Giáo án Lịch sử 7 - Bài 27: Chế độ phong kiến nhà Nguyễn

A. Mục tiêu:

- Kiến thức: Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền mọi quyền hành tập trungvào trong tay vua. Các vua Nguyễn thần phục nhà Thanh và khước từ mọi tiếp xúc với các nước phương Tây. Sự phát triển của các ngành kinh tế ở thời Nguyễn gặp nhiều hạn chế. Đời sống nhân dân khổ cực nguyên nhân bùng nổ khởi nghĩa nông dân.

- Tư tưởng: Chính sách của triều đình không phù hợp với yêu cầu lịch sử nên kinh tế, văn hoá xã hội không có điều kiện phát triển. Truyền thống chống áp bức bóc lột của nhân dân ta dưới thời phong kiến.

- Kỹ năng: Nhận xét các hình trong sách giáo khoa, làm quen với việc sưu tập tranh ảnh liên quan đến thời kì lịch sử; vẽ lược đồ, xác định địa bàn diễn ra các cuộc khởi nghĩa lớn.

 

doc 31 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 3889Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch sử 7 - Bài 27: Chế độ phong kiến nhà Nguyễn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghĩa Lê Khôi
- Lê Khôi: thổ hào ở Cao Bằng
- Địa bàn
d. Khởi nghĩa Cao Bá Quát
- Cao Bá Quát: nhà nho yêu nước, nhà thơ lỗi lạc.
- Khởi nghĩa: 1854-1856
- Dự định khởi nghĩa ở Hà Nội, Bắc Ninh.
- Kế hoạch bị lộ, Cao Bá Quát hy sinh, khởi nghĩa bị dập tắt.
* ý nghĩa:
- Thể hiện tinh thần đấu tranh của các tầng lớp nhân dân chống triều đình Nguyễn.
- Góp phần bảo tồn những giá trị của dân tộc.
*Củng cố - luyện tập
Nguyên nhân dẫn tới đời sống nhân dân khổ cưc ?
Tóm tắt nét chính của 3 cuộc khởi nghĩa lớn (a,b,d)
Điền tiếp vào ô trống thứ 2 cho hợp logíc
Đời sống nhân dân thống khổ à nhân dân nổi dậy đấu tranh
Giải đáp: ô chữ có 6 chữ
Mục tiêu của các cuộc khởi nghĩa ?(Chính quyền phong kiến nhà Nguyễn phản động)
*Hướng dẫn : Nắm nội dung bài theo mục tiêu
Chuẩn bị trước bài 28
Sưu tầm tranh dân gian và các tác phẩm văn học.
Tuần 31 - T61 	Bài 28: 
Sn: / /2007	 Sự phát triển của văn hoá dân tộc 
 cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu TK XIX
i. văn học - nghệ thuật
Mục tiêu: 
- Kiến thức: Sự phát triển cao hơn của nền văn hoá dân tộc với nhiều thể loại phong phú, nhiều tác gia nổi tiếng.
+ Văn nghệ dân gian phát triển, các thành tựu hội hoạ dân gian, kiến trúc.
+ Sự chuyển biến về khoa học, kĩ thuật: Sử học, địa lí, y học, cơ khí đạt những thành tựu đáng kể.
- Tư tưởng: Trân trọng, ngưỡng mộ, tự hào đối với những thành tựu văn hoá, khoa học mà ông cha ta đã sáng tạo ra.
+ Góp phần hình thành ý thức, thái độ, bảo vệ và phát huy những di sản văn hoá.
- Kỹ năng: Miêu tả thành tựu văn hoá; quan sát, phân tích, trình bày suy nghĩ riêng về các tác phẩm nghệ thuật có trong bài học.
Phương tiện dạy học:
- Tranh ảnh, tài liệu liên quan đến các thành tựu văn hoá được nêu trong bài học.
Tiến trình dạy - học.
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra
- Đời sống nhân dân ta dưới triều Nguyễn như thế nào ?
- Tóm tắt những nét chính về 3 cuộc khởi nghĩa ở nửa đầu TK XIX ?
3. Bài mới.
Khởi động: 
Học sinh đọc SGK
Văn học dân gian bao gồm những thể loại nào?
