ Trịnh nổi Loạn. - Lê Chiêm Thống bạc nhược không dẹp nổi loại mời Nguyễn Chỉnh ra giúp. Nguyễn Huệ đồng ý- Chỉnh ra giúp vua Lê dẹp loạn- sau đó Chỉnh có âm mưu phản Tây Sơn. - Đọc câu thơ (126) ? Em hiểu gì về câu thơ đó ? ? Sau khi rút về Nam. Ba anh em Tât Sơn đã chốt giữ ở các vùng như thến nào ? - Nguyễn Nhạc: TW Hoàng Đế- Quy Nhơn. - Nguyễn Huệ: Phú Xuân- Bắc Bình Vương. - Nguyễn Lữ: Gia Định- Đông Định Vương. ? Trước thái độ ý đồ của Nguyễn Hữu Chỉnh Nguyễn Huệ đã làm gì ? - Nguyễn Huệ cử Vũ Văn Nhậm ra Bắc diệt Chỉnh. ?Diệt Chỉnh xong Vũ Văn Nhậm lại có ý đồ gì? - Nhận kiêu căng có, mưu đồ riêng. ? Trước tình hình đó Nguyễn Huệ đã làm gì ? -1788 Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc lần 2 để tiêu diệt Nhậm. ? Kéo quân ra Bắc lần 2 này vì sao Nguyễn Huệ thu phục được Bắc Hà ? - Được nhân dân và nhiều Sỹ phu nổi tiếng giúp đỡ. - Lực lượng Tây Sơn hùng mạnh. - Chính quyền Trịnh- Lê quá thối nát. ? Việc lật đổ chính quyền Lê - Trịnh có ý nghĩa gì ? - Do ý đồ mưu phản của Nguyễn Hữu Chỉnh và Vũ Văn Nhận. - 1788 Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc lần 2 thu phục Bắc Hà. * ý nghĩa: Tiêu diệt cả chính quyền phong kiến Đàng trong và Đàng ngoài đặt cơ sở cho sự thống nhất đất nước. 3. Tổng kết & HD học bài: (2’) * Tổng kết: - Cho biết vai trò của Nguyễn Huệ trong phong trào Tây Sơn. * HD học bài: - Xác định các mốc thời gian và sự kiện lịch sử trong phong trào Tây Sơn. Tháng 6/1786. 1786. 1788. - Yếu tố nào giúp Tây Sơn lật đổ chính quyền phong kiến Đàng trong Đàng ngoài. Ngày soạn: Ngày giảng: Bài 25 Phong trào tây sơn Tiết 54 IV. Tây sơn đánh tan quân thanh I. Mục tiêu: - Nhận biết được lý do quân Thanh rút khỏi Thăng Long. Việc Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng Đế có ý nghĩa tập hợp được sức mạnh dân tộc, tạo sự đoàn kết thống nhất trong nhân dân. - Nhận biết được nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa. II. Đồ dùng: - Giáo viên: Lược đồ H.57 trang 123, Lược đồ H.59- Diễn biến trận Ngọc Hồi Đống Đa (129) - Học sinh: Học và chuẩn bị bài III. Phương pháp: Vấn đáp, quan sát, thuyết minh, nhận xét IV. Tiến trình dạy học: 1. Khởi động: (5’) *Kiểm tra: CH- Phong trào Tây Sơn từ 1773-1788 đặt được những gì? TL- Diệt Nguyễn- đánh Xiêm, diệt Trịnh, Lê tạo tiền đề thống nhất đất nước. *Giới thiệu bài: Lê Chiiêu thống bỏ chạy lên kinh Bắc (Bắc Ninh) sau đó cầu cứu nhà Thanh => Quân Thanh xâm lược nước ta. Tây Sơn đại phá quân Thanh như thế nào ? Chúng ta cùng tìm hiểu tiết học hôm nay. 2. Bài mới: (38’) Hoạt động của thày và trò Nội dung kiến thức HĐ 1: Quân Thanh xâm lược nước ta *Mục tiêu: Nhận biết được lý do quân Thanh rút khỏi Thăng Long *Thời gian: 13’ *Cách tiến hành: Sau khi Nguyễn Huệ thu phục được Bắc Hà vua Lê Chiêu Thống đã có hành động gì ? - Cầu cứu nhà Thanh Nhà Thanh có bỏ lỡ cơ hội này không? - Lấy cớ đưa quân giúp vua Lê, Càn Long thực hiện âm mưu xâm lược nước ta. (H/S quan sát lược đồ H.57 :1788 Nhà Thanh cử Tôn Sỹ Nghị đem 29 vạn quân xâm lược nước ta theo 4 đường: - Đạo 1:Tôn Sỹ Nghị => Quảng Tây => Lạng Sơn - Đạo 2: Sầm Nghi Đống: Cao Bằng=>Nước ta - Đạo 3: => Tuyên Quang=> Nước ta - Đạo 4: Quảng Ninh=>Hải Dương=>Nước ta Em có nhận xét gì về sự chuẩn bị của quân Thanh cho cuộc xâm lược nước ta? - CHúng chuẩn bị chu đáo: Lực lượng mạnh cả bộ binh, thuỷ binh. - Được bè lũ Lê Chiêu Thống dẫn đường, ủng hộ lương thảo, quân nhu, quân dụng. - Tướng giặc là những tướng giỏi, hiếu chiến, hăm hở “muốn lập công lớn” Em có suy nghĩ gì về bè lũ Lê Chiêu Thống? - Vua: Bán nước hèn nhát - Vì quyền lợi cá nhân mà bán rẻ tổ quốc, gây bao đau khổ cho nhân dân. Trước thế giặc mạnh, quân Tây Sơn hành động NTN ? - Rút khỏi Thăng Long Ngô Văn Sở, Ngô Thừa Nhận báo tin gấp cho Nguyễn Huệ biết - Lập phòng tuyến Tam Điệp- Biện Sơn Vì sao quân ta rút khỏi Thăng Long ? có ý kiến cho rằng quân Tây Sơn rút khỏi Thăng Long là vì hèn nhát. EM có đồng ý với ý kiến đó không ? Vì sao ? - Đây chính là kế hoạch sáng suốt chu đáo để chuẩn bị - Quân Thanh lại đẩy mạnh tấn công ta lui để bảo toàn lực lượng - Làm kiêu lòng địch - Chờ thờ cơ Nhìn vào lược đồ H.57. Vì sao quân Tây Sơn lập phòng tuyến Tam Điệp- Biện Sơn - PHòng tuyến có chiều sâu, liên kết thuỷ bộ vững chắc - Làm nơi hội quân Tây Sơn và từ đây tấn công Thăng Long diệt Thanh. Thái độ của quân Thanh khi vào xâm lược nước ta NTN ? a. Hoàn cảnh: - Lê Chiêu Thống cầu cứu nhà Thanh - 1788 Tôn Sỹ Nghị đem 29 vạn quân, chia làm 4 đạo quân xâm lược nước ta. b. Chuẩn bị của nghĩa quân Tây sơn - Lập phong tuyến Tam Điệp- Biện Sơn HĐ 2: Quang Trung đại phá quân thanh (1789) *Mục tiêu: Việc Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng Đế có ý nghĩa tập hợp được sức mạnh dân tộc, tạo sự đoàn kết thống nhất trong nhân dân. *Đồ dùng: Lược đồ diễn biến trận đánh Ngọc Hồi-Đống Đa. *Thời gian: 15’ *Cách tiến hành: (Đọc SGK trang 128) (Chủ quan, kiêu ngạo, tàn ác) Việc Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế có ý nghĩa gì ? - Tập hợp được lòng dân => Tạo sức mạnh đoàn kết dân tộc. - Khẳng định chủ quyền của dân tộc, cho quân Thanh biết là nước ta có chủ. (Quan sát lược đồ: Mũi tên xanh đường tiến quân của quân ta ra Bắc. từ Phú Xuân => Tam Điệp. Quang Trung hành quân gấp, vừa tuyển thêm lực lượng, vừa động viên quân sỹ. Đến Nghệ An Quang Trung mở cuộc duyệt binh lớn. Vì sao Quang Trung mở cuộc duyệt binh lớn ? - Để lấy khí thế và tình thần cho binh sỹ. (đọc lời tuyên thề của Quang Trung tại Nghệ An . trang 128 đọc phần chú thích (128) Em có suy nghĩ và nhận xét gì về lời tuyên thề của Quang Trung. - Thể hiện tinh thân quan tâm chống giặc bảo vệ độc lập dân tộc, Tam Điệp- là danh giới giữa Ninh Bìnhd và Thanh Hoá, tại đây Quang Trung đã động viên tướng sỹ, khen kế sách của Ngô thì Nhậm. Quang Trung dự định đánh quân Thanh vào thời gian nào ? Vào dịp tến. Vì sao Quang Trung tiêu diệt quân Thanh vào dịp tết Kỷ Dậu ? - Quân Thanh mới chiếm được Thăng Long rễ chủ quan kiêu