Giáo án Lịch sử 7 - Bài 25: Phong trào Tây Sơn

I/ Mục tiêu:

 - Kiến thức:

 + Các bước tiến quan trọng của phong trào Tây Sơn nhằm đánh đổ tập đoàn phong kiến phản động, tiêu diệt quân Xiêm từng bước thống nhất đất nước.

 + Tài chỉ huy quân sự của Nguyễn Huệ.

 - Tư tưởng:

- Tự hào về truyền thống đấu tranh anh dũng của dân tộc những chiến công vĩ đại của nghĩa quân Tây Sơn.

 - Kỹ năng:

+ Trình bày diễn biến phong trào Tây Sơn.

+ Trình bày chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút trên lược đồ.

II/ Chuẩn bị:

 1. Tài liệu tham khảo:

 - SGK sử 7 + SGV + các triều đại phong kiến Việt Nam.

 2. Phương pháp giảng dạy:

 - GV sử dụng phương pháp nêu vấn đề, phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp tích hợp, phân tích.

 

doc 4 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 2932Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 7 - Bài 25: Phong trào Tây Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 28
Tiết: 56
 NS: 17/02/2009
 ND: 4/03/2009
BÀI 25: PHONG TRÀO KHỞI NGHĨA TÂY SƠN
II. Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Nguyễn
và đánh tan quân xâm lược Xiêm
I/ Mục tiêu: 
 - Kiến thức:
 + Các bước tiến quan trọng của phong trào Tây Sơn nhằm đánh đổ tập đoàn phong kiến phản động, tiêu diệt quân Xiêm từng bước thống nhất đất nước. 
 + Tài chỉ huy quân sự của Nguyễn Huệ.
 - Tư tưởng:
- Tự hào về truyền thống đấu tranh anh dũng của dân tộc những chiến công vĩ đại của nghĩa quân Tây Sơn.
 - Kỹ năng: 
+ Trình bày diễn biến phong trào Tây Sơn.
+ Trình bày chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút trên lược đồ.
II/ Chuẩn bị:
 1. Tài liệu tham khảo:
	- SGK sử 7 + SGV + cỏc triều đại phong kiến Việt Nam.
 2. Phương phỏp giảng dạy:
	- GV sử dụng phương phỏp nờu vấn đề, phương phỏp thảo luận nhúm, phương phỏp tớch hợp, phõn tớch.
 3. Đồ dựng dạy học:
- Lược đồ Tây Sơn khởi nghĩa chống các thế lực phong kiến và chống quân xâm lược nước ngoài.
- Lược đồ chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút
- Một số tranh ảnh.
III/ Tiến trình dạy - học.
 1. Tổ chức:
	- Kiểm tra sĩ số.
 2. Kiểm tra: 
	- Nêu những nét chính về tình hình Đàng Trong nửa sau thế kỉ XVIII?
- Trình bày trên lược đồ căn cứ địa của nghĩa quân Tây Sơn ?
 3. Bài mới :
* Sau khi đổi vị trớ căn cứ, với những hoạt động giỳp người nghốo thoỏt khỏi sự búc lột tột cựng của bọn quan lại nhà nguyễn. Đõy cũng là cơ sở tạo cho lực lượng của nghĩa quõn ngày càng mạnh và trưởng thành để tiến hành cuộc chiến đấu lật đỏ chế độ phong kiến và đỏnh bại quõn xõm lược Xiờm..
Hoạt động của Thầy và Trũ
Nội dung
-> Học sinh đọc 1 (122)
Giáo viên - học sinh xây dựng bài học
-> Giáo viên chỉ bản đồ thành Quy Nhơn.
-> Giáo viên kể chuyện.
Nguyễn Nhạc giả vờ bị bắt, bị nhốt vào cũi sai nghĩa quân khiêng vào thành nộp cho quân Nguyễn.
Nửa đêm ông phá cũi đánh từ trong ra phối hợp với quân Tây Sơn đánh từ ngoài vào.
Kết quả: Trong 1 đếm hạ thành Quy Nhơn.
* Giáo viên đính liên đại 1773 và địa danh Quy Nhơn trên bản đồ.
Nhận xét cách đánh của Nguyễn Nhạc?
- Thông minh, táo bạo, dũng cảm, bất ngờ à địch bị động.
à Nghĩa quân chiếm thành
à mở rộng địa bàn hoạt động.
* giáo viên chỉ vùng Quảng Ngãi, Bình Thuận
 Biết tin Tây Sơn nổi dậy, chúa Trịnh đã có hành động gì?
Chúa Trịnh đánh Phú Xuân
Họ Nguyễn phải vượt biên vào Gia Định.
à Nghĩa quân Tây Sơn bất lợi vì:
Phía Bắc có quân Trịnh
Phía Nam có quân Nguyễn.
Đứng trước tình thế đó quân Tây Sơn có quyết định như thế nào?
- Nêu quyết định của Tây Sơn
- Giáo viên bình giảng
"Trịnh Sâm mừng rỡ nói: "Họ Nguyễn vốn có thế thù với họ Trịnh; sở dĩ bấy nay Trịnh phải làm thinh chẳng qua cốt đợi thời. Bây giờ cơ hội đến, Trịnh sao chịu bó tay ngồi nhìn để họ Nguyễn ngang nhiên tranh hùng mãi""
- Chúa Trịnh cử Hoàng Ngũ Phúc cầm 3 vạn quân tiến vào Đàng Trong, lấy danh nghĩa giúp chúa Nguyễn đánh đổ quyền thần Trương Phúc Loan và đánh dẹp quân Tây Sơn.
1775 Trương Phúc Loan bị bắt.
Quân Trịnh đánh Phú Xuân.
- 1777 chúa Nguyễn bị giết nhưng Nguyễn ánh vẫn tiếp tục giao tranh với Tây Sơn.
 ị Nguyễn Nhạc tạm hoà hoãn với quân Trịnh à diệt Nguyễn.
Từ 1776-1783 nghĩa quân 4 lần đánh Gia Định.
* Giáo viên đính niên đại 1783 vào Gia Định.
Theo em vì sao cuọc khởi nghĩa lan nhanh và giành thắng lợi?
Tại sao quân Xiêm lại xâm lược nước ta?
Nguyễn ánh sang cầu cứu quân Xiêm
- Giáo viên sử dụng lược đò chỉ đường tiến quân của quân Xiêm kéo vào Gia Định.
+ 2 vạn quân thuỷ đổ bộ lên Rạch Giá 
+ 3 vạn quân bộ xuyên qua Châu Lạp tiến vào Cần Thơ.
Thái độ cuả quân Xiêm như thế nào khi chiếm được Gia Định?
Hung hăng, bạo ngược à nhân dân oán ghét.
Nghĩa quân Tây Sơn có kế hoạch gì?
* Giáo viên chỉ bản đồ địa danh Mĩ Tho (đại bản danh của nghĩa quân)
chọn khúc sông từ Rạch gầm à Xoài Mút làm trận địa quyết chiến.
Tại sao Nguyễn Huệ lại chọn khúc sông này?
Học sinh trả lời theo SGK
Giáo viên nói them về cù lao Thới Sơn, Bốn Thôn, Bà Kiều và 2 bên bờ cây cỏ rậm rau.
* Giáo viên giới thiệu kí hiệu chỉ thuỷ quân, bộ binh Tây Sơn.
Trình bày thế trận của Nguyễn Huệ theo bản đồ Rạch Gầm - Xoài Mút.
* Giáo viên tường thuật (SGK)
- Giáo viên giới thiệu kí hiệu chỉ thuỷ quân, bộ binh Tây Sơn.
- Trình bày thế trận của Nguyễn Huệ theo bản đồ Rạch Gầm - Xoài Mút.
+ Thuỷ quân giấu trong các nhánh sông Rạch Gầm - Xoài Mút và sau các ngách của cù lao.
+ bộ binh mai phục 2 bên bờ và trên cù lao giữa sông.
Giáo viên đính chính niên đại 1785 vào
Giáo viên trình bày kết qủa.
Theo em, chiến thắng Rạch Gầm, Xoài Mút có ý nghĩa như thế nào?
1. Lật đổ chính quyền họ Nguyễn
+ Tháng 9: Tây Sơn hạ thành Quy Nhơn.
- 1774 nghĩa quân kiểm soát từ Quảng Nam đến Bình Thuận (phía nam)
- 1775 Chúa Trịnh cho 3 vạn quân đánh Phú Xuân (Huế) chúa Nguyễn phải chạy vào Gia Định.
- Quân Tây Sơn tạm hoà với quân Trịnh.
- 1776-1783 nghĩa quân Tây Sơn bốn lần đánh Gia Định giết được chúa Nguyễn.
ị Chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong bị lật đổ, 1783.
ị Sức mạnh, lòng căm thù giai cấp phong kiến, tinh thần đoàn kết của nhân dân, với tài trớ của anh em Tây Sơn.
2. Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút.
* Nguyên nhân: Nguyễn ánh sang cầu cứu quân Xiêm
* Diễn biến: (SGK-124)
- Giữa năm 1784 quân Xiêm kéo vào Gia Định.
Chiếm miền Tây Gia định chúng tàn sát nhân dân.
à nhân dân căm phẫn.
- 1 - 1785 àNguyễn Huệ chỉ huy quân Tây Sơn đánh tan quân Xiêm ở Rạch Gầm - Xoài Mút.
- 19.01.1785, Nguyễn Huệ dùng mưu nhử địch vào trận địa mai phục.
- Từ Mỹ Tho và các ngách của các cù lao, các nhánh sông đổ rà dách phía trước mặt và vào hai bên sườn địch. Trong khi đó, phục binh ở hai bên bờ bắn xả vào đoàn thuyền chiến.
* Kết quả: quân Xiêm bị đánh tan.
* ý nghĩa:
- Là trận thuỷ chiến lớn nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của nhân dân ta.
- Đập tan âm mưu xâm lược của phong kiến Xiêm.
- Khẳng định sức mạnh của nghĩa quân và thiên tài quân sự của Nguyễn Huệ.
 4. Củng cố:
	- Cho biết quỏ trỡnh quõn Tõy Sơn tấn cụng lật đổ chớnh quyền họ Nguyễn như thế nào?
	- Trỡnh bày nguyờn nhõn và diễn biến của chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mỳt trờn lược đồ.
 5. Hướng dẫn bài tập về nhà: 
* Xem và chuẩn bị phần III của bài.
 6. Rỳt kinh nghiệm:
...
...
...

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 25. Phong trào Tây Sơn (12).doc