Kể một vài tác phẩm mà em biết ?
(Chàng Lýa, Trạng Quỳnh)
Học sinh dựa vào văn học đã học
Trong thời kì này văn học nước ta có những thể loại nào ?
Nêu tác giả, tác phẩm tiêu biểu ?
Học sinh thảo luận
à Kết luận: Nguyễn Du là nhà thơ kiệt xuất nhất thời kì này.
Truyện Kiều: Nguyễn Du
Nội dung như thế nào ?
Lên án bất công và tội ác trong xã hội phong kiến, ca ngợi cuộc đất tranh chóng áp bức của nhân dân.
* Giáo viên đọc một vài đoạn trong tác phẩm, đọc một số lời nhận định về tác phẩm, tác giả.
(Nguyễn Du là danh nhân văn hoá thế giới)
Hãy nêu tên một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu của thời kì này ?
Học sinh dựa SGK nêu.
DG: Hồ Xuân Hương: tài năng hiếm có, một nhà thơ nôm châm biếm nổi tiếng. Thơ của bà đả kích sâu cay vua quan phong kiến, bênh vực quyền sống của người phụ nữ.
Em hãy trích dẫn vài câu hay trong một đoạn thơ của một trong các tác giả trên ?
Nội dung của các tác phẩm thời kì này là gì ?
Nhận xét nền văn học thời kì TK XVIII - XIX?
Tại sao văn học bác học thời kì này lại phát triển rực rỡ. đạt đến đỉnh cao như vậy ?
- Học sinh thảo luận à trình bày, giáo viên khái quát:
- Đây là thời kì khủng hoảng trầm trọng của chế độ phong kiến.
- Giai đoạn bão táp cách mạng sông động trong lịch sử à văn học phản ánh hiện thực xã hội thời kì này là cơ sở để văn học phát triển .
Em hiểu văn nghệ dân gian gồm những thể loại nào ?
- Sân khấu, chèo, tuồng, quan họ, lí, hát dặm à miền xuôi; hát lượn, hát xoan ở miền núi.
- Quê em có những điệu hát dângian nào ?
- Em hãy kể tên các làn điệu dân ca ở các vùng, miền ở nước ta ?
- Đồng bằng Bắc bộ: hát ả đào, hát ví, trống quân, cò lả, sa mạc.
- Bắc Ninh: Quan họ
- Phú Thọ: Hát xoan
- Hà Nam: Hát Dậm
- Nghệ Tính: Hát giặm
- Miền trung, nam: Ca, hò, lí
- Dân tộc Tày: Hát lượn
- Dân tộc Thái: Múa xoè
- Tây nguyện: Trường ca Tây Nguyên: Hát khan
ị Tóm lại: mỗi dân tộc đều có lời ca, điệu múa của riêng mình góp phần vào kho tàng văn nghệ chung của cộng đồng người Việt Nam.
* Giáo viên giới thiệu tranh dân gian.
 - Quan sát tranh dân gian em có nhận xét gì về đề tài tranh dân gian ?
- Phong phú, đạm đà bản sắc dân tộc.
- Phản ánh mọi mặt sinh hoạt và nguyện vọng của nhân dân.
VD: "chăn trâu thổi sáo" đó là ước mọng, thú vui nói lên sự yêu đời, lạc quan, và ước vọng thanh bình.
Em hãy kể tên các bức tranh Đông Hồ và tranh Hàng trống nổi tiếng mà em biết ?
Gà trống, Cá chép, Đám cưới chuột, Đàn gà, Đánh ghen, Hứng dừa, Bà Trưng, Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo
Học sinh trình bày tranh sưu tầm theo nhóm ?
Giáo viên nhận xét đánh giá chung
Dựa vào SGK hãy nêu những thành tựu kiến trúc nổi bật thời kì này ?
* Giáo viên cho học sinh xem tranh chùa Tây Phương (ở Thạch Xá, Thạch Thất, Hà Tây) do nhân dân làm vào khoảng 1794.
Em có nhận xét gì về nghệ thuật kiến trúc chùa Tây Phương ?
- Kiến trúc đặc sắc, mái uốn cong kiểu cung đình tạo sự tôn vinh cao quý.
* Giáo viên giới thiệu thêm: Chùa Tây Phương có 18 pho tượng La Hán với phong cách khác nhau.
Cho học sinh xem một số bức tranh chụp các tượng gỗ để học sinh miêu tả, giáo viên miêu tả kĩ một bức.
VD: Tượng tuyết Sơn: nét mặt đăm chiêu, suy tưởng, từng vệt xương ngực nổi hầu, bàn tay, bàn chân gầy gò trơ ra từng đốt xương.
ị toàn thân tượng nói lên đây là con người khổ hạnh, đang tập trung tâm trí cho việc tu luyện.
* Học sinh xem ảnh chụp 9 đỉnh đồng ở Huế (Cửu đỉnh)
(trên cửu đỉnh có trạm khắc những phong cảnh thiên nhiên nổi tiếng của nước ta)
Nhận xét nghệ thuật đúc đồng ?
- Giáo viên cho học sinh xem tranh chùa Thiên Mụ đình làng Đình Bảng
Điêu khắc ở thời kì này có già khác so với thời trước ?
Học sinh nhận xét , giáo viên khái quát: tinh sảo, kĩ thuật cao, thể hiện tài năng bậc thầy của những nghệ nhân.
* Qua tìm kiếm em có nhận xét gì về nghệ thuật kiến trúc thời kì này ?
1. Văn học
* Văn học dân gian: Tục ngữ, ca dao, truyện nôm dài, truyện tiếu lâm.
*Văn học bác học:
Tác giả truyện nôm:
- "Truyện Kiều" của Nguyễn Du
- "Bà huyện Thanh Quan" của Đoàn Thị Điểm.
- thơ: Hồ Xuân Hương
- Đặng Trần Côn
- Phan Huy ích
- Cao Bá Quát
- Nguyễn Văn Siêu
Tác phẩm tiêu biểu
Truyện Kiều
Chinh Phụ Ngâm Khúc
Qua đèo ngang
Cung đàn gân khúc
ị Nội dung: phản ánh phong phú, sâu sắc cuộc sống xã hội đương thời và tâm tư tình cảm của nhân dân.
2. Nghệ thuật
Văn nghệ dân gian: phát triển phong phú
- Sân khấu: chèo, tuồng
* Hội hoạ
- Xuất hiện tranh dân gian đậm đà bản sắc dân tộc và truyền thống yêu nước.
Tranh Đông Hồ
* Kiến trúc:
- Chủ yếu là đình, chùa ở các làng do nhân dân xây dựng.
+ Chùa Tây Phương (Hà Tây)
+ Chùa Hương tích (Hà tây)
+ Đình làng Đình Bảng ở Tà Sơn - Bắc Ninh.
+ Lăng tẩm - Huế
+ Khuê Văn Các - Hà Nội.
* Điêu khắc
Phát triển rực rỡ, tinh xảo, kĩ thuật
Nghệ thuật tạc tượng, đúc đồng rất tài hoa.
ị kiến trúc độc đáo.
*Củng cố: 
- Sự phát triển rực rỡ của văn học nôm cuối TK XVIII nửa đầu TK XIX nói lên điều gì về ngôn ngữ và văn học của dân tộc.
- Nghệ thuật TK XVIII - XIX có gì mới so với trước đó.
* Hướng dẫn: 	- Sưu tầm những bài dân ca
- Học theo SGK
- Chuẩn bị phần II bài 28.
Tuần 31 - T62 	Bài 28: 
Sn: / /2007	 Sự phát triển của văn hoá dân tộc... 
ii. GIáo dục, khoa học - kĩ thuật
Mục tiêu: 
- Kiến thức: Nhận thức rõ bước tiến quan trọng các ngành nghiên cứu, biên soạn lịch sử, địa lí, y học phát triển.
- Một số kĩ thuật phương Tây đã được thợ thủ công Việt Nam tiếp thu những hiệu quả ứng dụng chưa nhiều.
- Tư tưởng: Tự hào về di sản và thành tựu khoa học của tiền nhân trong các lĩnh vực sử học, địa lí, y học; tự hào về tài năng sáng tạo của người thợ thủ công nước ta ở cuối thế kỉ XVIII - XIX.
- Kỹ năng: Khái quát giá trị những thành tựu đạt được về khoa học, kĩ thuật nước ta thời kì này.
Phương tiện dạy học:
- Tranh ảnh, tài liệu liên quan đến bài học.
Tiến trình dạy - học.
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra
- Trình bày những nét lớn về văn hoá nước ta cuối thế kỉ XVIII đầu TK XIX ? Sự phát triển của văn học nôm nói lên điều gì về ngôn ngữ, văn hoá của dân tộc ta ?
- Nghệ thuật nước ta cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX đạt được những thành tựu gì ?
3. Bài mới.
Giáo viên nhận xét - vào bài: Cùng với sự phát triển của vănhọc, nghệ thuật. Khoa học - kĩ thuật ở nước ta thời kì này cũng đạt được nhiều thành tựu rực rỡ, đặc biệt sự du nhập của KT tiên tiến phương tây. Với chính sách bảo thủ, đóng kín của CĐPK, các ngành khoa học mới không thể phát triển mạnh được.
II. Về giáo dục, khoa học - kĩ thuật
- Giáo viên trình bày theo SGK.
+ Thời Tây Sơn, Quang Trung quan tâm tới giáo dục thi cử như thế nào ?
+ Đến thời Nguyễn có gì thay đổi so với thời Quang Trung ?
* Học sinh đọc SGK - Giáo viên giới thiệu tiểu sử tác giả.
Em hãy kể tên các tác giả, tác phẩm sử học nổi tiếng nào ?
- Học sinh dựa SGK trả lời.
- Giáo viên cung cấp thêm thông tin về Lê Quý Đôn: (1726-1784)
- Người Huyện Duyên Hà - Thái Bình
- Một người học giỏi nổi tiếng: 6 tuổi biết làm thơ, có trí nhớ kì lạ, ham đọc sách. 17 tuổi giải nguyên ; 26 tuổi - bảng nhãn à nhà bác học lớn nhất thế kỉ XVIII.
+ Cuốn: Phủ hiên tạp lục cuốn sách duy nhất ghi chép kĩ lưỡng tình hình KT - CT, XH ở Đàng Trong thế kỉ XVIII về trước.
Giáo viên giới thiệu Phan Huy Chú (1782-1840) Quốc Oai - Hà Tây.
Là người giỏi, hay chữ à chán cảnh quan trường à về quê dạy học, viết sách
Dựa vào SGK nêu những công trình nghiên cứu tiêu biểu về địa lí học ?
- Học sinh nêu ý cơ bản
* GV giới thiệu ảnh chân dung Lê Hữu Trác
Giới thiệu Lê Hữu Trác: (1720-1791)
- Xuất thân từ gia đình nho học ở Hưng Yên.
- Thông cảm với đời sống nông dân.
- Từ bỏ quan trường à thầy thuốc của nhân dân.
Những cống hiến của ông đối với ngành y học dân tộc ?
- Phát hiện công dụng của 305 vị thuốc nam, 2854 phương thuốc trị bệnh.
- Nghiên cứu sách "Hải thượng y tông tâm tĩnh" (66 quyển) tổng kết và phát huy thành tựu y học cổ truyền, kinh nghiệm cá nhân.
Dựa vào SGK hãy nêu những thành tựu về kĩ thuật ?
Giáo viên giới thiệu thêm:
- TK XVIII Nguyễn Văn Tú học nghề làm đồng hồ và kính thiên lí và truyền cho một số bà con thân thuộc.
- TK XIX nhiều thành tựu khoa học phương Tây dội vào Việt Nam, vua Minh Mạng cho chế tạo máy cưa để xẻ gỗ chạy bằng sức trâu hay sức nước.
- 1839, vua Minh Mạng cho chế tạo thí nghiệm tàu chạy bằng máy hơi nước theo kiểu phương Tây nhưng kĩ thuật này không được phát huy.
(Tư liệu trong SGV - 173)
Những thành tựu KHKT thời kì này phản ánh điều gì ?
Học sinh trao đổi à trình bày.
Giáo viên khái quát: 
- Nhân dân ta biết tiếp thu những thành tựu KHKT của các nước phương Tây chứng tỏ nhân dân ta biết vươn lên, vượt qua tình trạng lạc hậu.
Có ý kiến cho rằng những thành tựu đó chưa được nhà nước khuyến khích em hiểu vì sao như vậy ?
Triều Nguyễn với tư tưởng bảo thủ, lạc hậu đã ngăn cản, không tạo cơ hội đưa nước ta tiến lên. (đóng cửa đối với các nước phương Tây)
1. Giáo dục, thi cử:
 - Quang Trung ra chiếu lập học chấn cảnh lại việc học tập, thi cử mở trường công ở các xã để con em nhân dân có điều kiện đi học.
- Đưa chữ Nôm vào thi cử.
- Thời Nguyễn:
+ Quốc Tử Giám đặt ở Huế.
+ Đối tượng đi học: con em quan lại, thổ hào người hcọ giảo ở địa phương.
+ 1836 Minh Mạng cho lập "Tử dịch quán" dạy tiếng nước ngoài.
2. Sử học, địa lí, y học
* Sử hoc:
- Đại Việt thông sử
- Kiến văn tiểu lục
- Phủ hiên tạp lục .
à của Lê Quý Đôn
- Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú. (là công trình sưu tầm tư liệu công phu, có hệ thống, cung cấp 1 khối lượng kiến thức giá trị về nhiều lĩnh vực KT - CT - VH)
* Địa lí:
- Gia định thành thống trí của Trịnh Hoài Đức.
- Nhất thống dư địa trí của Lê Quang Định.
* Y học:
- Lê Hữu Trác biệt hiệu (Hải Thượng Lãn Ông)
(Ông cho rằng y học nước nhà không thể tách rời kho tàng y học dân gian)
2. Những thành tựu về kĩ thuật
- Kĩ thuật làm đồng hồ, kính thiên văn, tàu thuỷ...
(TK XVIII một số thành tựu KHKT phương Tây ảnh hưởng vào nước ta)
à TK XIX nhiều thành tưu khoa học phương Tây dội vào Việt Nam.
Củng cố: 	- Bài tập trắc nghiệm (SBT - 74)
- Câu hỏi 1-2 SGK/146
Hướng dẫn: 	- Nắm nội dung bài theo mục tiêu
- Làm câu hỏi ôn tập chương V - VI bài 29.
- Làm bài tập: lập bảng thống kê tình hình KT - VH ở các TK: XVI - nửa đầu TK XIX.
STT
Những điểm nổi bật
TK XVI-XVII
TK XVIII
Nửa đầu XIX
1
Nông nghiệp
2
Thủ công nghiệp
3
Thương nghiệp
4
Văn học, nghệ thuật
5
Khoa học, kĩ thuật
BT1: (74) Hãy kể tên các nhà thơ, nhà văn, nhà khoa học ở cuối TK XVIII - nửa đầu TK XIX.
- Văn thơ: (Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Cao Bá Quát, Nguyễn Văn Siêu)
- Sử học: Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú
- Địa lí học: Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Đinh
- Y học: Lê Hữu Trác (Hải Thượng Lãn ông)
Tuần 32 - T63 	 Bài 29: 
Sn: / /2007 	 ôn tập chương v và vi
Mục tiêu: 
- Kiến thức: 
+ Từ thế kỉ XVI - TK XVIII tình hình chính trị có nhiều biến động: nhà nước phong kiến tập quyền thời Lê Sơ suy sụp và nhà Mạc thành lập, các cuộc chiến tranh phong kiến Nam - Bắc Triều; Trịnh - Nguyễn, sự chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài.
+ Phong trào nông dân khởi nghĩa bùng nổ, lan rộng, tiêu biểu là phong trào nông dân Tây Sơn.
+ Mặc dù tình hình kinh tế, văn hoá vẫn có bước phát triển mạnh.
- Tư tưởng:
 +Tinh thần lao động cần cù sáng tạo của nhân dân trong việc phát triển nền kinh tế, văn hoá đất nước.
+ Tự hào về truyền thống đấu tranh anh dũng của dân tộc chống chế độ phong kiến thối nát, chống giặc ngoại xâm bảo vệ độc lập dân tộc.
- Kỹ năng: Hệ thống hoá kiến thức, phân tích, so sánh các sự kiện lịch sử.
Phương tiện dạy học:
- Bảng thống kê các nét cơ bản về kinh tế, văn hoá TK XVI nửa đầu TK XIX.
Tiến trình dạy - học.
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra
- Đánh giá sự phát triển của sử học, địa lý, y học nước ta cuỗi thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX ?
- Những thành tựu KHKT của nước ta thời kì này phản ánh điều gì ?
3. Bài mới.
Vào bài: Trải qua thời kì lịch sử từ TK XVI - nửa TK XIX, biết bao biến cố thăng trầm đã diễn ra về mọi mặt Kinh tế - Chính trị - Xã hội.
Phương pháp: Giáo viên khái quát giúp học sinh ghi nhớ những kiến thức cơ bản là chính thông qua câu hỏi SGK. Giáo viên giúp học sinh trình bày và yêu cầu học sinh nhận xét à giáo viên chốt lại những điểm chính cần ghi nhớ.
Nội dung: Giáo viên giới thiệu nội dung các vấn đề cần ôn (theo SGK)
Câu 1: Biểu hiện sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền ?
- Vua quan ăn chơi xa xỉ.
- Nội bộ vương triều mâu thuẫn
- Quan lại địa phương lợi quyền, ức hiếp nhân dân à mục nát. tha hoá.
- Trong thời gian này có những cuộc chiến tranh phong kiến nào diễn ra ?
- Chiến tranh phong kiến Nam Triều - Bắc Triều.
- Chiến tranh Trịnh - Nguyễn
Cuộc xung đột Nam Triều - Bắc Triều diễn ra vào lúc nào ? Diễn biến, hậu quả.
Do tranh chấp giữa nhà Lê - nhà Mạc.
Sự suy yếu của nhà nước được biểu hiện ở những điểm nào ?
- Sự tranh chấp giữa các phe phái phong kiến diễn ra quyết liệt.
- 1527 Mạc Đăng Quang loại bỏ triều Lê, lập triều mạc.
- 1533 Nguyễn Kim chạy vào Thanh Hoá lấy danh nghĩa "phù Lê diệt Mạc" hai tập đoàn phong kiến đánh nhau suốt 50 năm à đời sống nhân dân cực khổ.
Thời gian diễn ra cuộc xung đột Trinh - Nguyễn ? Diễn biến, hậu quả.
Biểu hiện sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền thời Trịnh - Nguyễn ?
- Sự chia cắt đất nước: Đàng Trong, đàng ngoài
- Chiến tranh liên miên gần 1/2 thế kỉ.
- Đàng ngoài: vua Lê: bù nhìn quyền lực trong tay chúa Trịnh.
Hậu quả của cuộc chiến tranh phong kiến ?
- Gây tổn thất nặng nề cho nhân dân.
- Phá vỡ khối đoàn kết, thống nhất đất nước.
Câu2: Phong trào Tây Sơn có gọi là cuộc chiến tranh phong kiến được không ? Vì Sao ?
Học sinh thảo luận - nêu ý kiến.
Giáo viên khái quát: Phong trào Tây Sơn nằm trong cuộc đấu tranh rộng lớn của nông dân thế kỉ XVIII à không phải là cuộc chiến tranh phong kiến.
Quang Trung đặt nền tảng cho sự nghiệp thống nhất đất nước như thế nào?
- Quang Trung chỉ huy nghĩa quân Tây Sơn:
+ Lật đổ chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong (1777)
+ Lật đổ chính quyền họ Trịnh (1786) vua Lê (1788).
+ Xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước
+ Đánh tan các cuộc xâm lược Xiêm, Thanh...
Sau khi đánh đuổi quân ngoại xâm, Quang Trung đã có cống hiến gì trong công cuộc xây dựng đất nước ? (Bài 25 - SGK)
- Phục hồi kinh tế, xây dựng văn hoá dân tộc.
(Chiếu khuyến nông, chiếu lập học...)
- Củng cố quốc phòng, thi hành chính sách đối ngoại khéo léo.
Câu 3: (Bài 26 - SGK)
- Nguyễn ánh đánh bại vương triều Tây Sơn vào thời gian nào ? (1801-1802)
Nguyễn ánh lập lại chính quyền phong kiến tập quyền ra sao ?
- Đặt quốc hiệu, Kinh Đô
- Vua trực tiếp điều hành mọi công việc.
- Ban hành luật Gia Long (1815)
- Địa phương: Chia nước làm 30 tỉnh, 1 phủ trực thuộc
- Xây dựng quân đội mạnh.
Câu 4: Tình hình kinh tế, văn hoá ở các thế kỉ XVI - XIX có đặc điểm gì ?
Giáo viên chia 4 nhóm học sinh.
2 nhóm làm phần kinh tế (1-2-3)
2 nhóm làm phần văn hoá (4-5)
Giáo viên chuẩn bị 2 bảng phụ theo phụ lục. Đại diện học sinh lên làm vào bảng thống kê.
1. Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền.
- Sự mục nát của triều đình phong kiến, sự tha hoá của tầng lớp thống trị.
- Chiến tranh phong kiến:
+ Nam Triều - Bắc Triều
(Thế kỉ XVI)
+ Thế kỉ XVII chiến tranh Trịnh - Nguyễn
* Hậu quả
2. Quang Trung thống nhất đất nước.
- Lật đổ chính quyền các tập đoàn phong kiến.
- Đuổi quân Xiêm, Thanh
- Phục hồi kinh tế, văn hoá.
3. Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền.
- 1801-1802 đánh bại vương triều Tây Sơn.
- Đặt kinh đô ở Phú Xuân.
- Đặt niên hiệu Gia Long
- Tổ chức quan lại ở triều đình, các địa phương.
4. Tình hình kinh tế, văn hoá.
STT
Thế kỉ XVI-XVII
Thế kỉ XVIII
Nửa đầu thế kỉ XIX
1
Nông nghiệp
- Đàng ngoài: trì trệ bị kìm hám (chúa Trịnh không cho khai hoang, củng cố đê điều)
- Đàng trong: Có bước phát triển (khai hoang lập làng)
- Vua Quang Trung ban hành: chiếu khuyến nông
- Các vua Nguyễn chú ý việc khai hoang, lập ấp, lập đồn điền
2
Thủ công nghiệp
Xuất hiện nhiều làng thủ công
Nghề thủ công được phục hồi dần
- Xuất hiện nhiều xưởng thủ công, làng thủ công.
- Nghề khai thác mỏ được mở rộng.
3
Thương nghiệp
- Xuất hiện nhiều chợ, phố xá, đô thị.
- Buôn bán với nước ngoài mở rộng sau có phần hạn chế.
Giảm thuế
Mở cửa ải
Thông chợ búa.
- Nhiều thành thị, thị tứ mới.
- Hạn chế buôn bán với người phương Tây.
4
Văn học nghệ thuật
- Văn hoá - nghệ thuật dân gian phát triển mạnh
- Chữ quốc ngữ ra đời
- Ban hành chiếu lập học
- Phát triển chữ nôm
- Văn học bác học, văn học dân gian phát triển rực rỡ. (Nguyễn Du...)
- Nghệ thuật sân khấu chèo tuồng, tranh dân gian, công trình kiến thức nổi tiếng.
5
Khoa học kĩ thuật
- Sử học, địa lí,y học đạt nhiều thành tựu.
- Tiếp thu kĩ thuật máy mọc phương Tây.
Bài tập về nhà: Hãy lập bảng thống kê các cuộc khởi nghĩa nông dân từ thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX.
STT - Tên cuộc khởi nghĩa - người lãnh đạo - thời gian - tóm tắt diễn biến - ý nghĩa.
Xem bài 30 - chuẩn bị câu hỏi ôn tập (148)
Tuần 32 - T64 	 Bài 29: 
Sn: / /2007	 Làm bài tập lịch sử 
Mục tiêu: 
Qua giờ bài tập, giúp học sinh củng cố lại kiến thức đã học (phần chương VI)
Luyện làm bài tập về giai đoạn lịch sử.
Làm các bài tập trắc nghiệm.
Phương tiện dạy học:
Bảng thống kê các cuộc nổi dậy của nhân dân chống lại nhà Nguyễn.
Bảng phụ
Tiến trình dạy - học.
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra
 Xen kẽ trong giờ ôn tập.
3. Bài mới.
1) Bài tập 1: Lập bảng thống kê các cuộc nổi dậy của nhân dân chống lại nhà Nguyễn (đầu TK XIX)
Thời gian hoạt động
Người lãnh đạo
Lực lượng tham gia
Kết quả
1821-1827
Phan Bá Vành
Nông dân
Bị đàn áp
1833-1835
Nông Văn Vân
Dân tộc ít người
Bị dập tắt
1833-1835
Lê Văn Khôi
Nông dân
Bị đàn áp
1854-1856
Cao Bá Quát
Nông dân + nho sĩ
Bị dập tắt
2) Bài tập 2
- Giáo viên treo bảng phụ có vẽ lược đồ (Hình 65) câm, những nơi bùng nổ cuộc nổi dậy của nhân dân chống vương triều Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX.
- Yêu cầu hs lên bảng điền theo số thứ tự từ 1 à7 tên các thủ lĩnh của các cuộc nổi dậy và địa danh của các cuộc nổi dậy đó vào lược đồ.
Khởi nghĩa Phan Bá Vành - Nam Định
Khởi nghĩa Nông Văn Vân - Cao Bằng.
Khởi nghĩa Cao Bá Quát - Sơn Tây.
Khởi nghĩa Lê Duy Hưng - Ninh Bình.
Khởi nghĩa Lê Văn Khôi - Gia Định.
Khởi nghĩa nông dân Đá Vách - Quảng Ngãi
Khởi nghĩa nông dân An Giang - An Giang
3) Bài tập 3:
- Đánh dấu (x) vào ô trống có các câu trả lời em cho là đúng về những thành tựu nghệ thuật mới của nước ta cuối thế kỉ XVIII nửa đầu thế kỉ XIX.
Tuồng chèo, dân ca
Tranh dân gian
Văn miếu Hà Nội
Kinh thành Huế
Chùa Tây Phương và tượng 18 vị La Hán.
Củng cố: Giáo viên cho hs làm thêm các bài tập trong SBT.
Hướng dẫn: - Ôn tập kiến thức lịch sử đã học trong chương trình lớp 7.
- Chuẩn bị cho bài tổng kết.
Tuần 33 - T65 	 Bài 30: 
Sn: / /2007	 Tổng kết
Mục tiêu: 
- Kiến thức: 
+ Giúp học sinh củng cố kiến thức đã học về lịch sử thế giới trung đại và lịch sử Việt Nam từ TK X - TK XIX.
+ Về lịch sử thế giới trung đại: Học sinh hiểu biết cơ bản những đặ điểm chính của chế độ phong kiến phương Đông (đặc biệt là Trung Quốc) - phương Tây.
+ Về lịch sử Việt Nam: Học sinh nắm được những nét lớn trong quá trình phát triển lịch sử của dân tộc từ TK X- TK XIX chủ yếu ở mấy điểm sau: 
	- Củng cố những hiểu biết khái quát về những thành tựu mà dân tộc ta đã đạt được trên các lĩnh vực phát triển kinh tế, văn hoá giáo dục, kháng chiến chống ngoại xâm.
	- Nâng cao những hiểu biết bước đầu về sự hình thành phát triển và suy vong của chế độ phong kiến Việt Nam, các cuộc khởi nghĩa lớn tiêu biểu của nhân dân và phong trào Tây Sơn.
- Tư tưởng:
Giáo dục học sinh ý thức trân trọng những thành tựu mà nhân loại đã đạt được trong thời trung đại, niềm tự hào và tự cường dân tộc, lòng yêu nước, yêu quê hương.
- Kỹ năng: 
Học sinh tiếp tục rèn luyện và vận dụng một số kĩ năng:
+ Sử dụng SGK, đọc và phát triển mối liên hệ giữa các bài, các chương đã học cùng 1 chủ đề.
+ Trình bày được các sự kiện đã học, phát triển so sánh một số sự kiện, quá trình lịch sử, bước đầu tự rút ra kết luận về nguyên nhân, kết qủa, ý nghĩa của các sự kiện, quá trình lịch sử đã học. 
Phương tiện dạy học:
Lược đồ đất nước Việt Nam thời Trung đại.
Lược đồ các cuộc khởi nghĩa.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 27. Chế độ phong kiến nhà Nguyễn (7).doc