ngạo. - Tết quân Thanh dễ lơ là => không đề phòng => địch dễ bị bất ngờ. Quang Trung đã chuẩn bị cho cuộc đánh quân Thanh như thế nào ? - Cho quân ăn tết trước tạo khí thế. (Quan sát lược đồ H.59) Cung Tây Long- Nơi tướng soái Tôn Sỹ Nghị tập trung vui chơi yến tiệc, hát xướng) - Đêm 30 tết kỷ dậu. Vượt sông gian khổ diệt địch ở đồn tiêu. - Đêm mùng 3 tết : Bí mật vây đồn Hà Hồi - Đêm mùng 5 tết: Đánh đồn Ngọc Hồi (đây là đồn quan trọng nhất). Khoảng 3 vạn quân tinh nhuệ đóng giữ, đồn luỹ kiên cố, chông sắt, địa lôi vây đặc (Đọc đoạn in ngiêng SGK trang 130) Chiến thắng Ngọc Hồi có ý nghĩa NTN ? - Là vị trí quan trọng nhất của địch ở Nam Thăng Long - Cách đánh bất ngờ làm giặc hoảng loạn, khí thế đấu tranh của quân ta như vũ bão. - Trong khi Quang Trung đánh đồn Ngọc Hồi, thì sáng mùng 5 tết thì đạo quân của đô đốc Long tấn công Khương thượng Đống Đa. ? Tại sao quân Quang Trung tấn công đồn Ngọc Hồi, Khương Thượng vào cùng một thời điểm mùng 5 tết? - Sự chỉ đạo hiệp đồng tác chiến thống nhất - Cùng một thời điểm Tôn Sỹ Nghị bị bối rối không kịp trở tay để điều quân tiếp viện. - Tướng giặc Sầm Nghi Đống tại Đống Đa phải thắt cổ tự tử. - Tôn Sỹ Nghị ở Ngọc Hồi bỏ trốn sang Gia Lâm. - Trưa mùng 5 tết kỷ Dậu vua Quang Trung trong bộ chiến bào xám đen khói thuốc súng cùng đoàn quân chiến thắng tiến vào thăng Long giữa muôn tiếng reo hò chào đón của nhân dân. - Tháng 11.1788 Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng Đế (Quang Trung) - Vua Quang Trung đã tiến quân ra Bắc chia làm 5 đạo quân. - Trong 5 ngày đêm chiến đấu (30 tết- mùng 5 tết) kỷ dậu 1789. Quang Trung đã tiêu diệt sạch 29 vạn quân thanh, bảo vệ độc lập dân tộc. HĐ 3: Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn *Mục tiêu: Nhận biết được nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa. *Thời gian: 10’ *Cách tiến hành: Như vậy suốt 17 năm (1771- 1789) anh em Tây Sơn đã đấu tranh thu được những kết quả to lớn NTN ? - Diệt chính quyền phong kiến Nguyễn- Trịnh- Lê. - Thống nhất đất nước - Đánh tan Xiêm, Thanh bảo vệ đất nước Vì sao Tây Sơn giành được nhiều thắng lợi như vậy ? - Nhân dân ủng hộ - Sự lãnh đạo tài chí của Quang Trung Em có nhận xét gì về người anh hung áo vải Quang Trung? - Chỉ huy tài giỏi - Hành quân thần tốc - chỉ đạo nghệ thuật: Thần tốc, táo bạo, đột xuất bất ngờ, cơ động. Một lần nữa ta lại đập tan cuồng vọng xâm lươc của các đế chế quân chủ phong kiến phương Bắc. a. ý nghĩa: - Lật đổ các tập đoàn phong kiến thống nhất đất nước. - Đánh đuổi ngoại xâm , bảo vệ độc lập dân tộc. b. Nguyên nhân thắng lợi - Được nhân dân ủng hộ - Sự lãnh đạo và chỉ huy tài tình sáng suốt của Nguyễn Huệ. 3. Tổng kết & HD học bài: (2’) * Tổng kết: - Diễn biến chính trận Ngọc Hồi, Đống Đa xuân kỷ Dậu - Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử * HD học bài: - Lập liên biểu về phong trào Tây Sơn từ năm 1771- 1789 ( thời gian, sự kiệnlịch sử) - Chuẩn bị trước bài 26 Quang Trung xây dựng đất nước.
Tài liệu đính kèm: