Giáo án Lịch sử 7 - Bài 25: Phong trào Tây Sơn

I. Mục tiêu cần đạt.

1.Kiến thức:

- Quá trình tấn công tiêu diệt chính quyền họ Trịnh của Tây Sơn và những việc làm đặt cơ sở cho việc thống nhất lãnh thổ.

2.Thái độ:

Sức mạnh quật khởi ý chí kiên cường của nhân dân chống lại áp bức, tài năng và nghĩa khí của nghĩa quân Tây Sơn.

3.Kĩ năng: Sử dụng lược đồ kết hợp với tường thuật; nhận xét đánh giá sự kiện LS, nhân vật LS.

II. Chuẩn bị

- Chuẩn bị lược đồ diễn biến cuộc tấn công hạ thành Phú Xuân và tiến quân ra bắc lần 1 của quân Tây Sơn.

- Máy chiếu, hình ảnh trình chiếu.

III. Tiến trình TC các HĐ dạy và học

1 Ổn định lớp.

2.Kiểm tra bài cũ:

(?) Thuật lại diễn biến trận Rạch Gầm – Xoài Mút bằng lược đồ?

Trả lời:

- Năm 1784, 5 vạn quân Xiêm tiến vào nước ta. Chúng chiếm được miền tây Gia Định.

- 1/1785 Nguyễn Huệ chọn Rạch Gầm - Xoài Mút làm trận địa.

- Sáng sớm ngày 19/1/1785, quân ta nhử giặc vào trận địa mai phục, quân ta tấn công mạnh, giặc bất ngờ nhưng không có đường rút , thua tan tác.

 

doc 3 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 6626Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 7 - Bài 25: Phong trào Tây Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 7/3/2012
Tiết 52- Bài 25
PHONG TRÀO TÂY SƠN
 III. TÂY SƠN LẬT ĐỔ CHÍNH QUYỀN HỌ TRỊNH.
I. Mục tiêu cần đạt.
1.Kiến thức:
- Quá trình tấn công tiêu diệt chính quyền họ Trịnh của Tây Sơn và những việc làm đặt cơ sở cho việc thống nhất lãnh thổ.
2.Thái độ: 
Sức mạnh quật khởi ý chí kiên cường của nhân dân chống lại áp bức, tài năng và nghĩa khí của nghĩa quân Tây Sơn.
3.Kĩ năng: Sử dụng lược đồ kết hợp với tường thuật; nhận xét đánh giá sự kiện LS, nhân vật LS.
II. Chuẩn bị
- Chuẩn bị lược đồ diễn biến cuộc tấn công hạ thành Phú Xuân và tiến quân ra bắc lần 1 của quân Tây Sơn.
- Máy chiếu, hình ảnh trình chiếu.
III. Tiến trình TC các HĐ dạy và học
1 Ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ:
(?) Thuật lại diễn biến trận Rạch Gầm – Xoài Mút bằng lược đồ?
Trả lời:
- Năm 1784, 5 vạn quân Xiêm tiến vào nước ta. Chúng chiếm được miền tây Gia Định.
- 1/1785 Nguyễn Huệ chọn Rạch Gầm - Xoài Mút làm trận địa.
- Sáng sớm ngày 19/1/1785, quân ta nhử giặc vào trận địa mai phục, quân ta tấn công mạnh, giặc bất ngờ nhưng không có đường rút , thua tan tác. 
3. Bài mới
GV tóm tắt sơ lược nội dung phần trước. Sau đó, nêu câu hỏi tình huống để HS trả lời: Sau khi đánh tan quân Xiêm do Nguyễn Ánh “rước” về, bước tiếp theo Tây Sơn làm gì ? . Sau đó, GV dẫn dắt HS vào bài mới.
Hoạt động của GV & HS
Nội dung KT cơ bản
GV: Gọi HS đọc SGK
? Tình hình Đàng Trong sau khi quân Xiêm rút về ntn?
- Quân Trịnh đang đóng ở Phú Xuân kiêu căng, sách nhiễu dân chúng 
? Sau khi đánh tan quân Xiêm Nguyễn Huệ đã làm gì?
? Vì sao Nguyễn Huệ “phù Lê diệt Trịnh”?
- Chúa Trịnh lộng quyền lấn át vua Lê -> Nhân dân hưởng ứng.
? Việc làm của nghĩa quân Tây Sơn có ý nghĩa gì?
- Đáp ứng nguyện vọng nhân dân, tạo điều kiện cơ bản cho việc thống nhất đất nước.
? Vì sao quân Tây Sơn tiêu diệt họ Trịnh nhanh chóng như vậy?
- Nhân dân chán ghét nhà Trịnh, ủng hộ Tây Sơn
- Thế lực quân Tây Sơn đang mạnh
GV giảng mở rộng về Nguyễn Hữu Chỉnh: là cận thần nhà Trịnh, phản bội Trương Phúc Loan, theo quân Tây Sơn...
G: Chuyển ý.
GV: Sau khi Nguyễn Huệ vào miền nam 3 anh em canh giữ 3 nơi.
+ Nguyễn Nhạc, trung ương Hoàng Đế - Quy Nhơn.
+ Nguyễn Huệ, Bắc Bình Vương- Phú Xuân.
+ Nguyễn Lữ, Đông Định Vương- Gia Định.
GV: Gọi HS đọc SGK.
GV sử dụng lược đồ thuyết trình về quá trình tiến quân ra bắc của Nguyễn Huệ.
? Tình hình Bắc Hà sau khi quân Tây Sơn rút như thế nào?
- Con cháu họ Trịnh nổi loạn
- Lê Chiêu Thống bạc nhược
? Trước tình hình đó Nguyễn Huệ đã có biện pháp gì?
- Cử Vũ Văn Nhậm ra Bắc diệt Chỉnh
- Năm 1788 ...
? Vì sao Nguyễn Huệ thu được Bắc Hà?
- Được nhân dân, nhiều sĩ phu nổi tiếng giúp đỡ
- Lực lượng TS hùng mạnh
- Chính quyền PK Lê - Trịnh quá thối nát
GV: Nêu sự giúp sức của các sĩ phu: Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Nguyễn Thiếp, .
? Vì sao Nguyễn Huệ thu phục lại Bắc Hà không giao cho vua Lê, em thấy việc làm này đúng hay sai?
H: Thảo luận nhóm.
G: Chính quyền Lê quá mục nát,
 Con cháu Trịnh nổi lên.
 -> Thu phục.
? Việc lật đổ chính quyền Trịnh, Lê có ý nghĩa gì?
III. Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Trịnh.
1. Hạ thành Phú Xuân- tiến quân ra Bắc diệt họ Trịnh.
- 6/1786 Quân Tây Sơn hạ thành Phú Xuân, giải phóng toàn bộ Đàng Trong.
- Giữa năm 1786, với danh nghĩa “Phù Lê diệt Trịnh”, Nguyễn Huệ ra bắc lật đổ chính quyền họ Trịnh, giao quyền cho vua Lê.
2. Nguyễn Hữu Chỉnh mưu phản - Nguyễn Huệ thu phục Bắc Hà.
- Tình hình Bắc Hà rối loạn, vua Lê không cai quản được nên nhờ Nguyễn Hữu Chỉnh dẹp loạn.
- Nguyễn Hữu Chỉnh lộng quyền, ra mặt chống Tây Sơn.
- Vũ Văn Nhậm được cử đi trị tội Chỉnh xong Nhậm lại mưu đồ tạo phản.
- Giữa 1788 Nguyễn Huệ ra Bắc lần 2, diệt Nhậm, thu phục Bắc Hà, thống nhất đất nước.
*Ý nghĩa:
- Tiêu diệt chúa Nguyễn ở Đàng Trong, lật đổ chính quyền Lê - Trịnh ở Đàng Ngoài, đặt cơ sở thống nhất lãnh thổ.
	4. Củng cố:
(?) Quân Tây Sơn đã lật đổ chính quyền PK Nguyễn, Trịnh và Lê ntn? Yếu tố nào giúp quân Tây Sơn lật được các chính quyền đó?
	5. Dặn dò:
	- Làm đáp án trả lời các câu hỏi trong SGK
	- CBB: Đọc trước bài 25 – mục IV- SGK
BỔ SUNG KIẾN THƯC
..

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 25. Phong trào Tây Sơn.doc